Bệnh Trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị, nguy hiểm không?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Trĩ ngoại là bệnh xuất hiện ở ngoài hậu môn, có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường qua các dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên, do chủ quan với sức khỏe mà nhiều người không biết hoặc coi thường bệnh lý này. Khi để trĩ nặng sẽ gây đau đớn khổ sở cho người bệnh mà việc điều trị cũng phức tạp hơn ở giai đoạn sớm rất nhiều.

I. Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là một bệnh lý phổ biến ở vùng hậu môn – trực tràng, gây ra bởi sự giãn nở và sa búi trĩ nằm dưới đường lược. Búi trĩ ngoại có thể dễ dàng nhìn thấy, sờ thấy và thường gây ra tình trạng đau rát, khó chịu hơn trĩ nội do vùng tổn thương tiếp xúc, cọ xát trực tiếp với các tác nhân bên ngoài như trang phục, ghế ngồi.

Trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại

II. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên có một số yếu tố được coi là nguy cơ tác động làm phát sinh bệnh trĩ như:

  • – Do giãn nở đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài quá mức: Đây được xem là tác nhân chính từ bên trong làm hình thành các búi trĩ ngoại bên dưới đường lược tại ống trực tràng – hậu môn.
  • – Do ngồi quá nhiều: Khi bạn phải ngồi quá lâu trong thời gian dài sẽ gây áp lực đến vùng chậu làm đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài giãn nở nhiều hơn, từ đó tác động làm phát sinh trĩ ngoại.
Nguyên nhân trĩ ngoại
Ngồi nhiều liên tục là một nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
  • – Bị rối loạn nhu động ruột: Những người bị rối loạn nhu động ruột với các bệnh như: táo bón, lị,… mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều… làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn, từ đó cũng làm tăng nguy cơ mắc trĩ ngoại.
  • – Không ăn đủ rau xanh và chất xơ khiến cơ thể bị nóng trong, dễ gây táo bón, khó đi đại tiện, lâu dần làm rối loạn nhu động ruột và tác động hình thành trĩ.
  • – Do thói quen uống ít nước lọc.
  • – Hội chứng ruột kích thích: Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường có nhiều cơn đau quặn bụng và mót đại tiện mỗi ngày dẫn đến phải đi đại tiện và rặn nhiều, làm tăng áp lực lên gây tăng nguy cơ bệnh trĩ ngoại.
  • – Phụ nữ có thai các tháng cuối gây chèn ép đến vùng chậu, dòng lưu thông máu trong lòng mạch trĩ khó lưu thông khiến chúng có xu hướng giãn nở và tạo thành búi trĩ ngoại.

>>>||Bạn có biết: Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào? Độ tuổi nào dễ mắc trĩ

III. Triệu chứng bệnh trĩ ngoại

Các triệu chứng của trĩ ngoại thường khác nhau do mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số triệu chứng của trĩ ngoại có thể:

triệu chứng trĩ ngoại
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu điển hình của trĩ ngoại

3.1 Dấu hiệu của trĩ ngoại nhẹ (trĩ ngoại độ 1, 2)

  • Đi ngoài ra máu đỏ tươi
  • Có cảm giác mót rặn, tức ở hậu môn
  • Đau rát hậu môn xuất hiện nhiều trong và sau khi đi ngoài, hoặc đau âm ỉ cả ngày (đặc biệt là khi ngồi).
  • Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn.
  • Ngứa xung quanh hậu môn, khu vực trực tràng.

3.2 Dấu hiệu trĩ ngoại nặng (trĩ ngoại độ 3, 4)

  • Hậu môn xuất hiện các mô nhìn như thịt thừa
  • Búi trĩ màu đỏ
  • Hậu môn luôn nóng rát
  • Búi trĩ phình to, thường có màu xanh tím.
  • Búi trĩ huyết khối gây đau đớn, dễ vỡ khi cọ xát.

