Bệnh trĩ giai đoạn đầu thường không gây nguy hiểm nên rất nhiều người chủ quan, lơ là không điều trị, dù đã phát hiện ra những dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ. Đến khi các biến chứng phát triển nặng như đi cầu ra máu nhiều, tắc mạch, nghẹt hậu môn, nhiễm khuẩn… thì bệnh nhân bắt buộc phải điều trị.
Do đó điều trị bệnh trĩ ngay từ giai đoạn sớm sẽ rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, không để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Có nhiều cách trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật mà bạn có thể tham khảo.

Mục lục
Cách trị bệnh trĩ không dùng thuốc
Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học
Chế độ sinh hoạt khoa học không chỉ giúp tinh thần thoải mái, nâng cao sức khỏe, làm việc tập trung mà còn giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày như:
Thể dục, thể thao hàng ngày với các hoạt động nhẹ nhàng như: đi bộ, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, tập yoga… Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Hạn chế tối đa việc ngồi làm việc vài giờ đồng hồ liên tục đối với môi trường làm việc có đặc thù đứng, ngồi nhiều như: các nhân viên văn phòng, công nhân may, công nhân nhà máy… Có thể tự thay đổi sinh hoạt bằng việc nên đi lại lấy nước, lấy vật dụng cá nhân… 1 – 2 lần/giờ làm việc giúp làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch và máu được lưu thông tốt hơn.
Tránh để đầu óc căng thẳng, suy nghĩ, stress kéo dài – là những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ từ bên ngoài.
Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống hợp lý tốt cho sức khỏe người bệnh trĩ, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh:
Bổ sung, tăng cường chất xơ: các loại rau xanh, củ, quả, các loại hoa là các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp bổ sung cho cơ thể, và còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, điều trị và ngăn ngừa chứng táo bón – nguyên nhân hàng đầu giúp bệnh trĩ phát triển và hình thành.
Bổ sung nước hàng ngày với lượng tối thiểu từ 1,5 – 2 lit/ngày. Có thể uống kèm các loại nước ép hoa quả, nước ép rau củ hoặc trái cây.
Hạn chế các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa các vị ngọt nhân tạo như: khoai tây chiên, thịt nướng, thịt áp chảo, bánh ngọt, bánh kem, bánh gato….
Không dùng đồ uống có cồn, đồ uống chứa các chất kích thích: rượu, bia, cafe, thuốc lá…
Xem thêm:
Thiết lập thói quen đi đại tiện mỗi ngày
Thói quen đi đại tiện ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều trị bệnh trĩ.
Việc nhịn đại tiện, 2 – 3 ngày mới đi đại tiện một lần khiến phân bị dồn nén, cứng, ứ đọng trong trực tràng gây ra bệnh táo bón. Khi đi đại tiện người bệnh sẽ phải dùng lực mạnh để rặn khiến áp lực tác động vào trực tràng và hậu môn nhiều hơn. Hậu quả làm cho búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn đối với người đang mắc bệnh trĩ và tỉ lệ bệnh trĩ tái phát cao hơn đối với người đã điều trị khỏi bệnh.
Người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện hàng ngày (tốt nhất là vào buổi sáng), làm hệ tiêu hóa và ruột già nhu động tự phản xạ đẩy phân ra ngoài hàng ngày, giúp phòng và điều trị bệnh táo bón cũng như bệnh trĩ.
Không nên đi đại tiện quá lâu để phòng ngừa búi trĩ chảy máu nhiều. Các chuyên gia sức khỏe đưa ra lời khuyên người bệnh trĩ chỉ nên đi đại tiện tối đa 20 phút. Việc đi đại tiện lâu khiến vùng trực tràng và ổ bụng bị dồn nén, chịu áp lực mạnh dễ làm cho các tĩnh mạch dãn nở và gây ra bệnh trĩ.
Để cải thiện việc đi đại tiện lâu, người bệnh nên “tập trung” đi đại tiện, không nên mang các thiết bị vào cùng nhà vệ sinh như: điện thoại, ipad… làm phân tán, kéo dài thời gian.
