Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Đại học: Đại học dược Hà Nội

Dược sĩ Quỳnh Như tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành dược lâm sàng tại Đại học dược Hà Nội - đơn vị dẫn đầu cả nước về đào tạo dược tại Việt Nam. Dược sĩ Quỳnh Như có 3 năm kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu về các bệnh tiêu hoá, đặc biệt là bệnh trĩ.

Hiện tại, dược sĩ Quỳnh Như đang là chuyên gia tư vấn tại Cotripro.vn.

Social liên quan:

 - Twitter: https://twitter.com/duocsiquynhnhu

 

Bài viết của chuyên gia

Slippery Elm - Thảo dược giúp ngăn ngừa táo bón, trĩ đến từ Hoa Kỳ

Từ thế kỷ 19, những cư dân bản địa Bắc Mỹ đã biết dùng Slippery Elm (cây du đỏ) để chữa các bệnh về đường tiêu hóa, mụn nhọt. Cũng theo Thư Viện Y Khoa Hoa Kỳ, người Mỹ thường dùng Slippery Elm theo đường uống để trị ho, đau họng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, trĩ. Ưu điểm của loại thảo dược đến từ Bắc Mỹ này là gì, nên sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất trong phòng và chữa trĩ, mời bạn khám phá trong bài viết dưới đây. Cây Slippery Elm ở vùng Bắc Mỹ  Slippery Elm thảo dược quý của vùng Bắc Mỹ Bắc Mỹ nổi tiếng với những thảo nguyên và đồng cỏ mênh mông, hệ sinh thái thực vật phong phú. Vào mùa cây thay lá, nơi đây như được khoác lên mình một bộ áo mới, với đủ sắc màu xanh, vàng, da cam và đỏ thẫm. Các con đường xuyên qua khu vực này là một trong những cung đường đẹp nhất cho những ai thích du lịch khám phá. Hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới đa dạng đã mang tới nhiều thảo dược quý cho cư dân ở nơi đây. Ngay từ thế kỷ 19, những thổ dân Bắc Mỹ đã khám phá ra giống cây du đỏ (Slippery Elm) dùng để trị các mụn nhọt, ho và tiêu hóa. Slippey Elm có thể cao tới 20m, là loại cây sống lâu năm. (Thân và lá của cây Slippery Elm) Người ta  gọi Slippery Elm là cây du đỏ do tâm gỗ (lõi) của nó có màu đỏ nhạt. Còn cái tên Slippery Elm bởi vỏ cây trong cây thường có đặc tính nhầy, trơn trượt của lớp vỏ trong khi nhai hoặc trộn với nước. Lớp vỏ bên trong này được dùng để làm thuốc, thường được thu hoạch vào mùa xuân từ những nhánh lớn nhất, sau đó được sấy khô và nghiền thành bột bảo quản để sử dụng khi cần. Theo thư viện Quốc gia Hoa Kỳ Pubmed, người Mỹ thường dùng Slippery Elm uống để trị ho, đau họng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, trĩ, hội chứng ruột kích thích (IBS), nhiễm trùng bàng quang và đường tiết niệu. Slippery Elm cũng được sử dụng trong trường hợp loét dạ dày và tá tràng, viêm ruột kết, viêm túi thừa, viêm đường tiêu hóa và quá nhiều axit dạ dày. Khoa học đã chứng minh Slippery Elm được chứng minh có tác dụng nhuận tràng, giảm táo bón Tình trạng táo bón kéo dài là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ. Do khi bị táo bón, phân cứng và khô, di chuyển trong đại tràng khó khăn, cộng thêm việc phải rặn mạnh, gây ra áp lực lớn chèn ép lên các tĩnh mạch hậu môn, từ đó hình thành lên các búi trĩ. Nếu mắc trĩ, cộng thêm bị táo bón, phân đi qua hậu môn, cọ vào búi trĩ, gây nhiều đau rát, thậm chí dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn sưng viêm. Người mắc trĩ cùng thường có tâm lý sợ đi đại tiện, tình trạng táo bón và trĩ vì thế cũng trở nặng hơn, tạo ra vòng luẩn quẩn mắc trĩ không dứt. Điều trị dứt điểm được táo bón, giúp ngăn ngừa được các nguy cơ mắc và tái phát bệnh trĩ. Táo bón là một trong những nguyên nhân gây ra trĩ Năm 2010, một nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá tác dụng của chế phẩm chứa Slippery Elm (cao Du đỏ) trên đường tiêu hóa, kết quả cho thấy công thức C-IBS, có chứa thành phần chính là Du đỏ (Slippery elm, 51,9% khối lượng) giúp cải thiện thói quen đại tiện và triệu chứng ruột kích thích thể táo bón. Cụ thể bệnh nhân thuộc nhóm hội chứng ruột kích thích thể táo bón đã tăng 20% nhu động ruột và giảm căng thẳng, giảm đau bụng, đầy hơi cũng như cải thiện tần suất và giảm rối loạn đại tiện. Do đó, người bị táo bón, trĩ, nếu sử dụng Slippery Elm có thể giảm táo bón, nhuận tràng, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ tái phát. 3. Các nhà khoa học Việt Nam ứng dụng thành công Slippery Elm trong chữa trĩ Ứng dụng trên nền tảng y học dân tộc và tinh hoa y học thế giới, các nhà Khoa Học Việt Nam đã chiết xuất thành công viên uống CotriPro với thành phần chính là Slippery Elm và Tumeron Pine dùng cho người bị trĩ nội, trĩ ngoại, người bị táo bón, có nguy cơ bị trĩ. Slippery Elm đóng vai trò giúp nhuận tràng, giảm táo bón, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ tái phát. Hoạt chất Tumeron Pine được chiết xuất từ lá lốt và nghệ giúp nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng cấp tính gây nhiều khó chịu của người mắc trĩ như chảy máu, viêm sưng, phù nề, đau rát vùng hậu môn, đồng thời tác động sâu vào bên trong co hồi búi trĩ. Ngoài ra, trong viên uống CotriPro còn được kết hợp thêm các thành phần thảo dược quý của Việt Nam, đã được trải nghiệm hàng nghìn năm nay theo kinh nghiệm của các cụ, từ các sách của Hải Thượng Lãn Ông, của cụ Tuệ Tĩnh như cúc tần, ngải cứu, rutin, diếp cá, đương quy