Bệnh trĩ nên kiêng ăn gì, "cấm kị" làm gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Bạn có thể làm giảm tình trạng viêm sưng hậu môn, đau rát, chảy máu do bệnh trĩ gây ra bằng cách kiêng ăn các thực phẩm không có lợi. Hãy cùng cotripro.vn tìm hiểu người bệnh trĩ nên kiêng ăn gì? kiêng làm gì để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhé.

Bị bệnh trĩ nên kiêng ăn gì?

Bệnh trĩ có quan hệ nhân – quả đặc biệt với hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả thì tỉ lệ người bệnh mắc trĩ thấp hơn và việc điều trị cũng nhanh chóng hơn. Tuy nhiên nếu hệ tiêu hóa bị rối loạn, cơ thể bị nóng trong, táo bón sẽ khiến việc đi đại tiện khó khăn, phân bị khô cứng, người bệnh phải rặn mạnh khiến các dấu hiệu đi ngoài ra máu và sa búi trĩ trầm trọng hơn.

Bị bệnh trĩ nên kiêng ăn gì? 1

Vậy nên để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa và táo bón – nguyên nhân gây bệnh trĩ từ bên ngoài thường gặp thì người bệnh trĩ nên kiêng ăn các thực phẩm không có lợi như:

Bệnh trĩ nên kiêng ăn thực phẩm cay nóng

Để hiệu quả điều trị bệnh tốt thì người bệnh trĩ nên kiêng ăn các thực phẩm cay nóng hoặc các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng như: lẩu chua cay; mỳ cay 7 cấp độ; kim chi; gà xào xả ớt; hải sản sốt cay;… các món gia vị chứa nhiều gia vị cay nóng tiêu; tỏi; ớt; hành khô…

Bệnh trĩ nên kiêng ăn thực phẩm cay nóng 1
Bệnh trĩ nên kiêng ăn gia vị cay nóng

Kiêng ăn các loại thực phẩm cay nóng trên giúp người bệnh trĩ ít bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó chịu, cơ thể mát và ít bị nóng trong, táo bón, nhờ đó giúp ngăn chặn không để phát triển lên các cấp độ trĩ nặng hơn.

Bệnh trĩ nên kiêng ăn thực phẩm ít chất xơ

Trong hệ tiêu hóa, chất xơ có khả năng kích thích nhu động ruột, làm cho thức ăn đi qua đường ruột nhanh hơn, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chất xơ cũng là chất không bị làm tan và có khả năng giữ nước tốt giúp ruột già đào thải cặn bã, tạo ra phân mềm, thành khuôn giúp con người dễ dàng đi đại tiện.

Cơ thể thiếu chất xơ là nguyên nhân chính khiến người bệnh bị táo bón. Vậy nên, để phòng ngừa táo bón và hỗ trợ chữa trị bệnh trĩ thì người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm ít chất xơ như: mỳ tôm, bánh mỳ, tinh bôt, ngũ cốc tinh chế…

Thay vào đó người bệnh trĩ có thể tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

Bệnh trĩ nên kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ

Người bệnh trĩ không nên ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán như: thịt rán, thịt áp chảo, thịt quay, đồ ăn xào nhiều dầu mỡ… bởi các loại thực phẩm này dễ làm rối loạn hệ tiêu hóa, gây đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu; khiến cơ thể nóng trong và phát sinh táo bón (hoặc khiến mức độ táo bón hiện tại nặng hơn).

Mặt khác, ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ có thể gây viêm xung huyết tĩnh mạch làm khí huyết kém lưu thông, lượng máu bị lắng đọng trong búi trĩ nhiều hơn => từ đó búi trĩ có nhiều chất dinh dưỡng và phát triển to hơn.

Bệnh trĩ nên kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ 1
Bệnh trĩ nên kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ

Ngoài thực phẩm nhiều dầu mỡ thì người bệnh trĩ cũng cần kiêng tránh các loại đồ ăn nhanh như: xúc xích, thịt nguội… tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa, nóng trong, táo bón.

Bị bệnh trĩ nên kiêng ăn thực phẩm nhiều đạm

Người bệnh trĩ nên kiêng ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đạm như: thịt dê, thịt trâu, thịt thỏ, thịt chó, thịt ngựa… bởi các thức ăn này chứa một lượng đạm lớn, ăn thường xuyên có thể làm người bệnh trĩ bị đầy bụng, khó tiêu; bị táo bón hoặc đi ngoài. Tình trạng này đều là biểu hiện của hệ tiêu hóa rối loạn và có thể khiến các dấu hiệu bệnh trĩ trầm trọng hơn. Cụ thể:

  • Táo bón khiến người bệnh đi đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều khi đại tiện khiến máu chảy nhiều, tình trạng đi đại tiện ra máu tươi và sa búi trĩ sẽ nặng hơn.
  • Tiêu chảy, đi ngoài nhiều thường kèm theo phân lỏng, không thành khuôn và phải đi nhiều lần. Tiêu chảy khiến hậu môn sưng đau rát, khó chịu hơn; nó cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm khuẩn búi trĩ và hậu môn.

Bởi vậy người bệnh cần lưu ý ăn uống các thực phẩm đủ chất và lành mạnh để không gây ảnh hưởng tới hiệu quả chữa trị bệnh trĩ.

