Búi trĩ lòi ra ngoài hay sa búi trĩ là hiện tượng làm rất nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng, bất an khi đi đại tiện vì nhìn thấy “cục màu hồng” lòi ra ngoài hậu môn. Vậy sa búi trĩ là gì? Và làm thế nào khi bị sa búi trĩ?
Trả lời
Khi nào bị sa búi trĩ?
Bệnh trĩ hình thành khi các búi tĩnh mạch trĩ trong và tĩnh mạch trĩ ngoài giãn quá mức. Nếu các đám rối tĩnh mạch trĩ trong giãn quá mức thì hình thành trĩ nội, ngược lại trĩ ngoại được hình thành khi giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài.
Sa búi trĩ (hay còn gọi là lòi trĩ) là hiện tượng mà búi trĩ lòi ra ngoài, sa xuống hậu môn khi người bệnh đi đại tiện hoặc trong khi người bệnh hoạt động mạnh, ngồi xổm.
Khi có hiện tượng sa búi trĩ thường bệnh nhân đã bị trĩ ở cấp độ 2 trở lên, các búi trĩ sa ra ngoài và không thể tự co lại vào bên trong hậu môn nếu người bệnh không dùng tay ấn vào (ở bệnh trĩ độ 3) hoặc búi trĩ sa ra ngoài và không thể co lại bên trong dù có tác động ấn, đẩy (ở trĩ độ 4). Khi này búi trĩ sẽ rất dễ bị tổn thương, nhiễm trùng hoặc có thể hoại tử, người bệnh cảm giác đau đớn, vướng víu rất khó chịu.
Hình ảnh sa búi trĩ ở bệnh trĩ nội
Người bệnh thường phát hiện sa búi trĩ sau khi xảy ra đi ngoài ra máu một thời gian (tùy thuộc vào bệnh phát triển nhanh hay chậm). Đây cũng là 2 dấu hiệu nhận biết điển hình nhất của bệnh trĩ, đặc biệt là bệnh trĩ nội. Sa búi trĩ là một triệu chứng khó chịu của bệnh chỉ, chúng không chỉ gây khó khăn khi đi lại, ngứa ngáy hậu môn mà còn có thể gây nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng nếu không được giải quyết sớm.
Làm gì khi bị sa búi trĩ?
Tùy từng tình trạng và mức độ sa búi trĩ mà có cách khắc phục khác nhau sao cho hiệu quả nhất.
Với trường hợp sa búi trĩ ở cấp độ nhẹ, người bệnh có thể dùng các loại thuốc đặt, kem bôi trĩ hoặc các loại thuốc kháng sinh giúp trợ mạch, kháng viêm, giảm sưng đau, giảm ngứa và giúp hỗ trợ đưa búi trĩ thụt vào bên trong hậu môn. Bên cạnh đó bạn cũng cần biết cách tự chăm sóc bằng cách:
Ngoài ra khi sa búi trĩ nhẹ bạn có thể dùng một số bài thuốc dân gian có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và làm bền tĩnh mạch ở hậu môn, từ đó có khả năng giúp búi trĩ co dần lên một cách tự nhiên với tác động từ bên trong. Trong số đó có 3 bài thuốc sau mà người ta thường sử dụng là:
Bài thuốc làm búi trĩ co lên thứ nhất gồm các vị thuốc sau:
- 30g lá bỏng,
- 10g ngải cứu,
- 10g cỏ mực,
- 10g lá trắc bá diệp
Cách làm : Rửa sạch ngải cứu và lá trắc bá rồi đem sao cho cháy đen. Tiếp đó, cho thuốc vào ấm trộn với lá bỏng và cỏ mực, đổ 5 bát nước và đun sôi lấy nước uống. Kiên trì mỗi ngày uống một thang cho đến khi búi trĩ co lên hoàn toàn.