IV. Các cấp độ của bệnh trĩ ngoại

Theo các chuyên gia Y tế cùng đội ngũ tư vấn của cotripro.vn, các cấp độ bệnh trĩ ngoại được phân chia dựa trên kích thước búi trĩ ngoại và tần suất xuất hiện các triệu chứng trĩ ngoại. Cụ thể, trĩ độ 1, 2 là cấp độ trĩ ngoại nhẹ. Trĩ độ 3, 4 là cấp độ nặng của bệnh trĩ ngoại.

Trĩ ngoại được chia làm 4 cấp độ
Trĩ ngoại được chia làm 4 cấp độ
  • Trĩ ngoại độ 1: Búi trĩ ngoại xuất hiện ở rìa hậu môn với kích thước nhỏ (thường chỉ bằng hạt đậu); các triệu chứng trĩ ngoại không xuất hiện thường xuyên.
  • Trĩ ngoại độ 2: Búi trĩ ngoại phát triển to dần và nhìn rõ được bằng mắt thường, hậu môn tiết dịch ẩm ướt và ngứa rát; máu chảy thường xuyên khi đi đại tiện.
  • Trĩ ngoại độ 3: Búi trĩ ngoại phát triển nhanh với kích thước lớn, các triệu chứng trĩ ngoại xuất hiện với tần suất dày hơn khiến người bệnh vô cùng đau đớn, khó chịu và mệt mỏi.
  • Trĩ ngoại độ 4: Kích thước búi trĩ ngoại đạt cực đại, người bệnh luôn cảm thấy đau rát, căng tức ở hậu môn, máu chảy nhiều và có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm khuẩn trĩ, tắc mạch trĩ, vỡ búi trĩ,…

V. Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Khi bị trĩ ngoại thì bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý của bệnh nhân. Sau đây là một số tác hại, biến chứng của bệnh trĩ ngoại:

  • Sa búi trĩ: khi bệnh tiến triển nặng thì các búi trĩ sẽ lớn dần và làm nghẹt lỗ hậu môn, chèn ép và cản trở máu lưu thông gây tình trạng đau đớn, ngứa rát dẫn tới hoại tử búi trĩ.

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không

  • Thiếu máu: khi bị trĩ ngoại, bệnh nhân sẽ thường xuyên đi vệ sinh ra máu. Về lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, gây ra tình trạng suy nhược cơ thể.
  • Trĩ sa nghẹt: khi búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, sưng to thì người bệnh rất sợ đẩy vào trong vì đau. Tình trạng này có thể gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến biến chứng hoại tử búi trĩ.
  • Tắc mạch: Khi tình trạng tắc nghẽn mạch máu xảy ra sẽ rất dễ hình thành cục máu đông bên trong búi trĩ. Biến chứng này không chỉ gây đau đớn mà còn có thể dẫn tới hoại tử.
  • Hình thành các bệnh khác: áp xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,… là các bệnh do việc trĩ gây ra. Các bệnh này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn.
  • Hoại tử: bị trĩ nên máu không được lưu thông và không cung cấp được chất dinh dưỡng nên rất dễ nhiễm trùng, hoại tử.
  • Rối loạn hậu môn: búi trĩ ngoại lòi ra ngoài chèn ép hậu môn một thời gian sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng cơ vòng. Từ đó làm mất khả năng co thắt và không thể tự chủ mỗi lần đi vệ sinh.
  • Đe dọa tính mạng: búi trĩ to lên đồng nghĩa với việc niêm mạc tĩnh mạch sẽ mỏng dần, rất dễ bị thủng tĩnh mạch khi đó sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người bệnh.
  • Rối loạn thần kinh: người bệnh thường có tâm lý căng thẳng gây ra đau đầu, suy giảm trí nhớ,…
  • Đảo lộn cuộc sống: trĩ ngoại sẽ làm cho bệnh nhân khó chịu, đau, ngứa rát hậu môn, đứng ngồi không yên, cuộc sống đảo lộn dẫn đến công việc – học tập sa sút,…

>>||Bạn có biết: Bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Cách làm co búi trĩ nhanh

