Bệnh Trĩ hỗn hợp: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Trĩ hỗn hợp được đánh giá là có mức độ nguy hiểm cao nhất so với 2 loại trĩ còn lại là trĩ ngoại và trĩ nội. Vậy trĩ hỗn hợp là gì? Mức độ nguy hiểm như thế nào? Phương pháp trị trĩ như thế nào?

I. Trĩ hỗn hợp là gì?

Trĩ hỗn hợp là biến thể phức tạp của bệnh trĩ, bao gồm các búi trĩ ngoại và trĩ nội nằm xen kẽ với nhau. Tình trạng này được giải thích là do người bệnh vừa bị trĩ ngoại, vừa bị trĩ nội cho đến giai đoạn búi trĩ nội sa xuống, kết dính với khối trĩ ngoại bên ngoài để tạo thành 1 khối kéo dài từ ống hậu môn ra bên ngoài hậu môn và được gọi là khối trĩ hỗn hợp.

trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp – biến thể phức tạp của trĩ gồm trĩ nội và trĩ ngoại

Theo chuyên gia, việc điều trị trĩ hỗn hợp thường phức tạp và khó khăn hơn những loại trĩ đơn khác. Bác sĩ cần kết hợp phương pháp nội khoa và ngoại khoa cùng lúc để nâng cao hiệu quả điều trị.

II. Cấp độ phát triển của trĩ hỗn hợp

Dựa theo sự phát triển của búi trĩ mà bệnh có thể chia thành nhiều cấp độ. Cụ thể:

2.1 Trĩ hỗn hợp độ 1

Là giai đoạn hình thành búi trĩ, trĩ nội bên trong làm máu ở hậu môn chảy lẫn với phân khi đi đại tiện. Do vậy, người bệnh có thể thấy được máu trên giấy sau mỗi lần đi đại tiện. Cùng lúc đó, búi trĩ ngoại cũng phát triển ra bên ngoài và làm bệnh nhân có cảm giác cộm, ngứa ngáy và không thoải mái ở vùng hậu môn.

Các cấp độ của trĩ hỗn hợp
Các cấp độ của trĩ hỗn hợp

2.2 Trĩ hỗn hợp độ 2

Khi bước sang cấp độ 2, những triệu chứng của độ 1 sẽ có dấu hiệu nặng hơn. Đồng thời máu chảy ra theo phân khi đi đại tiện với lượng nhiều hơn, dễ thấy hơn. Cùng với đó, hậu môn cũng bắt đầu có cảm giác đau rát và vùng da hậu môn hơi sưng, trơn nhẵn, mỏng. Mặt khác, hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu.

2.3 Trĩ hỗn hợp độ 3

Là giai đoạn chuyển tiếp từ tình trạng nhẹ đến nặng, búi trĩ bên trong hậu môn phát triển và khi gặp búi trĩ bên ngoài hậu môn sẽ kết hợp thành dải trĩ dài, sa bên ngoài hậu môn.

Người bệnh có cảm giác rất đau do búi trĩ phát triển to và chịu sự co thắt của các cơ vòng hậu môn. Lượng máu chảy ra khi đi đại tiện có thể chảy thành từng giọt.

2.4 Trĩ hỗn hợp độ 4

Là giai đoạn nguy hiểm nhất trong 4 giai đoạn, khi trĩ đã biến chứng tới cấp độ 4. Lúc này, búi trĩ sẽ có kích thước lớn và sa gần hết ra ngoài hậu môn, xuất hiện tình trạng xuất hiện tình trạng xuất huyết ồ ạt mỗi khi đi đại tiện.

III. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp bao gồm cả búi trĩ nội và trĩ ngoại nằm xen kẽ với nhau. Vì vậy, bệnh nhân sẽ vừa có triệu chứng của cả trị nội lẫn trĩ ngoại. Điều này khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Một số triệu chứng điển hình có thể kể đến như:

3.1 Đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu đỏ tươi chính là triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết nhất của bệnh. Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ chỉ nhận biết được khi đi đại tiện thấy có máu dính ở trên giấy. Nếu để lâu, hiện tượng ra máu này sẽ càng nghiêm trọng hơn, đến giai đoạn nặng hơn thì máu có thể chảy thành tia hoặc giọt.

