Bệnh trĩ (còn gọi là bệnh lòi dom) xảy ra khi các tĩnh mạch nằm ở trực tràng và hậu môn bị chùng giãn và viêm. Trĩ là bệnh rất phổ biến, theo thống kê có đến gần một nửa số người trưởng thành đã từng mắc bệnh trĩ ít nhất một lần trước tuổi năm 50.
Bệnh trĩ xuất hiện do áp lực tăng lên ở trực tràng và hậu môn. Áp lực tăng lên trong các tĩnh mạch trĩ khiến chúng sưng lên, gây ra các triệu chứng như chảy máu không đau khi đi tiêu, đau trực tràng / hậu môn, ngứa hậu môn và / hoặc khối u mềm gần hậu môn. Có rất nhiều cách giúp làm dứt cơn đau trĩ tại nhà hiệu quả, do các bác sĩ hướng dẫn thực hiện. Cotripro.vn xin chia sẻ lại qua bài viết sau đây.
Mục lục
Xác định đúng bệnh trĩ để dứt cơn đau nhanh
Bệnh trĩ có thể xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài hậu môn tương ứng với bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại. Triệu chứng đau thường liên quan đến bệnh trĩ ngoại. Tuy nhiên, bạn nên đến khám với bác sĩ để có một chuẩn đoán bệnh chính xác.
Bệnh trĩ nội phát triển ở trên đường lược, phía trong hậu môn và chúng thường không đau, vì cơ thể không có bất kỳ thụ thể cảm nhận đau ở trực tràng. Bạn thậm chí có thể không biết mình bị trĩ nội cho đến khi thấy máu trong phân, hoặc khi búi trĩ sa ra ngoài hậu môn.
Nếu bạn bị đau và có cục thịt ngay rìa hậu môn thì có khả năng bạn bị trĩ ngoại, phát triển dưới da xung quanh hậu môn. Nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, nó được gọi là trĩ ngoại huyết khối hay trĩ ngoại tắc mạch, bạn sẽ phải trải qua những cơn đau đột ngột và rất nghiêm trọng. Bệnh trĩ ngoại có thể được quan sát hoặc cảm nhận thấy một khối ở vùng lân cận, xung quanh hậu môn.
Xác định đúng loại bệnh trĩ tốt nhất qua nội soi hậu môn trực tràng, bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Cách làm giảm cơn đau trĩ tại nhà
Ngâm hậu môn trong nước ấm
Nước ấm có thể giúp giảm đau và ngứa ngay lập tức từ bệnh trĩ. Ngâm vùng hậu môn trong nước ấm từ 10 đến 20 phút, hai đến ba lần mỗi ngày, và sau khi đi tiêu. Ngoài ra, bạn có thể đổ nước ấm vào bồn tắm đến mức qua hông, cũng có hiệu quả tương tự.
Vỗ nhẹ vùng hậu môn rồi lau khô bằng khăn mềm, hoặc dùng máy sấy tóc sau khi ngâm nước ấm.
Chườm lạnh
Chườm lạnh có thể làm giảm sưng và đau liên quan đến bệnh trĩ. Bạn có thể chườm vào vùng hậu môn một bao cao su đông lạnh, chứa đầy nước hoặc đá viên, được bọc ngoài bằng một miếng vải, trong 5-10 phút, 3-4 lần mỗi ngày.
Vỗ nhẹ vùng hậu môn rồi lau khô bằng khăn mềm, hoặc dùng máy sấy tóc để sấy sau khi chườm lạnh.

Dùng các loại thuốc không cần kê đơn
Có nhiều loại thuốc giảm đau trĩ cấp tốc mà bạn có thể tham khảo để giúp làm giảm các cơn đau và khó chịu do bệnh trĩ mang lại như:
Miếng lót lạnh, ví dụ như Tucks. Chườm miếng lót lên búi trĩ đang bị sưng đau, sáu lần mỗi ngày, sẽ giúp giảm đau và ngứa. Trong các miếng lót này có nước cây phỉ (witch hazel) là một chất chống viêm tự nhiên, nhẹ nhàng.
Kem thoa Preparation H. Đây là một loại thuốc gây tê tại chỗ, giúp co mạch, bảo vệ da, rất hữu ích trong điều trị bệnh trĩ. Kem ngăn chặn các tín hiệu đau phát ra từ các đầu dây thần kinh của khu vực hậu môn, có tác dụng làm co các mô đang bị sưng, viêm.
Kem có chứa Yomogin (hoạt chất được tìm thấy trong ngải cứu), và Ficus glomerata (chiết xuất từ lá sung), ví dụ như bộ đôi Cotripro dạng viên uống và Cotripro Gel dùng bôi tại chỗ.
Yomogin giúp co mạch từ đó làm giảm chảy máu, giúp săn se búi trĩ. Ficus glomerata làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Bạn cần kết hợp với các hoạt chất chống viêm, diệt khuẩn khác để giảm sưng đau khi búi trĩ chảy máu, như cúc tần và tinh chất nghệ.
Dùng thuốc bôi teo trĩ dạng viên đạn có chứa steroid hydrocortison cũng có thể hữu ích trong điều trị bệnh trĩ. Hydrocortison là một chất chống viêm mạnh, có thể giúp giảm đau và ngứa do bệnh trĩ mang lại. Tuy nhiên thuốc steroid thoa tại chỗ như hydrocortisone không nên được sử dụng trong quá một tuần vì chúng có thể dẫn đến teo (hoặc mỏng) da ở khu vực hậu môn.
Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ
Cotripro là gel bôi trĩ chính hãng của Việt Nam với các thành phần dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến, CotriPro sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, rát, đi ngoài ra máu, giúp làm mềm và dịu mát chỉ sau 3-5 ngày. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khi dùng đủ liệu trình (3-5 tuýp tùy trường hợp nặng nhẹ).
Cotripro với các thành phần thảo dược:
- Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm
- Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau
- Đặc biệt Sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát
Vì là dạng Gel bôi nên CotriPro tác động trực tiếp lên vùng hậu môn, an toàn không tác dụng phụ. Sử dụng đều đặn 2 lần/ngày để nhanh chóng thoát khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra.
Ngoài ra, Cotripro hiện nay còn có dạng viên uống tiện dụng. Viên uống Cotripro bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Tumero Pine giúp tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ , giảm táo bón, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ tái phát bệnh trĩ
Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.
Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY
Uống thuốc giảm đau
- Thuốc giảm đau đường uống thuộc dạng không kê đơn gồm có acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil) hoặc aspirin, có thể được dùng để giúp giảm bớt sự khó chịu của bệnh trĩ.
- Acetaminophen có thể uống từ 650-1000 mg mỗi 4 – 6 giờ, không vượt quá 4 gram (0,14 oz) trong khoảng thời gian 24 giờ.
- Ibuprofen có thể được dùng 800 mg tối đa 4 lần mỗi ngày.
- Aspirin có thể được dùng 325-650 mg mỗi 4 giờ khi cần thiết, không vượt quá 4 gram (0,14 oz) trong khoảng thời gian 24 giờ.
Dùng thuốc làm mềm phân
Chất làm mềm phân có thể hữu ích nếu bạn đang bị táo bón do bệnh trĩ. Chất làm mềm phân như docusate (Colace) có thể được sử dụng giúp cho phân mềm và giảm táo bón. Bạn có thể dùng 100-300 mg docusate mỗi ngày trong tối đa một tuần.
Điều trị với bác sĩ
Khi nào cần gặp bác sĩ
Bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ sẽ được cải thiện dễ dàng bằng các phương pháp điều trị tại nhà mà không cần phải đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cần đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng bệnh trĩ của bạn không cải thiện sau một tuần tự điều trị. Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và tư vấn phương pháp điều trị nội khoa hay phẫu thuật phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn.
Ngoài ra, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu cơn đau do trĩ nhiều kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác như:
Bị trĩ chảy máu nhiều; sa búi trĩ với kích thước búi trĩ to, sưng đau rát hậu môn; bị viêm nhiễm, sưng đau hậu môn bất thường…
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt trước khi dùng thuốc và phẫu thuật. Những thay đổi này có thể là tăng lượng chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục nhiều hơn.
