Bị trĩ có nội soi đại tràng được không? Một số lưu ý cần biết

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Còn gì tồi tệ hơn khi bạn đang phải chịu đựng những cơn đau đến từ bệnh trĩ và đại tràng dường như đang cảnh báo có tổn thương bên trong, muốn được phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Nhưng đừng lo, bạn không cô đơn đâu bởi có rất nhiều người đang gặp phải vấn đề Bị trĩ có nội soi đại tràng được không? Để giải đáp được chính xác câu hỏi trên, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

I. Nội soi đại tràng là gì?

Trước khi giải quyết vấn đề bị trĩ liệu có nội soi dạ dày được không, chúng ta cùng tìm hiểu qua về phương pháp nội soi đại tràng trước nhé. 

Nội soi đại tràng là một xét nghiệm bằng hình ảnh qua đường hậu môn để quan sát được bên trong lòng đại tràng của người bệnh. Mục đích chính của phương pháp này là dùng để sàng lọc và phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến đại trực tràng như ung thư đại trực tràng hoặc Polyp đại tràng (là những tổn thương mọc lên ở dạng lành tính không phải ung thư trong đại trực tràng. Hoặc polyp cũng có thể là các tổn thương tiền ung thư của đại trực tràng nếu người bệnh không phát hiện và loại bỏ kịp thời).

Bị trĩ có nội soi đại tràng được không

Giải đáp bị trĩ liệu có nội soi đại tràng được không

Vậy bệnh trĩ có liên quan đến đại tràng không? Sự thật là trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể mắc phải cả bệnh trĩ và bệnh lý liên quan đến đại tràng. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng thì không chuẩn đoán chính xác được. Nên để có kết luận đúng, bệnh nhân phải nội soi đại tràng.

II. Bị trĩ có nội soi đại tràng được không?

Vì nội soi đại tràng là một phương pháp xét nghiệm chẩn đoán thông qua đường hậu môn nên có rất nhiều bệnh nhân trĩ bị lo lắng khi cần thực hiện nội soi đại tràng.

Vậy khi bị trĩ có nội soi đại tràng được không? Tùy thuộc vào từng trường hợp người bệnh, từng mức độ bệnh trĩ nặng hoặc nhẹ ở thời điểm hiện tại mà bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc, đưa ra chỉ định có nên nội soi đại tràng khi bị trĩ không? Thông thường, sẽ là nếu người mắc bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ và vẫn có thể tiến hành nội soi đại tràng. Nhưng sẽ là KHÔNG nếu bệnh trĩ đã phát triển đến giai đoạn nặng, việc luồn ống nội soi qua hậu môn sẽ khiến tình trạng nặng hơn. 

Bị trĩ có nội soi đại tràng được khôngBị trĩ ở mức độ nhẹ có thể nội soi đại tràng

Các búi trĩ nằm ở phần trực tràng rất dễ bị chảy máu và tổn thương, dễ viêm nhiễm. Nếu búi trĩ lớn (ở bệnh trĩ độ nặng) bị tác động bởi một lực mạnh của ống nội soi đại tràng thì có thể khiến mức độ căng phồng búi trĩ quá mức dẫn đến vỡ búi trĩ, gây chảy máu nhiều, rất đau đớn và khó chịu cho người bệnh.

Vì thế, việc luồn ống soi từ hậu môn để nội soi đại tràng cần phải cân nhắc tùy thuộc vào từng mức độ bệnh trĩ để giảm thiểu tối đa những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra với người bệnh trĩ. Đồng thời, ngoài nội soi để chẩn đoán bệnh lý ở đại tràng, bạn có thể làm các xét nghiệm hay chụp chiếu khác như xét nghiệm phân, siêu âm…

III. Nội soi đại tràng khi bị trĩ có gây chảy máu không?

Sau khi đã có câu trả lời cho vấn đề bị trĩ có nội soi đại tràng được không, chắc hẳn đối với những người đang bị trĩ ở mức độ nhẹ sẽ lo lắng liệu lúc nội soi có gây chảy máu. Thực tế, nếu bị trĩ ở giai đoạn nhẹ thì khi tiến hành nội soi đại tràng có thể không gây chảy máu hoặc chỉ chảy máu trĩ ít tùy thuộc vào kích thước và sức căng phồng búi trĩ.