giúp giảm đau, cầm máu, kháng viêm, tăng sức bền thành mạch và làm co hồi búi trĩ. CotriPro có bán tại các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc, để tìm nhà thuốc gần nhất, bạn vui lòng bấm VÀO ĐÂY Hướng dẫn sử dụng viên uống CotriPro: Ngày 4-6 viên, chia 2 lần. Khi các triệu chứng thuyên giảm thì chuyển sang dùng liều duy trì. Liều duy trì: Ngày 4 viên, chia 2 lần. Nên dùng duy trì 1-2 tháng để giảm nguy cơ tái phát. Nên uống trước trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ Bạn có biết: Cotripro còn có dạng gel bôi tiện dụng, giúp co trĩ và giảm đau rát nhanh chóng! Gel bôi CotriPro thấm trực tiếp vào búi trĩ, giảm nhanh tình trạng khó chịu do trĩ chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co hồi búi trĩ hiệu quả. Ưu điểm của Gel bôi trĩ Cotripro Hiệu quả nhanh: Gel bôi thấm trực tiếp vào búi Trĩ làm giảm triệu chứng đau rát, chảy máu chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp có búi trĩ nên dùng 3-5 tuýp để búi trĩ săn se và co dần lên. An toàn: Cotripro Gel chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tác dụng tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân. Gel bôi CotriPro dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú. Tiện dụng: Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Ngày dùng bôi 2 lần sau khi vệ sinh sạch sẽ. Trong quá trình sử dụng bạn sẽ được tư vấn kỹ lưỡng về cách bôi Gel, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học giúp đạt hiệu quả nhanh và phòng ngừa trĩ tái phát qua tổng đài  tư vấn 1800.6293 (miễn cước gọi) Dù trĩ là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi tới tổng đài 1800.6293 (miễn phí gọi đến) để được các dược sỹ chuyên môn tư vấn nhé.CotriPro có bán tại các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc, để tìm nhà thuốc gần nhất có bán CotriPro, bạn vui lòng bấm VÀO ĐÂY  

Phác đồ điều trị bệnh trĩ của Bộ Y Tế

Quyết định số 4068/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn biên soạn Quy trình chuyên môn và Quy trình chuyên môn của 26 bệnh thường gặp, trong đó quy trình chuyên môn chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh Trĩ can thiệp ngoại khoa. Căn cứ vào hướng dẫn này và điều kiện cụ thể của bệnh viện, giám đốc bệnh viện ban hành quy trình chuyên môn phù hợp để triển khai áp dụng thí điểm tại đơn vị. Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, giám sát, đánh giá việc xây dựng và triển khai áp dụng thí Điểm quy trình chuyên môn trong cải tiến chất lượng chẩn đoán, Điều trị, chăm sóc tại các bệnh viện để báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế. Phác đồ điều trị của Bộ Y Tế là tài liệu chi tiết hóa/cụ thể hóa của Hướng dẫn Điều trị. Phác đồ điều trị cung cấp một bộ chuẩn chất lượng tổng hợp các tiêu chí khắt khe gồm chẩn đoán, xử trí, điều trị, cách chăm sóc… phù hợp với điều kiện thực hành lâm sàng tốt nhất trong khoảng chi phí phù hợp của một cơ sở y tế. Phác đồ điều trị bệnh trĩ của Bộ Y Tế       Bạn có thể tham khảo thêm một số phác đồ điều trị bệnh trĩ tại các bệnh viện lớn trong cả nước như Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện 115, Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang, Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh… Phác đồ điều trị bệnh trĩ – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 1. Đại cương Là bệnh thường gặp chiếm tỷ lệ 35% – 40% dân số Đa số ở người lớn tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ 2. Nguyên nhân Bệnh trĩ gặp ở nhiều lứa tuổi, gặp nhiều ở tuổi trung niên, ở cả 02 giới, hiếm gặp ở trẻ em. Các yếu tố thuận lợi gây trĩ: Chế độ ăn kiêng khem, ít chất xơ Nghề nghiệp: ngồi lâu, đứng nhiều, khuân vác nặng. Bón, tiêu chảy Bệnh làm tăng áp lực ổ bụng: hmãn tính, rặn tiểu du xơ tiền liệt tuyến hoặc chít hẹp niệu đạo. Có sự chèn ép khung chậu: có thai, u sinh dục, K trực tràng. Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. 3. Lâm sàng 3.1. Triệu chứng cơ năng Đi cầu ra máu đỏ tươi thành giọt hay thành tia Cảm giác vướng , cộm hoặc đau rát ở hậu môn 3.2. Triệu chứng thực thể Nhìn bên ngoài có thể thấy búi trĩ tsa ra ngoài ống hậu môn hoặc bảbệnh nhân rặn thấy búi trĩ tlồi ra ngoài Thăm hậu môn trực tràng: rất cần thiết có thể đánh giá các biến chứng của trĩ như huyết khối hay ung thư ống hậu môn và ung thư phần cuối trực tràng. Phân độ: Độ I: các tĩnh mạch dãn đội niêm mạc phồng lên trong lòng ống hậu môn. Độ II: các tĩnh mạch dãn nhiều hơn tạthành các búi trĩ rõ rệt. Khi rặn búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn tự tụt vàkhi đứng dậy. Độ III: khi rặn nhẹ búi trĩ sa ra ngoài không vàđược, phải dùng tay đẩy lên. Độ IV: búi trĩ tthường xuyên nằm ngoài ống hậu môn. 4. Cận lâm sàng Soi hậu môn trực tràng: xác định số lượng, độ các búi trĩ. và phát hiện các thương tổn khác 5. Biên chứng Thiếu máu mãn Sa và nghẹt búi trĩ Tắc mạch Hoại tử búi trĩ 6. Các phương pháp điều trị trĩ 6.1. Chế độ sinh hoạt và ăn uống Tránh đứng lâu, ngồi nhiều, tránh táo bón,tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ăn quá cay, quá chua Ăn nhiều rau quả và chất xơ, uống nhiều nước Tập luyện thói quen đi đại tiện Ngâm hậu môn nước ấm ngày 2- 3 lần. 6.2. Thuốc Thuốc có tác dụng tăng cường hệ tĩnh mạch uống hoặc bôi, đặt hậu môn…(Daflon 0.5g uống; Proctolog đặt hậu môn) Thuốc nhuận trường chống táo bón Thuốc giãm đau, chống phù nề (Perfalgan 1g TTM, Paracetamol 0.5g (U), Tramadol 100mg TB) 6.3.