Bệnh trĩ nên kiêng ăn thức ăn mặn

Muối có đặc tính là hút nước. Thường xuyên tiêu thụ thức ăn mặn sẽ khiến cho đường ruột bị hút bớt nước. Điều này làm phân trở nên khô cứng và người bệnh trĩ gặp khó khăn khi đị đại tiện, phải rặn nhiều hơn, thời gian đi đại tiện lâu hơn, máu chảy nhiều hơn và bị đau đớn khó chịu hơn.

Không chỉ vậy, các thức ăn mặn còn khiến mạch máu và tế bào cơ thể phải chịu áp lực nhiều hơn; tĩnh mạch trĩ cũng bị tác động khiến cho búi trĩ sưng to và có thể sa búi trĩ nặng hơn nên người bệnh trĩ lưu ý cần kiêng ăn các thực phẩm mặn trong bữa ăn hàng ngày.

Bị bệnh trĩ nên kiêng uống đồ uống rượu, bia

Nếu không muốn bệnh trĩ nặng hơn bắt buộc bạn cần kiêng các loại đồ uống chứa cồn, gas như: các loại rượu, bia; các loại nước ngọt nhân tạo, nước ngọt có gas… bởi các thức uống này làm gia tăng áp lực lên thành ruột, từ đó khiến cơ thể bị nóng trong, mất nước và táo bón; phân trong ruột già bị hút nước trở lên khô cứng làm đi đại tiện khó khăn, bị chảy máu trĩ nhiều hơn khi đi đại tiện.

Nhiều bệnh nhân trĩ cho biết họ bị búi trĩ lòi ra ngoài nhiều hơn, đau rát hậu môn, khó chịu hơn nhiều sau khi kết thúc các cuộc nhậu.

Bị bệnh trĩ nên kiêng uống đồ uống rượu, bia 1
Bị bệnh trĩ nên kiêng uống rượu, bia, đồ uống có cồn

Bệnh trĩ cần kiêng đồ ăn nhiều đường

Đường tinh luyện và các loại bánh kẹo, đồ ngọt nhân tạo cũng là các đồ ăn người bệnh trĩ cần kiêng không nên ăn nhiều để tránh bị ngứa ngáy, khó chịu ở vùng hậu môn; tránh bị đi ngoài phân lỏng, đau rát hậu môn mỗi khi đi đại tiện.

Các đồ ăn có nhiều đường tinh luyện người bệnh trĩ nên tránh như: các loại bánh ngọt; bánh gato; bánh bông lan; hoa quả khô sấy ướp đường; các loại kẹo…

Bệnh trĩ nên kiêng ăn sản phẩm làm từ sữa (trừ sữa chua)

Người bệnh trĩ nên kiêng ăn nhiều các sản phẩm làm từ sữa (ngoại trừ sữa chua) bởi các loại kem, bơ sữa là những thực phẩm không có lợi, có thể khiến người bệnh bị táo bón nặng hơn hoặc đi ngoài, đầy bụng, khó tiêu…

Riêng sữa chua có chứa các loại men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh và phòng ngừa cải thiện chứng táo bón hiệu quả. Nên người bệnh trĩ nên ăn 1 hộp sữa chua/ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt cũng như giảm bớt các biểu hiện của bệnh trĩ.

Bệnh trĩ nên kiêng làm gì?

Ngoài thay đổi chế độ ăn uống kiêng bia, rượu, đồ ăn cay nóng, thức ăn mặn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các loại thịt đỏ, đồ ngọt… người bệnh trĩ cũng nên kiêng làm những điều sau để giúp bệnh trĩ không phát triển nặng.

Bệnh trĩ không nên đi vệ sinh quá lâu

Khi đi đại tiện bạn hãy tập trung đại tiện để tránh không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Bởi ngồi đại tiện quá lâu có thể làm giãn dây chằng trực tràng và dồn máu nhiều vào tĩnh mạch trĩ. Điều này sẽ khiến bệnh trĩ của bạn càng trở nên tồi tệ hơn.

Bệnh trĩ không nên đi vệ sinh quá lâu 1
Người bệnh trĩ nên ngồi tư thế giúp đại tiện dễ dàng hơn

Tư thế ngồi giúp đi đại tiện dễ dàng là tư thế “ngồi xổm”. Bạn có thể dùng một chiếc ghế kê dưới chân để sao cho phần đầu gối tạo một góc khoảng 30 độ so với hậu môn và lưng.

Không mang bất kì vận dụng giải trí nào như điện thoại, sách, báo… khi đi vệ sinh.

Đi đại tiện không rặn quá mạnh

Việc rặn đại tiện quá mạnh sẽ làm tổn thương hậu môn và khiến tình trạng sa búi trĩ nặng nề hơn. Bởi vậy thay vì rặn đại tiện quá mạnh khiến cơ thể bị đau đớn và mất máu thì người bệnh trĩ hãy lựa chọn các phương pháp làm nhuận tràng khác như:

  • Bổ sung ăn nhiều rau củ quả trong thực đơn hàng ngày;
  • Xử lý trước mắt tình trạng táo bón bằng các loại thuốc nhuận tràng, tháo thụt…

Không nhịn đại tiện khi bị trĩ

Có nhiều lý do để bạn nhịn đi đại tiện như đang làm dở việc, sợ đi đại tiện; bị đau đớn do đại tiện táo bón… Thói quen này rất nguy hại vì nó càng khiến bạn quen với việc trì trệ đi đại tiện, càng khiến cho táo bón thêm nặng, tạo áp lực lớn lên hậu môn trực tràng; làm phân trở nên cứng và khô, tồn đọng nhiều trong hậu môn, từ đó khiến bạn càng khó đi cầu hơn, đi ngoài ra máu tươi nhiều hơn.