Dấu hiệu trĩ hỗn hợp
Đi ngoài ra máu – dấu hiệu dễ nhận biết nhất của trĩ

Một số trường hợp bệnh nhân mắc trĩ hỗn hợp do chảy máu nhiều dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng, da vàng hoặc xanh, chóng mặt khi vận động,…

3.2 Dịch nhầy từ hậu môn

Triệu chứng này thường xuất hiện khi trĩ hỗn hợp trong giai đoạn nặng và khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, ướt át và kèm theo mùi hôi.

3.3 Ngứa hậu môn

Dấu hiệu trĩ hỗn hợp
Ngứa và có chất nhầy vùng hậu môn – Dấu hiệu bị trĩ hỗn hợp

Dịch nhầy cùng sự hình thành của búi trĩ khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy vướng víu, ngứa ngáy và gây cảm khác khó chịu, dễ gây tức giận. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp còn có thể gặp phải tình trạng nứt kẽ hậu môn.

3.4 Búi trĩ sa ra ngoài

Búi trĩ sa ra ngoài mỗi khi đi vệ sinh, ngoài ra nó có thể tự động thụt lên và có thể phải dùng tay đẩy lên. Nhưng cũng có thể không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn.

3.5 Đau rát hậu môn

Là tình trạng do người bệnh mắc trĩ hỗn hợp thường xuyên bị táo bón và dẫn đến phần hậu môn có thể bị đau rát, trầy xước. Đồng thời, người bệnh thường có cảm giác khó chịu và có cảm giác hơi nóng bỏng vùng hậu môn.

IV. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hỗn hợp là gì?

Hiện chưa có nguyên nhân rõ ràng để giải thích cho sự phát sinh của bệnh trĩ hỗn hợp. Tuy nhiên, một số yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển có thể kể đến như: 

4.1 Táo bón

Thường xuyên bị táo bón sẽ dẫn đến tình trạng các bộ phận nâng đỡ tổ chức trĩ như cơ nâng, cơ vòng, dây chằng quanh hậu môn sẽ bị giãn dần, lỏng lẻo và giảm khả năng đàn hồi.

Nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp
Táo bón kéo dài dễ hình thành búi trĩ bên trong và ngoài hậu môn

Tình trạng này kéo dài khiến bệnh nhân dễ có nguy cơ hình thành các búi trĩ bên trong và bên ngoài hậu môn, tạo thành thể trĩ hỗn hợp.

4.2 Ít vận động, ngồi nhiều

Ngồi nhiều, ít vận động hoặc thường xuyên mang vác vật nặng cũng là nguyên nhân khiến chức năng của tĩnh mạch, động mạch, vùng hậu môn trực tràng bị ảnh hưởng. Sự chèn ép xảy ra sẽ gây tắc nghẽn búi tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn, tạo nên búi trĩ sưng to và phồng. 

4.3 Phụ nữ mang thai, sau sinh

Có khoảng 80% phụ nữ mang thai mắc bệnh này, điều này được giải thích là do khi mang thai máu sẽ lưu thông nhiều hơn để cung cấp đủ lượng máu cho thai nhi. Ngoài ra, vì trọng lượng của thai nhi mà vùng chậu sẽ bị chịu sức ép rất lớn và làm cho tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng xuất hiện tình trạng sưng phù, lồi tĩnh mạch và gây ra bệnh trĩ.

nguyên nhân trĩ hỗn hợp
Phụ nữ mang thai và sau sinh cũng là đối tượng có nguy cơ gây bệnh trĩ

Thêm nữa, khi sinh các mẹ thường phải dùng sức lớn để đưa thai nhi ra bên ngoài. Điều này cũng khiến tĩnh mạch và mao mạch vùng chậu bị tác động rất lớn và khiến bệnh trĩ nặng hơn.

