Phân tiết lộ điều gì về bệnh trĩ của bạn?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Khi bị táo bón hay tiêu chảy liên tục, trong thời gian dài sẽ khiến thành tĩnh mạch của ruột bị tổn thương, gây ức chế lên thành tĩnh mạch, vùng xương chậu, vùng hậu môn. Đây là một nguyên nhân gây bệnh trĩ thường gặp nhất. Vì vậy, nhận biết mình đang bị táo bón hay tiêu chảy để có cách phòng bệnh trĩ là điều rất cần thiết. Đừng vội chủ quan rằng bạn đã hiểu dấu hiệu nào là táo bón hay tiêu chảy cho đến khi đọc xong bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là phân bình thường?

Thế nào là phân bình thường? 1

Màu sắc: Màu nâu đến nâu nhạt. Màu sắc của phân phụ thuộc vào chế độ ăn và mật ruột. Mật ruột là một chất lỏng có mầu vàng xanh giúp tiêu hóa chất béo. Phân của người khỏe mạnh cần phải đáp ứng được tiêu chí là phản ánh được hỗn hợp các tất cả các màu sắc của thực phẩm bạn ăn và cộng thêm màu của mật ruột, thông thường nó sẽ có màu nâu đến nâu nhạt.

Mùi: Hôi. Vi khuẩn trong phân tạo ra các khí có mùi khó chịu.

Cảm giác khi đại tiện: Không đau. Hoạt động của ruột bình thường và khỏe mạnh sẽ không gây đau khi đại tiện và cần phải rặn.

Cấu trúc: Mềm và vững chắc. Phân thành khuôn dài giống như hình của ruột và chỉ là một hình khối duy nhất hoặc một vài khối nhỏ là dấu hiệu cho thấy một đường ruột khỏe mạnh.

Tần suất: 1-2 lần đại tiện mỗi ngày. Hầu hết mọi người đi đại tiện mỗi ngày một lần, hoặc có thể lên đến 3 lần mỗi ngày. Một người nên đi đại tiện ít nhất 3 lần mỗi tuần.

Xếp hạng phân

Cách đơn giản để nhận biết chúng ta đang bị táo bón hay tiêu chảy là căn cứ vào phân, sản phẩm trực tiếp của quá trình làm việc từ hệ đường ruột. Bạn có thể dùng cách mà các bác sỹ vẫn sử dụng để mô tả các đặc điểm khác nhau của phân, được gọi là biểu đồ Bristol.

Xếp hạng phân 1

Loại thứ nhất

Phân có dạng thành từng viên tách rời và rất khô cứng, rất khó đi. Phân loại này đã ở trong ruột khá lâu và loại phân này cực kỳ khó đào thải ra ngoài. Nếu phân của bạn trông giống như thê này thì bạn đang bị táo bón nặng. Bạn cần có cách cải thiện ngay lập tức.

Thậm chí cả khi bạn vẫn đi đại tiện mỗi ngày và phân của bạn vẫn cứng và ra thành nhiều mảnh, cục riêng biệt, phải rặn để đẩy nó ra thì có nghĩa là bạn vẫn có thể bị táo bón. Nguyên nhân hay gặp nhất đó là không cung cấp đủ chất xơ.

Vậy nên hãy tăng cường ăn nhiều chất xơ nếu bạn không muốn tình trạng này kéo dài khiến việc đi đại tiện khó khăn và làm các triệu chứng của bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn.

Loại thứ 2

Phân có dạng dài như xúc xích, nhưng sần sùi. Loại phân này cũng là dấu hiệu của chứng táo bón. Hãy cố gắng ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước hơn.

Nếu phân của bạn “gầy” như một chiếc bút chì, đó cũng là biểu hiện của táo bón và rặn nhiều. Vì điều này ngăn cơ vòng hậu môn mở ra và làm hẹp đường cho phân ra ngoài. Thêm chất xơ vào bữa ăn có thể giải quyết vấn đề này.

Loại thứ 3

Đây là loại phân bình thường. Vì nó mềm mại và dễ dàng đi ra ngoài. Bạn chỉ cần mất 1 phút để đi ra hết loại phân này. Hãy duy trì phân bình thường ổn định bởi đây là trạng thái hệ tiêu hóa của bạn đang tốt nhất, việc đại tiện dễ dàng hơn và tình trạng bị trĩ chảy máu cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Xếp hạng phân 2
Phân đi dễ dàng giúp làm giảm tình trạng đi ngoài ra máu do trĩ

Loại thứ 4

Các bác sĩ nghĩ đây là loại phân mà mọi người nên có. Mỗi người có thói quen đi vệ sinh khác nhau nhưng lý tưởng nhất là bạn nên đi đại tiện mỗi ngày cho đến 3 ngày một lần.

