Người bị bệnh táo bón do không kịp thời thải chất bã ra ngoài, chất thối rữa trong đường ruột bị hấp thụ trở lại cơ thể, trở nên độc, sinh ra các chứng đau đầu, hoa mắt, rêu lưỡi dày, giảm thèm ăn, ợ hơi, ợ chua, miệng đắng, thở hôi, buồn nôn, mỏi mệt, đầy bụng, thậm chí dễ gây ra ung thư đường ruột. Do vậy khi bị táo bón chúng ta không được chủ quan.
Mục lục
Các nguyên nhân chính gây nên chứng táo bón
Táo bón có liên quan mật thiết tới bệnh trĩ. Người bị táo bón lâu rất dễ bị bệnh trĩ. Khi bị trĩ, dẫn tới cơ vòng hậu môn co thắt, đau đớn nên sợ đại tiện. Vì thế, từ bệnh trĩ dễ dẫn đến táo bón và người bị táo bón cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thường gặp.
Người bị táo bón thì phân khô, gây tổn thương trong và ngoài hậu môn, dẫn đến bệnh trĩ và không ngừng làm cho bệnh trĩ ngày càng nặng thêm. Cho nên người vừa bị táo bón, vừa bị trĩ phải điều trị tổng hợp cả táo bón và bệnh trĩ mới có thể khỏi được.
Táo bón do ăn uống: trong một thời gian dài, ăn các thức ăn thiếu chất xơ như rau xanh, trái cây, hoặc ăn quá ít, chất bã thực phẩm không đủ để kích thích niêm mạc ruột, vỏ não không được kích thích đầy đủ, không muốn đại tiện, dẫn đến táo bón.
Táo bón do tình trạng sức khỏe: người già suy nhược, dinh dưỡng kém, béo phì, bệnh về tiêu hóa khiến các cơ hỗ trợ bài tiết (như cơ hoành, cơ bụng, cơ khung chậu) trở nên không đủ lực tác động, dẫn đến táo bón.
Táo bón có tính chất cơ học: do toàn bộ hoặc một phần đường ruột bị tắc bởi ung thư, hoặc đường ruột bị tắc nghẽn, sự vận động các chất ở bên trong đường ruột bị cản trở, dẫn đến táo bón.
Táo bón do thần kinh giao cảm vách quá nhạy làm cho thành ruột co thắt, căng cơ, dẫn đến hẹp đường ruột, khiến phân bã khó đi qua, sinh ra táo bón. Chất xơ thô trong thức ăn quá nhiều cũng có thể dẫn tới co thắt thành ruột, dẫn tới táo bón.
Xem thêm: Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?
Người bị trĩ và táo bón nên ăn gì?
Nên ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin B, có lợi cho việc tạo hơi, ăn vừa phải chất béo và tăng lượng nước đưa vào cơ thể.
– Thực phẩm giàu vitamin B1, B2: ngô, kê, gạo, lúa mì, lạc, trứng gà, gan heo, tim heo, thịt heo, gan bò, gan dê, sữa bột, gan gà, gan vịt, lươn, rau cần, cải, súp lơ…
Tăng thực phẩm chất xơ đưa vào cơ thể để kích thích tăng bài tiết dịch tiêu hóa và nhu động ruột, giảm thời gian thức ăn đi qua ruột, giúp đại tiện tốt.
– Thực phẩm giàu chất xơ: rau hẹ, rau cần, củ cải, tảo bẹ, cải trắng, vỏ tôm, giá đậu nành, giá đậu xanh, đậu cô ve, khoai tây, khoai lang, gạo lứt, bột mì, củ mài, các loại trái cây ăn cả vỏ.
Nên ăn thêm một số thực phẩm giàu chất béo vì chất béo có thể làm trơn, thông đại tiện. Khi đun nấu cần sử dụng dầu lạc, dầu mè, dầu hướng dương… Các loại dầu này có thể tăng thêm dinh dưỡng mà không gây béo phì.
Nên ăn nhiều cháo, sữa đậu, sữa bò, nước trái cây, mật ong… Uống nhiều nước có hiệu quả điều trị tương đối tốt đối với bệnh trĩ và chứng táo bón.
Tham khảo: Người bị bệnh trĩ nên ăn gì?
Nguyên tắc ăn uống đối với chứng táo bón dạng thần kinh hoặc có tính cơ học là: thực phẩm dạng lỏng, không có chất xơ thô, hoặc cơm mềm ít bã là tốt, và không có tính kích thích. Vì thế người bệnh có thể chọn ăn cháo gạo, mì nước, bánh mì hấp, sữa bò, trứng gà luộc, thịt xay, nước trái cây, bột củ sen, bánh bích quy, dầu lạc… và phải uống đủ nước để giảm áp lực của thức ăn đối với ruột, giảm sự cản trở vận động của thức ăn trong ruột, đồng thời đảm bảo thành phần nước của phân trong ruột, làm cho phân mềm trơn, dễ bài tiết ra ngoài.