4.4 Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống thiếu khoa học có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành búi trĩ. Những thói quen ăn nhiều thịt, ít rau củ, thiếu chất xơ sẽ gây ra tình trạng táo bón kéo dài và là nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Mặt khác, việc sử dụng thực phẩm không an toàn vệ sinh cũng có thể khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng và gây áp lực tới vùng hậu môn. Kết quả là gây ảnh hưởng tới tĩnh mạch vùng trực tràng, tăng tiết dịch ở hậu môn và gây ra bệnh trĩ hỗn hợp.

Bên cạnh đó, cơ thể không đủ nước cũng dẫn đến tình trạng phân cứng, to hơn và khiến tình trạng táo bón nặng nề hơn. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra bệnh trĩ hỗn hợp.

4.5 Chủ quan, không điều trị bệnh triệt để

Do bệnh ở khu vực nhạy cảm nên nhiều người thường có tâm lý ngại, không đi khám bác sĩ mà sẽ tự đi mua thuốc hoặc dùng các mẹo chữa dân gian. Điều này khiến bệnh có thể diễn tiến nặng hơn và phát triển thành trĩ hỗn hợp.

Nguyên nhân trĩ hỗn hợp
Điều trị trĩ không dứt điểm cũng dẫn tới tình trạng bị cả trĩ nội và trĩ ngoại

Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ trĩ như béo phì, tuổi cao, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi,….

V. Trĩ hỗn hợp có nguy hiểm không?

Theo chuyên gia, trĩ hỗn hợp là tình trạng trĩ nội và ngoại xảy ra cùng một thời điểm. Do vậy, bệnh cũng nguy hiểm hơn so với khi mắc phải trĩ đơn loại. Tùy vào tình trạng của người bệnh mà mức độ biến chứng sẽ khác nhau, bệnh càng nặng thì nguy cơ xảy ra biến chứng càng cao. Một số biến chứng nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải như:

Trĩ hỗn hợp có nguy hiểm không
Trĩ hỗn hợp có nguy hiểm không?

5.1 Nhiễm trùng hậu môn

Khi mắc trĩ hỗn hợp, hậu môn sẽ sưng lên rõ rệt, nhiễm trùng và tạo ra tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc dưới xung quanh vùng hậu môn. Nếu tình trạng viêm nhiễm không được chữa trị có thể dẫn tới nguy cơ bội nhiễm và hoại tử hậu môn.

5.2 Gây đau đớn cho người bệnh

Sa trĩ nội và trĩ ngoại ở giai đoạn muộn sẽ gây đau đớn, viêm nhiễm hậu môn và tắc nghẽn búi trĩ,… Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh.

5.3 Sa nghẹt búi trĩ

Khi búi trĩ bị sa ra bên ngoài, tĩnh mạch ở khu vực hậu môn có thể bị chèn ép, lượng máu bơm vào búi trĩ không thể lưu thông ra bên ngoài. Do vậy, nếu không được chữa trị đúng cách thì búi trĩ sẽ ngày càng sưng to, phù nề và có thể xuất hiện những cục máu đông. 

Biến chứng trĩ hỗn hợp
Sa nghẹt búi trĩ – Biến chứng do trĩ hỗn hợp gây ra

5.4 Viêm nhiễm phụ khoa

Do âm đạo có cấu tạo gần với vùng hậu môn, nên phụ nữ dễ bị viêm nhiễm hậu môn nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách có thể gây viêm nhiễm phụ khoa như viêm loét cổ tử cung, viêm âm đạo,….

5.5 Gây thiếu máu

Trĩ hỗn hợp thường gây ra tình trạng chảy máu, lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu cục bộ. Người bệnh thường có biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt thường xuyên,… 

VI. Trĩ hỗn hợp có thể chữa khỏi được không? Biện pháp điều trị

Trĩ hỗn hợp có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân không được tự ý điều trị bằng thuốc tại nhà. Bởi trĩ hỗn hợp có tính chất phức tạp và được điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trĩ hỗn hợp có chữa khỏi được không
Trĩ hỗn hợp có chữa khỏi được không?

Tùy vào mức độ của bệnh mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả điều trị thoát trĩ cao.

