Thời tiết nắng nóng vào mùa hè khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi khó chịu, tăng giãn mạch gây đau rát khiến bệnh trĩ phát triển nặng hơn. Vậy cần chăm sóc và phòng tránh bệnh trĩ như thế nào cho hiệu quả?
Nỗi khổ của bệnh nhân trĩ vào mùa nắng nóng
Trĩ có nhiệm vụ sinh lý mở thắt cơ để đại tiện, nên ai cũng có trĩ. Theo thời gian hoặc cơ địa khi cấu trúc này chuyển sang trạng thái bệnh lý, nó xuất hiện triệu chứng như đại tiện ra máu tươi, tắc mạch máu, viêm nhiễm đau. Dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ như đại tiện ra máu tươi, có một khối sa ra ở vùng hậu môn. Khi khối này biến chứng gây tắc mạch, chúng sa xuống nhiều hơn và gây đau.
Mùa nắng nóng, khí hậu nóng bức, ngột ngạt sẽ làm tăng giãn mạch, hiện tượng đau rát diễn ra thường xuyên hơn khi ra mồ hôi, nhất là khi bị sa búi trĩ.
Búi trĩ sẽ có nguy cơ sưng to và đau hơn. Nếu tình trạng trĩ nặng, búi trĩ sẽ có mùi hôi nhiều hơn và dễ bị viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, hậu môn do tình trạng tiết mồ hôi nhiều sẽ luôn cảm thấy ẩm ướt, ngứa ngáy kèm theo sự vướng víu, cộm cộm của búi trĩ, làm cho bệnh nhân đứng ngồi không yên.
Người tiền sử bệnh trĩ sẽ gặp triệu chứng nặng hơn, bởi nhiệt độ cao làm tăng mức độ giãn mạch. Các búi trĩ nguy cơ sưng to và đau hơn. Một số người bị trĩ cấp độ 4, kèm rỉ nước, mùa nóng mồ hôi toát ra nhiều khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây mùi hôi, dẫn đến viêm nhiễm búi trĩ.
Vì sao bệnh trĩ xuất hiện nhiều mùa nắng nóng?
Yếu tố nguy cơ gây trĩ cấp là thời tiết thay đổi đột ngột như nắng nóng. Khi ấy cục máu đông hình thành trong đám rối mạch trĩ gây đau, chảy máu cấp, thậm chí hoại tử nếu không điều trị.
Thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều, nếu vệ sinh không sạch dễ gây tình trạng ngứa hậu môn. Đây là yếu tố nguy cơ gây trĩ với người chưa từng mắc.
Vào mùa nóng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao dễ khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn uống qua loa khiến nhu động ruột hoạt động thất thường, thức ăn bị lắng đọng nên tình trạng khó tiêu hóa xảy ra, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh trĩ .
Nhiệt độ lên cao rất dễ làm cho thức phẩm bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, nếu ăn phải thức ăn đã ôi thiu rất dễ viêm bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, tạo điều kiện cho bệnh trĩ tấn công.
Thời tiết nóng nực làm chúng ta thích dùng thức ăn và đồ uống lạnh như kem, nước đá… để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, với những người có chức năng tiêu hóa kém, ăn lạnh dễ bị kích thích đường tiêu hóa, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường, “đầu ra” do đó cũng bị ảnh hưởng.
Một số nam giới thích uống bia giải nhiệt mùa hè. Điều này đặc biệt kiêng kị với bệnh trĩ, bởi thức ăn cay nóng và đồ uống chứa chất kích thích sẽ khiến búi trĩ phát triển nhanh hơn.
Dân văn phòng thường có thói quen ít vận động, khi thời tiết nắng nóng, ngồi trong phòng có điều hòa mát mẻ sẽ nảy sinh tâm lý ngại ra ngoài, khiến bệnh trĩ càng dễ xuất hiện.
Trời nóng làm mọi người ngại ra ngoài, khi đang ở trong môi trường điều hòa mát mẻ mà bước ra ngoài trời nóng dễ khiến người ta chùn bước, các hoạt động thể dục thể thao vận động cũng bị gác lại, khiến việc tiêu hóa khó khăn hơn, dễ gây ra bệnh trĩ.
Với những bệnh nhân đã có tiền sử mắc bệnh thì các triệu chứng sẽ nặng hơn bởi nhiệt độ cao làm tăng mức độ giãn mạch, các búi trĩ có nguy cơ sưng to và đau hơn.
Phòng tránh bệnh trĩ vào mùa hè
Bạn cần uống nhiều nước trong mùa nắng nóng, giúp bù lượng nước đã mất đi. Ngoài ra, nước khiến phân mềm, khiến việc đi đại tiện dễ dàng hơn.
Bữa cơm của bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả giàu chất xơ, vừa có tác dụng giải nhiệt, vừa hạn chế bệnh trĩ trở nặng. Nên tận dụng nhiều loại rau dễ tìm của mùa hè như rau đay, rau mồng tơi,… Trái cây có tác dụng giải nhiệt và dễ tiêu như chuối, khoai lang, mận tím, kiwi, đu đủ
Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng và chất kích thích (rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu,…)
Siêng năng vận động và tập thể dục. Bài tập tốt nhất là đi bộ và yoga. Nếu phải ngồi quá lâu, bạn nên đứng dậy đi lại để phòng tránh và hạn chế trĩ phát triển.
Vệ sinh vùng hậu môn và xung quanh bằng nước ấm, giữ vùng hậu môn luôn khô ráo và thoáng, tránh đại tiện rặn nhiều gây thêm tổn thương.
Không nhịn đại tiện, không ngồi đại tiện quá lâu, tránh rặn nhiều khi đại tiện và nên đi đại tiện đúng giờ
Sử dụng kem thoa trĩ có thành phần thảo dược thiên nhiên có chứa Yomogin (hoạt chất được tìm thấy trong ngải cứu), và Ficus glomerata (chiết xuất từ lá sung), ví dụ như Cotripro. Yomogin giúp co mạch từ đó làm giảm chảy máu, giúp săn se búi trĩ. Ficus glomerata làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Kem thoa còn có các hoạt chất chống viêm, diệt khuẩn khác để giảm sưng đau khi búi trĩ chảy máu, như cúc tần và tinh chất nghệ.
Chất làm mềm phân có thể hữu ích nếu bạn đang bị táo bón do bệnh trĩ. Chất làm mềm phân như docusate (Colace) có thể được sử dụng giúp cho phân mềm và giảm táo bón. Bạn có thể dùng 100-300 mg docusate mỗi ngày trong tối đa một tuần.
Chủ động đi khám định kỳ hay khi xuất hiện dấu hiệu sớm bệnh trĩ. Nguyên tắc chung trong điều trị là can thiệp sớm vẫn tốt nhất. Đặc biệt, can thiệp đúng giai đoạn mới hiệu quả.
Theo Cotripro.vn
Gửi câu hỏi cho chuyên gia