Dược liệu thường dùng để phòng chống táo bón là: hà thủ ô, hạt quyết minh, quả sung, khổ sâm, mật ong, nha đam, đỗ trọng, lá dâu, sa sâm, hạt trắc bá, tía tô, nhục thung dung, hoàng kỳ, dầu mè, mè đen, nhân hạch đào, ngọc trúc, đại hoàng, tảo bẹ, củ mài, ngân nhĩ, táo đỏ, củ cải, mã đề, ra hẹ, bạch quả, nhân mận, rễ dâu.
Người bị trĩ và táo bón không nên ăn gì?
Không nên uống trà đặc, rượu, cà phê, vì những chất này làm khô phân, khiến cho bệnh táo bón và bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng.
Không nên ăn các thực phẩm tinh ít xác, như gạo, bột mì làm quá sạch.
Một số thực phẩm tốt cho người bị táo bón
Khoai lang
Theo kinh nghiệm dân gian, ăn nhiều khoai lang có thể điều trị bí đại tiện, giúp thông ruột để bài tiết tốt. Khoai lang mát máu lợi huyết, khoan ruột dạ dày, thông bí đại tiện, bài tiết các chất độc hại tích trong nội tạng.

Có thể dùng 250g lá khoai lang, thêm dầu, muối, xào thành món ăn. Ăn lúc buổi sáng, tối, lúc bụng đói, sẽ rất có lợi cho người khó đi ngoài. Hoặc đơn giản hơn, người bệnh trĩ có thể ăn các món khoai lang nướng, khoai lang luộc, hấp… mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Hạt vừng
Có thể nhẹ ruột, thông tiện, thích hợp cho người bí đại tiện, ruột khô. Vừng đen với lá dâu, nghiền nhỏ, trộn với mật ong, vo thành viên, mỗi ngày dùng 12g – 15g, dùng trong một tháng.
A giao
Bổ âm bổ huyết, nhuận ruột, thích hợp cho người bí đại tiện, cơ thể suy nhược. Chuẩn bị 200g a giao, 3 miếng hành tươi, 2 thìa mật ong. Hành hãm nước bỏ bã, cho a giao và mật ong vào ăn nóng trước bữa ăn. Bài thuốc này thích hợp cho người già bị bí đại tiện, cơ thể suy nhược, sản phụ bị suy nhược cơ thể sau khi sinh nở, và những người bị bí đại tiện.
Dâu tây
Bổ dịch, nhuận ruột, thích hợp cho người bí đại tiện thể hư, ruột khô, và những người bị đại tiện huyết hư mãn tính. Có thể lấy những quả dâu tươi, chín đem ép lấy nước, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 15ml. Hoặc dùng 2kg dâu tươi, thêm đường cát trắng, thêm nước, đun thành cao dâu, mỗi ngày uống 2 lần với nước đã đun sôi, mỗi lần 15g liên tục trong 1 tuần.
Chuối
Thanh nhiệt, nhuận ruột, giải độc, thích hợp cho người bí đại tiện, cơ thể suy nhược theo thói quen và những người bị bí đại tiện tính nhiệt. Mỗi ngày nên ăn chuối 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 2 quả.
Mía
Tác dụng thanh nhiệt, tạo nước bọt, nhuận ruột, thích hợp cho người bí đại tiện tính nhiệt. Có thể dùng nước mía vỏ xanh, 1 cốc nhỏ mật ong, trộn đều, mỗi ngày uống khi đói vào các buổi sáng và tối.
Nhân quả thông
Thích hợp cho người bị bí đại tiện, khô ruột mãn tính, có tác dụng dưỡng dịch, nhuận phổi, thông ruột. Có thể dùng 30g nhân quả thông nấu thành cháo loãng với gạo tẻ lùn rồi ăn hằng ngày vào buổi sáng và tối. Hoặc dùng 150g đến 500g nhân hạt quả thông rang chín, giã nhỏ, bỏ thêm 500g đường trắng và một lượng nước thích hợp, đun nhỏ lửa nấu thành cao, sau khi nguội cho vào lọ. Khi dùng thì pha với nước sôi rồi uống vào các buổi sáng và tối hằng ngày.
Tìm đọc thêm:
Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ
CotriPro Gel với thành phần chứa các thảo dược Việt như cúc tần, ngải cứu, lá sung, lá lốt, tinh chất nghệ giúp thẩm thấu trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả.
Cotripro dạng viên uống tiện dụng
Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát.
Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.
Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY
||Tham khảo bài viết khác:
Gửi câu hỏi cho chuyên gia