Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 35 tuổi, làm thợ may trong một xưởng may tại Hải Dương. Cách đây khoảng một tháng, tôi phát hiện mình bị chảy máu khi đi đại tiện. Ban đầu tôi nghĩ do gần đây phải tăng ca làm cho kịp hàng Tết, sinh hoạt thất thường nên tôi mới bị vậy. Tôi thay đổi cách sinh hoạt hàng ngày, ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ và xin không tăng ca nữa để phục hồi sức khỏe. Nhưng tôi thấy bệnh đi ngoài ra máu của tôi không những không thuyên giảm mà còn bị nặng hơn. Mỗi lần tôi đi đại tiện máu đều chảy ra nhiều, máu có màu đỏ tươi và vùng hậu môn, quanh hậu môn rất đau rát, ẩm ướt. Tôi lên mạng tìm hiểu thì được biết đi cầu ra máu là dấu hiệu của nhiều căn bệnh như: bệnh trĩ, bệnh polyp hậu môn, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày… khiến tôi vô cùng lo lắng. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi tôi bị đi ngoài ra máu tươi, đau rát hậu môn là bệnh gì? Tôi xin cảm ơn bác sĩ!
(Nguyễn Thị Ngọc, Hưng Yên)
Trả lời
Chào chị Ngọc,
Lời đầu cotripro.vn xin cảm ơn chị đã gửi câu hỏi tới chúng tôi. Với thắc mắc: "Đi ngoài ra máu tươi, đau rát hậu môn là bệnh gì?" của chị, chúng tôi xin được phép trả lời như sau:
Đi ngoài ra máu tươi, đau rát hậu môn là bệnh gì?
Đúng như những điều chị đã tìm hiểu trên mạng, đi ngoài ra máu là biểu hiện của nhiều loại bệnh nguy hiểm khác nhau và điển hình là 5 loại bệnh: Bệnh trĩ, bệnh ung thư đại trực tràng, bệnh ung thư dạ dày, bệnh polyp hậu môn, bệnh kiết lỵ. Tuy nhiên, ngoài triệu chứng đi cầu ra máu, tùy thuộc vào từng dấu hiệu bệnh đi kèm khác nhau mà người bệnh có thể mắc các bệnh khác nhau cụ thể như:
Hình ảnh trực tràng và bệnh ung thư đại trực tràng
1. Bệnh ung thư đại trực tràng: Người bệnh có dấu hiệu đi cầu ra máu nhưng máu lẫn vào bên trong phân nên rất khó phát hiện bằng mắt thường. Một số trường hợp phát hiện ra bệnh khi đi khám sức khỏe định kì hàng năm. Còn một số bệnh nhân khác phát hiện bệnh dựa vào các dấu hiệu kèm theo như: đi đại tiện khó khăn, tiểu tiện không tự chủ, xảy ra táo bón kinh niên, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi và có thể bị tiểu dắt, tiểu buốt (do khối u phát triển to và chèn vào bàng quang); cơ thể người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, sụt cân không nhanh nhưng không rõ lý do.
2. Bệnh polyp hậu môn: đây có thể hiểu là sự tăng sinh kích thước các khối u trong lòng trực tràng. Bên cạnh chứng đi ngoài ra máu tươi bệnh polyp hậu môn còn xảy ra kèm theo một số dấu hiệu bệnh như: rối loạn tiêu hóa, phân có nhầy.
3. Bệnh nứt kẽ hậu môn: chứng nứt kẽ hậu môn khiến máu tươi chảy ra mỗi khi người bệnh rặn đại tiện. Đi kèm với đó, người bệnh sẽ gặp phải cảm giác đau đớn, nứt hậu môn khi đi đại tiện, tuy nhiên lượng máu chảy ra không nhiều. Đây cũng là căn bệnh ít nguy hiểm nhất trong các căn bệnh có triệu chứng đi cầu ra máu.
