Đi ngoài ra máu là dấu hiệu rất bất thường “ngầm thông báo” rằng cơ thể của bạn không được khỏe mạnh. Vậy tại sao xảy ra hiện tượng đi ngoài ra máu? Và đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Cotripro.vn xin được gửi tới bạn đọc lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

Mục lục
Triệu chứng đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu tươi thường có 2 loại là đi ngoài ra máu đen (làm cho phân đen) và đi ngoài ra máu tươi.
Đi ngoài ra máu đen có biểu hiện rõ nhất phân có màu đen sệt và có mùi hôi thối khác thường. Nguyên nhân máu chảy có thể do hệ tiêu hóa, thực quản, ruột non hoặc gan mật bị tổn thương, do nhiễm trùng hoặc là biểu hiện một căn bệnh ác tính. Nếu bệnh để lâu không được chữa trị có thể dẫn đến xuất huyết gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Trường hợp đi ngoài ra máu tươi, máu thường chảy thành giọt (trường hợp nặng có thể chảy thành tia) hoặc lẫn với cục máu đông chảy ra theo phân khi đi đại tiện. Khi này phân bình thường không có màu đen. Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lí dễ gặp như: bệnh trĩ, polyp hậu môn, nứt kẽ hậu môn hoặc có thể do ung thư đại tràng, trực tràng gây ra.
Đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không?
“Đừng coi thường đi dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi”. Máu tươi khi đi đại tiện là dòng máu giàu oxi bị nhỏ giọt ra bên ngoài theo phân. Nếu tình trạng này không được ngăn chặn kịp thời sẽ làm cơ thể bị thiếu máu rất nhanh, gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể và làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh.
Vậy để điều trị dứt điểm chứng đi ngoài ra máu, người bệnh cần điều trị từ căn nguyên chính của bệnh. Đi ngoài ra máu tươi có thể là triệu chứng từ một số chứng bệnh dưới đây:
Hiểu hơn về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh rất phổ biến chiếm tới 44% – 65% tỉ lệ người mắc bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì mọi độ tuổi, mọi đối tượng. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là biểu hiện đầu tiên và thường gặp nhất ở người bệnh trĩ.
Một số dấu hiệu của bệnh trĩ khi còn nhẹ, tình trạng đi cầu ra máu có thể ít, xuất hiện không thường xuyên làm người bệnh không bận tâm. Nhưng khi bệnh phát triển nặng dần theo từng cấp độ của bệnh trĩ (trĩ cấp độ 2, 3 và 4) thì lượng máu chảy ra cũng tăng dần như máu chảy đều không lẫn với phân (trĩ độ 2), máu chảy thành giọt (trĩ độ 3) hoặc máu phun thành tia (ở trĩ độ 4).
Ngoài triệu chứng đi ngoài ra máu tươi, bệnh trĩ còn một số dấu hiệu khác rõ rệt dần ở các giai đoạn bệnh nặng hơn như: bắt đầu có cảm giác hơi đau khi rặn đại tiện, xuất hiện dịch nhầy quanh lỗ hậu môn và xuất hiện hiện tượng sa búi trĩ (từ giai đoạn trĩ độ 2).
Các triệu chứng này biến chứng nặng dần ở từng giai đoạn bệnh trĩ, đặc biệt là hiện tượng sa búi trĩ có thể quan sát bằng mắt thường như: Búi trĩ sa khỏi hậu môn và tự co lại vào bên trong (trĩ độ 2); búi trĩ sa ra ngoài và chỉ co vào hậu môn nếu người bệnh “ấn, nhét” vào (trĩ độ 3); và búi trĩ không thể co vào trong ống hậu môn dù có tác động từ người bệnh (trĩ độ 4 – cấp độ nguy hiểm). Lúc này, các búi trĩ sẽ gây cảm giác vướng víu bất tiện, đau, phù nề rất khó chịu cho người bệnh. Đồng thời ở vùng hậu môn xuất hiện nhiều dịch nhầy ẩm ướt liên tục khiến búi trĩ có nguy cơ bị nhiễm trùng, tổn thương thậm chí là hoại tử.
Theo một số thống kê, dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi chiếm khoảng 80% – 90% là triệu chứng bệnh trĩ. Tuy nhiên, một số loại bệnh khác cũng có dấu hiệu này như:
Bệnh polyp hậu môn
Polyp hậu môn là những khối u hình tròn hoặc hình elip có cuống được hình thành do sự tăng sinh không kiểm soát của niêm mạc hậu môn. Đặc biệt, đây là những khối u có khả năng di chuyển trong đường ruột. Cũng giống như bệnh trĩ, polyp ban đầu không nguy hiểm, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống người bệnh nhưng nếu không được phát hiệu và điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng nhanh gây ra một số bệnh ung thư đường ruột.

Ngoài dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi, bệnh polyp hậu môn còn có một số biểu hiện nhận biết được bằng mắt thường như: khi đi đại tiện cảm thấy buốt và đau rát bên trong hậu môn; trực tràng có khối u mềm và trơn hơn bình thường; trực tràng sa ra ngoài hậu môn (rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng sa búi trĩ ở bệnh trĩ); khi đi khám nội soi sẽ nhìn thấy bề mặt polyp truyền tròn, có màu hồng sáng, u tuyến có dạng bông súp lơ, có nhung mao và cuống polyp màu đỏ.