Bị trĩ có nội soi đại tràng được khôngNội soi đại tràng có thể gây chảy máu chút ít

Ngoài ra, nội soi đại tràng khi bị trĩ cấp độ nhẹ cũng không gây cảm giác quá đau đớn. Tuy nhiên một số trường hợp sẽ phải trải qua cảm giác:

  • Căng tức khó chịu ở vùng hậu môn hoặc đôi khi có cảm giác mót đại tiện.
  • Một số trường hợp có thể bị đau do mạc đại tràng bị kéo căng hơn. Hãy nói cho bác sĩ biết đang bị đau trong trường hợp này để bác sĩ có các biện pháp xử lý.
  • Các tình trạng đau khó chịu hoặc chảy máu búi trĩ (chảy ít máu) sẽ tự hết sau khi hoàn thành nội soi đại tràng.

IV. Quy trình nội soi đại tràng khi bị trĩ

Dưới đây là một quy trình khi bạn tới bệnh viện để nội soi đại tràng khi đang bị bệnh trĩ.

 - Bước 1: Khám lâm sàng và cận lâm sàng để biết tình trạng bệnh trĩ hiện tại

Người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa tiến hành khám lâm sàng (thông qua việc kiểm tra hậu môn, búi trĩ bằng mắt thường) và các phương pháp khám cận lâm sàng (siêu âm, chụp X-quang…) nếu cần thiết. Từ đó đưa ra chỉ định có nên nội soi đại tràng khi bị trĩ hay không?

 - Bước 2: Chuẩn bị nội soi đại tràng

Nếu có chỉ định tiến hành nội soi đại tràng, người bệnh sẽ được dùng uống thuốc xổ để loại bỏ các chất thải còn tồn đọng trong đại trực tràng. Từ đó giúp việc ghi nhận hình ảnh và phát hiện bệnh (nếu có) dễ dàng hơn.

 - Bước 3: Thực hiện nội soi đại tràng khi bị bệnh trĩ nhẹ

Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra bên ngoài cơ vòng + đường lực hậu môn. Bệnh nhân được hướng dẫn tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng sang bên trái. Trong đó:

  • Tư thế nằm ngửa giúp người bệnh dễ thở hơn, bác sĩ kiểm tra được phần thành bụng do ánh sáng có thể chiếu qua.
  • Tư thế nằm nghiêng trái nhằm kiểm tra phần đại tràng Sigma có vấn đề gì không?

 - Bước 4: Kết luận

Dựa vào các hình ảnh và mẫu sinh thiết (đã được kiểm tra, nếu có) bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán với tình trạng của người bệnh.

V. Trước khi nội soi đại tràng khi bị trĩ cần lưu ý điều gì?

Với những người bị bệnh trĩ nhẹ, có thể nội soi đại tràng được nhưng để đảm bảo an toàn, cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Người bệnh nên nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi tiến hành nội soi. Chỉ nên uống nước lọc để thanh lọc ruột cũng như giảm mệt mỏi sau khi dùng thuốc xổ.
  • Tuyệt đối không uống các loại sữa, các loại café, trà đặc, bia, rượu, đồ uống có gas…từ 21h buổi tối hôm trước khi tiến hành nội soi trực tràng.
  • Không nên uống các loại sữa trước ngày tiến hành nội soi đại tràng. Đồng thời không nên ăn, uống các loại thực phẩm hoặc đồ uống có màu đỏ, tím… trước ngày nội soi đại trực tràng. Điều này để phòng trường hợp đại tràng nhiễm màu thực phẩm khiến bác sĩ gặp khó khăn trong quá trình quan sát và chẩn đoán.
  • Trước ngày nội soi cũng nên tránh ăn các thực phẩm có tính nóng trong để tránh táo bón. Thay vào đó nên dùng các món ăn mềm, dễ tiêu như các món cháo, soup, món hầm…
  • Nên đi nội soi đại tràng vào buổi sáng sớm vì lúc này cơ thể đã đào thải gần hết chất cặn bã. Và người bệnh có thể nhịn ăn được, không bị mất sức vì nhịn ăn trong thời gian dài.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thảo dược hoặc thuốc đang dùng. Để có hướng tiếp tục dùng uống hoặc ngừng.

