Tùy thuộc vào loại bệnh Trĩ và mức độ mà các biện pháp chữa trị có sự thay đổi để phù hợp. Điều trị bệnh trĩ có thể dùng các cách khác nhau như dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa tùy thuộc vào mức độ bệnh. Bên cạnh đó, thay đổi lối sống cũng góp phần không nhỏ trong cải thiện triệu chứng, giảm nguy cơ mắc trĩ và tránh làm bệnh nặng thêm.
Điều trị bệnh trĩ không sử dụng thuốc
Chế độ ăn và sinh hoạt có liên quan mật thiết đến việc hình thành bệnh trĩ. Do đó, để kiểm soát tốt bệnh trĩ, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt là tất yếu:
- Chế độ ăn: bổ sung thêm rau, trái cây vào bữa ăn để tăng cường chất xơ, ăn đồ ăn dễ tiêu, uống đủ nước để tránh nguy cơ táo bón. Hạn chế các đồ ăn cay nóng, kiêng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà…
Bổ sung chất sơ là biện pháp giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa trĩ hiểu quả
- Chế độ sinh hoạt: tránh ngồi quá lâu hoặc đi lại quá nhiều, hạn chế làm việc nặng nhọc. Cần tập thể dục đều đặn, chú ý vận động vừa phải. Tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ giấc và không nhịn đại tiện.
Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc
Các biện pháp điều trị dùng thuốc chủ yếu áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, nhằm làm giảm triệu chứng, ngăn biến chứng hoặc là cải thiện bệnh, ngăn bệnh nặng thêm. Các thuốc sử dụng trong điều trị bệnh trĩ có thể chia thành thuốc dùng tại chỗ và các thuốc dùng toàn thân.
– Các thuốc dùng tại chỗ: các thuốc dùng bôi, xịt hoặc đặt hậu môn giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu:
- Thuốc tê, thuốc giảm đau: làm giảm các triệu chứng đau, bỏng rát, ngứa ngáy quanh hậu môn.
- Thuốc co mạch: làm giảm chảy máu do trĩ, đồng thời cũng có tác dụng giảm viêm và ngứa tức thời.
- Thuốc chống viêm tại chỗ: các chế phẩm bôi corticoid dùng tại chỗ làm giảm viêm, phù nề cho tổn thương trĩ.
- Thuốc kháng sinh tại chỗ: các thuốc kháng sinh dạng kem, gel bôi tại chỗ khi có nhiễm khuẩn.
– Các thuốc dùng toàn thân: chủ yếu là các thuốc có chứa các chất làm bền thành mạch để hạn chế giãn tĩnh mạch trĩ, co hồi mạch máu giúp kiểm soát bệnh. Ngoài ra có các thuốc giảm đau, chống viêm, nhuận tràng sử dụng khi cần:
- Thuốc làm bền thành mạch: có tác dụng làm tăng trương lực mạch máu, bền thành mạch và đối kháng với một số chất trung gian hóa học tham gia phản ứng viêm. Các hoạt chất flavonoids trong thực vật thường có tác dụng này, điển hình là rutin, quercetin,…
- Các thuốc giảm đau, chống viêm: sử dụng khi có các biến chứng gây đau, phù nề, lở loét.
- Thuốc nhuận tràng: sử dụng khi có táo bón, vì táo bón làm nặng thêm bệnh trĩ. Tuy nhiên k nên dùng liên tục các thuốc nhuận tràng vì có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng các cơ hậu môn.
Điều trị bệnh trĩ bằng can thiệp ngoại khoa
Các trường hợp bệnh nặng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thường cần chỉ định can thiệp ngoại khoa. Tùy mức độ bệnh, có thể lựa chọn các biện pháp can thiệp khác nhau:
Phẫu thuật cắt Trĩ hiệu quả cao nhưng có thể gây biến chứng
- Chích xơ: tiêm thuốc gây xơ vào lớp dưới niêm mạc, làm co búi trĩ. Phương pháp này có hiệu quả rõ nhưng có thể gây đau, biến chứng. Mức độ nguy cơ phụ thuộc vào loại thuốc sử dụng và kỹ thuật của người thực hiện chích xơ.
- Thắt búi trĩ: thắt gốc búi trĩ, cắt nguồn cung máu làm rụng búi trĩ. Thắt búi trĩ áp dụng cho trĩ nội trong trường hợp các búi trĩ chưa quá to và còn cách biệt nhau.
- Phẫu thuật cắt trĩ: có nhiều biện pháp phẫu thuật nhằm loại bỏ tận gốc các búi trĩ với mục đích chữa khỏi bệnh. Tuy đạt hiệu quả điều trị cao nhưng phẫu thuật có thể để lại các biến chứng rất phiền phức cho bệnh nhân và vẫn có khả năng tái phát trĩ.
- Các biện pháp khác: làm lạnh, dùng nhiệt, dùng tia hồng ngoại… làm rụng búi trĩ được áp dụng ít hơn trên lâm sàng.
Bên cạnh các biện pháp trên, Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh trĩ được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau như thuốc uống, thuốc xông, ngâm, bôi… Người bệnh có nhiều lựa chọn điều trị cho bệnh trĩ trong giai đoạn đầu, tuy nhiên khi bệnh nặng thường cần can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, trĩ là cấu trúc bình thường trong hệ mạch máu ở hậu môn- trực tràng, chỉ khi giãn quá mức mới gây ra bệnh lý. Các phẫu thuật cắt trĩ có thể gây ra các rối loạn tạm thời ở hậu môn- trực tràng do trĩ vẫn giữ 1 phần chức năng trong cơ chế tự chủ hậu môn.
Ngoài ra, tùy vào từng thủ thuật thực hiện và kỹ thuật của người thực hiện, các can thiệp ngoại khoa với bệnh trĩ có nguy cơ biến chứng nhất định. Vì vậy, phát hiện và can thiệp sớm khi bệnh còn ở mức độ nhẹ sẽ góp phần kiểm soát tốt bệnh, tránh phải phẫu thuật. Các chế phẩm dạng bôi rất phù hợp với người bệnh trong giai đoạn này do sử dụng bôi trực tiếp lên vùng tổn thương giúp phát huy tác dụng tại chỗ, lại lành tính, dùng được cho hầu hết các đối tượng mắc bệnh kể cả phụ nữ mang thai và cho con bú.
Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ
Cotripro là gel bôi trĩ chính hãng của Việt Nam với các thành phần dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến, CotriPro sẽ giúp chấm dứt đau đớn, nóng rát, sưng tấy ở vùng hậu môn sau 3-5 ngày sử dụng. Bạn nên kiên trì dùng đều đặn từ 3-5 tuýp để thấy được hiệu quả rõ rệt nhé.
Với các thành phần thảo dược:
- Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm
- Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau
- Đặc biệt Sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
Ngoài ra, Cotripro hiện nay còn có dạng viên uống tiện dụng. Viên uống Cotripro bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Tumero Pine giúp tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ , giảm táo bón, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ tái phát bệnh trĩ
Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.
Gửi câu hỏi cho chuyên gia