6.1 Biện pháp nội khoa

Khi bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng phương pháp điều trị nội khoa và thay đổi chế độ ăn uống, bao gồm: 

Điều trị trĩ hỗn hợp
Phương pháp điều trị nội khoa
  • Uống các loại thuốc tiêu trĩ giúp kháng viêm, co búi trĩ và kháng sưng;
  • Kết hợp sử dụng thuốc đắp/ bôi lên phần trĩ để tiêu giảm búi trĩ nhanh chóng.
  • Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm chất xơ từ các loại rau, củ, quả,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày và tập thể dục thường xuyên từ 30 – hh/ ngày và 5 – 7 ngày/ tuần,…
  • Thực hiện vệ sinh sạch sẽ ở khu vực hậu môn và sau khi đi đại tiện.

6.2 Biện pháp ngoại khoa

Khi bệnh ở giai đoạn trung bình, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thủ thuật với điểm chung là làm teo hoặc rụng búi trĩ. Chẳng hạn như: 

Điều trị trĩ hỗn hợp bằng ngoại khoa
Điều trị trĩ bằng phương pháp ngoại khoa
  • Tiêm xơ: Tiêm dung dịch kích thích phản ứng viêm ở lớp dưới niêm mạc, nơi có các mạch trĩ để tạo tổ chức xơ sẹo, giảm sự tưới máu và cố định niêm mạc trĩ vào trong cơ thắt.
  • Thắt búi trĩ: Thắt bằng vòng cao su ở cổ búi trĩ để máu không truyền được tới búi trĩ, nhờ vậy búi trĩ sẽ rụng sau từ 5 – 7 ngày. 

Khi bệnh đã diễn biến ở mức độ nặng và gây đau đớn, chảy máu nhiều hoặc đã xuất hiện biến chứng viêm hậu môn, phù nề hậu môn, thậm chí là hoại tử. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện biện pháp phẫu thuật cắt trĩ. Hiện nay, phương pháp cắt búi trĩ bằng tia laser rồi khâu treo PPH và dùng sóng cao tần làm đông máu quanh búi trĩ rồi cắt HCPT là hai phương pháp phổ biến được áp dụng cho phẫu thuật cắt trĩ hỗn hợp.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị cần được đánh giá cẩn thận dựa trên tình trạng búi trĩ và khả năng đáp ứng của cơ thể người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và thực hiện xét nghiệm cần thiết để tìm ra phương án điều trị tối ưu.

Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện là tuân thủ theo phác đồ điều trị, điều chỉnh lối sống và tái khám thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo quá trình điều trị được diễn ra hiệu quả, an toàn nhất.

VII. Biện pháp phòng tránh bệnh trĩ hỗn hợp

Từ những nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp kể trên, có thể thấy để phòng tránh bệnh trĩ nói chung và trĩ hỗn hợp nói riêng. Đồng thời, mỗi người đều nên thực hiện những phương pháp sau:

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ 
Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, bổ sung nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Đồng thời hạn chế những thức ăn khó tiêu, thực phẩm chứa nhiều đạm vào buổi tối.
  • Người làm văn phòng có tính chất công việc ngồi nhiều cần đứng lên đi lại cách nhau 30 phút hoặc 1 tiếng/ lần.
  • Tập thói quen đi vệ sinh ngày ít nhất 1 lần và duy trì đều đặn, đúng giờ và thời gian tốt nhất là buổi sáng sau khi thức dậy.
  • Chăm chỉ vận động, rèn luyện thể thao và giữ gìn cơ thể thoáng mát, sạch sẽ, tránh mặc quần áo bó sát, không thoải mái cho cơ thể. 
  • Không rặn mạnh và dùng thuốc điều trị táo bón theo chỉ định bác sĩ chuyên khoa. 
  • Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay từ khi xuất hiện những biểu hiện bất thường như đau tức, đi ngoài ra máu, ngứa ngáy vùng hậu môn, có cục thịt thừa ở hậu môn,….