Vậy nên khi bị trĩ không được nhịn đại tiện. Hãy đi vào nhà vệ sinh bất cứ khi nào bạn có cảm giác muốn đại tiện. Bên cạnh đó, mỗi buổi sáng thức dậy nên uống một cốc nước đầy để cơ thể được tiếp chất khoáng và thôi thúc việc đại tiện vào buổi sáng dễ dàng hơn.

Bệnh trĩ nên kiêng ngồi lâu

Việc ngồi quá lâu sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại lên tới 72,9%. Do đó, nếu đặc thù công việc bạn phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động như nhân viên bán hàng, lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng,… thì nên đứng lên và vận động đi lại sau mỗi 45 – 60 phút. Nếu đang ngồi xổm thì cứ 30 phút nên đứng lên đi lại một lần.

Bệnh trĩ nên kiêng ngồi lâu 1
Người bệnh trĩ không nên ngồi quá lâu

Bị bệnh không nên lười uống nước

Nước là chìa khóa giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Nước như một liều thuốc tự nhiên hóa giải chứng táo bón. Ngoài chức năng cung cấp khoáng, hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động hiệu quả, kích thích sự trao đổi chất, nước còn giúp làm mềm phân, phòng ngừa táo bón.

Bởi vậy người bệnh trĩ cần kiêng bỏ việc LƯỜI UỐNG NƯỚC. Hãy cấp nước đầy đủ cho cơ thể tối thiểu 2 lit/ngày để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và ngăn bệnh trĩ phát triển đến các cấp độ nặng.

Bệnh trĩ kiêng không lao động quá sức

Mang vác vật nặng, lao động quá sức khiến vùng hậu môn bị áp lực mạnh và có thể khiến tình trạng sa búi trĩ nặng hơn.

Đối với người bệnh trĩ cấp độ 3, độ 4, lao quá sức có thể khiến búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn một cách đột ngột – khi mà người bệnh không đi đại tiện. Điều này khiến bệnh nhận bị ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như sức khỏe và tình trạng bệnh. Bởi vậy, hãy lưu ý làm việc nhẹ nhàng khi mắc trĩ bạn nhé.

☛ Xem thêm: 10 Cách giảm sưng đau búi trĩ tại nhà nhanh chóng hiệu quả

Bệnh trĩ không nên lười vận động

Hoạt động thể chất làm tăng hoạt động cơ bắp trong ruột của bạn. Vì vậy hãy cố gắng hòa hợp công việc với việc vận động. luyện tập thể dục các ngày trong tuần. Tập thể dục đặc biệt có thể hữu ích vào buổi sáng để làm cho hệ thống tiêu hóa được kích hoạt, làm dịu căng thẳng và giúp bạn có một suy nghĩ tích cực.

Thể thao vận động nhẹ nhàng giúp vùng hậu môn lưu thông máu, làm giảm sự lắng đọng và tích tụ máu trong các búi trĩ, làm hạn chế sự mất máu, hỗ trợ việc điều trị bệnh trĩ.

Bạn có thể duy trì các môn thể thao có cường độ vừa sức như cầu lông, bóng bàn, tennis… hoặc những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy chậm, yoga, bơi lội, hoặc khiêu vũ…

Bệnh trĩ không nên lười vận động 1
Bệnh trĩ không nên lười vận động

Tuy nhiên, tránh những hoạt động mạnh, không nên chơi các môn thể thao làm gia tăng áp lực cho vùng chậu, áp lực lên các búi tĩnh mạch trĩ như nâng tạ, gập bụng, chạy nước rút.

Bệnh trĩ kiêng ăn uống vội vàng

Nhai thức ăn chậm giúp giảm tải đáng kể sự hoạt động của hệ tiêu hóa đồng thời làm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh hơn. Ăn uống từ tốn không vội vàng cũng là “bí quyết” đơn giản giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa nhiều chứng rối loạn tiêu hóa trong đó có chứng táo bón.

Người mắc bệnh trĩ hãy nhai kỹ, ăn chậm kết hợp bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi và chất xơ để phòng ngừa táo bón hiệu quả nhé.

☛ Xem thêm: 10+ Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả an toàn nhanh chóng

Chế độ ăn uống tốt cho người bệnh trĩ

Dưới đây là một số gợi ý về những thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ. Cùng tham khảo để tự thiết lập một chế độ ăn uống tốt cho người bệnh trĩ nhé.

Chế độ ăn uống với nhiều hàm lượng chất xơ

Chất xơ đặc biệt là các loại rau xanh, các loại củ, hạt ngũ cốc, hoa quả không chỉ giúp bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể mà chúng còn là thứ “vũ khí” lợi hại giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh đồng thời điều trị và ngăn ngừa chứng táo bón – là một trong những yếu tố hàng đầu gây tác động hình thành bệnh trĩ.

