Sa búi trĩ và chảy máu là hai triệu chứng gây ra sự lo lắng cũng như khó chịu, phiền toái ở người bệnh trĩ. Vậy khi bị sa búi trĩ cần làm sao để búi trĩ thụt vào? Hãy cũng cotripro.vn tham khảo những cách làm teo búi trĩ dưới đây nhé.
Mục lục
- 1. Hiện tượng sa búi trĩ
- 2. Làm sao để búi trĩ thụt vào?
- 3. Các cách làm teo nhỏ búi trĩ hiệu quả
- 3.1. Làm teo búi trĩ bằng một số mẹo dân gian
- 3.2. Bài 1: Dùng rau diếp cá trị sa búi trĩ
- 3.3. Bài 2: Dùng nhựa đu đủ xanh
- 3.4. Bài 3: Làm teo búi trĩ bằng thầu dầu tía
- 3.5. Bài 4: Uống nước ép hoa thiên lí
- 3.6. Tham khảo Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ
- 3.7. Làm búi trĩ thụt vào bằng thuốc bôi y tại chỗ
- 3.8. Làm co búi trĩ từ bên trong bằng thuốc uống
- 3.9. Cách làm teo búi trĩ trong trường hợp sa búi trĩ nặng (Cấp độ 4)
Hiện tượng sa búi trĩ
Ở giai đoạn đầu (giai đoạn 1) của bệnh trĩ, các búi trĩ thường nằm khu trú bên trong khu vực hậu môn – trực tràng . Khi bệnh trĩ phát triển nặng hơn – các đám rối trĩ tĩnh mạch giãn ra quá mức làm cho các búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn.
Sa búi trĩ có 4 loại là sa búi trĩ nội, sa búi trĩ ngoại, sa búi trĩ hỗn hợp, sa búi trĩ vòng. Trong đó, thường gặp nhất là 2 dạng: sa búi trĩ nội và sa búi trĩ ngoại.
Sa búi trĩ nội: Đối lập với búi trĩ ngoài, búi trĩ nội nằm khu trú bên trong hậu môn- trực tràng. Sa búi trĩ nội là hiện tượng các búi trĩ nội lớn dần và lòi ra bên ngoài hậu môn khi bệnh nhân đi đại tiện và sau đó tự thụt vào bên trong hậu môn (ở trường hợp nhẹ).
Sa búi trĩ ngoại: Búi trĩ ngoại nằm ở rìa hậu môn. Chúng phình to và lớn dần theo thời gian khiến vùng rìa hậu môn bị căng mọng, sưng phồng và các nếp nhăn tự nhiên bị mất đi. Sa búi trĩ ngoại có thể hiểu đơn giản là sự lớn lên và phình to của các búi trĩ ngoại ở rìa hậu môn. Nếu không được điều trị kịp thời, lòi trĩ ngoại có thể gây bít lỗ hậu môn, gây cảm giác đau đớn, khó chịu, làm người bệnh gặp khó khăn lớn trong việc đi đại tiện hàng ngày và rất mất thẩm mỹ.