Bài thuốc làm búi trĩ co lên thứ hai gồm các vị thuốc sau:
- Cây huyết dụ
Cách làm : Lá huyết dụ đem rửa sạch và cắt thành những đoạn ngắn. Cho lá vào nồi nhỏ đã đổ sẵn 2 bát nước. Bắc lên bếp đun sôi còn 1 bát và chia làm 2 lần uống trong ngày. Kiên trì thực hiện cách này một thời gian sẽ thấy hiệu quả chữa bệnh trĩ bất ngờ.
Hình ảnh hoa và lá cây cỏ mực(cây nhọ nồi)
Bài thuốc làm búi trĩ co lên thứ ba gồm các vị thuốc sau:
- 20g cây cỏ mực,
- 20g ngó sen
- 16g cỏ bồ hoàng,
- 16g trắc bá diệp.
Tất cả các cây thuốc tươi này đem rửa sạch, vớt ráo, cắt nhỏ và sao vàng trên lửa. Sau đó đổ thuốc qua ấm sắc, đổ thêm 5 bát nước đun còn 2 bát. Uống thuốc trước khi ăn trưa và ăn tối 30 phút. Thực hiện đến khi thấy búi trĩ co lại và không còn lòi ra.
Ngoài cách sử dụng các bài thuốc dân gian đường uống bạn cũng nên tập một số bài thể dục để làm búi trĩ co lên một cách tự nhiên, nhờ đó giúp làm giảm nhanh những đau đớn và khó chịu do bệnh trĩ gây ra.
Bài tập thể dục làm búi trĩ co lên 1: Co thắt hậu môn
- Người thả lỏng toàn thần, tinh thần tập trung ở vùng bụng dưới.
- Hít vào một hơi vừa phải, khép và ép chặt hai bên mông, đùi lại với nhau; lưỡi đẩy lên hàm trên và thực hiện co thắt hậu môn lại như khi nhịn đại tiện.
- Thực hiện nín thở và giữ nguyên động tác này trong 5 giây và thở ra từ từ; thả lỏng cơ thể để các cơ hậu môn trở về trạng thái bình thường. Lặp lại 20 – 30 lần cho mỗi lần tập, mỗi ngày tập 2 – 3 là được.
Bài tập thể dục làm búi trĩ co lên : Đi bộ
Đi bộ và cách làm co búi trĩ
- Người đứng thẳng, hai tay khép hờ và song song với phần thân; tập trung tinh thần vào vùng bụng dưới; ngón chân bám chặt vào nền nhà.
- Bắt đầu thót hậu môn và đi bộ từng bước nhẹ nhàng kết hợp hít, thở đều đặn. Duy trì như vậy trong khoảng 100m đi đầu tiên.
- Đứng yên trong 10 giây rồi thả lỏng cơ thể, nghỉ ngơi khoảng 1 phút rồi thực hiện tiếp. Hằng ngày nên đi bộ 15 phút.
- Bài này giúp người tập tự có phản ứng co thắt hậu môn khi di chuyển giúp co búi trĩ rất tốt.
Bên cạnh đó việc thay đổi một số thói quen không tốt cho bệnh trĩ cũng phần nào hạn chế búi trĩ sa ra ngoài như:
- Không nên đi vệ sinh quá lâu, dùng điện thoại hay đọc báo khi đi vệ sinh.
- Khi đi vệ sinh xong dùng khăn ẩm để lau sạch vùng hậu môn
- Chườm đá, đắp gạc lạnh lên hậu môn mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 10 phút để giảm sưng đau.
- Khi bị sa búi trĩ cũng cần ngâm hậu môn bằng nước ấm hàng ngày sẽ rất tốt.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước và tránh thức ăn cay nóng, các chất kích thích và tăng cường vận động,… để hạn chế các dấu hiệu bệnh trĩ nặng thêm.
+ Điều trị tình trạng sa búi trĩ ở cấp độ nặng hơn: Búi trĩ lúc này sa ra ngoài khó khắc phục bằng phương pháp nội khoa. Hơn nữa, búi trĩ lòi hẳn ra ngoài còn ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, sinh hoạt của bệnh nhân và tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng, ung thư trực tràng – hậu môn,… Do đó, sa búi trĩ lúc này cần áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ mới hiệu quả.
Theo cotripro.vn
Gửi câu hỏi cho chuyên gia