Trĩ hỗn hợp là căn bệnh khá phức tạp và khó khăn để điều trị dứt điểm. Vì vậy, người bệnh không nên e ngại cho rằng đây là bệnh nhạy cảm mà chần chừ trong việc thăm khám. Bởi nó sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 11/12/2023

Bệnh Trĩ hỗn hợp: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Trĩ hỗn hợp được đánh giá là có mức độ nguy hiểm cao nhất so với 2 loại trĩ còn lại là trĩ ngoại và trĩ nội. Vậy trĩ hỗn hợp là gì? Mức độ nguy hiểm như thế nào? Phương pháp trị trĩ như thế nào?

I. Trĩ hỗn hợp là gì?

Trĩ hỗn hợp là biến thể phức tạp của bệnh trĩ, bao gồm các búi trĩ ngoại và trĩ nội nằm xen kẽ với nhau. Tình trạng này được giải thích là do người bệnh vừa bị trĩ ngoại, vừa bị trĩ nội cho đến giai đoạn búi trĩ nội sa xuống, kết dính với khối trĩ ngoại bên ngoài để tạo thành 1 khối kéo dài từ ống hậu môn ra bên ngoài hậu môn và được gọi là khối trĩ hỗn hợp.

trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp – biến thể phức tạp của trĩ gồm trĩ nội và trĩ ngoại

Theo chuyên gia, việc điều trị trĩ hỗn hợp thường phức tạp và khó khăn hơn những loại trĩ đơn khác. Bác sĩ cần kết hợp phương pháp nội khoa và ngoại khoa cùng lúc để nâng cao hiệu quả điều trị.

II. Cấp độ phát triển của trĩ hỗn hợp

Dựa theo sự phát triển của búi trĩ mà bệnh có thể chia thành nhiều cấp độ. Cụ thể:

2.1 Trĩ hỗn hợp độ 1

Là giai đoạn hình thành búi trĩ, trĩ nội bên trong làm máu ở hậu môn chảy lẫn với phân khi đi đại tiện. Do vậy, người bệnh có thể thấy được máu trên giấy sau mỗi lần đi đại tiện. Cùng lúc đó, búi trĩ ngoại cũng phát triển ra bên ngoài và làm bệnh nhân có cảm giác cộm, ngứa ngáy và không thoải mái ở vùng hậu môn.

Các cấp độ của trĩ hỗn hợp
Các cấp độ của trĩ hỗn hợp

2.2 Trĩ hỗn hợp độ 2

Khi bước sang cấp độ 2, những triệu chứng của độ 1 sẽ có dấu hiệu nặng hơn. Đồng thời máu chảy ra theo phân khi đi đại tiện với lượng nhiều hơn, dễ thấy hơn. Cùng với đó, hậu môn cũng bắt đầu có cảm giác đau rát và vùng da hậu môn hơi sưng, trơn nhẵn, mỏng. Mặt khác, hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu.

2.3 Trĩ hỗn hợp độ 3

Là giai đoạn chuyển tiếp từ tình trạng nhẹ đến nặng, búi trĩ bên trong hậu môn phát triển và khi gặp búi trĩ bên ngoài hậu môn sẽ kết hợp thành dải trĩ dài, sa bên ngoài hậu môn.

Người bệnh có cảm giác rất đau do búi trĩ phát triển to và chịu sự co thắt của các cơ vòng hậu môn. Lượng máu chảy ra khi đi đại tiện có thể chảy thành từng giọt.

2.4 Trĩ hỗn hợp độ 4

Là giai đoạn nguy hiểm nhất trong 4 giai đoạn, khi trĩ đã biến chứng tới cấp độ 4. Lúc này, búi trĩ sẽ có kích thước lớn và sa gần hết ra ngoài hậu môn, xuất hiện tình trạng xuất hiện tình trạng xuất huyết ồ ạt mỗi khi đi đại tiện.

III. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp bao gồm cả búi trĩ nội và trĩ ngoại nằm xen kẽ với nhau. Vì vậy, bệnh nhân sẽ vừa có triệu chứng của cả trị nội lẫn trĩ ngoại. Điều này khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Một số triệu chứng điển hình có thể kể đến như:

3.1 Đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu đỏ tươi chính là triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết nhất của bệnh. Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ chỉ nhận biết được khi đi đại tiện thấy có máu dính ở trên giấy. Nếu để lâu, hiện tượng ra máu này sẽ càng nghiêm trọng hơn, đến giai đoạn nặng hơn thì máu có thể chảy thành tia hoặc giọt.

