Bệnh trĩ nằm tại vùng trực tràng hậu môn nên những tác hại của bệnh trĩ chủ yếu gây liên quan đến vùng hậu môn như: sa nghẹt búi trĩ; nhiễm trùng máu; hoại tử búi trĩ; tắc mạch trĩ; bội nhiễm hậu môn; rối loạn chức năng hậu môn…
Mục lục
Vì sao bệnh trĩ gây tác hại không nhỏ?
Bệnh trĩ là căn bệnh hình thành ở vùng trực tràng – hậu môn, chính xác là thường xuất hiện tại đường lược – “cầu nối” giữa hai vùng hậu môn và trực tràng.
Ở thời gian đầu mới hình thành bệnh trĩ không có biểu hiện nhiều. Chúng âm thầm phát triển nên khiến nhiều người bệnh chủ quan nghĩ bệnh trĩ không gây tác hại và cố gắng “sống chung một nhà” với trĩ.

Chỉ đến khi bệnh ở giai đoạn nặng, các triệu chứng phát triển nhanh (thậm chí gây biến chứng) làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống thì nhiều bệnh nhân mới phát hiện ra những tác hại không nhỏ của bệnh trĩ.
Những tác hại của bệnh trĩ khiến nhiều người phải “giật mình”
Thiếu máu
Đây là tác hại bệnh trĩ xuất hiện sớm nhất và phổ biến nhất. Nguyên nhân là do các búi trĩ có các khoang rỗng để máu giàu oxy chảy vào nuôi dưỡng và phát triển búi trĩ. Khi người bệnh rặn đại tiện, phân chà sát qua các búi trĩ khiến máu bị ép chảy ra ngoài theo phân gây tình trạng mất máu.
Bệnh trĩ ở giai đoạn càng nặng thì chứng thiếu máu càng nghiêm trọng (do kích thước búi trĩ càng to). Điều này là ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh, làm gây ra những hiện tượng như: suy nhược cơ thể, sức khỏe giảm sút, mệt mỏi, đau đầu, mất tập trung, da xanh xao…
Sa nghẹt búi trĩ
Sa nghẹt búi trĩ là tình trạng búi trĩ có kích thước quá lớn sa xuống hậu môn làm bít một phần hoặc toàn bộ ống hậu môn. Bên cạnh đó, các cơ vòng hậu môn cũng chèn ép khiến cho các búi trĩ bị nghẹt, tĩnh mạch trĩ không lưu thông.

Sa nghẹt búi trĩ là dạng biến chứng nặng của chứng sa búi trĩ – dấu hiệu bệnh trĩ điển hình nhất. Điều này khiến vùng hậu môn bị phù nề, đau đớn liên tục. Người bệnh gặp khó khăn đi đại tiện, cuộc sống và sinh hoạt bị ảnh hưởng nặng nề.
Tắc mạch trĩ
Tắc mạch trĩ là hiện tượng bên trong búi trĩ bị lắng tụ cục máu đông. Có 2 loại thường gặp nhất là tắc mạch trĩ nội và tắc mạch trĩ ngoại.
Tắc mạch trĩ nội xảy ra bên trong ống hậu môn. Người bệnh có cảm giác bị vật lạ chắn ngang hậu môn, khi ngồi hoặc vận động mạnh sẽ bị cộm rất khó chịu.
Khi khám lâm sàng dùng một ngón tay thụt sâu kiểm tra bên trong sẽ phát hiện cục cứng, có ranh giới rõ. Nếu nội soi sẽ thấy búi trĩ phồng lên. Dùng dụng cụ phẫu thuật rạch nhẹ sẽ thấy cục máu đông bật ra ngoài.
Tắc mạch trĩ ngoại xảy ra khi cục máu đông xuất hiện bên trong lòng mạch máu trĩ. Khi thời gian đủ dài, cục máu đông sẽ được bao bọc bằng một màng mỏng dính chặt vào vùng da gần rìa hậu môn khiến việc bóc tách rất khó khăn.
Khi tiến hành rạch cục máu đông ở vị trí tắc mạch trĩ ngoại, người bệnh có thể thấy dễ chịu nhưng dễ xảy ra nguy cơ hoại tử ở da và rỉ máu.
Nhiễm trùng máu
Tác hại bệnh trĩ này thường gặp khi bệnh trĩ bị biến chứng áp xe hậu môn.
Các khối áp xe hậu môn xuất hiện nhưng không được điều trị kịp thời có thể gây chảy mủ, nhiễm trùng nặng đồng thời lan rộng sang các vùng xung quanh gây nên hiện tượng nhiễm trùng máu. Lúc này việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn.
Hoại tử búi trĩ
Hoại tử búi trĩ (thối rữa) là một biến chứng bệnh trĩ do bị viêm nhiễm kéo dài nhưng không được chữa trị triệt để kịp thời. Hoại tử còn có thể gây bội nhiễm và làm hoại tử một phần hậu môn trong trường hợp bệnh quá nặng.
Người bệnh bị hoại tử búi trĩ thường rất đau đớn, đi lại khó khăn, sinh hoạt khó khăn và cần nhiều thời gian chữa trị mới có thể lành lại.
Bội nhiễm
Bội nhiễm là tình trạng viêm nhiễm lây lan trên diện rộng, việc ngăn chặn và chữa trị gặp nhiều khó khăn.
Thông thường, bội nhiễm bắt đầu từ sự viêm nhiễm búi trĩ nhưng không được chữa trị kịp thời. Lâu dần, vùng viêm nhiễm lan rộng đến thành trực tràng, hậu môn khiến vùng hậu môn – trực tràng có thể bị bội nhiễm toàn bộ.
Nếu không được can thiệp và chữa trị kịp thời, các vị trí viêm nhiễm này có thể bị hoại tử khiến người bệnh vô cùng đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Viêm nhiễm hậu môn
Như đã trình bày ở trên, viêm nhiễm hậu môn là tác hại bệnh trĩ do quá trình bội nhiễm từ viêm nhiễm búi trĩ. Tuy nhiên, nếu được chữa trị kịp thời cũng như giải quyết…
Rối loạn chức năng hậu môn
Các rối loạn chức năng hậu môn thường gặp như: đi ngoài mất kiểm soát, đi ngoài sống phân, rò hậu môn… Đây chủ yếu là các biến chứng sau hậu phẫu cắt trĩ (khi kích thước búi trĩ quá lớn có khả năng gây nguy hiểm cho người bệnh). Khi gặp những biểu hiện bất thường này, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng giải quyết kịp thời.

Tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới
Cấu tạo phần phụ khoa ở nữ giới khá gần với lỗ hậu môn. Bởi vậy, khi búi trĩ quanh hậu môn bị viêm nhiễm, các vi khuẩn có hại có thể lây lan gây bệnh, từ đó làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo và một số bệnh phụ khoa khác.
Để giảm thiểu tác hại bệnh trĩ cần phải làm gì?
Khi mức độ bệnh trĩ càng nặng thì tác hại bệnh trĩ gây ra càng lớn. Bởi vậy, để giảm thiểu tối đa những tác hại do bệnh trĩ gây ra cũng như làm chậm quá trình phát triển trĩ, giúp việc điều trị bệnh dễ dàng và hiệu quả hơn thì người bệnh cần thiết lập lại những thói quen, lối sống sinh hoạt tốt. Cụ thể như:
Khi phát hiện các biểu hiện đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn, có dịch nhầy hậu môn hoặc sa búi trĩ (thường triệu chứng này chỉ xuất hiện rõ ràng từ giai đoạn trĩ độ 2) thì cần chủ động thăm khám để xác định bệnh, mức độ bệnh hiện tại. Từ đó giúp việc điều trị hiệu quả nhất, tiết kiệm thời gian và tiền bạc trị bệnh.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ăn nhiều rau xanh, chất xơ và hoa quả tươi giúp để ngăn ngừa táo bón – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ.
Uống đủ nước lọc mỗi ngày (tối thiếu 1,5 – 2 lit/ngày) để ngăn ngừa và cải thiện chứng táo bón.
Ngủ đủ giấc. Không nên thức quá khuya.
Tập đi đại tiện hàng ngày (tốt nhất vào buổi sáng) để tạo thói quen tốt cho sự hoạt động của hệ tiêu hóa.
Không đi đại tiện quá lâu. Không sử dụng điện thoại, đọc báo, đọc sách… tránh gây mất tập trung khi đi đại tiện (bởi thời gian đi đại tiện càng dài thì lượng máu bị mất đi càng nhiều sau mỗi lần rặn đại tiện).
Vệ sinh hậu môn và búi trĩ sạch sẽ bằng nước ấm pha muối loãng hàng ngày (đặc biệt là sau những lần đi đại tiện) để giữ vệ sinh sạch sẽ cho vùng hậu môn cũng nhưng hạn chế viêm nhiễm búi trĩ.

Dành thời gian vận động, thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. Hoặc có thể lựa chọn tập các bài tập nhẹ nhàng giúp tăng tuần hoàn máu, giúp kích thích nhu động ruột giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
Không lao động quá sức hoặc luyện tập với cường độ mạnh vì có thể xảy ra tình trạng sa búi trĩ không kiểm soát.
Hạn chế tối đa việc mặc đồ bó sát nhằm tránh giảm ma sát, giảm tổn thương búi trĩ……..
Không uống rượu bia, các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe như: rượu, bia, café, thuốc lá..
Cháu bầu 4 tháng bị trĩ ngoại, có bôi thuốc được không ak
Chào bạn Phạm Thái Hậu! Cảm ơn bạn đã quan tâm. Trường hợp của bạn có thể sử dụng được sản phẩm Cotripro gel bạn nhé! Sản phẩm Cotripro gel chứa các thành phần như Cúc tần, Ngải cứu, Lá sung, Lá lốt, Nghệ cùng với hệ gel đặc biệt vừa giúp giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu, ngứa vừa giúp co búi trĩ hiệu quả.
Hiện sản phẩm đang có bán tại nhiều nhà thuốc lớn trên cả nước, bạn vào link sau để tham khảo nhé https://cotripro.vn/diem-ban/. Cần thêm thông tin bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800 6293 trong giờ hành chính chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể cho bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!