Ngoài ra, người bệnh trĩ cần phải rất chú trọng khi vệ sinh hậu môn, không nên vệ sinh hậu môn bằng giấy vệ sinh thường. Loại giấy này vừa thô vừa chứa nhiều hóa chất tẩy trắng dễ làm trầy xước niêm mạc hậu môn và nhiễm trùng khiến bệnh càng trở nên nặng hơn. Tốt nhất khi nên rửa hậu môn bằng nước sạch rồi dùng khăn bông mềm, nhẹ nhàng lau khô, dù có ngứa cũng không được mạnh tay trà sát mà cần nhẹ nhàng.
Tư thế ngồi xổm là tư thế tự nhiên và thoải mái nhất. Vị trí này dẫn đến chuyển động ruột dễ dàng hơn và nhanh hơn, giúp ngăn ngừa táo bón và trĩ. Bà bầu có thể kê chân lên ghế khi ngồi bệ xí để tạo thành tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh.
Tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh là tư thế thoải mái nhất cho người mắc trĩ
Cách trị bệnh trĩ bằng thuốc tân dược
Thuốc trị bệnh trĩ thường gặp nhất ở dạng thuốc uống điều trị bên trong và thuốc bôi điều trị tại chỗ. Cùng tham khảo một số loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh trĩ dưới đây nhé:
Các thuốc trị bệnh trĩ dùng toàn thân
Làm bền thành mạch: Daflon, các flavonoid, một số flavonoid như diosmin, OPCs (oligomeric proantho cyaniding complexes) và hesperidin, đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị trĩ và giãn tĩnh mạch. Các flavonoid này có tác dụng làm tăng trương lực mạch máu, làm bền thành mạch và đối kháng tác dụng của các chất trung gian hóa học trong viêm.
Các thuốc giảm đau như paracetamol, NSAIDs, không dùng giảm đau nhóm opioid vì khả năng gây táo bón.
Khi có viêm, phù nề, tắc mạch dùng các thuốc chống viêm NSAIDs, glucocorticoid, alpha chymotripsin…
Thuốc nhuận tràng trong trường hợp có táo bón.
Các thuốc trị bệnh trĩ dùng ngoài
Thuốc tê, giảm đau: để giảm đau, ngứa, bỏng rát, khó chịu, kích ứng ở xung quanh hậu môn: benzocain 5-20%, lidocain 2-5%…Tác dụng không mong muốn có thể gặp là phản ứng quá mẫn với bỏng và ngứa.
Thuốc co mạch: để giảm chảy máu, thuốc cũng làm giảm ngứa và viêm tạm thời: dung dịch ephedrin sulfat 0,1-0,125%, phenylephrin HCl 0,25%…Các thuốc này chống chỉ định dùng cho bệnh tim mạch, tăng huyết áp, cường giáp, tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt.
Chất bảo vệ: tạo hàng rào vật lý để bảo vệ da, niêm mạc tạm thời giảm ngứa, khó chịu, bỏng rát, đồng thời ngăn kích ứng các mô ở trực tràng-hậu môn và sự mất nước ở lớp sừng biểu bì: kẽm oxit, lanolin, glycerin…
Thuốc chống viêm tại chỗ: hydrocortison 0,25-1% để giảm viêm, giảm ngứa.
Dùng kháng sinh tại chỗ nếu có nhiễm khuẩn: neomycin, framycetin…
5 Cách chữa bệnh trĩ theo phương pháp dân gian
Cách phương pháp chữa trĩ dân gian thường phù hợp với những người mắc trĩ cấp độ nhẹ (trĩ cấp độ 1, trĩ cấp độ 2). Với các trường hợp trĩ nặng thì phương pháp dân gian thường không mang lại hiệu quả cao do kích thước búi trĩ lúc này đã lớn. Dưới đây là một số cách chữa bệnh trĩ bằng dân gian như:
Trị bệnh trĩ bằng cúc tần
Cúc tần có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, trong đông y có tác dụng giải cảm, tán phong nhiệt, giáng hỏa, tiêu độc.
Theo tây y, cúc tần còn có khả năng làm săn se, hạ sốt. Cúc tần được sử dụng trong điều trị trĩ trong dân gian ở Thái Lan từ lâu đời.
Thành phần hóa học chính trong cúc tần có acid chlorogenic, sesquiterpenoids, monoterpen, triterpenoid, favonoids.