Bị trĩ nên ăn các loại thực phẩm nhuận tràng

Bị trĩ nên ăn các loại thực phẩm nhuận tràng 1
Khoai lang – thực phẩm nhuận tràng tốt cho người bệnh trĩ

Các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng cần được ưu tiên nhiều hơn trong thực đơn hàng ngày của người bệnh. Bởi lẽ chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và các chất thải sẽ mềm hơn, giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn. Các chất thải không gây ma sát, áp lực quá lớn lên vùng trĩ và hậu môn giúp làm giảm cảm giác đau đớn khi đi đại tiện và máu chảy ít hơn.

Một số loại thực phẩm nhuận tràng phải kể đến như: khoai lang, khoai tây, rau đay, rau mùng tơi, rau sam, rau lang, hoặc các loại hoa quả như: đu đủ, chuối, lê…

Người bệnh trĩ nên ăn thực phẩm nhiều sắt

Người bệnh trĩ thường bị mất máu nhiều trong quá trình đi đại tiện, vì vậy khi nhắc tới chế độ ăn uống tốt cho người bệnh trĩ thì không thể không kể đến các thực phẩm có chứa sắt. Bổ sung sắt cũng đồng nghĩa với việc người bệnh tăng cường quá trình tạo máu giúp bù lại lượng máu bị mất đi do bệnh trĩ.

Người bệnh trĩ nên ăn thực phẩm nhiều sắt 1
Cá hồi – thực phẩm nhiều sắt tốt cho người bệnh trĩ

Các thực phẩm chứa nhiều sắt người bệnh trĩ nên bổ sung như:

  • Hải sản: Cá ngừ, cá thu, cá hồi, cua biển, tôm…
  • Thịt: Thịt bò, thịt nạc, ức gà, gan gà, trứng gà, …
  • Rau:Rau bina, cải xanh, cải xoăn, bí ngô, củ cải đỏ, bí ngô…
  • Các loại hạt ngũ cốc: Hạt dẻ, hạnh nhân, hạt điều, hạt đậu nành, lạc, mè đen, quả óc chó, quả việt quất…
  • Hoa quả: Chuối, nho, dưa hấu, lựu, táo, lê, quả chà là, thanh long…

☛ Xem thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trĩ

Uống nhiều nước

Mỗi ngày uống tối thiểu 1,5 – 2 lit nước không chỉ là phương pháp làm đẹp da, giúp làn da luôn căng mịn, sáng khỏe của phụ nữ mà đây cũng là cách làm rất hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Cơ thể được cung cấp đủ nước hàng ngày không chỉ giúp các cơ quan hoạt động tốt mà còn làm mềm phân, giúp việc đi đại tiện dễ dàng và làm hạn chế máu chảy.

Ngoài uống nước lọc thường xuyên, người bệnh có thể bổ sung nhiều loại thức uống dạng lỏng khác tốt cho cơ thể như: sữa tươi không đường, các loại nước ép rau, củ, quả, nước ép hoa quả… Đây cũng là một cách giúp người bệnh bổ sung chất xơ bằng đường uống.

☛ Tìm đọc thêm:

CotriPro – Giúp co trĩ và giảm nhanh chảy máu, đau rát búi trĩ

CotriPro là sự kết hợp sức mạnh từ 5 loại thảo dược quý cho người mắc trĩ như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, tinh nghệ, lá sung. CotriPro có 2 dạng sử dụng là viên uống và gel bôi:

  • Gel bôi CotriPro thấm trực tiếp vào búi trĩ, giúp giảm nhanh tình trạng đau rát khó chịu do trĩ gây ra chỉ sau 3-5 ngày, đồng thời làm săn se và co hồi búi trĩ hiệu quả. Do được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên an toàn lành tính, dạng gel bôi tác động tại chỗ nên CotriPro Gel dùng được cho cả cho mẹ bầu vào sau sinh.

CotriPro - Giúp co trĩ và giảm nhanh chảy máu, đau rát búi trĩ 1

  • Viên uống CotriPro bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Tumero Pine giúp tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ, giảm táo bón, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ tái phát bệnh trĩ.
  • Bộ đôi CotriPro kết hợp trong uống ngoài bôi, giúp co búi trĩ và giảm nhanh triệu chứng khó chịu, đau rát do trĩ gây ra.

Đăng ký nhận ngay 1 tuýp CotriPro Gel 10gr trị giá 125.000đ cho đơn hàng đầu tiên

Chỉ trong ngày hôm nay, chúng tôi có ưu đãi đặc biệt dành cho bạn như sau: Tặng 1 tuýp gel bôi CotriPro 10gr trị giá 125.000đ cho 50 khách hàng may mắn, lần đầu tiên đặt mua CotriPro. Để đăng ký nhận ưu đãi, bạn hãy gọi ngay đến tổng đài 1800.6293 (miễn phí gọi đến). Hoặc bạn hãy để lại thông tin vào form dưới đây để được tổng đài gọi lại hướng dẫn hưởng ưu đãi đặc biệt này.

CotriPro - Giúp co trĩ và giảm nhanh chảy máu, đau rát búi trĩ 2

Một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, kiêng không ăn thực phẩm không có lợi; kiêng không làm các thói quen không tốt là phương pháp tự nhiên giúp bạn đẩy lùi và hạn chế những sự phát triển của bệnh trĩ hiệu quả.

||Tham khảo bài viết khác:

 
Cập nhật lúc: 11/12/2023

Bệnh trĩ nên kiêng ăn gì, "cấm kị" làm gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Bạn có thể làm giảm tình trạng viêm sưng hậu môn, đau rát, chảy máu do bệnh trĩ gây ra bằng cách kiêng ăn các thực phẩm không có lợi. Hãy cùng cotripro.vn tìm hiểu người bệnh trĩ nên kiêng ăn gì? kiêng làm gì để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nhé.

