Chế độ ăn giàu rau xanh và củ quả giúp bệnh nhân trĩ tránh bị táo bón, nguyên nhân chính khiến gia tăng nguy cơ bệnh. Bài viết này xin giới thiệu các thực đơn đơn giản, dễ làm nhưng cũng rất ngon miệng và bổ dưỡng dành cho người bệnh trĩ.
Mục lục
I. Canh chua cá
1. Thành phần
– Cá chim, cá chình, cá lóc, cá trê, cá thu…
– Lá chua (bụp giấm) hay dứa
– Cà chua
– Đậu bắp, bạc hà
– Hoa so đũa
2. Giá trị chữa bệnh
– Cá đồng có ít cholesterol hơn thịt.
– Lá chua có chất nhầy sinh tân dịch, nhuận trường; flavonoid bảo vệ thành mạch, chống oxy hóa
– Cà chua giúp thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận trường; có vitamin C chống mỏi mệt, chống oxy hóa; carotenoid chống oxy hóa
– Dứa giúp thanh nhiệt, tiêu thực
– Đậu bắp giúp thanh nhiệt, nhuận trường, thông tiểu
– Bạc hà khử mùi tanh, tiêu thực, giải cảm, trị đau bụng, đầy bụng
– Hoa so đũa giúp thanh nhiệt, thông tiểu; nhuận trường do có nhiều chất xơ.
II. Canh rau đay
1. Thành phần
– Cua giã vụn, lọc lấy nước
– Rau đay, mồng tơi, rau nhút
– Mướp
2. Giá trị chữa bệnh
– Cua có tính thanh nhiệt, hóa ứ
– Rau đay và mướp có tính mát, thanh nhiệt, nhuận trường, thông tiểu. Hai rau này cùng có nhiều chất xơ, kích thích nhu động ruột. Chất nhày trơn chảy nên sinh tân dịch và nhuận tràng.
– Rau mồng tơi nhuận trường, trị táo bón.
III. Canh rau ngót, rau đắng, rau tần ô, rau dền
1. Thành phần
– Rau bù ngót, hoặc rau đắng, rau tần ô, rau dền
– Thịt nạc vai
2. Giá trị chữa bệnh
– Thịt nạc không mỡ, có protein động vật kết hợp protein thực vật trong rau
– Rau bù ngót nhiều protein, chất xơ, bổ dưỡng không phải kiêng, có chất thanh nhiệt, nhuận trường.
– Rau đắng thanh nhiệt, nhuận trường, chống oxy hóa, chống biến chứng bệnh tiểu đường, thông huyết
– Rau tần ô (cải cúc) thanh nhiệt nhuận trường, trị cảm
– Rau dền thanh nhiệt, nhuận trường, nhiều protein thực vật
IV. Cà tím bung hay hấp
1. Thành phần
– Cà tím hay cà dái dê
– Thịt nạc vai
– Đậu phụ
– Cà chua
– Hành lá, mè, tía tô, tỏi
2. Giá trị chữa bệnh
– Cà tím thanh nhiệt, mát gan, thông tiểu, nhuận trường, chống oxy hóa, tăng tiết mật, giảm cholesterol và chất béo
– Đậu phụ có chất lecithine cần thiết cho HDL, giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, cho chất protein làm giảm cholesterol và triglyceride
– Cà chua chín đỏ giúp thanh nhiệt, nhuận trường, chống oxy hóa, ngăn xơ động mạch.
– Tía tô có tính âm, dùng làm ra mồ hôi, giải cảm, giải độc, giảm đau, giúp tiêu hóa tốt
– Tỏi có chất chống khuẩn, chống oxy hóa
– Hành lá có chất chống oxy hóa, tiêu mỡ, không gây xáo trộn tiêu hóa
* Nếu cà tím hấp và bóc vỏ thì chỉ cần thêm hành lá.
V. Canh yến sào

1. Thành phần
– Yến sào
– Thịt nạc gà hoặc heo
– Nấm hương, nấm đông cô, nấm mèo, mộc nhĩ, hạt sen
2. Giá trị chữa bệnh
– Yến sào có nhiều protein hòa tan, dễ hấp thụ, bổ âm, ích khí, nhuận táo, không độc, nên ăn đầu tiên khi bụng còn trống để hấp thu hết chất bổ dưỡng.
– Thịt nạc không mỡ, có protein động vật kết hợp với protein thực vật trong nấm.
– Mộc nhĩ (nấm mèo) vị ngọt, tính bình, ích khí, cường khí, thanh nhiệt, nhuận trường.
– Hạt sen bổ tì, trị biếng ăn, an thần.
VI. Các món luộc, hấp và rau sống trái cây
– Cà rốt có nhiều vitamin A, chống oxy hóa, làm sáng mắt, nhuận trường, giảm cholesterol và triglyceride.
– Giá đậu, cải xanh có chất chống oxy hóa, giảm tác hại chất béo, thanh nhiệt, nhuận trường, sinh tân dịch
– Củ cải thanh nhiệt, nhuận trường
– Khổ qua (mướp đắng) giải nhiệt, thông tiểu, nhuận trường, tăng tính miễn dịch
– Rau diếp cá thanh nhiệt, nhuận trường, trị kiết lị, trĩ, chống cảm sốt cúm.
– Cải soong thanh nhiệt, nhuận trường, tăng tiết mật, chóng lành vết thương.
Rau nên ăn luộc, hấp hay dùng tươi sống không có dầu mỡ tốt hơn là xào.
– Thanh long, bưởi: thanh nhiệt, nhuận trường, giảm chất béo, giảm cholesterol
– Dưa hấu: thanh nhiệt, chống táo bón, chống lão hóa, giải độc rượu
– Cam, quýt: chống mệt, chống táo bón, chống lão hóa, trị mập phì
Một chế độ ăn nhiều rau, củ quả luộc, hấp, nấu canh vừa ngon lành bổ rẻ mà lại giúp bệnh nhân trĩ nhuận trường, chống táo bón, hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu biết cách kết hợp chế độ ăn uống vào liệu trình chữa bệnh thì người bệnh vừa được ngon miệng, bổ dưỡng, lại đồng thời có thể chặn đứng nguy cơ gây ra bệnh trĩ từ gốc.
Theo sách Bản sắc ẩm thực Việt Nam, Dược sĩ Bùi Kim Tùng
Gửi câu hỏi cho chuyên gia