Bạn đang cố gắng để tránh gặp phải các cơn đau trĩ vẫn cứ lặp đi lặp lại? Bạn đang tìm kiếm giải pháp lâu dài để tránh phẫu thuật trĩ? Bài viết này sẽ giới thiệu 10 cách giúp bạn duy trì lâu dài việc giảm đau trĩ hiệu quả tại nhà.
Mục lục
- 1. Bài tập sàn chậu
- 2. Thư giãn cơ thắt hậu môn
- 3. Chú ý đến hình thái phân của bạn
- 4. Tránh các bài tập thể dục không an toàn
- 5. Tư thế và kỹ thuật đúng khi đi tiêu
- 6. Tập thói quen đi tiêu tốt
- 7. Tránh nâng vật nặng
- 8. Giữ cân nặng hợp lý
- 11. Sử dụng kem thoa trĩ
- 10. Tránh ngồi xổm hoặc ngồi lâu kéo dài
- 11. Không hút thuốc
- 12. Tham khảo Cotripro Gel giúp làm giảm nhanh cơn đau rát trĩ, hỗ trợ co trĩ hiệu quả
1. Bài tập sàn chậu
Cơ sàn chậu mạnh mẽ có thể giúp bạn làm rỗng ruột và tránh được táo bón. Các bài tập sàn chậu cũng có thể giúp thúc đẩy kiểm soát cơ thắt hậu môn của bạn, nếu tập thường xuyên có thể cung cấp một giải pháp giảm đau trĩ nhanh hiệu quả.
Bài tập nâng hậu môn: Ngồi bắt chéo chân, hai tay chống hông, nhíu hậu môn, từ từ đứng lên trong 5 giây rồi thả lỏng người. Thực hiện từ 10-20 lần trong một lần tập.
Bài tập nhón gót, co hậu môn: Đứng thẳng người, hai tay chống hông, hai chân bắt chéo, vừa nhíu hậu môn vừa nhón gót trong 5 giây rồi hạ gót xuống, thả lỏng người. Mỗi lần tập từ 10-20 lần.
Bài tập nằm ngửa, co hậu môn: Nằm ngửa trên sàn, hai tay duỗi dọc thân người, hai chân co lên. Từ từ dùng sức nâng xương chậu lên đồng thời nhíu hậu môn trong 5 giây rồi hạ xuống. Thực hiện từ 10-20 lần trong một lần tập.
2. Thư giãn cơ thắt hậu môn
Khi phân làm căng thành trực tràng, phản xạ trực tràng-cơ vòng làm giãn cơ thắt ngoài hậu môn và cơ thắt trong hậu môn, tạo ra cảm giác muốn đại tiện. Nếu chưa thuận tiện, cơ chế điều khiển tự ý sẽ giúp cơ thắt ngoài hậu môn co lại. Khi thuận tiện, cả hai cơ vòng đều giãn, cơ hoành cùng với các cơ vùng bụng và vùng lưng co lại, làm tăng áp suất trong ổ bụng nhằm tống thoát phân ra ngoài.
Bệnh trĩ có thể xảy ra nếu cơ thắt hậu môn của bạn không thể giãn tốt trong quá trình đi tiêu. Một phần của cơ thắt hậu môn có liên quan đến các cơ sàn chậu. Học cách thư giãn các cơ sàn chậu trong quá trình đi tiêu có thể giúp bạn giảm táo bón và làm cho việc tống thoát phân ra ngoài dễ dàng hơn.
3. Chú ý đến hình thái phân của bạn
Đưa hình thái của phân về tình trạng bình thường là một bước thiết yếu để giảm bớt sự khó chịu từ bệnh trĩ và ngăn ngừa các đợt tái phát. Hai vấn đề về phân có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
a. Phân quá cứng
Nếu phân của bạn quá cứng, vón cục, điều này có thể gây ra táo bón và trĩ. Có nhiều phương pháp giúp làm phân mềm và xốp hơn như: uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả để tăng cường chất xơ, uống thuốc nhuận tràng…
b. Phân quá mềm
Nếu phân của bạn quá mềm, điều này có thể gây ra tiêu chảy làm tăng áp lực trong ống hậu môn của bạn. Hãy đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân điều trị nếu tình trạng này kéo dài trong một thời gian khá lâu.