Loại thứ 5

Rất dễ để tống chúng ra ngoài nhưng chúng khiến bạn phải vào nhà vệ sinh trong tình trạng hơi cấp bách một chút. Đó có thể là dấu hiệu của tiêu chảy nhẹ. Đa số các trường hợp phân lỏng, tiêu chảy nhẹ đều tự khỏi. Tuy nhiên, trong thời gian bị tiêu chảy chúng có thể làm bạn bị buốt hậu môn, khiến búi trĩ bị sưng đau do việc đi đại tiện nhiều lần hơn trong ngày.

Loại thứ 6

Nếu bạn có kiểu đi phân này nhiều hơn 3 lần một ngày thì chứng tỏ là bạn đang bị tiêu chảy. Hãy đảm bảo là bạn bù đủ  dịch  và muối khoáng bị mất khi bị tiêu chảy vừa và nặng. Nước lọc có lẽ là sự lựa chọn tốt nhưng bạn cũng có thể thay thế bằng nước hoa quả hoặc các loại soup hơi loãng.

Loại thứ 7

Loại phân được tống ra ngoài cực kỳ nhanh. Hãy đi khám bác sỹ nếu bạn đi phân lỏng kiểu này nhiều hơn 3 lần một ngày và tình trạng này kéo dài trong hai ngày. Bạn cũng nên đi kiểm tra với bác sỹ khi có dấu hiệu mất nước như khô miệng, lơ mơ, đau đầu, buồn nôn, đau bụng dữ dội hoặc sốt trên 380C.

Màu sắc phân

Biểu đồ Bristol không bao gồm màu sắc phân nhưng bạn vẫn rất thắc mắc về màu sắc phân thế nào là bình thường.

Nâu

Màu nâu được coi là màu bình thường của phân thì một số màu khác như nâu lục nhạt cũng có thể được coi là bình thường.

Xanh

Rau bina, cải xoăn, hoặc các loại thực phẩm màu xanh khác có thể gây ra phân màu xanh.

Tuy nhiên, phân màu xanh cũng có thể là một dấu hiệu thức ăn di chuyển qua ruột bạn quá nhanh- đồng nghĩa với tiêu chảy- bởi mật ruột không có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn. Nếu thay đổi chế độ ăn (giảm bớt thực phẩm xanh) mà phân vẫn có màu xanh thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Đỏ

Có hai trường hợp, một là bạn ăn quá nhiều thực phẩm có màu đỏ. Phân của bạn sẽ sớm quay về với màu sắc bình thường khi bạn ngừng ăn nó.

Hai là khả năng bạn bị xuất huyết đường tiêu hóa ở đoạn dưới chẳng hạn như trực tràng do có một vệt xước hoặc bệnh trĩ. Nếu bạn đi phân đỏ kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Đen

Nếu phân bạn có màu đen thì có thể do những nguyên nhân sau:

  • Uống bổ sung sắt, cam thảo đen, thuốc bismuth, ăn tiết canh….
  • Bị xuất huyết đường tiêu hóa đoạn trên – đây là vấn đề rất nghiêm trọng. Nếu như phân của bạn có màu đen hoặc màu giống bã cà phê, có mùi hôi và phân nát trông giống hỗn hợp nhựa đường thì đích thị bạn bị xuất huyết đường tiêu hóa trên chẳng hạn như dạ dày, ruột non.

Trắng

Nếu phân có màu trắng, xám hoặc nhạt có thể là do có vấn đề với gan hoặc túi mật hoặc phân hình thành do thiếu mật. Một số loại thuốc chống tiêu chảy cũng có thể gây ra phân trắng.

Cam

Phân có màu cam có thể từ các nguyên nhân sau:

  • Ăn quá nhiều những thực phẩm màu cam như cà rốt, khoai lang, bí ngô…
  • Uống một số loại thuốc kháng acid và thuốc kháng sinh rifampin
  • Do ống dẫn mật bị tắc.

Vàng

Phân màu vàng có thể là dấu hiệu bạn ăn quá nhiều chất béo. Điều này có thể là kết quả của các vấn đề về hấp thu hoặc khó sản xuất enzyme tiêu hoá (Lipase) hoặc mật.

Táo bón hay tiêu chảy là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến bệnh trĩ. Hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe qua các hình thái của phân để sớm có những điều trị sớm ngay từ ban đầu bạn nhé!