Dấu hiệu trĩ hỗn hợp
Đi ngoài ra máu – dấu hiệu dễ nhận biết nhất của trĩ

Một số trường hợp bệnh nhân mắc trĩ hỗn hợp do chảy máu nhiều dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng, da vàng hoặc xanh, chóng mặt khi vận động,…

3.2 Dịch nhầy từ hậu môn

Triệu chứng này thường xuất hiện khi trĩ hỗn hợp trong giai đoạn nặng và khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, ướt át và kèm theo mùi hôi.

3.3 Ngứa hậu môn

Dấu hiệu trĩ hỗn hợp
Ngứa và có chất nhầy vùng hậu môn – Dấu hiệu bị trĩ hỗn hợp

Dịch nhầy cùng sự hình thành của búi trĩ khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy vướng víu, ngứa ngáy và gây cảm khác khó chịu, dễ gây tức giận. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp còn có thể gặp phải tình trạng nứt kẽ hậu môn.

3.4 Búi trĩ sa ra ngoài

Búi trĩ sa ra ngoài mỗi khi đi vệ sinh, ngoài ra nó có thể tự động thụt lên và có thể phải dùng tay đẩy lên. Nhưng cũng có thể không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn.

3.5 Đau rát hậu môn

Là tình trạng do người bệnh mắc trĩ hỗn hợp thường xuyên bị táo bón và dẫn đến phần hậu môn có thể bị đau rát, trầy xước. Đồng thời, người bệnh thường có cảm giác khó chịu và có cảm giác hơi nóng bỏng vùng hậu môn.

IV. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hỗn hợp là gì?

Hiện chưa có nguyên nhân rõ ràng để giải thích cho sự phát sinh của bệnh trĩ hỗn hợp. Tuy nhiên, một số yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển có thể kể đến như: 

4.1 Táo bón

Thường xuyên bị táo bón sẽ dẫn đến tình trạng các bộ phận nâng đỡ tổ chức trĩ như cơ nâng, cơ vòng, dây chằng quanh hậu môn sẽ bị giãn dần, lỏng lẻo và giảm khả năng đàn hồi.

Nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp
Táo bón kéo dài dễ hình thành búi trĩ bên trong và ngoài hậu môn

Tình trạng này kéo dài khiến bệnh nhân dễ có nguy cơ hình thành các búi trĩ bên trong và bên ngoài hậu môn, tạo thành thể trĩ hỗn hợp.

4.2 Ít vận động, ngồi nhiều

Ngồi nhiều, ít vận động hoặc thường xuyên mang vác vật nặng cũng là nguyên nhân khiến chức năng của tĩnh mạch, động mạch, vùng hậu môn trực tràng bị ảnh hưởng. Sự chèn ép xảy ra sẽ gây tắc nghẽn búi tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn, tạo nên búi trĩ sưng to và phồng. 

4.3 Phụ nữ mang thai, sau sinh

Có khoảng 80% phụ nữ mang thai mắc bệnh này, điều này được giải thích là do khi mang thai máu sẽ lưu thông nhiều hơn để cung cấp đủ lượng máu cho thai nhi. Ngoài ra, vì trọng lượng của thai nhi mà vùng chậu sẽ bị chịu sức ép rất lớn và làm cho tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng xuất hiện tình trạng sưng phù, lồi tĩnh mạch và gây ra bệnh trĩ.

nguyên nhân trĩ hỗn hợp
Phụ nữ mang thai và sau sinh cũng là đối tượng có nguy cơ gây bệnh trĩ

Thêm nữa, khi sinh các mẹ thường phải dùng sức lớn để đưa thai nhi ra bên ngoài. Điều này cũng khiến tĩnh mạch và mao mạch vùng chậu bị tác động rất lớn và khiến bệnh trĩ nặng hơn.