Bị bệnh trĩ nên kiêng ăn gì?

Bệnh trĩ có quan hệ nhân – quả đặc biệt với hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả thì tỉ lệ người bệnh mắc trĩ thấp hơn và việc điều trị cũng nhanh chóng hơn. Tuy nhiên nếu hệ tiêu hóa bị rối loạn, cơ thể bị nóng trong, táo bón sẽ khiến việc đi đại tiện khó khăn, phân bị khô cứng, người bệnh phải rặn mạnh khiến các dấu hiệu đi ngoài ra máu và sa búi trĩ trầm trọng hơn.

Bị bệnh trĩ nên kiêng ăn gì? 1

Vậy nên để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa và táo bón – nguyên nhân gây bệnh trĩ từ bên ngoài thường gặp thì người bệnh trĩ nên kiêng ăn các thực phẩm không có lợi như:

Bệnh trĩ nên kiêng ăn thực phẩm cay nóng

Để hiệu quả điều trị bệnh tốt thì người bệnh trĩ nên kiêng ăn các thực phẩm cay nóng hoặc các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng như: lẩu chua cay; mỳ cay 7 cấp độ; kim chi; gà xào xả ớt; hải sản sốt cay;… các món gia vị chứa nhiều gia vị cay nóng tiêu; tỏi; ớt; hành khô…

Bệnh trĩ nên kiêng ăn thực phẩm cay nóng 1
Bệnh trĩ nên kiêng ăn gia vị cay nóng

Kiêng ăn các loại thực phẩm cay nóng trên giúp người bệnh trĩ ít bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó chịu, cơ thể mát và ít bị nóng trong, táo bón, nhờ đó giúp ngăn chặn không để phát triển lên các cấp độ trĩ nặng hơn.

Bệnh trĩ nên kiêng ăn thực phẩm ít chất xơ

Trong hệ tiêu hóa, chất xơ có khả năng kích thích nhu động ruột, làm cho thức ăn đi qua đường ruột nhanh hơn, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chất xơ cũng là chất không bị làm tan và có khả năng giữ nước tốt giúp ruột già đào thải cặn bã, tạo ra phân mềm, thành khuôn giúp con người dễ dàng đi đại tiện.

Cơ thể thiếu chất xơ là nguyên nhân chính khiến người bệnh bị táo bón. Vậy nên, để phòng ngừa táo bón và hỗ trợ chữa trị bệnh trĩ thì người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm ít chất xơ như: mỳ tôm, bánh mỳ, tinh bôt, ngũ cốc tinh chế…

Thay vào đó người bệnh trĩ có thể tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

Bệnh trĩ nên kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ

Người bệnh trĩ không nên ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán như: thịt rán, thịt áp chảo, thịt quay, đồ ăn xào nhiều dầu mỡ… bởi các loại thực phẩm này dễ làm rối loạn hệ tiêu hóa, gây đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu; khiến cơ thể nóng trong và phát sinh táo bón (hoặc khiến mức độ táo bón hiện tại nặng hơn).

Mặt khác, ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ có thể gây viêm xung huyết tĩnh mạch làm khí huyết kém lưu thông, lượng máu bị lắng đọng trong búi trĩ nhiều hơn => từ đó búi trĩ có nhiều chất dinh dưỡng và phát triển to hơn.

Bệnh trĩ nên kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ 1
Bệnh trĩ nên kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ

Ngoài thực phẩm nhiều dầu mỡ thì người bệnh trĩ cũng cần kiêng tránh các loại đồ ăn nhanh như: xúc xích, thịt nguội… tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa, nóng trong, táo bón.

Bị bệnh trĩ nên kiêng ăn thực phẩm nhiều đạm

Người bệnh trĩ nên kiêng ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đạm như: thịt dê, thịt trâu, thịt thỏ, thịt chó, thịt ngựa… bởi các thức ăn này chứa một lượng đạm lớn, ăn thường xuyên có thể làm người bệnh trĩ bị đầy bụng, khó tiêu; bị táo bón hoặc đi ngoài. Tình trạng này đều là biểu hiện của hệ tiêu hóa rối loạn và có thể khiến các dấu hiệu bệnh trĩ trầm trọng hơn. Cụ thể:

  • Táo bón khiến người bệnh đi đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều khi đại tiện khiến máu chảy nhiều, tình trạng đi đại tiện ra máu tươi và sa búi trĩ sẽ nặng hơn.
  • Tiêu chảy, đi ngoài nhiều thường kèm theo phân lỏng, không thành khuôn và phải đi nhiều lần. Tiêu chảy khiến hậu môn sưng đau rát, khó chịu hơn; nó cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm khuẩn búi trĩ và hậu môn.

Bởi vậy người bệnh cần lưu ý ăn uống các thực phẩm đủ chất và lành mạnh để không gây ảnh hưởng tới hiệu quả chữa trị bệnh trĩ.