Bệnh ung thư trực tràng
Theo thống kê của Bộ Y tế Hoa Kỳ (năm 2015) ung thư trực tràng là căn bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong cao thứ 4 thế giới chỉ xếp sau ung thư phổi, ung thư gan và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, đây là căn bệnh ung thư lành tính, nếu được phát hiện sớm và điều trị kip thời thì tỉ lệ khỏi bệnh có thể chiếm tới 90%.
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư đại trực tràng hiện tại chưa được xác định rõ nhưng theo một số điều tra, người có tiền sử mắc bệnh polyp hậu môn, hoặc bệnh trĩ cấp độ 4 biến chứng sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng cao hơn bình thường.
Biểu hiện của bệnh ung thư đại trực tràng có thể thông qua: đi đại tiện có xuất hiện máu tươi, rối loạn tiêu hóa kéo dài, giảm cân bất thường nhưng không rõ lí do, phân hẹp mỏng so với bình thường. Hay xảy ra tình trạng rối loạn bài tiết phân như: phân lỏng, phân rắn, táo bón kéo dài, cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược, sức khỏe giảm sút rõ rệt.
Bệnh kiết lỵ
Kiết lỵ làm “tăng đột biến” số lần người bệnh “hỏi thăm nhà vệ sinh”
Bệnh kiết lỵ là tình trạng ruột già bị nhiễm trùng do một số loại vi khuẩn gây ra như: Entamoeba histolyca, Shigella… Đây cũng là một trong những căn bệnh gây ra hiện tượng đi cầu ra máu. Ban đầu, khi đi đại tiện phân lỏng, sau đó phân chuyển sang dạng nhầy và có máu. Mỗi lần đi ra rất ít phân nhưng người bệnh lại hay buồn đi đại tiện, ngày có thể đi từ 8 – 10 lần. Ngoài ra, người bệnh còn có dấu hiệu sốt nhẹ, bụng đau quặn thắt dọc theo khung đại tràng; luôn có cảm giác mót ị nhưng ị không ra hoặc ra toàn máu và chất nhầy. Bệnh làm cơ thể mất máu nhanh chóng và tiến triển nặng trong thời gian ngắn rất nguy hiểm với người bệnh.
Nứt hậu môn
Tình trạng nứt hậu môn xảy ra khi cơ thể bị chứng táo bón trong thời gian dài (táo bón kinh niên), người bệnh rất khó khăn trong việc rặn đại tiện hoặc phân quá to, rắn khiến rìa hậu môn bị rách và chảy máu khi rặn đại tiện.
Tin liên quan:
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu rất nguy hiểm. Bệnh có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lí khác nhau. Tuy nhiên, đó thường là các bệnh có thể điều trị được và tỉ lệ khỏi bệnh cao nếu được chữa trị kịp thời và đúng cách. Vì vậy, đừng chủ quan. Người bệnh hãy thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể để tự bảo vệ sức khỏe bản thân mình.
Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp làm giảm đi ngoài ra máu do trĩ
Cotripro là gel bôi trĩ chính hãng của Việt Nam với các thành phần được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến. CotriPro sẽ giúp chấm dứt tình trạng chảy máu do bệnh Trĩ hay nứt kẽ hậu môn nhanh chóng chỉ sau khoảng 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm thì nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng (3-6 tuýp) để búi Trĩ co dần lên.
Cotripro Gel với các thành phần thảo dược:
- Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm
- Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau
- Đặc biệt Sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
Ngoài ra, Cotripro hiện nay còn có dạng viên uống tiện dụng. Viên uống Cotripro bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Tumero Pine giúp tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ , giảm táo bón, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ tái phát bệnh trĩ
Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.
Cho em hỏi thuốc có dùng được cho phụ nữ đang mang thai không ạ
Chào bạn Hoa!
Sản phẩm Cotripro với thành phần từ thảo dược nên an toàn và không gây ra tác dụng phụ. Với ưu điểm là dạng Gel bôi ngoài da, Cotripro chủ yếu tác dụng lên da hậu môn và khu vực tổn thương do trĩ gây ra nên sẽ an toàn hơn rất nhiều so với đường uống. Vì vậy bạn hoàn toàn có yên tâm sử dụng sản phẩm bạn nhé.
Ngoài ra, bạn nên kết hợp ăn uống nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước để giúp nhuận tràng, tránh táo bón và phòng ngừa bệnh lý tái phát.
Hiện sản phẩm đang được bán rộng rãi tại các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc, bạn tham khảo điểm bán gần nhà tại đây: https://cotripro.vn/diem-ban/.
Cần tư vấn thêm, bạn vui lòng gọi lên tổng đài 18006293 (miễn phí) để được hỗ trợ nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Em đang mang bầu được 7 tuần, mà tự nhiên hôm nay thấy đau rát hậu môn?
Chào bạn Ngân.
Tình trạng đau rát hậu môn có thể gặp trong táo bón, nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ… Trước hết bạn điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý: ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, tránh thức ăn cay nóng, hạn chế bia rượu, cà phê. Không nên đứng hay ngồi quá lâu, thỉnh thoảng nên vận động nhẹ nhàng. Nếu tình trạng bệnh chưa thuyên giảm bạn nên đi khám để nắm rõ nguyên nhân. Trường hợp sau khi khám bị bệnh trĩ bạn tham khảo dùng sớm sản phẩm Cotripro gel, bôi ngày 2 lần giúp giảm đau rát, co búi trĩ ổn định.
Bạn có thể tham khảo địa chỉ các nhà thuốc có bán tại https://cotripro.vn/diem-ban/
Cần thêm thông tin, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006293 (giờ hành chính), chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!