VI. Cách điều trị bệnh trĩ ngoại

Điều trị bệnh trĩ ngoại phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

  • Điều trị nội khoa: Điều trị nội khoa thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình. Các phương pháp điều trị nội khoa bao gồm:

    • Thuốc bôi, thuốc uống: Thuốc bôi, thuốc uống có tác dụng giảm đau, sưng, ngứa,…
    • Thuốc đặt hậu môn: Thuốc đặt hậu môn có tác dụng làm co búi trĩ.
Thuốc bôi trĩ ngoại
Cotripro Gel – kem bôi trĩ ngoại hiệu quả
  • Điều trị ngoại khoa: Điều trị ngoại khoa thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh nặng hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa. Các phương pháp điều trị ngoại khoa bao gồm:

    • Phẫu thuật cắt trĩ: Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp phổ biến nhất để điều trị bệnh trĩ ngoại.
    • Phẫu thuật khâu búi trĩ: Phẫu thuật khâu búi trĩ là phương pháp ít xâm lấn hơn phẫu thuật cắt trĩ.
    • Phẫu thuật Longo: Phẫu thuật Longo là phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại bằng cách tạo một đường cắt trên niêm mạc hậu môn, sau đó đẩy búi trĩ vào bên trong.

VII. Phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ ngoại

Đối phó với bệnh trĩ ngoại thì không có phương pháp phòng tránh riêng nào cả, nhưng có thể áp dụng các phương pháp sau đây nhằm phòng ngừa có bệnh trĩ nói chung.

  • Chế độ ăn rau xanh, chất xơ
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Tránh ngồi bồn cầu lâu, tránh rặn khi đi đại tiện
  • Tránh ăn đồ ăn cay, nóng
  • Tránh uống rượu, bia
  • Tránh ngồi quá lâu, nên đứng dậy đi lại sau 30 phút ngồi liên tục.
  • Tránh tập luyện, vận động quá nặng gây áp lực lên vùng hậu môn, trực tràng.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút ngỗi ngày để kích thích nhu động ruột.
  • Không nên mặc quần chật, bó sát người gây cọ xát vùng hậu môn.
  • Tránh để tiêu chảy, táo bón kéo dài.
  • Phụ nữ có thai cần chú ý nhiều hơn trong ăn uống – sinh hoạt.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, cần đến bệnh viên ngay khi gặp các vấn đề liên quan đến vùng hậu môn.
  • Ngồi gối khoét lỗ khi làm việc lâu, lái xe đường dài.
  • Bổ sung thực phẩm giàu collagen – cá hồi, cá ngừ, rong biển.

||Xem thêm: 10+ Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả an toàn nhanh chóng

VIII. Cotripro – Hỗ trợ điều trĩ hiệu quả

Tùy thuộc vào các cấp độ bệnh trĩ ngoại khác nhau mà bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành điều trị nội khoa giúp đẩy lùi trĩ và bảo tồn các cơ quan (trường hợp trĩ ngoại nhẹ) hoặc đưa chỉ định phẫu thuật cắt trĩ (với trĩ ngoại cấp độ nặng).

– Hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ ngoại với gel bôi Cotripro

Gel bôi Cotripro có thành phần từ các dược liệu thiên nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung, nghệ tự nhiên có tác động trực tiếp vào búi trĩ, giúp bệnh nhân trĩ ngoại phục hồi tổn thương, làm giảm chảy máu, săn se và làm mát hậu môn, có thể hỗ trợ làm co trĩ hiệu quả. Nhờ tác dụng tại chỗ và hiệu quả nhanh, an toàn, nên Cotripro Gel có thể dùng được cho cả phụ nữ có thai và cho con bú.

bệnh trĩ ngoại
CotriPro Gel – Giải pháp thiên nhiên giúp cải thiện triệu chứng bệnh trĩ

Bệnh nhân thường cảm thấy hết đau đớn, nóng rát, sưng viêm ở vùng hậu môn sau 3-5 ngày sử dụng; nkhi dùng đủ liệu trình từ từ 1 – 3 tháng (tùy mức độ trĩ ngoại) sẽ thấy bệnh được cải thiện hiệu quả, các búi trĩ ngoại dần thu nhỏ lại.