Dùng thuốc gây tê có tác dụng mạnh hơn
Nếu bác sĩ thấy rằng tình trạng bệnh chưa cần thiết phải phẫu thuật, nhưng vẫn cần phải giảm đau cho bạn, bác sĩ có thể kê cho bạn loại thuốc gây tê theo toa, có tác dụng mạnh hơn các loại thuốc không kê đơn, chẳng hạn như lidocaine (Xylocaine), để giúp đối phó với sự khó chịu và ngứa.
Thắt búi trĩ
Đây là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để điều trị bệnh trĩ. Một dây cao su nhỏ được thắt xung quanh gốc của một búi trĩ nội, cắt đứt sự lưu thông của máu đến búi trĩ. Không có tuần hoàn, búi trĩ sẽ co lại và khô trong một tuần tới.
Tiêm xơ búi trĩ
Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm dung dịch hóa chất vào búi trĩ để làm co rút mô. Tiêm xơ ít hiệu quả hơn so với thắt dây cao su.
Tuy nhiên, thủ thuật tiêm xơ búi trĩ có thể không phải là lựa chọn được khuyến nghị bởi một số bác sĩ, vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mặc dù có hiệu quả trong thời gian ngắn, hầu hết bệnh nhân đều bị tái phát trĩ lại. [12]
Đốt búi trĩ nội bằng Laser hoặc sóng vô tuyến
Kỹ thuật này sử dụng tia laser, ánh sáng hồng ngoại hoặc nhiệt. Thủ thuật này giúp đông máu với búi trĩ nhỏ và làm cho chúng và teo lại. Thủ thuật này có tỷ lệ tái phát bệnh trĩ cao hơn so với thắt dây cao su.
Thủ thuật này thường được sử dụng cho mô trĩ nhỏ, không thể thắt dây cao su, hoặc có thể được sử dụng kết hợp với thắt dây cao su vì sự kết hợp của hai kỹ thuật cho thấy tỷ lệ thành công là 97%.
Phương pháp này cũng rút ngắn thời gian phục hồi hơn, sau một đến hai tuần.
Phẫu thuật cắt trĩ
Các búi trĩ nội hay trĩ ngoại sẽ được phẫu thuật cắt bỏ. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị bệnh trĩ nặng hoặc tái phát. Nó chữa được đến 95% trường hợp bệnh nhân và có tỷ lệ biến chứng thấp.
Cắt búi trĩ thường được thực hiện trong các trường hợp mắc bệnh trĩ nội thuyên tắc, bệnh trĩ hỗn hợp, hoặc các vấn đề hậu môn trực tràng có từ trước cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật cắt trĩ sẽ đau hơn và có thời gian phục hồi lâu hơn các phương pháp khác, khoảng hai đến ba tuần.

Cắt trĩ bằng kẹp
Với phẫu thuật cắt trĩ bằng kẹp, bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị kẹp để giữ cố định cho búi trĩ xuất hiện hoặc đang bị sa ở vị trí bình thường của nó. Chiếc kẹp này sẽ chặn lưu lượng máu đến trĩ, khiến nó co lại.
So với phẫu thuật cắt trĩ, cắt trĩ bằng kẹp có nguy cơ tái phát bệnh trĩ và sa trực tràng cao hơn, (tình trạng trực tràng nhô ra khỏi hậu môn). Tuy nhiên, phương pháp này ít đau rõ rệt sau phẫu thuật hơn, so với phẫu thuật cắt trĩ chuẩn.
Xem thêm: Có nên cắt trĩ hay không?
Ngăn ngừa bệnh trĩ
Uống nhiều nước
Nước giúp ngăn ngừa táo bón. Hãy cố gắng uống 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày. Nó làm mềm phân và giúp nhu động ruột hoạt động dễ dàng hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người đang uống các viên bổ sung chất xơ, vì không uống đủ nước mà lượng chất xơ tăng có thể gây táo bón, hoặc làm cho táo bón trở nên trầm trọng hơn.
Luyện tập thể dục đều đặn
Tập thể dục thường xuyên làm tăng nhu động của ruột, ngăn ngừa táo bón. Nó cũng có thể giúp bạn giảm cân, làm giảm áp lực ở trực tràng và hậu môn, đây là một biện pháp khác để ngăn ngừa bệnh trĩ.
