Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng ở phía trong hoặc xung quanh hậu môn, hoặc trực tràng dưới. Đây là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải, nhưng ít được thảo luận cởi mở vì thuộc danh sách bệnh “nhạy cảm”. Nhưng việc giữ bí mật này có thể tạo ra sự bối rối và thậm chí bí ẩn đối với bạn, về một vấn đề thực sự không hề phức tạp.
Mục lục
- Quan niệm: Bạn sẽ biết mình mắc bệnh trĩ khi bạn thấy đau.
- Quan niệm: Chỉ người già mới mắc bệnh trĩ
- Quan niệm: Thực phẩm cay gây bệnh trĩ
- Quan niệm: Những gì bạn ăn không ảnh hưởng đến bệnh trĩ
- Quan niệm: Ngồi trên bề mặt rất lạnh hoặc rất nóng sẽ gây ra bệnh trĩ
- Quan niệm: Nên tránh tập thể dục nếu bạn bị bệnh trĩ
- Quan niệm: Điều trị bệnh trĩ cần phẫu thuật
- Quan niệm: Không có cách điều trị bệnh trĩ dứt điểm và chúng sẽ không bao giờ lành
- Quan niệm: Bệnh trĩ làm tăng nguy cơ ung thư
Quan niệm: Bạn sẽ biết mình mắc bệnh trĩ khi bạn thấy đau.
Sự thật: Không nhất thiết. Bạn có thể mắc bệnh trĩ nội và ngoại. Trĩ nội xuất hiện phía trong hậu môn và những búi trĩ này thường không gây đau đớn, nhưng có thể gây chảy máu. Trĩ ngoại phình ra bên ngoài hậu môn, tuy nhiên, có thể rất đau đớn. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn bị đau hoặc chảy máu khi đi tiêu.
Quan niệm: Chỉ người già mới mắc bệnh trĩ
Sự thật: Mọi người có thể phát triển bệnh trĩ ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tỉ lệ mắc bệnh này ở người già đúng là cao hơn. Khi con người già đi, các mô liên kết giữa hậu môn và trực tràng suy yếu, khiến họ dễ mắc bệnh trĩ hơn. Nhưng mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh trĩ – do nguyên nhân phổ biến của bệnh trĩ là áp lực căng thẳng lên hậu môn, thường liên quan đến chứng táo bón hoặc tiêu chảy, ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài; áp lực lên bụng khi mang thai khiến các tĩnh mạch bị sưng lên, cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ.
Quan niệm: Thực phẩm cay gây bệnh trĩ
Sự thật: Điều này là sai. Bệnh trĩ là do áp lực căng thẳng đè lên các tĩnh mạch gần hậu môn. Đây là kết quả của áp lực lên mạch máu, không phải do bất cứ điều gì xảy ra trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Một báo cáo về điều trị bệnh trĩ được công bố vào tháng 9 năm 2014 trên Tạp chí Y học New England lưu ý rằng một thử nghiệm lâm sàng cho thấy các triệu chứng không trở nên tồi tệ hơn ở những người ăn ớt cay.
Quan niệm: Những gì bạn ăn không ảnh hưởng đến bệnh trĩ
Sự thật: Táo bón là một trong những yếu tố rủi ro lớn nhất để phát triển bệnh trĩ. Ăn một chế độ ăn giàu chất xơ và giữ nước tốt có thể giúp giữ cho nhu động ruột mềm mại và ngăn ngừa táo bón và căng thẳng. Hiệp hội bác sĩ phẫu thuật đại tràng và trực tràng Hoa Kỳ (ASCRS) khuyên bạn nên tiêu thụ 20 đến 35 gram chất xơ mỗi ngày. Tránh ăn một số thực phẩm có ít hoặc không có chất xơ (có thể kích hoạt táo bón và căng thẳng trong quá trình đi tiêu), bao gồm:
- phô mai
- khoai tây chiên
- thức ăn nhanh
- kem
- thực phẩm chế biến sẵn
Quan niệm: Ngồi trên bề mặt rất lạnh hoặc rất nóng sẽ gây ra bệnh trĩ
Sự thật: Nhiệt độ của một bề mặt mà bạn ngồi không gây ra bệnh trĩ, cũng không có bất kỳ tác động nào đối với những người hiện đang mắc phải tình trạng này. Không quan trọng nhiệt độ của ghế là gì, quan trọng là bạn ngồi bao lâu.
Quan niệm: Nên tránh tập thể dục nếu bạn bị bệnh trĩ
Sự thật: Tập thể dục thực sự là một phần quan trọng để tránh bệnh trĩ, trừ những trường hợp ngoại lệ như nâng tạ nặng bằng kỹ thuật kém, nín thở trong khi nâng – có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ hoặc làm cho bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn. Trong hầu hết các trường hợp, tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa táo bón và giảm nguy cơ bệnh trĩ.
Quan niệm: Điều trị bệnh trĩ cần phẫu thuật
Sự thật: Bệnh trĩ có thể được điều trị bằng phương pháp bảo tồn, không cần đến phẫu thuật, nếu bạn đang ở giai đoạn nhẹ. Nền tảng của điều trị bệnh trĩ là thay đổi chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sống. Ít hơn 10 phần trăm những người mắc bệnh trĩ cần phẫu thuật.
Quan niệm: Không có cách điều trị bệnh trĩ dứt điểm và chúng sẽ không bao giờ lành
Có một số phương pháp điều trị hiệu quả để kiểm soát cơn đau trĩ, như dùng kem thoa trĩ, uống thuốc hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, giảm các triệu chứng của trĩ. Bạn cũng có thể kiểm soát tình trạng thông qua chế độ ăn uống – nếu táo bón là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ của bạn, bạn có thể làm tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn và nỗ lực để giữ cho phân mềm và đi tiêu đều đặn.
Quan niệm: Bệnh trĩ làm tăng nguy cơ ung thư
Sự thật: Không có bằng chứng nào cho thấy bệnh trĩ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Một mối quan tâm duy nhất với bệnh trĩ là những người có tiền sử bệnh trĩ đôi khi có thể bị chảy máu khi đi tiêu và bỏ lỡ các dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư. Nếu bạn trên 50 tuổi hoặc có người trong gia đình trực tiếp bị ung thư đại trực tràng, bạn nên chú ý đến bất kỳ thay đổi nào trong các triệu chứng tiêu hóa mới đi kèm với các triệu chứng bệnh trĩ thông thường.
Gửi câu hỏi cho chuyên gia