★★ Xem thêm:

Cập nhật lúc: 09/12/2023

Phân tiết lộ điều gì về bệnh trĩ của bạn?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Khi bị táo bón hay tiêu chảy liên tục, trong thời gian dài sẽ khiến thành tĩnh mạch của ruột bị tổn thương, gây ức chế lên thành tĩnh mạch, vùng xương chậu, vùng hậu môn. Đây là một nguyên nhân gây bệnh trĩ thường gặp nhất. Vì vậy, nhận biết mình đang bị táo bón hay tiêu chảy để có cách phòng bệnh trĩ là điều rất cần thiết. Đừng vội chủ quan rằng bạn đã hiểu dấu hiệu nào là táo bón hay tiêu chảy cho đến khi đọc xong bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là phân bình thường?

Thế nào là phân bình thường? 1

Màu sắc: Màu nâu đến nâu nhạt. Màu sắc của phân phụ thuộc vào chế độ ăn và mật ruột. Mật ruột là một chất lỏng có mầu vàng xanh giúp tiêu hóa chất béo. Phân của người khỏe mạnh cần phải đáp ứng được tiêu chí là phản ánh được hỗn hợp các tất cả các màu sắc của thực phẩm bạn ăn và cộng thêm màu của mật ruột, thông thường nó sẽ có màu nâu đến nâu nhạt.

Mùi: Hôi. Vi khuẩn trong phân tạo ra các khí có mùi khó chịu.

Cảm giác khi đại tiện: Không đau. Hoạt động của ruột bình thường và khỏe mạnh sẽ không gây đau khi đại tiện và cần phải rặn.

Cấu trúc: Mềm và vững chắc. Phân thành khuôn dài giống như hình của ruột và chỉ là một hình khối duy nhất hoặc một vài khối nhỏ là dấu hiệu cho thấy một đường ruột khỏe mạnh.

Tần suất: 1-2 lần đại tiện mỗi ngày. Hầu hết mọi người đi đại tiện mỗi ngày một lần, hoặc có thể lên đến 3 lần mỗi ngày. Một người nên đi đại tiện ít nhất 3 lần mỗi tuần.

Xếp hạng phân

Cách đơn giản để nhận biết chúng ta đang bị táo bón hay tiêu chảy là căn cứ vào phân, sản phẩm trực tiếp của quá trình làm việc từ hệ đường ruột. Bạn có thể dùng cách mà các bác sỹ vẫn sử dụng để mô tả các đặc điểm khác nhau của phân, được gọi là biểu đồ Bristol.

Xếp hạng phân 1

Loại thứ nhất

Phân có dạng thành từng viên tách rời và rất khô cứng, rất khó đi. Phân loại này đã ở trong ruột khá lâu và loại phân này cực kỳ khó đào thải ra ngoài. Nếu phân của bạn trông giống như thê này thì bạn đang bị táo bón nặng. Bạn cần có cách cải thiện ngay lập tức.

Thậm chí cả khi bạn vẫn đi đại tiện mỗi ngày và phân của bạn vẫn cứng và ra thành nhiều mảnh, cục riêng biệt, phải rặn để đẩy nó ra thì có nghĩa là bạn vẫn có thể bị táo bón. Nguyên nhân hay gặp nhất đó là không cung cấp đủ chất xơ.

Vậy nên hãy tăng cường ăn nhiều chất xơ nếu bạn không muốn tình trạng này kéo dài khiến việc đi đại tiện khó khăn và làm các triệu chứng của bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn.

Loại thứ 2

Phân có dạng dài như xúc xích, nhưng sần sùi. Loại phân này cũng là dấu hiệu của chứng táo bón. Hãy cố gắng ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước hơn.

Nếu phân của bạn “gầy” như một chiếc bút chì, đó cũng là biểu hiện của táo bón và rặn nhiều. Vì điều này ngăn cơ vòng hậu môn mở ra và làm hẹp đường cho phân ra ngoài. Thêm chất xơ vào bữa ăn có thể giải quyết vấn đề này.

Loại thứ 3

Đây là loại phân bình thường. Vì nó mềm mại và dễ dàng đi ra ngoài. Bạn chỉ cần mất 1 phút để đi ra hết loại phân này. Hãy duy trì phân bình thường ổn định bởi đây là trạng thái hệ tiêu hóa của bạn đang tốt nhất, việc đại tiện dễ dàng hơn và tình trạng bị trĩ chảy máu cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Xếp hạng phân 2
Phân đi dễ dàng giúp làm giảm tình trạng đi ngoài ra máu do trĩ

Loại thứ 4

Các bác sĩ nghĩ đây là loại phân mà mọi người nên có. Mỗi người có thói quen đi vệ sinh khác nhau nhưng lý tưởng nhất là bạn nên đi đại tiện mỗi ngày cho đến 3 ngày một lần.