Bị trĩ có nội soi đại tràng được khôngNên uống nước lọc để thanh lọc ruột tốt

Phụ nữ đang ngày “đèn đỏ”; phụ nữ đang mang thai được khuyến cáo không nên nội soi trực tràng. Trong nhiều trường hợp đặc biệt thì cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. Sau khi kết thúc quá trình nội soi có thể xảy ra tình trạng đau rát hậu môn. Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ dần hết trong 1 – 2 giờ, nên người bệnh không cần quá lo lắng. Người mắc trĩ độ nhẹ sau khi nội soi bị chảy máu hậu môn không tự ngưng thì cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử lý kịp thời.

Hy vọng thông qua bài biết này, bạn đã có được câu trả lời chính xác cho thắc mắc “ Bị trĩ có nội soi đại tràng được không” và những lưu ý cần thiết cần phải nhớ trước khi nội soi. Bệnh trĩ và đại tràng là những bệnh lý tuy có thể không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng lại gây cho chúng ta bao phiền toái trong cuộc sống hằng ngày. Mặt khác nếu không điều trị kịp có thể sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn và hình thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Nên hãy cố gắng đi khám và điều trị sớm nhé.

★★ Tìm đọc thêm:

Cập nhật lúc: 15/12/2023

Bị trĩ có nội soi đại tràng được không? Một số lưu ý cần biết

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Còn gì tồi tệ hơn khi bạn đang phải chịu đựng những cơn đau đến từ bệnh trĩ và đại tràng dường như đang cảnh báo có tổn thương bên trong, muốn được phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Nhưng đừng lo, bạn không cô đơn đâu bởi có rất nhiều người đang gặp phải vấn đề Bị trĩ có nội soi đại tràng được không? Để giải đáp được chính xác câu hỏi trên, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

I. Nội soi đại tràng là gì?

Trước khi giải quyết vấn đề bị trĩ liệu có nội soi dạ dày được không, chúng ta cùng tìm hiểu qua về phương pháp nội soi đại tràng trước nhé. 

Nội soi đại tràng là một xét nghiệm bằng hình ảnh qua đường hậu môn để quan sát được bên trong lòng đại tràng của người bệnh. Mục đích chính của phương pháp này là dùng để sàng lọc và phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến đại trực tràng như ung thư đại trực tràng hoặc Polyp đại tràng (là những tổn thương mọc lên ở dạng lành tính không phải ung thư trong đại trực tràng. Hoặc polyp cũng có thể là các tổn thương tiền ung thư của đại trực tràng nếu người bệnh không phát hiện và loại bỏ kịp thời).

Bị trĩ có nội soi đại tràng được không

Giải đáp bị trĩ liệu có nội soi đại tràng được không

Vậy bệnh trĩ có liên quan đến đại tràng không? Sự thật là trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể mắc phải cả bệnh trĩ và bệnh lý liên quan đến đại tràng. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng thì không chuẩn đoán chính xác được. Nên để có kết luận đúng, bệnh nhân phải nội soi đại tràng.

II. Bị trĩ có nội soi đại tràng được không?

Vì nội soi đại tràng là một phương pháp xét nghiệm chẩn đoán thông qua đường hậu môn nên có rất nhiều bệnh nhân trĩ bị lo lắng khi cần thực hiện nội soi đại tràng.