Cotripro Gel là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam chứa thành phần dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, rát, đi ngoài ra máu, giúp làm mềm và dịu mát chỉ sau 3-5 ngày. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khi dùng đủ liệu trình (3-5 tuýp tùy trường hợp nặng nhẹ)…

IX. Các câu hỏi thường gặp khi mắc trĩ ngoại

9.1 Bệnh trĩ ngoại có lây không?

Bệnh trĩ ngoại chủ yếu gây ra bởi sự giãn nở đám rối tĩnh mạch trĩ trong cùng thói quen sinh hoạt, ăn uống chưa hợp lý. Căn bệnh này không liên quan tới vi khuẩn hay virus nào nên KHÔNG LÂY NHIỄM cho người khác.

9.2 Trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Trĩ ngoại là căn bệnh lành tính và có thể chữa trị dễ dàng khi bệnh trĩ giai đoạn nhẹ. Nhưng nếu để bệnh kéo dài, trĩ ngoại có thể gây biến chứng hoại tử búi trĩ, nhiễm trùng lan rộng tới các vùng hậu môn, thậm chí là nhiễm trùng máu gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân.

9.3 Trĩ ngoại có tự khỏi không?

Trĩ ngoại không thể tự khỏi và chúng có xu hướng phát triển nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Bởi vậy, để trĩ ngoại nhanh khỏi, việc điều trị dễ dàng thì người bệnh nên chủ động chữa trĩ ngoại từ sớm ngay sau khi phát hiện bệnh.

9.4 Bệnh trĩ ngoại có tái phát lại không?

Sau khi chữa khỏi trĩ ngoại, bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái phát trĩ trở lại nếu chế độ ăn uống không khoa học, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, làm việc quá sức,…

9.5 Bị trĩ ngoại nên ăn gì?

Người bị trĩ ngoại nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ, hoa quả tươi, các loại rau xanh, uống nhiều nước,… cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh bị táo bón hoặc áp lực lên các tĩnh mạch trĩ.

9.6 Bệnh trĩ ngoại nên kiêng ăn gì?

Người bệnh trĩ ngoại nên kiêng ăn các thực phẩm gây rối loạn hệ tiêu hóa, gây táo bón như các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, rượu, bia, thuốc lá,…

9.7 Nên lưu ý gì khi mắc trĩ ngoại?

Một số lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày giúp người bệnh trĩ ngoại phục hồi bệnh tốt hơn như: tránh ngồi quá lâu hoặc đi lại nhiều, tập thể dục đều đặn, chú ý vận động vừa phải, tránh các công việc nặng nhọc. Ngoài ra, cần tập thói quen đi đại tiện đúng giờ giấc.

9.8 Làm thế nào để ngăn chặn bệnh trĩ ngoại phát triển?

Yếu tố chính để ngăn chặn trĩ ngoại phát triển trở nặng là tránh rặn khi đi ngoài. Nếu bị táo bón, có thể dùng thuốc nhuận tràng hoặc bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày.

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng thuốc làm mềm phân để chữa táo bón tạm thời.

9.9 Mỗ trĩ ngoại hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay công nghệ phát triển, có rất nhiều cơ sở cắt trĩ (bệnh viện, phòng khám). Tuy nhiên, người bệnh nên đến các cơ sở có bác sĩ giỏi, giàu chuyên môn, kinh nghiệm để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp, tránh biến chứng. Nên đến các cơ sở bệnh viên có thiết bị hiện đại sẽ hỗ trợ điều trị tốt hơn, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị.