Nên đặt mục tiêu tập thể dục 30 phút một ngày, ít nhất năm ngày mỗi tuần. Bạn có thể chia các buổi tập thể dục của bạn thành những buổi tập ngắn. Ví dụ: bạn có thể tập thể dục trong 15 phút hai lần mỗi ngày, hoặc 10 phút ba lần mỗi ngày, nếu điều đó dễ dàng hơn cho bạn.
Hãy tìm một hoạt động mà bạn thích để bạn có nhiều khả năng gắn bó lâu dài với nó. Hãy thử đi dạo sau bữa tối, đạp xe đi làm hoặc tham gia lớp thể dục nhịp điệu vài lần mỗi tuần.
Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống
Tăng lượng chất xơ có thể giúp ngăn ngừa táo bón, đó là nguyên nhân chính của bệnh trĩ. Chất xơ có nhiều trong trái cây, rau và ngũ cốc. Chất xơ giúp làm mềm phân, dễ dàng tránh được tình trạng rặn mạnh khi đi tiêu, đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.
Tăng lượng chất xơ có thể giúp ngăn ngừa táo bón, đó là nguyên nhân chính của bệnh trĩ. Chất xơ có nhiều trong trái cây, rau và ngũ cốc. Chất xơ giúp làm mềm phân, dễ dàng tránh được tình trạng rặn mạnh khi đi tiêu, đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.
Lượng chất xơ bạn nên dùng hàng ngày là từ khoảng 20 đến 35 gram, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của bạn. Phụ nữ dưới 51 tuổi cần 25 gram, trong khi phụ nữ trên 51 cần 21 gram mỗi ngày. Đàn ông dưới 51 tuổi cần 38 gram, trong khi đàn ông trên 51 tuổi chỉ cần 30 gram rau xanh mỗi ngày (xem thêm: Bị bệnh trĩ nên ăn gì?)
Cần tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn từ từ, để tránh đầy hơi.
Nếu tình trạng táo bón không cải thiện, bạn có thể kết hợp với thuốc nhuận tràng không cần kê đơn, như Colace, như một giải pháp ngắn hạn tạm thời.
Không nhịn đi tiêu
Việc đi tiêu chậm có thể làm nặng thêm tình trạng táo bón, gia tăng tình trạng bệnh trĩ. Tốt nhất là nên đi tiêu ngay khi bạn cảm thấy thôi thúc.
Nếu bạn không thể đi vệ sinh dù đã ngồi khoảng năm phút, hãy ra khỏi nhà vệ sinh và quay lại sau. Ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài có thể làm nặng thêm bệnh trĩ.
Tránh ngồi trong thời gian dài
Ngồi lâu làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và hậu môn, có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh trĩ. Hãy thử đứng lên và đi bộ xung quanh trong vài phút, bất cứ khi nào bạn nghỉ ngơi tại nơi làm việc, nếu công việc của bạn có đặc thù phải ngồi nhiều.
Lưu ý khi chữa bệnh trĩ tại nhà
Mặc dù bài viết này cung cấp thông tin liên quan đến bệnh trĩ, nhưng nó thể không thể thay thế những chẩn đoán và điều trị của bác sĩ. Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ về cách tốt nhất để điều trị cho tình trạng bệnh cụ thể của bạn.
Bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi:
- Chảy máu hậu môn trực tràng trong khi dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu) như warfarin (Coumadin), clopidogrel (Plavix), enoxaparin (Lovenox), Rivaroxaban (Xarelto) ).
- Chảy máu hậu môn trực tràng kèm theo đau bụng. Bệnh trĩ không gây đau bụng.
- Chảy máu hậu môn trực tràng với các triệu chứng liên quan như chóng mặt, hoặc ngất. Có thể bạn đang bị mất máu đáng kể do chảy máu.
- Sa trĩ nội không thể đẩy ngược vào hậu môn.
- Bệnh trĩ ngoại huyết khối (trĩ ngoại tắc mạch) gây đau đớn, khó chịu.
(Nguồn tham khảo:https://www.wikihow.com/Stop-Hemorrhoid-Pain)
Có lẽ bạn cũng cần:
Gửi câu hỏi cho chuyên gia