Điều trị thủ thuật Chích xơ Thắt bằng vòng cao su Làm đông nhiệt bằng tia hồng ngoại 6.4. Phẫu thuật Cắt trĩ phương pháp kinh điển Cắt trĩ phương pháp Longo 6.5. Điều trị hậu phẫu Kháng sinh dự phòng: Cephalosporin thế hệ I, Sulbactam, Quinolon, levofloxacin… 1 lọ TMC trước mổ 20 phút và 1 lọ sau mổ 6 giờ. Giảm đau (Perfalgan 1g TTM, Paracetamol 0.5g (U), Tramadol 100mg TB) Thuốc cầm máu (Transamin TMC) Phác đồ điều trị bệnh trĩ – Bệnh viện 115 1. Định nghĩa Bệnh trĩ là tình trạng dãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn 2. Phân loại Trĩ nội: dãn đám rối tĩnh mạch trĩ trong. Chia thành 4 độ. Trĩ ngoại: dãn đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Trĩ hỗn hợp: có sự liên kết giữa trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ vòng: các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và liên kết với nhau thành vòng. 3. Tiêu chuẩn chẩn đoán Táo bón. Đi cầu ra máu tươi, dính phân hay chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia kèm sa khối trĩ ra ngoài. Trĩ ngoại nằm ngay ngoài rìa hậu môn, thường phồng khi ngồi hay gắng sức Khối sưng đột ngột kèm đau ở hậu môn: trĩ có biến chứng. Thăm hậu môn: nhìn thấy các búi trĩ sa ra khi rặn. Xác định trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp hoặc trĩ sa vòng.Tình trạng các búi trĩ có viêm, chảy máu hay có thuyên tắc huyết khối. 4. Hướng điều trị Tiêu chuẩn điều trị ngoại trú + Bệnh trĩ ngoại, trĩ nội độ 1, 2 + Đã có chỉ định phẫu thuật trì hoãn hoặc bán cấp + Sau khi được phẫu thuật. Thuốc và cách chăm sóc + Chế độ ăn nhiều chất xơ (rau cải), uống đủ nước tránh tábón. + Ngồi ngâm nước ấm nhiều lần trong ngày (>6 lần/ngày), mỗi lần 5 – 10 phút + Thuốc trợ tĩnh mạch: nhóm flavonoid chứa Diosmin và Hesperidin (Daflon 500mg) Trĩ cấp: 2v x 3 /ngày x 4 ngày. Sau đó 2v x 2 / ngày x 3 ngày. Liều duy trì: 1v x 2 / ngày + Thuốc chống tábón: Forlax 1 gói x 2 (x3)/ngày hoặc Sorbitol 1 gói x 3/ngày + Thuốc kháng viêm, giảm đau: Paracetamol 500mg 1v x 3 / ngày, Diclofenac 50mg 1v x 3 / ngày hoặc Mobic 7,5mg (Meloxicam) 1v x 2 / ngày; hoặc Hoặc Tatanol codein (Acetaminophen + Codein) Ultracet (Acetaminophen + Tramadol) 1v x 3 / ngày + Thuốc kháng sinh: có thể dùng nếu là viêm cấp tính, trong 7 – 10 ngày Augmentin 1g x 2 / ngày hay các thuốc cùng nhóm tương tự. (Curam, Unasyn) Hoặc nhóm Fluoroquinolon: (Ciprofloxacin, Ofloxacin.) Cipr0,5g x 2/ngày Hoặc nhóm Cefalosporin II: (Cefuroxim) Zinnat 0,5g x 2 / ngày. 5. Theo dõi, dặn dò Uống thuốc đầy đủ và tái khám sau 1 tuần Nếu có dấu hiệu khác lạ, bất thường cần liên hệ với Bác s càng sớm càng tốt. Ăn nhiều trái cây, rau quả, uống nhiều nước Tập thể dục…. 6. Tiêu chuẩn nhập viện Trĩ có chỉ định phẫu thuật: trĩ nội độ 3, độ 4 Trĩ có biến chứng: sa nghẹt, hoại tử, sa viêm, huyết khối lớn Thủ thuật: Trĩ nội độ 2, 3. Phẫu thuật: Trĩ hỗn hợp. Trĩ nội độ 2, 3, 4. Trĩ viêm sa nghẹt, hoại tử. Trĩ huyết khối. Trĩ sa vòng. Phác đồ điều trị bệnh trĩ – Bệnh viện Y học cổ truyền Tiền Giang I. Theo y học hiện đại Định nghĩa Trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên mà cuống trĩ nằm trên đường lược (Trĩ nội)  hoặc tĩnh mạch trĩ dưới mà cuống trĩ nằm dưới đường lược (trĩ ngoại)  hay cả hai (trĩ hỗn hợp). Các yếu tố thuận lợi Đứng nhiều, làm việc nặng, thai kỳ, tábón, tiêu chảy, suy tim, tăng áp lực tĩnh mạch cửa (bệnh xơ gan), viêm phế quản mãn, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, bướu vùng chậu, ung thư trực tràng, di truyền. … Chẩn đoán 3.1. Trĩ nội – Trĩ nội độ I: đau, chảy máu (hoặc không). Trĩ không lồi ra ngoài hậu môn. Thăm trực tràng và soi hậu môn thấy rõ. – Trĩ nội độ II: trĩ cùng niêm mạc trực tràng hậu môn sa ra ngoài sau khi rặn hoặc đại tiện sau đó tự vào trong hậu môn. Thăm và soi trực tràng hậu môn thấy rõ ranh giới búi trĩ. – Trĩ nội độ III: Máu tươi chảy ra ít hoặc nhiều, khi rặn hoặc đại tiện búi trĩ cùng niêm mạc hậu môn sa ra ngoài hậu môn, phải đẩy búi trĩ mới vào. – Trĩ nội độ IV: Trĩ thường xuyên ở ngoài hậu môn, đẩy vàcũng không vàcó kèm theo viêm nhiễm. Trĩ nội có biến chứng: Tắc mạch. Sa và nghẹt búi trĩ. 3.2. Trĩ ngoại – Trĩ ngoại đơn thuần (trĩ ngoại độ I – độ II) – Trĩ ngoại tắc nghẽn (trĩ ngoại độ III) – Trĩ ngoại có biến chứng viêm loét (trĩ ngoại độ IV) Cận lâm sàng – Xét nghiệm Công thức máu, Thời gian máu chảy, Máu lắng, Đường huyết đói, Cholesterol TP, Triglyceride, HDL-C, LDL-C, AST, ALT, Creatinine, BUN – NTTP – Điện tim thường, Siêu âm bụng TQ, X-quang tim phổi… * Tùy tình hình thực tế trên lâm sàng, Bác sĩ có thể chỉ định cận lâm sàng để đánh giá các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân. II. Theo y học cổ truyền Bệnh Trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom (theo dân gian). Theo YHCT, nguyên nhân là do: ăn đồ cay nóng hay táo bón