Trên đây là các thông tin liên quan tới bệnh trĩ ngoại. Hi vọng bạn đọc tìm được nhiều thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc liên quan tới bệnh trĩ bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.

||Tham khảo bài viết khác:

 
Cập nhật lúc: 20/02/2024

Bệnh Trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị, nguy hiểm không?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Trĩ ngoại là bệnh xuất hiện ở ngoài hậu môn, có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường qua các dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên, do chủ quan với sức khỏe mà nhiều người không biết hoặc coi thường bệnh lý này. Khi để trĩ nặng sẽ gây đau đớn khổ sở cho người bệnh mà việc điều trị cũng phức tạp hơn ở giai đoạn sớm rất nhiều.

I. Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là một bệnh lý phổ biến ở vùng hậu môn – trực tràng, gây ra bởi sự giãn nở và sa búi trĩ nằm dưới đường lược. Búi trĩ ngoại có thể dễ dàng nhìn thấy, sờ thấy và thường gây ra tình trạng đau rát, khó chịu hơn trĩ nội do vùng tổn thương tiếp xúc, cọ xát trực tiếp với các tác nhân bên ngoài như trang phục, ghế ngồi.

Trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại

II. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên có một số yếu tố được coi là nguy cơ tác động làm phát sinh bệnh trĩ như:

  • – Do giãn nở đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài quá mức: Đây được xem là tác nhân chính từ bên trong làm hình thành các búi trĩ ngoại bên dưới đường lược tại ống trực tràng – hậu môn.
  • – Do ngồi quá nhiều: Khi bạn phải ngồi quá lâu trong thời gian dài sẽ gây áp lực đến vùng chậu làm đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài giãn nở nhiều hơn, từ đó tác động làm phát sinh trĩ ngoại.
Nguyên nhân trĩ ngoại
Ngồi nhiều liên tục là một nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại
  • – Bị rối loạn nhu động ruột: Những người bị rối loạn nhu động ruột với các bệnh như: táo bón, lị,… mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều… làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn, từ đó cũng làm tăng nguy cơ mắc trĩ ngoại.
  • – Không ăn đủ rau xanh và chất xơ khiến cơ thể bị nóng trong, dễ gây táo bón, khó đi đại tiện, lâu dần làm rối loạn nhu động ruột và tác động hình thành trĩ.
  • – Do thói quen uống ít nước lọc.
  • – Hội chứng ruột kích thích: Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thường có nhiều cơn đau quặn bụng và mót đại tiện mỗi ngày dẫn đến phải đi đại tiện và rặn nhiều, làm tăng áp lực lên gây tăng nguy cơ bệnh trĩ ngoại.
  • – Phụ nữ có thai các tháng cuối gây chèn ép đến vùng chậu, dòng lưu thông máu trong lòng mạch trĩ khó lưu thông khiến chúng có xu hướng giãn nở và tạo thành búi trĩ ngoại.

>>>||Bạn có biết: Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào? Độ tuổi nào dễ mắc trĩ

III. Triệu chứng bệnh trĩ ngoại

Các triệu chứng của trĩ ngoại thường khác nhau do mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số triệu chứng của trĩ ngoại có thể:

triệu chứng trĩ ngoại
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu điển hình của trĩ ngoại

3.1 Dấu hiệu của trĩ ngoại nhẹ (trĩ ngoại độ 1, 2)

  • Đi ngoài ra máu đỏ tươi
  • Có cảm giác mót rặn, tức ở hậu môn
  • Đau rát hậu môn xuất hiện nhiều trong và sau khi đi ngoài, hoặc đau âm ỉ cả ngày (đặc biệt là khi ngồi).
  • Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn.
  • Ngứa xung quanh hậu môn, khu vực trực tràng.

3.2 Dấu hiệu trĩ ngoại nặng (trĩ ngoại độ 3, 4)

  • Hậu môn xuất hiện các mô nhìn như thịt thừa
  • Búi trĩ màu đỏ
  • Hậu môn luôn nóng rát
  • Búi trĩ phình to, thường có màu xanh tím.
  • Búi trĩ huyết khối gây đau đớn, dễ vỡ khi cọ xát.