Vậy khi bị trĩ có nội soi đại tràng được không? Tùy thuộc vào từng trường hợp người bệnh, từng mức độ bệnh trĩ nặng hoặc nhẹ ở thời điểm hiện tại mà bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc, đưa ra chỉ định có nên nội soi đại tràng khi bị trĩ không? Thông thường, sẽ là nếu người mắc bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ và vẫn có thể tiến hành nội soi đại tràng. Nhưng sẽ là KHÔNG nếu bệnh trĩ đã phát triển đến giai đoạn nặng, việc luồn ống nội soi qua hậu môn sẽ khiến tình trạng nặng hơn. 

Bị trĩ có nội soi đại tràng được khôngBị trĩ ở mức độ nhẹ có thể nội soi đại tràng

Các búi trĩ nằm ở phần trực tràng rất dễ bị chảy máu và tổn thương, dễ viêm nhiễm. Nếu búi trĩ lớn (ở bệnh trĩ độ nặng) bị tác động bởi một lực mạnh của ống nội soi đại tràng thì có thể khiến mức độ căng phồng búi trĩ quá mức dẫn đến vỡ búi trĩ, gây chảy máu nhiều, rất đau đớn và khó chịu cho người bệnh.

Vì thế, việc luồn ống soi từ hậu môn để nội soi đại tràng cần phải cân nhắc tùy thuộc vào từng mức độ bệnh trĩ để giảm thiểu tối đa những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra với người bệnh trĩ. Đồng thời, ngoài nội soi để chẩn đoán bệnh lý ở đại tràng, bạn có thể làm các xét nghiệm hay chụp chiếu khác như xét nghiệm phân, siêu âm…

III. Nội soi đại tràng khi bị trĩ có gây chảy máu không?

Sau khi đã có câu trả lời cho vấn đề bị trĩ có nội soi đại tràng được không, chắc hẳn đối với những người đang bị trĩ ở mức độ nhẹ sẽ lo lắng liệu lúc nội soi có gây chảy máu. Thực tế, nếu bị trĩ ở giai đoạn nhẹ thì khi tiến hành nội soi đại tràng có thể không gây chảy máu hoặc chỉ chảy máu trĩ ít tùy thuộc vào kích thước và sức căng phồng búi trĩ.

Bị trĩ có nội soi đại tràng được khôngNội soi đại tràng có thể gây chảy máu chút ít

Ngoài ra, nội soi đại tràng khi bị trĩ cấp độ nhẹ cũng không gây cảm giác quá đau đớn. Tuy nhiên một số trường hợp sẽ phải trải qua cảm giác:

  • Căng tức khó chịu ở vùng hậu môn hoặc đôi khi có cảm giác mót đại tiện.
  • Một số trường hợp có thể bị đau do mạc đại tràng bị kéo căng hơn. Hãy nói cho bác sĩ biết đang bị đau trong trường hợp này để bác sĩ có các biện pháp xử lý.
  • Các tình trạng đau khó chịu hoặc chảy máu búi trĩ (chảy ít máu) sẽ tự hết sau khi hoàn thành nội soi đại tràng.

IV. Quy trình nội soi đại tràng khi bị trĩ

Dưới đây là một quy trình khi bạn tới bệnh viện để nội soi đại tràng khi đang bị bệnh trĩ.

 - Bước 1: Khám lâm sàng và cận lâm sàng để biết tình trạng bệnh trĩ hiện tại

Người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa tiến hành khám lâm sàng (thông qua việc kiểm tra hậu môn, búi trĩ bằng mắt thường) và các phương pháp khám cận lâm sàng (siêu âm, chụp X-quang…) nếu cần thiết. Từ đó đưa ra chỉ định có nên nội soi đại tràng khi bị trĩ hay không?