Khi không táo bón, phân mịn và mềm, tương ứng với Loại 3-4 trên Biểu đồ phân của Bristol. Loại 1 và 2 cho thấy bạn đang bị táo bón. Loại từ 5 đến 7 cho thấy xu hướng tiêu chảy và tiêu chảy cấp tính.
Loại 1: phân tách rời, khô cứng, và khó đại tiện
Loại 2: Phân thành cục và có hình xúc xích
Loại 3: Phân hình xúc xích và có những vết nứt trên bề mặt
Loại 4: Giống như xúc xích và mềm mại
Loại 5: Từng cục nhầy mềm, với các cạnh rõ ràng.
Loại 6: Phân mịn, lợn cợn nhầy.
Loại 7: Phân lỏng hoàn toàn.
4. Tránh các bài tập thể dục không an toàn
Nói chung, tập thể dục thường xuyên sẽ thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số bài tập có thể làm cho bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn.
Các bài tập cần tránh khi có biểu hiện của bệnh trĩ:
- Tư thế ngồi xổm sâu
- Nâng tạ nặng
- Các bài tập nhấc cả hai chân lên khỏi mặt đất đồng thời, ví dụ như chạy hoặc nhảy.
- Các bài tập cơ bụng cường độ cao – tăng áp lực, gây căng cơ sàn chậu, gây khó khăn cho việc thư giãn, ví dụ như một số bài tập Pilates
- Các bài tập Squats xuống sâu – tăng áp lực lên trực tràng gây ra bệnh trĩ.
5. Tư thế và kỹ thuật đúng khi đi tiêu
a. Tư thế ngồi đúng
Ngồi đúng tư thế giúp giảm đau, thúc đẩy quá trình lành thương và giảm căng thẳng kéo dài.
Ngồi hẳn vào ghế toilet (không được đứng khom lưng và chống tay vào đùi)
Không được đứng khom lưng và chống tay vào đùi khi đi đại tiện
Đặt tay lên đùi để nâng đỡ phần thân trên của bạn
Di chuyển hai chân ra xa để hông được rộng hơn
Nghiêng về phía trước để duy trì đường cong phía trong ở lưng dưới của bạn
Nếu bạn không quan với tư thế này, hãy thử thay thế bằng chiếc ghế kê chân lên cao khi đi toilet để giúp việc đi tiêu được tự nhiên và dễ dàng.
b. Kỹ thuật giúp thư giãn các cơ hậu môn
Một số kỹ thuật phát huy tính hiệu quả để thư giãn các cơ hậu môn, giúp giảm đau và căng thẳng với bệnh trĩ. Cách thực hiện như sau: khi bạn cảm thấy có nhu cầu đi đại tiện
Ngồi vào ghế toilet ở tư thế nghiêng người về phía trước giống như được mô tả ở trên
Sử dụng kỹ thuật thở sâu ở vị trí này trong 4-5 nhịp thở để giúp thư giãn các cơ trong và xung quanh hậu môn của bạn
Phình bụng dưới về phía trước để mở cơ thắt hậu môn. Nếu bạn kéo bụng vào trong, cơ thắt hậu môn thắt lại, do đó làm nặng thêm các vấn đề về bệnh trĩ.
6. Tập thói quen đi tiêu tốt
Thói quen đại tiện rất quan trọng để phòng ngừa và kiểm soát bệnh trĩ.
a. Không rặn mạnh khi đi đại tiện
Rặn mạnh làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch trong trực tràng và cũng là nguyên nhân đi cầu ra máu tươi nặng hơn, triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.
Nếu bạn đã ngồi vào ghế toilet và không thể đi được trong vòng vài phút, hãy đứng dậy và tiếp tục hoạt động bình thường của bạn – tránh ngồi lâu và rặn mạnh.