IV. Các cấp độ của bệnh trĩ ngoại

Theo các chuyên gia Y tế cùng đội ngũ tư vấn của cotripro.vn, các cấp độ bệnh trĩ ngoại được phân chia dựa trên kích thước búi trĩ ngoại và tần suất xuất hiện các triệu chứng trĩ ngoại. Cụ thể, trĩ độ 1, 2 là cấp độ trĩ ngoại nhẹ. Trĩ độ 3, 4 là cấp độ nặng của bệnh trĩ ngoại.

Trĩ ngoại được chia làm 4 cấp độ
Trĩ ngoại được chia làm 4 cấp độ
  • Trĩ ngoại độ 1: Búi trĩ ngoại xuất hiện ở rìa hậu môn với kích thước nhỏ (thường chỉ bằng hạt đậu); các triệu chứng trĩ ngoại không xuất hiện thường xuyên.
  • Trĩ ngoại độ 2: Búi trĩ ngoại phát triển to dần và nhìn rõ được bằng mắt thường, hậu môn tiết dịch ẩm ướt và ngứa rát; máu chảy thường xuyên khi đi đại tiện.
  • Trĩ ngoại độ 3: Búi trĩ ngoại phát triển nhanh với kích thước lớn, các triệu chứng trĩ ngoại xuất hiện với tần suất dày hơn khiến người bệnh vô cùng đau đớn, khó chịu và mệt mỏi.
  • Trĩ ngoại độ 4: Kích thước búi trĩ ngoại đạt cực đại, người bệnh luôn cảm thấy đau rát, căng tức ở hậu môn, máu chảy nhiều và có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm khuẩn trĩ, tắc mạch trĩ, vỡ búi trĩ,…

V. Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Khi bị trĩ ngoại thì bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý của bệnh nhân. Sau đây là một số tác hại, biến chứng của bệnh trĩ ngoại:

  • Sa búi trĩ: khi bệnh tiến triển nặng thì các búi trĩ sẽ lớn dần và làm nghẹt lỗ hậu môn, chèn ép và cản trở máu lưu thông gây tình trạng đau đớn, ngứa rát dẫn tới hoại tử búi trĩ.

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không

  • Thiếu máu: khi bị trĩ ngoại, bệnh nhân sẽ thường xuyên đi vệ sinh ra máu. Về lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, gây ra tình trạng suy nhược cơ thể.
  • Trĩ sa nghẹt: khi búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, sưng to thì người bệnh rất sợ đẩy vào trong vì đau. Tình trạng này có thể gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến biến chứng hoại tử búi trĩ.
  • Tắc mạch: Khi tình trạng tắc nghẽn mạch máu xảy ra sẽ rất dễ hình thành cục máu đông bên trong búi trĩ. Biến chứng này không chỉ gây đau đớn mà còn có thể dẫn tới hoại tử.
  • Hình thành các bệnh khác: áp xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,… là các bệnh do việc trĩ gây ra. Các bệnh này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn.
  • Hoại tử: bị trĩ nên máu không được lưu thông và không cung cấp được chất dinh dưỡng nên rất dễ nhiễm trùng, hoại tử.
  • Rối loạn hậu môn: búi trĩ ngoại lòi ra ngoài chèn ép hậu môn một thời gian sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng cơ vòng. Từ đó làm mất khả năng co thắt và không thể tự chủ mỗi lần đi vệ sinh.
  • Đe dọa tính mạng: búi trĩ to lên đồng nghĩa với việc niêm mạc tĩnh mạch sẽ mỏng dần, rất dễ bị thủng tĩnh mạch khi đó sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người bệnh.
  • Rối loạn thần kinh: người bệnh thường có tâm lý căng thẳng gây ra đau đầu, suy giảm trí nhớ,…
  • Đảo lộn cuộc sống: trĩ ngoại sẽ làm cho bệnh nhân khó chịu, đau, ngứa rát hậu môn, đứng ngồi không yên, cuộc sống đảo lộn dẫn đến công việc – học tập sa sút,…

>>||Bạn có biết: Bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Cách làm co búi trĩ nhanh