4. Bệnh kiết lỵ: bệnh kiết lỵ có một số biểu hiện bệnh dễ nhận biết như: người bệnh có cảm giác đau bụng dữ dội, đi cầu ra máu và máu lẫn cùng phân, phân lỏng (trường hợp nặng phân có thể thành dạng nước) và kèm theo chất nhầy, có cảm giác mót đại tiện liên tục nhưng không thể rặn ra phân hoặc chỉ rặn ra máu và chất nhầy.
5. Bệnh trĩ
Đi cầu ra máu tươi là triệu chứng đầu tiên và dễ nhận biết nhất khi bị mắc bệnh trĩ. Khác với bệnh ung thư đại trực tràng, người bệnh trĩ có thể nhìn rõ chứng đi ngoài ra máu bằng mắt thường vì máu có màu đỏ tươi thường chảy ra sau phân và không lẫn vào phân. Chứng đi cầu ra máu ở người bệnh trĩ sẽ phát triển mạnh hơn, máu chảy nhiều hơn khi bệnh nặng hơn.
Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại đều có triệu chứng điển hình là đi cầu ra máu
Ngoài ra, bệnh trĩ còn một số triệu chứng đi kèm khác như: xảy ra hiện tượng sa búi trĩ, xuất hiện chất nhầy ở búi trĩ và quanh khu vực hậu môn khiến hậu môn, búi trĩ luôn ẩm ướt và dễ bị nhiễm trùng, có cảm giác đau rát khi đi đại tiện. Các triệu chứng này nếu không được điều trị từ giai đoạn đầu, bệnh trĩ có thể phát triển nhanh chóng lên các giai đoạn nặng như trĩ cấp độ 3, trĩ cấp độ 4 hoặc có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Với các triệu chứng bệnh như chị Ngọc đã kể ở trên thì rất có khả năng chị đang bị mắc bệnh trĩ - căn bệnh khá phổ biến ở nước ta. Vì vậy để tìm chính xác bệnh cũng như điều trị bệnh kịp thời, chị nên tới thăm khám bệnh tại các cơ sở y tế uy tín. Việc điều trị bệnh trĩ sớm không chỉ bảo vệ sức khỏe bản thân, chấm dứt sự đau đớn khó chịu và nỗi lo lắng về căn bệnh này mà còn khiến việc điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn, ngăn chặn các biến chứng bệnh, tiết kiệm công sức, thời gian và tiền bạc điều trị bệnh.
Chị có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về bệnh trĩ qua bài viết sau:
Một số lối sinh hoạt tốt cho người mắc bệnh trĩ
Một chế độ ăn uống và rèn luyện sức khỏe hàng ngày tốt giúp hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị bệnh trĩ cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát sau khi khỏi. Dưới đây là một số thói quen tốt bệnh nhân trĩ có thể tham khảo nhé:
Chất xơ và rau xanh là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu với người bệnh đi cầu ra máu
- Ăn nhiều chất xơ: Chế độ ăn uống hàng ngày bổ sung nhiều rau xanh và chất xơ không chỉ tốt cho sức khỏe người bệnh, bổ sung các vitamin cho cơ thể mà còn giúp người bệnh ngăn ngừa và điều trị chứng táo bón - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ.
- Uống nhiều nước hàng ngày: việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể hàng ngày (khoảng 2lit/ngày) không chỉ giúp chăm sóc làn da tươi tắn cho chị em phụ nữ, làm tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể mà còn giúp làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
- Vận động thể dục thể thao hàng ngày bằng các động tác nhẹ nhàng như: tập các bài tập dưỡng sinh, đi bộ.
- Luôn để tâm trạng được thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress kéo dài.
- Không nên ngồi quá lâu một chỗ: Ngồi quá lâu khiến vùng trực tràng và hậu môn phải chịu áp lực lớn khiến việc điều trị bệnh trĩ rất lâu, thậm chí có thể gây tái phát bệnh trĩ ở người bệnh đã chữa khỏi.