Bạn có thể uống nước ấm và đi bộ xung quanh. Nếu bạn không thể đi đại tiện được, hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được hỗ trợ.
b. Không trì hoãn việc đi tiêu
Cảm nhận cảm giác thôi thúc muốn đi đại tiện của cơ thể và không được bỏ qua nó. Tránh nín nhịn và trì hoãn sự thôi thúc muốn đi tiêu, hãy đi tiêu ngay khi bạn có cảm giác mắc.
c. Thiết lập thói quen đi vệ sinh hằng ngày
Cố gắng thiết lập một thói quen rỗng ruột thường xuyên.
Nếu nhịn đi đại tiện quá nhiều lần sẽ tăng áp lực lên đại tràng, lâu ngày sẽ làm mất cảm giác cũng như độ nhạy cảm của não bộ đối với việc đại tiện. Không những vậy, chất thải tích lâu ngày trong đại tràng sẽ trở nên khô cứng, làm cho việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.
Bạn có thể tập đi tiêu vào giờ nhất định, thường là buổi sáng, sau một đêm ruột nghỉ, khi dậy nhu động ruột tăng lên, có phản xạ. Tuy nhiên, nếu bạn quá bận bịu vào buổi sáng thì có thể chọn đi vào buổi tối.
Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ
7. Tránh nâng vật nặng
Nâng vật nặng sẽ làm tăng áp lực lên cơ sàn chậu bao gồm cả trực tràng. Nếu việc nâng vật nặng được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài có thể làm nặng thêm bệnh trĩ hiện có.
8. Giữ cân nặng hợp lý
Thừa cân là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trĩ. Mỡ ở bụng có thể đè nặng lên cơ sàn chậu của bạn, chậu tăng áp lực ở trực tràng và hậu môn, do đó góp phần gây ra bệnh trĩ.
Kiểm soát trọng lượng cơ thể và giảm mỡ thừa trên cơ thể nếu bạn đang thừa cân là một bước tích cực để kiểm soát bệnh trĩ lâu dài.
11. Sử dụng kem thoa trĩ
Hãy thử một loại kem bôi với phenylephrine để làm hẹp mạch máu và làm giảm chảy máu. Bạn cũng có thể thoa kem để làm dịu cơn đau, kích ứng và ngứa. Tuy nhiên, những kem thoa này sẽ không cầm máu được. Các loại kem làm dịu có thể bao gồm hydrocortison, lô hội, witch hazel và vitamin E.
Nếu bạn sử dụng hydrocortison, hãy bôi nó vào buổi sáng và tối, nhưng không sử dụng nó trong hơn một tuần. Hấp thụ quá nhiều chất này có thể dẫn đến mất cân bằng vùng hậu môn và hormone tuyến yên, hoặc làm cho da ở khu vực này trở nên mỏng hơn.
10. Tránh ngồi xổm hoặc ngồi lâu kéo dài
Ngồi hoặc ngồi xổm kéo dài đều có thể làm tăng áp lực lên hậu môn và góp phần gây ra các vấn đề về bệnh trĩ. Thường xuyên đứng dậy thư giãn, đi bộ…. đặc biệt nếu công việc của bạn liên quan đến việc ngồi lâu.
11. Không hút thuốc
Thuốc lá có chứa chất kích thích lên ruột và do đó có thể làm tăng tần suất đi tiêu. Ngoài ra, tình trạng ho thường xuyên liên quan đến hút thuốc sẽ làm tăng áp lực lên trực tràng và làm suy yếu các cơ sàn chậu đang hỗ trợ và bao quanh hậu môn.
★★ Tin liên quan:
12. Tham khảo Cotripro Gel giúp làm giảm nhanh cơn đau rát trĩ, hỗ trợ co trĩ hiệu quả
Gel bôi Cotripro với thành phần thảo dược tự nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung, tinh nghệ giúp thẩm thấu trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát khó chịu chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả.
- Yomogin (hoạt chất được tìm thấy trong ngải cứu) giúp co mạch từ đó làm giảm chảy máu, giúp săn se búi trĩ
- Ficus glomerata (chiết xuất từ lá sung) làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
- Quercetin (chiết xuất từ Cúc tần) giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm
- Bạn cần kết hợp với các hoạt chất chống viêm, diệt khuẩn khác để giảm sưng đau khi búi trĩ chảy máu, như lá lốt và tinh chất nghệ.
Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.
Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY
Gửi câu hỏi cho chuyên gia