kéo dài làm cho phong, thấp, táo, nhiệt nội sinh rồi kết tụ ở trực tràng hậu môn. Xơ gan, phụ nữ có thai dùng sức khi sanh đẻ; hoặc ngồi lâu, đi xa, khuân vác nặng nề làm cho kinh lạc ứ trệ, khí huyết vận hành không thông mà gây thành búi trĩ, cũng có người già hoặc cơ thể suy nhược, tả lỵ lâu ngày (Viêm đại tràng mãn tính) dẫn đến hạ tiêu hư thoát mà thành trĩ. Y học cổ truyền chia trĩ nội ra làm 6 thể: – Trĩ nội thể ứ trệ: Hậu môn thốn, tức nặng. – Trĩ nội thể huyết ứ: Là trĩ có xung huyết. – Trĩ nội thễ thấp nhiệt: Là trĩ có thấp phối hợp với nhiệt. – Trĩ nội thể nhiệt độc: Do trĩ ứ huyết lâu ngày phối hợp với nhiệt độc. – Trĩ nội thể khí huyết suy: Do trĩ có tiêu máu nhiều lần, lâu ngày hoặc kèm theo một số bệnh toàn thân. – Trĩ nội thể tỳ khí suy: Thường gặp ở người già, bệnh tái phát nhiều lần. Y học cổ truyền chia trĩ ngoại ra làm 3 thể: – Trĩ ngoại đơn thuần  (trĩ ngoại độ I – độ II) gọi là huyết ứ. – Trĩ ngoại tắc nghẽn (trĩ ngoại độ III) gọi là nhiệt độc. – Trĩ ngoại có biến chứng viêm loét (trĩ ngoại độ IV) gọi là thấp nhiệt. III. Điều trị Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ có thể điều trị bằng Y học hiện đại hoặc bằng Y học cổ truyền hoặc kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền. Theo Y học hiện đại Đợt trĩ cấp: Búi trĩ sa, sưng to, đau, rỉ dịch hoặc máu – Daflon (Dalcofor) 500 mg + 3 ngày đầu: uống  2 viên x 3 lần/ ngày + 4 ngày kế tiếp:uống 2 viên x 2 lần/ ngày Kết hợp:- Kháng sinh – Kháng viêm – Giảm đau – An thần (+/-). Đối với trĩ ngoại tắc mạch có khối máu tụ dưới da Sau khi điều trị nội khoa 3 đến 7 ngày không tan, thực hiện tách máu tụ dưới da. Sau khi tách máu tụ có thể dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau (như trên). Nội soi hậu môn ống cứng can thiệp Thắt trĩ hoặc Tiêm xơ (tùy trường hợp theo chỉ định bác sĩ điều trị) ★ Thắt trĩ: Khi điều trị nội mà búi trĩ chưa teo. Mỗi lần thắt từ 01 búi trĩ tối đa 02 búi trĩ. Giữa 02 lần thắt cách nhau từ  7 – 14 ngày (căn cứ vào sang thương của búi trĩ đã thắt). Sau thắt dùng kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, an thần (điều trị 3 đến 5 ngày) kết hợp điều trị triệu chứng kèm theo. ★ Tiêm xơ búi trĩ bằng PG 60 5% (búi trĩ có kích thước nhỏ, đơn giản) Dung dịch gồm: – Nước cất: 03ml – Phenol   : 01 ml Tiêm trực tiếp vào gốc búi trĩ. Tiêm cách ngày. Số lần tiêm tùy thuộc kích thước búi trĩ. Đối với trĩ vòng, to: chỉ định phẫu thuật (chuyên khoa ngoại). Theo Y học cổ truyền Điều trị chung cho các thể: – Dùng Mật ong 1,5gr bơm vào ống hậu môn ngày 1 lần. – Phèn chua (bạch phèn) 10g hoặc Thực diêm 30g pha trong 3lít nước ấm chia 3lần/ngày, ngâm hậu môn, mỗi lần ngâm 10-15 phút. Trĩ nội thể huyết ứ – khí trệ (Trĩ độ I,II,III không có biến chứng) – Pháp trị: tư âm, lương huyết, thanh nhiệt, hoạt huyết, chỉ huyết – Bài thuốc: Lương Huyết địa hoàng thang gia giảm Sanh địa 16g Xích thược 10g Đương quy 12g Hoè hoa 16g Hoàng cầm 08g Kinh giới 06g Ngư tinh thả 10g Hạn liên thảo (Cỏ mực) 10g – Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g; – Đại tiện ra máu nhiều gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc  Hạn liên 16g (không dùng Hạn liên thảo). Trĩ nội thể nhiệt độc (Trĩ nội có biến chứng) – Pháp trị: hoạt huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống. – Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm. Đào nhân 08g Hồng hoa 08g Bạch thược 10g Thục địa 10g Đương quy 12g Xuyên khung 08g Gia: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g; Hoặc gia: Sài đất 12g,  Bồ công anh 12g. – Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g. – Đại tiện ra máu gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g. – Nếu sưng đau nhiều gia: Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g. Trĩ nội thể khí huyết suy (Trĩ nội độ I, II, III có tiêu máu nhiều lần, hoặc kèm các bệnh toàn thân khác gây suy nhược cơ thể) – Pháp trị:  Bổ khí huyết, chỉ huyết. – Bài thuốc: Bát trân thang gia giảm. Đảng sâm 12g Bạch linh 10g Bạch truật 08g Cam thảo (chích) 06g Bạch thược 08g Đương quy 12g Thục địa 10g Xuyên khung 08g. – Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g; – Đại tiện ra máu nhiều gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g. Trĩ nội thể Tỳ khí suy (trĩ nội độ IV, trĩ vòng) – Pháp trị:  kiện tỳ bổ khí,  hành khí thăng đề. – Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm. Đảng sâm 10g Hoàng kỳ (chích) 10g Bạch truật 10g Trần bì 06g Thăng ma 10g Sài hồ 10g Đương quy 10g Cam thảo (chích) 04g Đại tá 12g Sanh cương/Can khương 04g – Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 06g. – Đại tiện ra máu gia: Hắc Kinh giới 16g, Hắc Địa du 10g, Hắc Chi tử 6g Trĩ ngoại thể huyết ứ (độ I và độ II) – Pháp trị: Hoạt huyết, bổ khí, hành ứ. – Bài thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm. Đảng sâm 10g Hoàng kỳ (chích) 10g Bạch truật 10g Cam thả(chích) 04g Sài hồ 06g Thăng ma 06g Đương quy 16g Xích thược 10g Trần bì 06g – Nếu có táo bón gia: Hắc Chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g. Trĩ ngoại thể nhiệt độc (Trĩ ngoại tắc mạch cấp: trĩ ngoại độ III) – Pháp