- Không dùng các chất kích thích, đồ uống chứa cồn như: rượu, bia, thuốc lá, cafe, trà...
Với thắc mắc: "Đi ngoài ra máu tươi, đau rát hậu môn là bệnh gì?" của chị, cotripro.vn xin gửi tới chị lời giải đáp như trên, mong đem lại được thông tin hữu ích cho chị. Chúc chị sớm khỏi bệnh và luôn vui vẻ, mạnh khỏe và bình an.
Theo cotripro.vn
Tôi đi cầu thấy máu thấm ở giấy, đau rát. Tôi đang bị bệnh gì?
Chào bạn Lê văn học! với tình trạng chảy máu hay đau rát khi đi cầu thường gặp ở các bệnh lí như trĩ, nứt kẽ hậu môn,… Trường hợp này bạn chú ý về chế độ ăn uống: nên tăng chất xơ, uống đủ nước, hạn chế các chất kích thích như rượu bia, cà phê bạn nhé. Trong thời gian bạn chưa sắp xếp đi khám được, bạn tham khảo sử dụng sản phẩm Cotripro gel với thành phần từ thảo dược Cúc tần, Lá lốt, Lá sung, Ngải cứu, Nghệ sẽ giúp cầm máu, giảm đau rát và chống viêm nhiễm bạn nhé. Bạn bôi ngày 2 lần vào sáng và tối, sau 3-5 ngày đã thấy cải thiện hơn, có thể dùng 2-3 tuýp để cải thiện tốt nhất bạn nhé.
Hiện sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc bạn có thể vào link sau để tra điểm bán gần nhà: https://cotripro.vn/diem-ban/ Cần hỗ trợ thêm thông tin vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước phí 18006293 vào giờ hành chính. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
Em mới sinh được 4 tháng, bị táo bón kéo dài từ lúc sinh đến giờ. Hiện đi ngoài thấy rát hậu môn và khi lau có máu trên giấy. Nhờ bs tư vấn ạ
Chào bạn Hương Quỳnh! Phụ nữ sau sinh do chế độ ăn uống kiêng khem nhiều nên rất dễ gặp tình trạng táo bón, khi để kéo dài việc phải rặn gây ma sát làm chảy máu. Trường hợp này bạn cân nhắc dùng sản phẩm Cotripro gel của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, với thành phần từ thảo dược thiên nhiên Cúc tần, Lá lốt, Lá sung,… giúp làm mát, nhuận tràng và tăng bền thành mạch và cải thiện nhanh tình trạng của bạn. Bạn bôi ngày 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần bôi lấy một lượng gel khoảng bằng đốt ngón tay nên duy trì 2-3 tuýp để cải thiện tốt nhất bạn nhé.
Hiện sản phẩm đang có bán tại nhiều nhà thuốc lớn trên cả nước, bạn vào link sau để tham khảo nhé https://cotripro.vn/diem-ban/. Cần thêm thông tin bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 6293 trong giờ hành chính chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể cho bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Con mình nay 14 tuổi, mấy hôm nay sau khi đi cầu ra máu tươi, máu dính hậu môm sau đi cầu và nóng hậu môn. Xin hỏi có phải bệnh trĩ ko? xin cảm ơn.
Chào bạn Thảo Ly,
Tình trạng đi cầu ra máu có thể do nhiều nguyên nhân như: táo bón, nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, bệnh về hậu môn trực tràng… Bạn nên cho cháu đi khám để nắm rõ nguyên nhân. Trường hợp đi khám do ảnh hưởng bệnh trĩ, bạn tham khảo cho cháu dùng sản phẩm Cotripro gel, bôi ngày 2 lần giúp co ổn định búi trĩ nhé.
Cần thêm thông tin bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18006293 trong giờ hành chính chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể cho bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!