VI. Cách điều trị bệnh trĩ ngoại

Điều trị bệnh trĩ ngoại phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

  • Điều trị nội khoa: Điều trị nội khoa thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình. Các phương pháp điều trị nội khoa bao gồm:

    • Thuốc bôi, thuốc uống: Thuốc bôi, thuốc uống có tác dụng giảm đau, sưng, ngứa,…
    • Thuốc đặt hậu môn: Thuốc đặt hậu môn có tác dụng làm co búi trĩ.
Thuốc bôi trĩ ngoại
Cotripro Gel – kem bôi trĩ ngoại hiệu quả
  • Điều trị ngoại khoa: Điều trị ngoại khoa thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh nặng hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa. Các phương pháp điều trị ngoại khoa bao gồm:

    • Phẫu thuật cắt trĩ: Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp phổ biến nhất để điều trị bệnh trĩ ngoại.
    • Phẫu thuật khâu búi trĩ: Phẫu thuật khâu búi trĩ là phương pháp ít xâm lấn hơn phẫu thuật cắt trĩ.
    • Phẫu thuật Longo: Phẫu thuật Longo là phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại bằng cách tạo một đường cắt trên niêm mạc hậu môn, sau đó đẩy búi trĩ vào bên trong.

VII. Phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ ngoại

Đối phó với bệnh trĩ ngoại thì không có phương pháp phòng tránh riêng nào cả, nhưng có thể áp dụng các phương pháp sau đây nhằm phòng ngừa có bệnh trĩ nói chung.

  • Chế độ ăn rau xanh, chất xơ
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Tránh ngồi bồn cầu lâu, tránh rặn khi đi đại tiện
  • Tránh ăn đồ ăn cay, nóng
  • Tránh uống rượu, bia
  • Tránh ngồi quá lâu, nên đứng dậy đi lại sau 30 phút ngồi liên tục.
  • Tránh tập luyện, vận động quá nặng gây áp lực lên vùng hậu môn, trực tràng.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút ngỗi ngày để kích thích nhu động ruột.
  • Không nên mặc quần chật, bó sát người gây cọ xát vùng hậu môn.
  • Tránh để tiêu chảy, táo bón kéo dài.
  • Phụ nữ có thai cần chú ý nhiều hơn trong ăn uống – sinh hoạt.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, cần đến bệnh viên ngay khi gặp các vấn đề liên quan đến vùng hậu môn.
  • Ngồi gối khoét lỗ khi làm việc lâu, lái xe đường dài.
  • Bổ sung thực phẩm giàu collagen – cá hồi, cá ngừ, rong biển.

||Xem thêm: 10+ Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả an toàn nhanh chóng

VIII. Cotripro – Hỗ trợ điều trĩ hiệu quả

Tùy thuộc vào các cấp độ bệnh trĩ ngoại khác nhau mà bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành điều trị nội khoa giúp đẩy lùi trĩ và bảo tồn các cơ quan (trường hợp trĩ ngoại nhẹ) hoặc đưa chỉ định phẫu thuật cắt trĩ (với trĩ ngoại cấp độ nặng).

– Hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ ngoại với gel bôi Cotripro

Gel bôi Cotripro có thành phần từ các dược liệu thiên nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung, nghệ tự nhiên có tác động trực tiếp vào búi trĩ, giúp bệnh nhân trĩ ngoại phục hồi tổn thương, làm giảm chảy máu, săn se và làm mát hậu môn, có thể hỗ trợ làm co trĩ hiệu quả. Nhờ tác dụng tại chỗ và hiệu quả nhanh, an toàn, nên Cotripro Gel có thể dùng được cho cả phụ nữ có thai và cho con bú.

bệnh trĩ ngoại
CotriPro Gel – Giải pháp thiên nhiên giúp cải thiện triệu chứng bệnh trĩ

Bệnh nhân thường cảm thấy hết đau đớn, nóng rát, sưng viêm ở vùng hậu môn sau 3-5 ngày sử dụng; nkhi dùng đủ liệu trình từ từ 1 – 3 tháng (tùy mức độ trĩ ngoại) sẽ thấy bệnh được cải thiện hiệu quả, các búi trĩ ngoại dần thu nhỏ lại.