4.4 Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống thiếu khoa học có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành búi trĩ. Những thói quen ăn nhiều thịt, ít rau củ, thiếu chất xơ sẽ gây ra tình trạng táo bón kéo dài và là nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Mặt khác, việc sử dụng thực phẩm không an toàn vệ sinh cũng có thể khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng và gây áp lực tới vùng hậu môn. Kết quả là gây ảnh hưởng tới tĩnh mạch vùng trực tràng, tăng tiết dịch ở hậu môn và gây ra bệnh trĩ hỗn hợp.

Bên cạnh đó, cơ thể không đủ nước cũng dẫn đến tình trạng phân cứng, to hơn và khiến tình trạng táo bón nặng nề hơn. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra bệnh trĩ hỗn hợp.

4.5 Chủ quan, không điều trị bệnh triệt để

Do bệnh ở khu vực nhạy cảm nên nhiều người thường có tâm lý ngại, không đi khám bác sĩ mà sẽ tự đi mua thuốc hoặc dùng các mẹo chữa dân gian. Điều này khiến bệnh có thể diễn tiến nặng hơn và phát triển thành trĩ hỗn hợp.

Nguyên nhân trĩ hỗn hợp
Điều trị trĩ không dứt điểm cũng dẫn tới tình trạng bị cả trĩ nội và trĩ ngoại

Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ trĩ như béo phì, tuổi cao, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi,….

V. Trĩ hỗn hợp có nguy hiểm không?

Theo chuyên gia, trĩ hỗn hợp là tình trạng trĩ nội và ngoại xảy ra cùng một thời điểm. Do vậy, bệnh cũng nguy hiểm hơn so với khi mắc phải trĩ đơn loại. Tùy vào tình trạng của người bệnh mà mức độ biến chứng sẽ khác nhau, bệnh càng nặng thì nguy cơ xảy ra biến chứng càng cao. Một số biến chứng nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải như:

Trĩ hỗn hợp có nguy hiểm không
Trĩ hỗn hợp có nguy hiểm không?

5.1 Nhiễm trùng hậu môn

Khi mắc trĩ hỗn hợp, hậu môn sẽ sưng lên rõ rệt, nhiễm trùng và tạo ra tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc dưới xung quanh vùng hậu môn. Nếu tình trạng viêm nhiễm không được chữa trị có thể dẫn tới nguy cơ bội nhiễm và hoại tử hậu môn.

5.2 Gây đau đớn cho người bệnh

Sa trĩ nội và trĩ ngoại ở giai đoạn muộn sẽ gây đau đớn, viêm nhiễm hậu môn và tắc nghẽn búi trĩ,… Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh.

5.3 Sa nghẹt búi trĩ

Khi búi trĩ bị sa ra bên ngoài, tĩnh mạch ở khu vực hậu môn có thể bị chèn ép, lượng máu bơm vào búi trĩ không thể lưu thông ra bên ngoài. Do vậy, nếu không được chữa trị đúng cách thì búi trĩ sẽ ngày càng sưng to, phù nề và có thể xuất hiện những cục máu đông. 

Biến chứng trĩ hỗn hợp
Sa nghẹt búi trĩ – Biến chứng do trĩ hỗn hợp gây ra

5.4 Viêm nhiễm phụ khoa

Do âm đạo có cấu tạo gần với vùng hậu môn, nên phụ nữ dễ bị viêm nhiễm hậu môn nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách có thể gây viêm nhiễm phụ khoa như viêm loét cổ tử cung, viêm âm đạo,….

5.5 Gây thiếu máu

Trĩ hỗn hợp thường gây ra tình trạng chảy máu, lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu cục bộ. Người bệnh thường có biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt thường xuyên,… 

VI. Trĩ hỗn hợp có thể chữa khỏi được không? Biện pháp điều trị

Trĩ hỗn hợp có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân không được tự ý điều trị bằng thuốc tại nhà. Bởi trĩ hỗn hợp có tính chất phức tạp và được điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trĩ hỗn hợp có chữa khỏi được không
Trĩ hỗn hợp có chữa khỏi được không?

Tùy vào mức độ của bệnh mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả điều trị thoát trĩ cao.