Cúc tần được chứng minh có nhiều tác dụng dược lý như chống viêm, chống oxy hóa, chống loét, kháng khuẩn, hạ sốt, giảm đau. Trong đó, mạnh nhất là tác dụng chống viêm cấp tính ở búi trĩ.
Trị bệnh trĩ bằng ngải cứu
Ngải cứu đã được chứng minh nhiều tác dụng dược lý như giảm đau, kháng khuẩn,… và đặc biệt là tác dụng trên mạch máu của ngải cứu.

Nhóm tác giả Việt Nam hợp tác với nước ngoài đã nghiên cứu về tác dụng của ngải cứu trên mạch máu. Theo đó, ngải cứu vừa có tác dụng gây co mạch, vừa có tác dụng gây giãn mạch ở các điều kiện khác nhau. Trong điều kiện mạch máu đang chịu kích thích co mạch, ngải cứu có tác dụng làm giãn mạch và ngược lại, khi mạch máu đang trong điều kiện thư giãn, ngải cứu lại kích thích gây co mạch.
Thành phần hóa học chính trong cây là tinh dầu với hàm lượng 0,20- 0,34%.
Đối với bệnh trĩ, các búi trĩ đang ở điều kiện giãn quá mức, ngải cứu có thể phát huy tác dụng gây co mạch, giúp cải thiện nhanh triệu chứng chảy máu, đồng thời tình trạng búi trĩ sưng to và đau cũng được cải thiện.
Trị bệnh trĩ bằng lá lốt
Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn tốt đối với nhiều chủng vi khuẩn, đồng thời có tác dụng chống viêm búi trĩ.
Thành phần hóa học chính trong lá lốt là tinh dầu và alkaloid.
Tác dụng kháng khuẩn tốt của lá lốt có thể giúp hạn chế thương tổn gây ra do bội nhiễm vi khuẩn trên bệnh nhân trĩ. Ngoài ra, piperine trong lá lốt còn có tác dụng hiệp đồng với nghệ, làm tăng các tác dụng chống viêm, kháng khuẩn.
Trị bệnh trĩ bằng lá sung
Thành phần hóa học chính của sung có các flavonoids, triterpenoids, alkaloids, tanin, kaemferol, rutin, …
Nhựa mủ sung được sử dụng khá phổ biến trong dân gian để điều trị bệnh trĩ. Một số tác dụng dược lý của cây sung đã được y học hiện đại chứng minh như chống viêm, kháng khuẩn, phục hổi tổn thương. Sử dụng lá Sung có tác dụng làm săn se, giúp búi Trĩ co lên nhanh.
Trị bệnh trĩ bằng nghệ
Thành phần thể hiện tác dụng chính của nghệ là curcumin, một hỗn hợp 3 chất màu có trong thân rễ của cây.
Nghệ đã được chứng minh nhiều tác dụng dược lý, trong đó nổi bật nhất là tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, làm lành vết thương ở các búi trĩ.
★★ Tìm đọc thêm:
Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ
Gel bôi CotriPro Gel với thành phần là các thảo dược Việt như cúc tần, lá lốt, lá sung, nghệ tươi ngải cứu thấm trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả.
Tác dụng chuyên biệt của các hoạt chất trong CotriPro:
- Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.
- CotriPro Gel với tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương.
- Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
- Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả.
Chuyên gia nói về tác dụng và tính an toàn của các thảo dược có trong Gel bôi CotriPro trên chương trình “Mỗi ngày một niềm vui”
Cotripro dạng viên uống tiện dụng
Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát.
Thành phần và Cơ chế hoạt động của viên uống Cotripro:
➤ Slippery Elm: Nhập khẩu từ Hoa Kỳ, giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón
➤ Tumeropine: Chiết xuất từ Lá lốt và Nghệ giúp kháng khuẩn chống viêm, tiêu huyết ứ tại búi trĩ.
➤ Cúc tần & ngải cứu: Giúp giảm đau, cầm máu, kháng viêm, làm săn se búi trĩ
➤ Rutin: Được chiết xuất từ nụ hoa hòe , có tác dung giảm chảy máu, tăng sức bền thành mạch, phòng ngừa tái phát.
➤ Đương quy & rau diếp cá: Giúp co búi trĩ, giảm chảy máu, tránh tái phát
Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.
Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY
Gửi câu hỏi cho chuyên gia