Cotripro Gel là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam chứa thành phần dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, rát, đi ngoài ra máu, giúp làm mềm và dịu mát chỉ sau 3-5 ngày. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khi dùng đủ liệu trình (3-5 tuýp tùy trường hợp nặng nhẹ)…

IX. Các câu hỏi thường gặp khi mắc trĩ ngoại

9.1 Bệnh trĩ ngoại có lây không?

Bệnh trĩ ngoại chủ yếu gây ra bởi sự giãn nở đám rối tĩnh mạch trĩ trong cùng thói quen sinh hoạt, ăn uống chưa hợp lý. Căn bệnh này không liên quan tới vi khuẩn hay virus nào nên KHÔNG LÂY NHIỄM cho người khác.

9.2 Trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Trĩ ngoại là căn bệnh lành tính và có thể chữa trị dễ dàng khi bệnh trĩ giai đoạn nhẹ. Nhưng nếu để bệnh kéo dài, trĩ ngoại có thể gây biến chứng hoại tử búi trĩ, nhiễm trùng lan rộng tới các vùng hậu môn, thậm chí là nhiễm trùng máu gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân.

9.3 Trĩ ngoại có tự khỏi không?

Trĩ ngoại không thể tự khỏi và chúng có xu hướng phát triển nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Bởi vậy, để trĩ ngoại nhanh khỏi, việc điều trị dễ dàng thì người bệnh nên chủ động chữa trĩ ngoại từ sớm ngay sau khi phát hiện bệnh.

9.4 Bệnh trĩ ngoại có tái phát lại không?

Sau khi chữa khỏi trĩ ngoại, bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái phát trĩ trở lại nếu chế độ ăn uống không khoa học, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý, làm việc quá sức,…

9.5 Bị trĩ ngoại nên ăn gì?

Người bị trĩ ngoại nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ, hoa quả tươi, các loại rau xanh, uống nhiều nước,… cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh bị táo bón hoặc áp lực lên các tĩnh mạch trĩ.

9.6 Bệnh trĩ ngoại nên kiêng ăn gì?

Người bệnh trĩ ngoại nên kiêng ăn các thực phẩm gây rối loạn hệ tiêu hóa, gây táo bón như các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, rượu, bia, thuốc lá,…

9.7 Nên lưu ý gì khi mắc trĩ ngoại?

Một số lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày giúp người bệnh trĩ ngoại phục hồi bệnh tốt hơn như: tránh ngồi quá lâu hoặc đi lại nhiều, tập thể dục đều đặn, chú ý vận động vừa phải, tránh các công việc nặng nhọc. Ngoài ra, cần tập thói quen đi đại tiện đúng giờ giấc.

9.8 Làm thế nào để ngăn chặn bệnh trĩ ngoại phát triển?

Yếu tố chính để ngăn chặn trĩ ngoại phát triển trở nặng là tránh rặn khi đi ngoài. Nếu bị táo bón, có thể dùng thuốc nhuận tràng hoặc bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày.

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng thuốc làm mềm phân để chữa táo bón tạm thời.

9.9 Mỗ trĩ ngoại hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay công nghệ phát triển, có rất nhiều cơ sở cắt trĩ (bệnh viện, phòng khám). Tuy nhiên, người bệnh nên đến các cơ sở có bác sĩ giỏi, giàu chuyên môn, kinh nghiệm để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp, tránh biến chứng. Nên đến các cơ sở bệnh viên có thiết bị hiện đại sẽ hỗ trợ điều trị tốt hơn, rút ngắn thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị.

Trên đây là các thông tin liên quan tới bệnh trĩ ngoại. Hi vọng bạn đọc tìm được nhiều thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc liên quan tới bệnh trĩ bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.

||Tham khảo bài viết khác:

 
Cập nhật lúc: 20/02/2024

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...