Bệnh trĩ nên kiêng ăn thức ăn mặn

Muối có đặc tính là hút nước. Thường xuyên tiêu thụ thức ăn mặn sẽ khiến cho đường ruột bị hút bớt nước. Điều này làm phân trở nên khô cứng và người bệnh trĩ gặp khó khăn khi đị đại tiện, phải rặn nhiều hơn, thời gian đi đại tiện lâu hơn, máu chảy nhiều hơn và bị đau đớn khó chịu hơn.

Không chỉ vậy, các thức ăn mặn còn khiến mạch máu và tế bào cơ thể phải chịu áp lực nhiều hơn; tĩnh mạch trĩ cũng bị tác động khiến cho búi trĩ sưng to và có thể sa búi trĩ nặng hơn nên người bệnh trĩ lưu ý cần kiêng ăn các thực phẩm mặn trong bữa ăn hàng ngày.

Bị bệnh trĩ nên kiêng uống đồ uống rượu, bia

Nếu không muốn bệnh trĩ nặng hơn bắt buộc bạn cần kiêng các loại đồ uống chứa cồn, gas như: các loại rượu, bia; các loại nước ngọt nhân tạo, nước ngọt có gas… bởi các thức uống này làm gia tăng áp lực lên thành ruột, từ đó khiến cơ thể bị nóng trong, mất nước và táo bón; phân trong ruột già bị hút nước trở lên khô cứng làm đi đại tiện khó khăn, bị chảy máu trĩ nhiều hơn khi đi đại tiện.

Nhiều bệnh nhân trĩ cho biết họ bị búi trĩ lòi ra ngoài nhiều hơn, đau rát hậu môn, khó chịu hơn nhiều sau khi kết thúc các cuộc nhậu.

Bị bệnh trĩ nên kiêng uống đồ uống rượu, bia 1
Bị bệnh trĩ nên kiêng uống rượu, bia, đồ uống có cồn

Bệnh trĩ cần kiêng đồ ăn nhiều đường

Đường tinh luyện và các loại bánh kẹo, đồ ngọt nhân tạo cũng là các đồ ăn người bệnh trĩ cần kiêng không nên ăn nhiều để tránh bị ngứa ngáy, khó chịu ở vùng hậu môn; tránh bị đi ngoài phân lỏng, đau rát hậu môn mỗi khi đi đại tiện.

Các đồ ăn có nhiều đường tinh luyện người bệnh trĩ nên tránh như: các loại bánh ngọt; bánh gato; bánh bông lan; hoa quả khô sấy ướp đường; các loại kẹo…

Bệnh trĩ nên kiêng ăn sản phẩm làm từ sữa (trừ sữa chua)

Người bệnh trĩ nên kiêng ăn nhiều các sản phẩm làm từ sữa (ngoại trừ sữa chua) bởi các loại kem, bơ sữa là những thực phẩm không có lợi, có thể khiến người bệnh bị táo bón nặng hơn hoặc đi ngoài, đầy bụng, khó tiêu…

Riêng sữa chua có chứa các loại men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh và phòng ngừa cải thiện chứng táo bón hiệu quả. Nên người bệnh trĩ nên ăn 1 hộp sữa chua/ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt cũng như giảm bớt các biểu hiện của bệnh trĩ.

Bệnh trĩ nên kiêng làm gì?

Ngoài thay đổi chế độ ăn uống kiêng bia, rượu, đồ ăn cay nóng, thức ăn mặn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các loại thịt đỏ, đồ ngọt… người bệnh trĩ cũng nên kiêng làm những điều sau để giúp bệnh trĩ không phát triển nặng.

Bệnh trĩ không nên đi vệ sinh quá lâu

Khi đi đại tiện bạn hãy tập trung đại tiện để tránh không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Bởi ngồi đại tiện quá lâu có thể làm giãn dây chằng trực tràng và dồn máu nhiều vào tĩnh mạch trĩ. Điều này sẽ khiến bệnh trĩ của bạn càng trở nên tồi tệ hơn.

Bệnh trĩ không nên đi vệ sinh quá lâu 1
Người bệnh trĩ nên ngồi tư thế giúp đại tiện dễ dàng hơn

Tư thế ngồi giúp đi đại tiện dễ dàng là tư thế “ngồi xổm”. Bạn có thể dùng một chiếc ghế kê dưới chân để sao cho phần đầu gối tạo một góc khoảng 30 độ so với hậu môn và lưng.

Không mang bất kì vận dụng giải trí nào như điện thoại, sách, báo… khi đi vệ sinh.

Đi đại tiện không rặn quá mạnh

Việc rặn đại tiện quá mạnh sẽ làm tổn thương hậu môn và khiến tình trạng sa búi trĩ nặng nề hơn. Bởi vậy thay vì rặn đại tiện quá mạnh khiến cơ thể bị đau đớn và mất máu thì người bệnh trĩ hãy lựa chọn các phương pháp làm nhuận tràng khác như:

  • Bổ sung ăn nhiều rau củ quả trong thực đơn hàng ngày;
  • Xử lý trước mắt tình trạng táo bón bằng các loại thuốc nhuận tràng, tháo thụt…

Không nhịn đại tiện khi bị trĩ

Có nhiều lý do để bạn nhịn đi đại tiện như đang làm dở việc, sợ đi đại tiện; bị đau đớn do đại tiện táo bón… Thói quen này rất nguy hại vì nó càng khiến bạn quen với việc trì trệ đi đại tiện, càng khiến cho táo bón thêm nặng, tạo áp lực lớn lên hậu môn trực tràng; làm phân trở nên cứng và khô, tồn đọng nhiều trong hậu môn, từ đó khiến bạn càng khó đi cầu hơn, đi ngoài ra máu tươi nhiều hơn.