trị: Hoạt huyết chỉ huyết, thanh nhiệt, tiêu viêm chỉ thống – Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm. Đào nhân 08g Hồng hoa 08g Thục địa 10g Đương quy 12g Bạch thược 10g Xuyên khung 08g Gia: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 10g, Bồ công anh 10g; Hoặc Sài đất 12g, Bồ công anh 12g. – Nếu có táo bón gia: Hắc chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g. – Đại tiện ra máu gia: Hắc Địa du 12g, Hắc Kinh giới 16g, Hắc Hạn liên 16g. – Nếu sưng đau nhiều gia: Đan sâm 12g, Bạch chỉ 10g. Trĩ ngoại thể thấp nhiệt (Trĩ ngoại độ IV) – Pháp trị : Thanh thấp nhiệt hoạt huyết chỉ thống. – Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm. Sanh địa 16g Đương quy 10g Xích thược 10g Đào nhân 10g Hồng hoa 04g Chỉ xác 10g Hạn liên thả 10g Trạch tả 10g Kim ngân hoa 10g Liên kiều 10g Thổ phục linh 08g. – Nếu có táo bón gia: Hắc chi ma 20g, hoặc Lá muồng 6g. * Ngoài ra có thể sử dụng hoặc kết hợp thuốc thành phẩm YHCT có tác dụng phù hợp với các thể bệnh. C. Dự phòng – Tập luyện và giải quyềt các yếu tố có liên quan đến bệnh trĩ. – Ăn các thức ăn dể tiêu, nhuận tràng, không ăn các thứ cay nóng kích thích, các chất gây táo bón nhất là ớt, rượu, café… – Không ngồi lâu, mang vác nặng, nếu cần phải đổi nghề. – Xoa bóp vùng chậu và hố chậu trái. – Tập dưỡng sinh động tác chổng mông thở. D. Xử trí tai biến sau thắt trĩ Tụt vòng cao su: búi Trĩ chưa hoại tử, thắt lại. Sau thắt có rối loạn tiểu gây tiểu lắc nhắc, bí tiểu chchừơm nước ấm vùng bàng quang, kích thích bàng quang, xông hơi nước nóng vùng hậu môn âm hộ, xối nước lạnh từ thắt lưng trở xuống…; nếu vẫn không tiểu được thì thông tiểu. Chảy máu thứ phát sau thắt Trĩ hay xảy ra vàngày thú 7 hoặc 10 trở đi + Tẩm oxy già vào gòn, chèn cầm máu vị trí búi Trĩ  đã hoại tử bong ra, chảy máu, cho bệnh nhân nằm nghỉ hạn chế đi lại. Dùng thuốc: (Điều trị từ 3-5 ngày) Adrénoxyl 10mg, 2 viên, uống ngày từ 2-3 lần. Daflon (Dalcofor) 500 mg,  2 viên, uống ngày từ 2- 3 lần. + Khâu lại cầm máu, nếu chèn cầm máu thất bại. + Nếu lượng máu chảy nhiều, vị trí sâu bên trong, không khâu cầm máu được, ảnh hưởng đến dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân thì chuyển sang Phòng cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang. Phác đồ điều trị bệnh trĩ – Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh – Trĩ là một bệnh thường gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi chủ yếu là trung niên trở nên. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người Việt Nam chiếm khoảng 50% dân số ở người trưởng thành. – Theo Y học hiện đại nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ là do lađộng vất vả, ăn uống không điều độ, bệnh nghề nghiệp: đứng nhiều, ngồi nhiều, tábón kédài, viêm đại tràng mãn tính cơ địa. A.Theo Y học hiện đại Lâm sàng – Cơ năng: Đại tiện trĩ sá ra ngoài nhiều hay ít, có máu đỏ tươi thành giọt hay thành tia, cảm giác khó chịu ở vùng hậu môn: đau, rát, căng tức khó chịu, sưng đau hậu môn, ngứa ngáy, có thể có chảy dịch. – Thực thể: Thăm khám hậu môn trực tràng Thăm tay: Niêm mạc hậu môn trực tràng mềm mại như nhung, không có u cục, không đau. Nhìn ngoài: Có thể thấy các búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn, hoặc bảbện nhân rặn thấy các búi trĩ lòi ra ngoài. Biến chứng: Chảy máu kédài gây tình trạng thiếu máu, nghẹt các búi trĩ, huyết khối búi trĩ. – Phân chia độ trĩ: Trĩ chia làm 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ ngoại: Các búi trĩ ở bên ngoài hậu môn, nhìn thấy được. Trĩ nội : Chia làm 4 độ: Độ I: Đại tiện trĩ không sa ra ngoài sau khi đại tiện bệnh nhân có cảm giác tức nặng, khó chịu ở hậu môn. Độ II: Đại tiện trĩ sa ra ngoài sau tự clên được. Độ III: Đại tiện trĩ sa ra ngoài không tự clên được, phải đẩy trĩ lên. Độ IV: Đại tiện trĩ sa ra ngoài phải đẩy trĩ lên, nhưng khi ngồi xổm hoặc đi bộ trĩ lại lòi ra ngoài. – Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại: Trĩ nội nằm trên đường lược, trĩ ngoại nằm dưới đường lược. Cận lâm sàng Soi hậu môn trực tràng bằng ống cứng giúp xác định số lượng các búi trĩ, phân độ các búi trĩ, xác định các biến chứng, trĩ nội, trĩ ngoại. – Làm công thức máu, máu chảy, máu đông để xác định có thiếu máu hay không. – Sinh hóa máu: Ure, creatinin, cholesterol, triglicerid,… Chẩn đoán phân biệt: Ung thư ống hậu môn trực tràng: máu đỏ tươi, đau rát hậu môn liên tục, đau tăng khi đại tiện, luôn có cảm giác mót rặn, soi ống hậu môn có khối u sùi loét ống hậu môn. Sa trực tràng: sa niêm mạc trực tràng hay trực tràng sa ra ngoài không có mạch máu căng giãn. Điều trị Thay đổi lối sống, tránh lao động thường xuyên ở tư thế ngồi xổm hay đứng lâu, không ăn các chất cay nóng, uống bia rượu. Ăn nhiều rau, hoa quả tươi, uống nhiều nước. tập thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định. Thường xuyên tập thể dục, tập luyện thể thao. – Can thiệp điều trị trĩ nội: + Thắt búi trĩ bằng vòng casu. + Điều trị bằng tia laze. + Tiêm xơ tebúi trĩ. + Thuốc: thuốc có tác dụng tăng cường sức bền mạch máu, làm giảm tính căng giãn và ứ trệ của tĩnh mạch như: Daflon, ginkofort. Tại chỗ: Bôi