Sa búi trĩ phát triển nặng dần theo từng giai đoạn bệnh. Cụ thể:
- Sa búi trĩ độ 1: Búi trĩ bắt đầu hình thành nhưng có kích thước nhỏ và nằm sâu bên trong trực tràng nên người bệnh khó nhìn được bằng mắt thường (với bệnh trĩ nội). Sa búi trĩ ngoại có thể nhìn thấy từ cấp độ 1 do búi trĩ nằm ngay rìa hậu môn.
- Sa búi trĩ độ 2: các búi trĩ bắt đầu hình thành và sa ra ngoài hậu môn mỗi khi người bệnh đi đại tiện, sau đó tự thụt vào mỗi khi đại tiện xong.
- Sa búi trĩ độ 3: các búi trĩ sa với mức độ nặng hơn. Biểu hiện cụ thể nhất là các các búi trĩ sa và không thể tự thụt vào sau khi người bệnh đi đại tiện xong mà cần dùng tay tác động các búi trĩ mới thụt vào. Ngoài ra, người bệnh đứng lâu, ngồi lâu hoặc ho mạnh, vận động quá sức… thì các búi trĩ cũng bị sa ra ngoài hậu môn không thể kiểm soát, nó gây ra nhiểu bất tiện, vướng víu, khó khăn và đau đớn trong việc đi lại, hoạt động công việc, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Sa búi trĩ độ 4: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài và không thể tự thụt vào cho dù người bệnh có tác động. Khi này, bệnh trĩ đã chuyển sang giai đoạn nặng và có thể gây biến chứng, hoại tử nên việc điều trị dứt điểm sẽ gặp rất nhiều trở ngại.
Sa búi trĩ là dấu hiệu bệnh trĩ xuất hiện muộn nhưng khó điều trị dứt điểm nhất của bệnh trĩ. Vì vậy, để búi trĩ thụt vào và teo biến cần đòi hỏi sự kiên trì và điều trị trĩ triệt để, phòng tránh việc bệnh tái phát trở lại sau khi đã chữa khỏi.
Xem chi tiết: Các triệu chứng của bệnh trĩ
Làm sao để búi trĩ thụt vào?
Khi búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn, nó có thể bị kẹt hoặc đóng cục gây đau và sưng to. Nếu búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, bạn có thể cố gắng nhẹ nhàng đẩy lại nó đúng vị trí bên trong hậu môn nếu việc này không làm bạn quá đau. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng bệnh của mình để chắc chắn việc làm này được bác sĩ cho phép.
Đẩy búi trĩ cho trẻ em
Mang găng tay dùng một lần, và bôi gel trơn lên ngón tay của bạn.
Nhẹ nhàng đẩy bất kỳ búi trĩ nào nhô ra khỏi hậu môn.
Áp một túi nước đá vào hậu môn để giúp giảm sưng. Hãy bọc một miếng vải ẩm ngoài túi nước đá để không làm hỏng da của bé.

Đẩy búi trĩ cho người lớn
Nếu búi trĩ bị sa lồi ra ngoài sau khi đi đại tiện, trước tiên bạn hãy vệ sinh sạch sẽ hậu môn.
Mang găng tay dùng một lần, bôi gel trơn lên ngón tay của bạn. Hoặc dùng một miếng vải mềm, ấm, ướt.
Trong tư thế ngồi trên bệ toilet, dùng ngón tay đẩy từ từ búi trĩ vào trong.
Sau đó, đứng lên trong khi ngón tay vẫn giữ búi trĩ, để đảm bảo nó được đẩy vào thuận lợi
Áp một túi nước đá vào hậu môn để giúp giảm sưng. Hãy bọc một miếng vải ẩm ngoài túi nước đá để không làm hỏng da.
Lưu ý chung khi nhét búi trĩ vào trong
Nếu búi trĩ không thể đưa vào hậu môn dễ dàng, hãy đến gặp bác sĩ của bạn.
Không dùng lực quá mạnh để tránh bị trĩ chảy máu, cần đẩy nhẹ nhàng và chậm rãi.
Nếu khó nhét búi trĩ trở lại, hãy dùng nước ấm rửa hoặc ngâm để làm ấm hậu môn, bạn sẽ đẩy dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo không sử dụng nước ấm quá lâu.
Lưu ý rằng bệnh sa trực tràng có thể bị nhầm lẫn với bệnh trĩ nội sa ra ngoài hậu môn. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác.
Các cách làm teo nhỏ búi trĩ hiệu quả
Sa búi trĩ có nguy hiểm không? Khi phát hiện sa búi trĩ thì phải làm gì? Làm sao để búi trĩ thụt vào?… Có thể nói đây là những thắc mắc chung của người mắc bệnh trĩ.
Sa búi trĩ là dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ bệnh trĩ đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2 phát triển mạnh và nặng hơn. Vì vậy, người bệnh không được chủ quan, ngại ngần vì búi trĩ xuất hiện tại vùng kín mà bỏ qua biểu hiện bệnh trĩ nghiêm trọng này.
Khi phát hiện sa búi trĩ, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để biết chính xác tình trạng bệnh, đồng thời được tư vấn hướng điều trị bệnh phù hợp nhất. Cụ thể như:
Làm teo búi trĩ bằng một số mẹo dân gian
Ở giai đoạn bệnh trĩ cấp độ nhẹ, người bệnh có thể làm teo nhỏ búi trĩ bằng các bài thuốc dân gian lâu đời như:

Bài 1: Dùng rau diếp cá trị sa búi trĩ
Dùng rau diếp cá rửa sạch, giã nát và gạn lấy nước. Ngâm hậu môn và nước rau diếp cá trong khoảng 20 – 30 phút. Sau đó dùng phần bã đắp vào hậu môn, dùng băng gôn để đảm bảo bã lá rau diếp tiếp xúc trực tiếp với phần búi trĩ bị sa ra ngoài.
Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ nội ngoại bằng rau diếp cá
Bài 2: Dùng nhựa đu đủ xanh
Đây là cách làm dân gian được lưu lại từ nhiều đời trước. Cách làm khá đơn giản: lấy 1 quả đu đủ xanh tươi, bổi đôi và buộc úp 2 nửa (mặt trong có nhựa) vào hai bên cẳng chân. Cách làm này giúp các mạch máu của búi trĩ co lại. Làm cho đến khi búi trĩ thụt lại thì ngừng

Bài 3: Làm teo búi trĩ bằng thầu dầu tía
Lấy 5 lá thầu dầu tía rửa sạch rồi cho vào giã nát với vài hạt muối tinh. Lấy hỗn hợp thu được đắp trực tiếp vào vùng búi trĩ sao cho lá thầu dầu tía tiếp xúc trực tiếp với búi trĩ và hậu môn. Cố định lại bằng băng gạc. Ngày thực hiện 1 – 2 lần. Kiên trì áp dụng sau 4 – 6 tuần sẽ thấy kích thước búi dom teo nhỏ dần.
Bài 4: Uống nước ép hoa thiên lí
Rửa sạch khoảng 100g hoa thiên lí và giã nát cùng 3g muối ăn. Chắt lấy nước cốt và có thể pha thêm nước lọc uống hàng ngày.
★★ Xem thêm: 15 Cây thuốc Nam chữa bệnh trĩ tại nhà
Tham khảo Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ
Gel bôi Cotripro với thành phần thảo dược tự nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung, tinh nghệ có khả năng thấm trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát khó chịu chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả.
Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát.
Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.
Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY
Làm búi trĩ thụt vào bằng thuốc bôi y tại chỗ
Các loại thuốc Tây y dạng uống hoặc dạng bôi, thuốc bôi dạng gel, dạng kem… dùng điều trị tại chỗ cũng là một cách làm búi trĩ thụt vào mà nhiều người bệnh lựa chọn. Một số thành phần thuốc bôi tại chỗ có tác dụng điều trị bệnh trĩ như:
Thành phần ngăn ngừa nhiễm khuẩn, sưng tấy và phù nề vùng hậu môn như:
- Neomycin
- Framycetin…
Thành phần ngăn chặn kích ứng, ngứa vùng hậu môn – trực tràng, giảm bớt tình trạng mất nước như:

- Lanolin
- Glycerin
- Kem kẽm Oxyd 10%
- Thuốc bôi Xylocaine Jelly 2%…
Thành phần làm bền tĩnh mạch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, tổn thương vùng búi dom như:
- Ephedrin sulfat 0,1-0,125%
- Phenylephrin HCl 0,25%, …
Thành phần thuốc giảm đau, chống viêm, tiêu sưng vùng hậu môn, búi dom:
- Lidocain 2-5%
- Hydrocortison 0,25-1%
- Benzocain 5-20%…
Làm co búi trĩ từ bên trong bằng thuốc uống
Các thành phần thuốc điều trị bệnh trĩ bằng đường uống có thể kể tới như:
Thành phần thuốc nhuận tràng như:
- Forlax dạng bột
- Sorbitol 5g
- Duphalac 10g/15ml
Thành phần làm bền thành mạch giúp giảm bớt sự giãn nở quá mức của các tĩnh trĩ cũng như hạn chế kích thước búi dom:

- Daflavon 500mg
- Biệt dược thuộc nhóm OPCs (oligomeric proantho cyaniding complexes)
Thành phần thuốc kháng viêm, giúp làm giảm phù nề vết thương:
- Alpha chymotripsin
- Biệt dược thuộc nhóm thuốc NSAIDs
- Glucocorticoid,…
Một số loại flavonoid có khả năng đối kháng tác dụng của các chất trung gian hóa học đồng thời làm tăng trương lực mạch máu như:
- Hesperidin
- Diosmin.
Thành phần thuốc giảm đau như:
- Thuốc Aracetamol
- Biệt dược thuộc nhóm NSAIDs…
Cách làm teo búi trĩ trong trường hợp sa búi trĩ nặng (Cấp độ 4)
Trường hợp này búi trĩ không còn khả năng tự thụt vào trong hậu môn nên việc điều trị theo cách dân gian hoặc dùng thuốc điều trị không có kết quả tích cực. Vì vậy, bệnh nhân nên tham khảo phương pháp ngoại khoa là tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ nhằm tránh trường hợp bệnh phát triển nặng và biến chứng.
Tuy nhiên, với phương pháp cắt bỏ búi trĩ, người bệnh chú ý thực hiện tốt việc giữ vệ sinh sau hậu phẫu, đồng thời bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, đậu… nhằm hỗ trợ việc điều trị bệnh hiệu quả.

Một số loại phẫu thuật cắt trĩ thường được áp dụng hiện này như:
- Cắt trĩ bằng phương pháp PPH
- Phẫu thuật Longo cắt búi trĩ
- Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT
- Cắt trĩ bằng tia Laser
- …
★★ Chi tiết: Cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất?
Búi trĩ teo giảm đồng nghĩa với việc bệnh trĩ đang có biến chuyển theo hướng tích cực. Vì vậy, người bệnh nên lựa chọn các phương pháp làm teo búi trĩ phù hợp để điều trị dứt điểm bệnh trĩ, giúp ngăn ngừa bệnh tái phát và có sức khỏe tốt, giúp ổn định chất lượng cuộc sống.
Cho tôi hỏi là 1 túyp của nó là bao nhiêu tiền?
Tôi bị triệu chứng đau rát khó chịu, búi trĩ sa ra ngoài dùng sản phẩm Cotripro được không?
Chào bạn Mai Hưng San! Cảm ơn bạn quan tâm. Trường hợp của bạn sử dụng Cotripro được nhé. Tình trạng của bạn có thể là trĩ nội độ 2-3. Sản phẩm với các thành phần thảo dược lành tính giúp giảm nhanh đau rát, chảy máu sau vài ngày đầu tiên, ngoài ra giúp làm bền thành mạch và phòng ngừa tái phát bạn nhé. Sử dụng Cotripro ngày 2 lần sáng và tối và để 7-10p cho sản phẩm thẩm thấu vào da khi đó mình sẽ mặc đồ. Để mua sản phẩm bạn có thể truy cập điểm bán theo link https://cotripro.vn/diem-ban/ hoặc liên hệ số tổng đài miễn phí cước 18006293 trong giờ hành chính để được hỗ trợ cụ thể. Chúc bạn nhiều sức khoẻ, cảm ơn bạn!
Chào bạn Trương thị duyên,
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến sản phẩm Cotripro-gel, sản phẩm có bán trên thị trường giá 290 ngàn/tuýp 25g dùng được 10-15 ngày, mua từ 3 tuýp giá giảm còn 280 ngàn, miễn phí vận chuyển từ 2 tuýp trở lên. Ngoài ra đang có chương trình tích điểm, cứ 1 tuýp= 2 điểm, đủ 6 điểm tặng 1 tuýp 10g bạn nhé.
Hiện sản phẩm có bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể vào link sau để tra điểm bán gần nhà nhất: https://cotripro.vn/diem-ban/
Cần tư vấn hỗ trợ bạn liên hệ tổng đài miễn cước phí 18006293 vào giờ hành chính.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.