Vậy nên khi bị trĩ không được nhịn đại tiện. Hãy đi vào nhà vệ sinh bất cứ khi nào bạn có cảm giác muốn đại tiện. Bên cạnh đó, mỗi buổi sáng thức dậy nên uống một cốc nước đầy để cơ thể được tiếp chất khoáng và thôi thúc việc đại tiện vào buổi sáng dễ dàng hơn.

Bệnh trĩ nên kiêng ngồi lâu

Việc ngồi quá lâu sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại lên tới 72,9%. Do đó, nếu đặc thù công việc bạn phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động như nhân viên bán hàng, lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng,… thì nên đứng lên và vận động đi lại sau mỗi 45 – 60 phút. Nếu đang ngồi xổm thì cứ 30 phút nên đứng lên đi lại một lần.

Bệnh trĩ nên kiêng ngồi lâu 1
Người bệnh trĩ không nên ngồi quá lâu

Bị bệnh không nên lười uống nước

Nước là chìa khóa giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Nước như một liều thuốc tự nhiên hóa giải chứng táo bón. Ngoài chức năng cung cấp khoáng, hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động hiệu quả, kích thích sự trao đổi chất, nước còn giúp làm mềm phân, phòng ngừa táo bón.

Bởi vậy người bệnh trĩ cần kiêng bỏ việc LƯỜI UỐNG NƯỚC. Hãy cấp nước đầy đủ cho cơ thể tối thiểu 2 lit/ngày để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và ngăn bệnh trĩ phát triển đến các cấp độ nặng.

Bệnh trĩ kiêng không lao động quá sức

Mang vác vật nặng, lao động quá sức khiến vùng hậu môn bị áp lực mạnh và có thể khiến tình trạng sa búi trĩ nặng hơn.

Đối với người bệnh trĩ cấp độ 3, độ 4, lao quá sức có thể khiến búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn một cách đột ngột – khi mà người bệnh không đi đại tiện. Điều này khiến bệnh nhận bị ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như sức khỏe và tình trạng bệnh. Bởi vậy, hãy lưu ý làm việc nhẹ nhàng khi mắc trĩ bạn nhé.

☛ Xem thêm: 10 Cách giảm sưng đau búi trĩ tại nhà nhanh chóng hiệu quả

Bệnh trĩ không nên lười vận động

Hoạt động thể chất làm tăng hoạt động cơ bắp trong ruột của bạn. Vì vậy hãy cố gắng hòa hợp công việc với việc vận động. luyện tập thể dục các ngày trong tuần. Tập thể dục đặc biệt có thể hữu ích vào buổi sáng để làm cho hệ thống tiêu hóa được kích hoạt, làm dịu căng thẳng và giúp bạn có một suy nghĩ tích cực.

Thể thao vận động nhẹ nhàng giúp vùng hậu môn lưu thông máu, làm giảm sự lắng đọng và tích tụ máu trong các búi trĩ, làm hạn chế sự mất máu, hỗ trợ việc điều trị bệnh trĩ.

Bạn có thể duy trì các môn thể thao có cường độ vừa sức như cầu lông, bóng bàn, tennis… hoặc những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy chậm, yoga, bơi lội, hoặc khiêu vũ…

Bệnh trĩ không nên lười vận động 1
Bệnh trĩ không nên lười vận động

Tuy nhiên, tránh những hoạt động mạnh, không nên chơi các môn thể thao làm gia tăng áp lực cho vùng chậu, áp lực lên các búi tĩnh mạch trĩ như nâng tạ, gập bụng, chạy nước rút.

Bệnh trĩ kiêng ăn uống vội vàng

Nhai thức ăn chậm giúp giảm tải đáng kể sự hoạt động của hệ tiêu hóa đồng thời làm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh hơn. Ăn uống từ tốn không vội vàng cũng là “bí quyết” đơn giản giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa nhiều chứng rối loạn tiêu hóa trong đó có chứng táo bón.

Người mắc bệnh trĩ hãy nhai kỹ, ăn chậm kết hợp bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi và chất xơ để phòng ngừa táo bón hiệu quả nhé.

☛ Xem thêm: 10+ Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả an toàn nhanh chóng

Chế độ ăn uống tốt cho người bệnh trĩ

Dưới đây là một số gợi ý về những thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ. Cùng tham khảo để tự thiết lập một chế độ ăn uống tốt cho người bệnh trĩ nhé.

Chế độ ăn uống với nhiều hàm lượng chất xơ

Chất xơ đặc biệt là các loại rau xanh, các loại củ, hạt ngũ cốc, hoa quả không chỉ giúp bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể mà chúng còn là thứ “vũ khí” lợi hại giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh đồng thời điều trị và ngăn ngừa chứng táo bón – là một trong những yếu tố hàng đầu gây tác động hình thành bệnh trĩ.