hay đặt thuốc hỗ trợ giúp tăng trương lực tĩnh mạch và giảm đau như: Titanorein, Proctoloc,… – Điều trị biến chứng: + Huyết khối trĩ: Rạch búi trĩ lấy cục máu đông, điều trị trĩ bằng thuốc hay phẫu thuật. + Trĩ nghẹt: Đẩy búi trĩ lên, không nên cố, nếu cố nhiều có thể làm bệnh nhân đau. + Trĩ chảy máu: Truyền máu khi có thiếu máu, dùng thuốc transamin. – Điều trị ngoại khoa: Chỉ định: Trĩ chảy máu nhiều, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, khi các phương pháp điều trị nội khoa không kết quả. Trĩ có biến chứng: Huyết khối trĩ, trĩ nghẹt, trĩ độ 3, độ 4 Các biện pháp phẫu thuật: Phẫu thuật Miligan-Morgan. B. Theo Y học cổ truyền Trĩ là một bệnh rất hay gặp ở vùng hậu môn trực tràng. Cổ nhân có câu: “Thập nhân cửu trĩ” – The báo cáo của hội hậu môn trực tràng Việt Nam tháng 6 năm 2005 thì Việt Nam bệnh trĩ chiếm 50% dân số ở người trưởng thành. – Bệnh trĩ ít nguy hiểm nhưng nó gây phiền hà cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, hạnh phúc và khả năng lao động của người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh – Phát sinh bệnh trĩ không chỉ do bệnh lý tại chỗ mà còn do yếu tố toàn thân như: âm dương thiếu cân bằng, tạng phủ khí huyết hư tổn cùng với thấp nhiệt, phong táo, ăn uống, nghề nghiệp gây ra. + Thấp nhiệt: gây ra phân lỏng, nát, lỵ mót rặn nhiều. + Tràng táo: táo nhiệt ở đại trường lâu ngày làm tổn thương âm tân dịch hư hao, huyết nhiệt, nhiệt bức huyết vong hành gây ra chảy máu. + Khí hư hạ hãm lâu ngày làm cho trĩ sa ra ngoài. + Các yếu tố khác như: ăn uống mất điều hòa, ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, ăn ít rau quả, uống ít nước,phụ nữ chửa đẻ kiêng khem quá mức Các thể lâm sàng Thể thấp nhiệt ở đại trường Đại tiện ra máu sắc đỏ tươi, số lượng nhiều hoặc ít, trĩ sa theo độ, đau nóng rát hậu môn, đại tiện táo hoặc đau quặn bụng, mót rặn, đại tiện bí, khó đi, đại tiện vàng sẻn, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền tế sác. Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết chỉ huyết. Bài thuốc: Hòe hoa tán gia giảm Hòe hoa 12g (sao vàng đậm) Kinh giới tuệ 12g (sacháy) Chỉ thược 10g Trắc bá diệp 12g (sacháy) Hoàng bá 10g Sắc uống ngày một thang, chia hai lần. *Thuốc sản xuất tại bệnh viện – Hoàn lục vị 5g, uống ngày từ 8 – 10 viên chia 2 lần. – Chè cầm máu 3g, uống ngày 3 gói chia 3 lần. Thể tỳ hư không nhiếp huyết Đại tiện ra máu tươi sắc nhạt màu lượng có thể nhiều hay ít khác nhau kèm theo sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp mệt mỏi, ăn ngủ kém, phân táhoặc lỏng thất thường, trĩ sa, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế vô lực. Pháp điều trị: kiện tỳ ích khí nhiếp huyết Bài thuốc: Quy tỳ thang gia giảm Hoàng kỳ 12g Mộc hương 04g Bạch linh 10g Bạch truật 12g Đan bì 10g Trần bì 10g Chế hoàng tinh 12g Chi tử 10g (sađen) Đương quy 12g Cam thảo sao 06g Đảng sâm 12g Sắc uống ngày 01 thang chia 2 lần *Thuốc bệnh viện sản xuất + Hoàn quy tỳ 5g, ngày uống 08 viên chia 2 lần + Chè cầm máu 3g, ngày uống o3 gói chia 3 lần Thể khí hư hạ hãm Hay gặp ở bệnh nhân có tuổi mắc bệnh lâu ngày trĩ sa ra không tự clên được, kèm theo sa niêm mạc trực tràng chảy máu tươi khi đại tiện, săc nhạt màu kèm theo tinh thần mệt mỏi suy nhược, hụt hơi ngại nói, sắc mặt kém tươi nhuận, hồi hộp váng đầu, ăn ngủ kém. Đại tiện phân nát, tiểu tiện trong dài. Chất lưỡi nhạt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế nhược. Pháp điều trị: Ích khí dưỡng huyết, thăng đề, cố nhiếp. Bài thuốc: Bài bổ trung ích khí thang gia giảm Đảng sâm 12g Thăng ma 12g Hoàng kỳ 12g Sài hồ 10g Xuyên quy 12g Trần bì 10g Bạch truật 10g Cam thả06g Chi tử (sađen) 10g Sắc uống ngày 01 thang chia 2 lần *Thuốc của bệnh viện sản xuất + Hoàn bổ trung 5g, ngày uống 10 viên chia 2 lần sáng – chiều + Chè cầm máu 3g, ngày uống 03 gói chia 3 lần + Thuốc ngâm trĩ 20g, ngày ngâm hậu môn 02 gói chia 2 lần (mỗi lần ngâm 15 phút)  

Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ: Buồn vui chuyện của người đi cắt trĩ (Phần 2)

Những câu chuyện rất chi tiết và chân thật về việc mổ trĩ, được chính những người trong cuộc giãi bày, chia sẻ lại kinh nghiệm chữa bệnh trĩ cho những bệnh nhân có cùng tình trạng, hay muốn tìm hiểu thêm về căn bệnh khó nói này. Kinh nghiệm đi cắt trĩ của một bạn nam có nickname “ABC” Mình đã đi phẫu thuật trĩ ở BV ĐH Y Dược, dưới đây là nhật kí của mình: Ngày khám bệnh : 23/09/2018 Ngày xét nghiệm : 13/10/2018 Ngày nhập viện : 14/10/2018 Ngày mổ (ngày 1) : 15/10/2018. Nhịn ăn uống, 6 giờ sáng điều dưỡng bơm thuốc hậu môn, 5 phút sau đi cầu. 8 giờ điều dưỡng gọi tên xuống mổ. 8 giờ 30 ngồi xe lăn vào phòng mổ, lên giường mổ, gắn máy đo huyết áp nhịp tim, chích tủy sống gây tê. 9 giờ bắt đầu cắt mổ trĩ. 10 giờ xong, nằm phòng hậu phẫu tới 14 giờ để hết tê chân, được về phòng mình. Ngày 1 mình không cảm thấy đau, không được ăn, sau mổ phải uống nước nhiều để đi tiểu, được truyền dịch và kháng sinh, giảm đau liên tục. Điều dưỡng luôn hỏi đi tiểu được chưa. Mình đi tiểu nhiều lần nhưng khó tiểu, tiểu được rất ít. Ngày 2: buổi sáng bệnh viện cho ăn cháo thịt bằm và một chai nhỏ yaourt, truyền 2 chai giảm đau. 8 giờ bác sĩ khám vết mổ và kết luận cho về nhà. Bác sĩ dặn do có khâu trĩ bên trong nên phải ăn cơm (đừng ăn cháo) để không bị hẹp hậu môn, uống nước nhiều, ngày nên đi cầu 3 đến 4 lần. Làm thủ tục, lấy thuốc uống và rời bệnh viện thì cũng đã 11 giờ 15. Ngày 2 mình không đi cầu, không đau nhiều. Sau cắt trĩ ngày thứ 2 bắt đầu ăn cháo Ngày 3: sáng 5 giờ đi cầu, ăn sáng xong 7 giờ đi cầu, đau sau khi đi cầu, ăn uống bình thường, nhiều rau, canh rau, chuối, khoai lang, đến chiều đi cầu thêm 3 lần, quá đau. Ngày 4: sáng 4 giờ đi cầu, 5 giờ đi lần nữa, đau nhiều, ngưng uống thuốc forlac, chiều 4 giờ đi cầu lần nữa, đau quá. Ngày 5, ngày 6: ngày đi cầu 2 lần sáng, 1 lần chiều, đau nhiều. Tuần thứ 2: đi cầu vẫn đau Tuần thứ 3: bắt đầu đi làm bằng xe bus + Grab car. Tuần thứ 4: chạy xe máy đi làm Kinh nghiệm chữa bệnh trĩ bằng cắt trĩ của một bạn nam có nickname “VIV” Tóm tắt sơ qua về bản thân, hồi nhỏ mình rất hay táo bón, tiêu chảy nên đã có biểu hiện trĩ loại 1 từ hồi 14-15 tuổi. Mình đi du học cũng đã 5 năm nay, thú thật là năm đầu tiên ăn uống rất khó khăn vì không quen đồ ăn ngoại với chi phí ăn đồ việt rất đắt đỏ mà lại không biết nấu gì hết nên lại bị táo bón tiêu chảy triền miên. Năm đầu mình sụt 8 kí lô. Tới năm thứ 2 và 3 thì đồ ăn cũng quen dần, đồ việt thì cũng nấu được vài đường cơ bản nên cũng hết táo bón. Nhưng bị cái mình hay ngồi chơi game 15-16 tiếng/ngày, lười vận động, nên bệnh cũ tái phát lên tới độ 3, lúc này khi đi cầu nó lòi 1 cục ra phải dùng tay nhét lên lại. Có hôm không nhét được mà nó sưng to lên cực kì khó chịu, phải nghỉ học nằm ở nhà 3 hôm liền nó mới khỏi. Từ dạo đó mình ớn quá nên có đi thể thao với ngồi ít lại nên 2 năm không bị lại. Ngỡ như bệnh đã khỏi nên chủ quan, năm nay mình đi Nauy mọi thứ ở đây đắt gấp 3 lần so với ở Anh nơi mình học. Chả dám ăn gì chỉ dám vô siêu thị giá rẻ mua bánh mì xúc xích về kẹp ăn. Vì thế căn bệnh táo bón nó lại quay lại. Ba ngày sau khi từ Nauy về mình lại phải bay về Việt Nam, ngồi 13 đến 14 tiếng liên tục trên máy bay nó làm cục trĩ lòi ra bên ngoài không nhét vô được nữa. Về tới Vũng Tàu được mấy ngày thì cục trĩ nó biến chứng tắc mạch vòng đau không làm gì được phải chạy lên Sài Gòn khám và mổ. Mình được tư vấn mổ bằng phương pháp Longo rất ít đau hơn phương pháp truyền thống nên cũng thu xếp chạy lên xem sao. Lên tới bệnh viện là hơn 5 giờ chiều. Mình vô thẳng phòng cấp cứu vì đau quá rồi, bác sĩ trực ở đó khám sơ qua thì kêu chưa chảy máu nên mai 7 giờ vô tầng 3 khám ngoại tiêu hoá rồi làm thủ tục mổ sau. Vô thẳng phòng cấp cứu vì quá đau đớn Đêm hôm đó mình nằm trong nhà nghỉ gần bệnh viện, đít đau ê ẩm ba má mua cho 2 cái bánh bao mà chả buồn ăn vì vừa lo vừa sợ. Thú thật là mình sợ đau nhất trên đời. Tới 4 giờ sáng thì không ngủ được nữa chỉ biết nằm một đống chờ tới giờ đăng kí nhập viện. Tới 6 giờ thì bắt đầu mò dậy, ba má dẫn lên tầng 3, là người đăng kí đầu tiên nhưng 7 giờ bác sĩ chính mới tới nên chỉ biết ngồi chờ trong đau đớn. Xong rồi bác sĩ cũng tới, vô trong phòng khám thì bác sĩ vạch đít ra coi mới kết luận là phương pháp phẫu thuật Longo không dùng được nữa vì đã quá nặng, biến chứng tắc mạch với lại trĩ nội ngoại hỗn hợp chỉ có cắt bằng phương pháp truyền thống bằng dao điện/dao laser mới được. Nghe tới khúc này là mình sợ mặt cắt không còn tí máu, người run lẩy bẩy. Trước khi mổ bác sĩ kêu phải đi khám một vòng tổng quát gồm chụp X quang tổng quát, siêu âm màu, đo điện tim, thử máu, nước tiểu và nội soi trực tràng. Mình đi thử máu với nước tiểu trước, xong rồi đi xquang, siêu âm màu rồi đo điện tim. Mọi thứ đều ổn chỉ có chờ hơi lâu tí vì có khá đông người trước mình. Tới 10 giờ mình mới được vô nội soi trực tràng, trước đó 1 tiếng có 1 anh y tá vạch đít mình ra bơm vô 133ml thuốc fleet enecma để sổ hết phân trong trực tràng tiện cho việc nội soi. Vì cục trĩ nó nằm ngoài lỗ đít nên thành ra lúc a y tá thốc cái bơm vô cảm giác rất yomost  Nội soi trực tràng cũng thế, nhưng lần này bác sĩ phụ trách có dung tí gel nên vô dễ dàng hơn. Khám tổng quát cũng xong mình đăng kí nhận phòng, lên nằm truyền vài thứ thuốc (nước biển, nước đường, thuốc kháng sinh), lúc này là 11 giờ trưa. Nằm tới 3 giờ chiều thì có y lệnh vô phòng mổ, lúc này nói thiệt với anh em là người sợ quá rồi tay chân run lẩy bẩy mặt cắt không còn tí máu. Nấn ná một hồi thì y tá cũng vác xe xuống đẩy mình vô phòng mổ. Nằm trong phòng mổ cái cảm giác sắp có người vạch đít mình ra cắt đi miếng thịt nó ghê gì đâu luôn. Rồi có một anh bác sĩ chuyên gây tê, giảm đau tới bắt mình nằm nghiêng cong như con tôm luộc để ảnh gây tê tủy sống. Ảnh chích nhát đầu tiên vô lưng nhưng chưa chính xác phải chích thêm nhát thứ 2 mới được. Chích thì nó không đau nhưng cảm giác có người đâm kim vô lưng mình nó mới ghê. Gây tê xong 5 đến 10 phút sau nguyên phần dưới cảm giác tê rần, vẫn cử động được. Rồi bác sĩ mổ tới lấy con dao điện ra, mình không thấy họ mổ vì che khăn hết trơn, chỉ nghe mùi khét như mùi tóc cháy. Lúc đó không cảm thấy gì dưới đít nữa, người vẫn tỉnh, mình nói với bác sĩ là sau khi cắt xong cho