 - Bước 2: Chuẩn bị nội soi đại tràng

Nếu có chỉ định tiến hành nội soi đại tràng, người bệnh sẽ được dùng uống thuốc xổ để loại bỏ các chất thải còn tồn đọng trong đại trực tràng. Từ đó giúp việc ghi nhận hình ảnh và phát hiện bệnh (nếu có) dễ dàng hơn.

 - Bước 3: Thực hiện nội soi đại tràng khi bị bệnh trĩ nhẹ

Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra bên ngoài cơ vòng + đường lực hậu môn. Bệnh nhân được hướng dẫn tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng sang bên trái. Trong đó:

  • Tư thế nằm ngửa giúp người bệnh dễ thở hơn, bác sĩ kiểm tra được phần thành bụng do ánh sáng có thể chiếu qua.
  • Tư thế nằm nghiêng trái nhằm kiểm tra phần đại tràng Sigma có vấn đề gì không?

 - Bước 4: Kết luận

Dựa vào các hình ảnh và mẫu sinh thiết (đã được kiểm tra, nếu có) bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán với tình trạng của người bệnh.

V. Trước khi nội soi đại tràng khi bị trĩ cần lưu ý điều gì?

Với những người bị bệnh trĩ nhẹ, có thể nội soi đại tràng được nhưng để đảm bảo an toàn, cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Người bệnh nên nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi tiến hành nội soi. Chỉ nên uống nước lọc để thanh lọc ruột cũng như giảm mệt mỏi sau khi dùng thuốc xổ.
  • Tuyệt đối không uống các loại sữa, các loại café, trà đặc, bia, rượu, đồ uống có gas…từ 21h buổi tối hôm trước khi tiến hành nội soi trực tràng.
  • Không nên uống các loại sữa trước ngày tiến hành nội soi đại tràng. Đồng thời không nên ăn, uống các loại thực phẩm hoặc đồ uống có màu đỏ, tím… trước ngày nội soi đại trực tràng. Điều này để phòng trường hợp đại tràng nhiễm màu thực phẩm khiến bác sĩ gặp khó khăn trong quá trình quan sát và chẩn đoán.
  • Trước ngày nội soi cũng nên tránh ăn các thực phẩm có tính nóng trong để tránh táo bón. Thay vào đó nên dùng các món ăn mềm, dễ tiêu như các món cháo, soup, món hầm…
  • Nên đi nội soi đại tràng vào buổi sáng sớm vì lúc này cơ thể đã đào thải gần hết chất cặn bã. Và người bệnh có thể nhịn ăn được, không bị mất sức vì nhịn ăn trong thời gian dài.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thảo dược hoặc thuốc đang dùng. Để có hướng tiếp tục dùng uống hoặc ngừng.

Bị trĩ có nội soi đại tràng được khôngNên uống nước lọc để thanh lọc ruột tốt

Phụ nữ đang ngày “đèn đỏ”; phụ nữ đang mang thai được khuyến cáo không nên nội soi trực tràng. Trong nhiều trường hợp đặc biệt thì cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. Sau khi kết thúc quá trình nội soi có thể xảy ra tình trạng đau rát hậu môn. Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ dần hết trong 1 – 2 giờ, nên người bệnh không cần quá lo lắng. Người mắc trĩ độ nhẹ sau khi nội soi bị chảy máu hậu môn không tự ngưng thì cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử lý kịp thời.

Hy vọng thông qua bài biết này, bạn đã có được câu trả lời chính xác cho thắc mắc “ Bị trĩ có nội soi đại tràng được không” và những lưu ý cần thiết cần phải nhớ trước khi nội soi. Bệnh trĩ và đại tràng là những bệnh lý tuy có thể không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng lại gây cho chúng ta bao phiền toái trong cuộc sống hằng ngày. Mặt khác nếu không điều trị kịp có thể sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn và hình thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Nên hãy cố gắng đi khám và điều trị sớm nhé.

★★ Tìm đọc thêm:

Cập nhật lúc: 15/12/2023

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...