6.1 Biện pháp nội khoa

Khi bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng phương pháp điều trị nội khoa và thay đổi chế độ ăn uống, bao gồm: 

Điều trị trĩ hỗn hợp
Phương pháp điều trị nội khoa
  • Uống các loại thuốc tiêu trĩ giúp kháng viêm, co búi trĩ và kháng sưng;
  • Kết hợp sử dụng thuốc đắp/ bôi lên phần trĩ để tiêu giảm búi trĩ nhanh chóng.
  • Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm chất xơ từ các loại rau, củ, quả,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày và tập thể dục thường xuyên từ 30 – hh/ ngày và 5 – 7 ngày/ tuần,…
  • Thực hiện vệ sinh sạch sẽ ở khu vực hậu môn và sau khi đi đại tiện.

6.2 Biện pháp ngoại khoa

Khi bệnh ở giai đoạn trung bình, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thủ thuật với điểm chung là làm teo hoặc rụng búi trĩ. Chẳng hạn như: 

Điều trị trĩ hỗn hợp bằng ngoại khoa
Điều trị trĩ bằng phương pháp ngoại khoa
  • Tiêm xơ: Tiêm dung dịch kích thích phản ứng viêm ở lớp dưới niêm mạc, nơi có các mạch trĩ để tạo tổ chức xơ sẹo, giảm sự tưới máu và cố định niêm mạc trĩ vào trong cơ thắt.
  • Thắt búi trĩ: Thắt bằng vòng cao su ở cổ búi trĩ để máu không truyền được tới búi trĩ, nhờ vậy búi trĩ sẽ rụng sau từ 5 – 7 ngày. 

Khi bệnh đã diễn biến ở mức độ nặng và gây đau đớn, chảy máu nhiều hoặc đã xuất hiện biến chứng viêm hậu môn, phù nề hậu môn, thậm chí là hoại tử. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện biện pháp phẫu thuật cắt trĩ. Hiện nay, phương pháp cắt búi trĩ bằng tia laser rồi khâu treo PPH và dùng sóng cao tần làm đông máu quanh búi trĩ rồi cắt HCPT là hai phương pháp phổ biến được áp dụng cho phẫu thuật cắt trĩ hỗn hợp.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị cần được đánh giá cẩn thận dựa trên tình trạng búi trĩ và khả năng đáp ứng của cơ thể người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và thực hiện xét nghiệm cần thiết để tìm ra phương án điều trị tối ưu.

Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện là tuân thủ theo phác đồ điều trị, điều chỉnh lối sống và tái khám thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo quá trình điều trị được diễn ra hiệu quả, an toàn nhất.

VII. Biện pháp phòng tránh bệnh trĩ hỗn hợp

Từ những nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp kể trên, có thể thấy để phòng tránh bệnh trĩ nói chung và trĩ hỗn hợp nói riêng. Đồng thời, mỗi người đều nên thực hiện những phương pháp sau:

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ 
Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, bổ sung nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Đồng thời hạn chế những thức ăn khó tiêu, thực phẩm chứa nhiều đạm vào buổi tối.
  • Người làm văn phòng có tính chất công việc ngồi nhiều cần đứng lên đi lại cách nhau 30 phút hoặc 1 tiếng/ lần.
  • Tập thói quen đi vệ sinh ngày ít nhất 1 lần và duy trì đều đặn, đúng giờ và thời gian tốt nhất là buổi sáng sau khi thức dậy.
  • Chăm chỉ vận động, rèn luyện thể thao và giữ gìn cơ thể thoáng mát, sạch sẽ, tránh mặc quần áo bó sát, không thoải mái cho cơ thể. 
  • Không rặn mạnh và dùng thuốc điều trị táo bón theo chỉ định bác sĩ chuyên khoa. 
  • Thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay từ khi xuất hiện những biểu hiện bất thường như đau tức, đi ngoài ra máu, ngứa ngáy vùng hậu môn, có cục thịt thừa ở hậu môn,….

Trĩ hỗn hợp là căn bệnh khá phức tạp và khó khăn để điều trị dứt điểm. Vì vậy, người bệnh không nên e ngại cho rằng đây là bệnh nhạy cảm mà chần chừ trong việc thăm khám. Bởi nó sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 11/12/2023

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...