Bị trĩ nên ăn các loại thực phẩm nhuận tràng

Bị trĩ nên ăn các loại thực phẩm nhuận tràng 1
Khoai lang – thực phẩm nhuận tràng tốt cho người bệnh trĩ

Các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng cần được ưu tiên nhiều hơn trong thực đơn hàng ngày của người bệnh. Bởi lẽ chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và các chất thải sẽ mềm hơn, giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn. Các chất thải không gây ma sát, áp lực quá lớn lên vùng trĩ và hậu môn giúp làm giảm cảm giác đau đớn khi đi đại tiện và máu chảy ít hơn.

Một số loại thực phẩm nhuận tràng phải kể đến như: khoai lang, khoai tây, rau đay, rau mùng tơi, rau sam, rau lang, hoặc các loại hoa quả như: đu đủ, chuối, lê…

Người bệnh trĩ nên ăn thực phẩm nhiều sắt

Người bệnh trĩ thường bị mất máu nhiều trong quá trình đi đại tiện, vì vậy khi nhắc tới chế độ ăn uống tốt cho người bệnh trĩ thì không thể không kể đến các thực phẩm có chứa sắt. Bổ sung sắt cũng đồng nghĩa với việc người bệnh tăng cường quá trình tạo máu giúp bù lại lượng máu bị mất đi do bệnh trĩ.

Người bệnh trĩ nên ăn thực phẩm nhiều sắt 1
Cá hồi – thực phẩm nhiều sắt tốt cho người bệnh trĩ

Các thực phẩm chứa nhiều sắt người bệnh trĩ nên bổ sung như:

  • Hải sản: Cá ngừ, cá thu, cá hồi, cua biển, tôm…
  • Thịt: Thịt bò, thịt nạc, ức gà, gan gà, trứng gà, …
  • Rau:Rau bina, cải xanh, cải xoăn, bí ngô, củ cải đỏ, bí ngô…
  • Các loại hạt ngũ cốc: Hạt dẻ, hạnh nhân, hạt điều, hạt đậu nành, lạc, mè đen, quả óc chó, quả việt quất…
  • Hoa quả: Chuối, nho, dưa hấu, lựu, táo, lê, quả chà là, thanh long…

☛ Xem thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trĩ

Uống nhiều nước

Mỗi ngày uống tối thiểu 1,5 – 2 lit nước không chỉ là phương pháp làm đẹp da, giúp làn da luôn căng mịn, sáng khỏe của phụ nữ mà đây cũng là cách làm rất hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Cơ thể được cung cấp đủ nước hàng ngày không chỉ giúp các cơ quan hoạt động tốt mà còn làm mềm phân, giúp việc đi đại tiện dễ dàng và làm hạn chế máu chảy.

Ngoài uống nước lọc thường xuyên, người bệnh có thể bổ sung nhiều loại thức uống dạng lỏng khác tốt cho cơ thể như: sữa tươi không đường, các loại nước ép rau, củ, quả, nước ép hoa quả… Đây cũng là một cách giúp người bệnh bổ sung chất xơ bằng đường uống.

☛ Tìm đọc thêm:

CotriPro – Giúp co trĩ và giảm nhanh chảy máu, đau rát búi trĩ

CotriPro là sự kết hợp sức mạnh từ 5 loại thảo dược quý cho người mắc trĩ như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, tinh nghệ, lá sung. CotriPro có 2 dạng sử dụng là viên uống và gel bôi:

  • Gel bôi CotriPro thấm trực tiếp vào búi trĩ, giúp giảm nhanh tình trạng đau rát khó chịu do trĩ gây ra chỉ sau 3-5 ngày, đồng thời làm săn se và co hồi búi trĩ hiệu quả. Do được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên an toàn lành tính, dạng gel bôi tác động tại chỗ nên CotriPro Gel dùng được cho cả cho mẹ bầu vào sau sinh.

CotriPro - Giúp co trĩ và giảm nhanh chảy máu, đau rát búi trĩ 1

  • Viên uống CotriPro bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Tumero Pine giúp tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ, giảm táo bón, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ tái phát bệnh trĩ.
  • Bộ đôi CotriPro kết hợp trong uống ngoài bôi, giúp co búi trĩ và giảm nhanh triệu chứng khó chịu, đau rát do trĩ gây ra.

Đăng ký nhận ngay 1 tuýp CotriPro Gel 10gr trị giá 125.000đ cho đơn hàng đầu tiên

Chỉ trong ngày hôm nay, chúng tôi có ưu đãi đặc biệt dành cho bạn như sau: Tặng 1 tuýp gel bôi CotriPro 10gr trị giá 125.000đ cho 50 khách hàng may mắn, lần đầu tiên đặt mua CotriPro. Để đăng ký nhận ưu đãi, bạn hãy gọi ngay đến tổng đài 1800.6293 (miễn phí gọi đến). Hoặc bạn hãy để lại thông tin vào form dưới đây để được tổng đài gọi lại hướng dẫn hưởng ưu đãi đặc biệt này.

CotriPro - Giúp co trĩ và giảm nhanh chảy máu, đau rát búi trĩ 2

Một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, kiêng không ăn thực phẩm không có lợi; kiêng không làm các thói quen không tốt là phương pháp tự nhiên giúp bạn đẩy lùi và hạn chế những sự phát triển của bệnh trĩ hiệu quả.

||Tham khảo bài viết khác:

 
Cập nhật lúc: 11/12/2023

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...