Loại thứ 5

Rất dễ để tống chúng ra ngoài nhưng chúng khiến bạn phải vào nhà vệ sinh trong tình trạng hơi cấp bách một chút. Đó có thể là dấu hiệu của tiêu chảy nhẹ. Đa số các trường hợp phân lỏng, tiêu chảy nhẹ đều tự khỏi. Tuy nhiên, trong thời gian bị tiêu chảy chúng có thể làm bạn bị buốt hậu môn, khiến búi trĩ bị sưng đau do việc đi đại tiện nhiều lần hơn trong ngày.

Loại thứ 6

Nếu bạn có kiểu đi phân này nhiều hơn 3 lần một ngày thì chứng tỏ là bạn đang bị tiêu chảy. Hãy đảm bảo là bạn bù đủ  dịch  và muối khoáng bị mất khi bị tiêu chảy vừa và nặng. Nước lọc có lẽ là sự lựa chọn tốt nhưng bạn cũng có thể thay thế bằng nước hoa quả hoặc các loại soup hơi loãng.

Loại thứ 7

Loại phân được tống ra ngoài cực kỳ nhanh. Hãy đi khám bác sỹ nếu bạn đi phân lỏng kiểu này nhiều hơn 3 lần một ngày và tình trạng này kéo dài trong hai ngày. Bạn cũng nên đi kiểm tra với bác sỹ khi có dấu hiệu mất nước như khô miệng, lơ mơ, đau đầu, buồn nôn, đau bụng dữ dội hoặc sốt trên 380C.

Màu sắc phân

Biểu đồ Bristol không bao gồm màu sắc phân nhưng bạn vẫn rất thắc mắc về màu sắc phân thế nào là bình thường.

Nâu

Màu nâu được coi là màu bình thường của phân thì một số màu khác như nâu lục nhạt cũng có thể được coi là bình thường.

Xanh

Rau bina, cải xoăn, hoặc các loại thực phẩm màu xanh khác có thể gây ra phân màu xanh.

Tuy nhiên, phân màu xanh cũng có thể là một dấu hiệu thức ăn di chuyển qua ruột bạn quá nhanh- đồng nghĩa với tiêu chảy- bởi mật ruột không có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn. Nếu thay đổi chế độ ăn (giảm bớt thực phẩm xanh) mà phân vẫn có màu xanh thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Đỏ

Có hai trường hợp, một là bạn ăn quá nhiều thực phẩm có màu đỏ. Phân của bạn sẽ sớm quay về với màu sắc bình thường khi bạn ngừng ăn nó.

Hai là khả năng bạn bị xuất huyết đường tiêu hóa ở đoạn dưới chẳng hạn như trực tràng do có một vệt xước hoặc bệnh trĩ. Nếu bạn đi phân đỏ kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Đen

Nếu phân bạn có màu đen thì có thể do những nguyên nhân sau:

  • Uống bổ sung sắt, cam thảo đen, thuốc bismuth, ăn tiết canh….
  • Bị xuất huyết đường tiêu hóa đoạn trên – đây là vấn đề rất nghiêm trọng. Nếu như phân của bạn có màu đen hoặc màu giống bã cà phê, có mùi hôi và phân nát trông giống hỗn hợp nhựa đường thì đích thị bạn bị xuất huyết đường tiêu hóa trên chẳng hạn như dạ dày, ruột non.

Trắng

Nếu phân có màu trắng, xám hoặc nhạt có thể là do có vấn đề với gan hoặc túi mật hoặc phân hình thành do thiếu mật. Một số loại thuốc chống tiêu chảy cũng có thể gây ra phân trắng.

Cam

Phân có màu cam có thể từ các nguyên nhân sau:

  • Ăn quá nhiều những thực phẩm màu cam như cà rốt, khoai lang, bí ngô…
  • Uống một số loại thuốc kháng acid và thuốc kháng sinh rifampin
  • Do ống dẫn mật bị tắc.

Vàng

Phân màu vàng có thể là dấu hiệu bạn ăn quá nhiều chất béo. Điều này có thể là kết quả của các vấn đề về hấp thu hoặc khó sản xuất enzyme tiêu hoá (Lipase) hoặc mật.

Táo bón hay tiêu chảy là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến bệnh trĩ. Hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe qua các hình thái của phân để sớm có những điều trị sớm ngay từ ban đầu bạn nhé!

★★ Xem thêm:

Cập nhật lúc: 09/12/2023

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...