mình coi cái cục đó, bác sĩ bảo có tới 4,5 cục lớn nhỏ chỉ cho xem 2 cục to nhất. 15 phút sau thì cắt xong, bác sĩ cho xem thì thấy như cục thịt dư, ở trong máu bầm do tắc mạch nó đọng lại như mấy hạt gạo, hèn gì đau quá trời đất. Rồi mình được đẩy ra phòng hồi sức, nằm 4 đến 5 tiếng mới được đẩy lên phòng điều dưỡng lúc trưa. Lúc này mình vẫn chưa thấy đau nhưng mà phải thò tay xuống check hàng coi súng ống còn không chứ lỡ ổng cắt nhầm thì tiêu. Rồi mệt quá mình ngủ luôn, lúc này là 9 giờ tối. Ngủ tới 3 giờ sáng thì ôi thôi thuốc giảm đau nó hết, mình đau như là có ai đang cầm lửa dí vào, nằm tới 4 giờ thì chịu hết nổi mới gọi y tá vô chích 1 liều giảm đau. 10 phút sau thấy đỡ hơn tí xíu nhưng vẫn rất ê. Có điều là nó mắc tè kinh khủng, khó khăn lắm mới đi tè lại được. Đó là ngày thứ nhất. Ngày thứ hai sau mổ, lúc này mình vẫn còn nằm lại phòng điều dưỡng. Đi lại được nhưng lúc đứng lên nó hơi thốn thốn, bây giờ thấy đỡ đau hơn, không còn dùng thuốc giảm đau liều cao nữa mà chỉ truyền paracetamol thôi. Chưa dám ăn gì vì nghĩ đến cảnh đi ị hãi hùng quá. Cả ngày nằm trên giường, chỉ uống được 1 chai sữa 250ml, chủ yếu là ngủ. Bạn gái có lên thăm từ sớm nhưng tới tối cũng phải về. Tham khảo: Cách chăm sóc bệnh nhân mổ trĩ Ngày thứ 2 sau mổ trĩ sức khỏe người bệnh sẽ ổn hơn (Ảnh minh họa) Ngày thứ ba, thấy vết thương không còn đau mấy, có thể đi lại khá thoải mái, chỉ hơi ê ê một tí thôi, trong lòng yêu đời tự tin hơn hẳn. 12 giờ trưa xuất viện, bụng đói cồn cào vì hai ngày rồi chưa ăn gì. Kế bên bệnh viện có quán cà phê, nghe mẹ nói đồ ăn cũng được thế là cả nhà qua đó ăn, mình đi thoải mái, vẫn đeo ba lô xách đồ ngon lành. Ngồi trong quán mình uống bơ xay và ăn 1 tô hủ tiếu. Nói chung ăn uống rất ngon vì cảm giác đau đít đã gần như hết 90% và bụng đói meo mấy hôm nay. Ăn xong rồi cả nhà khăn gói về lại Vũng Tàu, tối đó mình ăn bí đỏ luộc, tôm rim  với trứng ốp la và cơm. Ăn thiệt nhiều phải 2 chén cơm, 2 đến 3 chén canh vì cái này bác sĩ bảo tốt cho tiêu hóa. Ngày thứ 4, vẫn ăn uống say sưa nhưng mà lúc này đã bắt đầu thấy mắc ị. Bụng cũng trương phình ra 1 đống vì từ lúc mổ tới giờ chưa ị đc toàn nằm xì hơi. Nói thiệt với anh em cái cảm giác mắc ị mà không tài nào ị được nó chán chường kinh khủng, thấy mọi thứ đều chán nản, nghĩ lại thì hối tiếc vì hai hôm trước mình ăn như chó điên, biết thế húp cháo cho lành. Chiều hôm đó thử vô toilet ngồi ị 6,7 lần mà không tài nào ra được, rặn thì nó đau thấu trời xanh. Tối đó mình thử tiếp 4,5 lần nữa nhưng cũng không cách nào nó ra được. Bèn leo lên giường ngủ tới mai nó tới đâu thì tới. Xem thêm: Cắt mổ trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì? Hy vọng những thông tin chia sẻ sẽ giúp ích cho mọi người! Theo webtretho Khi nào nên đi cắt trĩ? Làm sao để tránh nguy cơ phẫu thuật cắt trĩ? Theo khuyến cáo của các chuyên gia: Cách tốt nhất để tránh nguy cơ phẫu thuật chính là điều trị trĩ ngay ở giai đoạn đầu. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì việc điều trị nội khoa rất đơn giản, đặc biệt là sử dụng thảo dược tự nhiên vừa hiệu quả vừa an toàn. Một khi đã để lỡ “giai đoạn vàng” – trĩ chuyển sang giai đoạn trĩ nội độ 4 (búi trĩ sa lồi ra ngoài nhiều, không thể tự nhét vào được) thì bắt buộc phải đến bệnh viện can thiệp ngoại khoa. Thậm chí phải mổ cấp cứu nếu bệnh nhân gặp các biến chứng nguy hiểm như tắc mạch, chảy máu. Vì vậy, người bệnh cần điều trị sớm ngay khi trĩ còn ở độ 1, 2, 3, búi trĩ sa xuống vẫn còn nhét vào được. Trái ngược với phẫu thuật, phương pháp sử dụng thảo dược tự nhiên có ưu điểm là an toàn, lành tính, có thể dùng trong thời gian dài, đặc biệt là giảm thiểu được tình trạng tái phát. Các thảo dược tốt cho người mắc trĩ được chuyên gia khuyên dùng như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, tinh nghệ giúp kháng khuẩn, chống viêm, tăng sức bền thành mạch, từ đó làm săn se và co hồi búi trĩ hiệu quả. Các thành phần đó cũng chính là công thức có trong gel bôi trĩ CotriPro! Công dụng của các thảo dược có trong CotriPro Gel Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm. Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương. Hoạt chất Yomogin trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn nguy cơ tái phát. Hệ Gel Polycrylate crosspolymer trong gel bôi CotriPro giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả, giảm ngay tình trạng đau rát, chảy máu, chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Do được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tác dụng tại chỗ nên Gel bôi CotriPro dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.   Dù trĩ là bệnh lý tế nhị, nhưng bạn hãy gọi ngay về tổng đài 1800 6293 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn về tình trạng bạn đang gặp phải. Đặt mua trực tiếp CotriPro TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà)  Hoặc tìm nhà thuốc gần bạn nhất có bán CotriPro TẠI ĐÂY  

Ăn cay có gây chảy máu bệnh trĩ không?

Các gia vị nóng như ớt có rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm vitamin và chất chống oxy hóa. Chúng thêm hương vị phong phú vào chế độ ăn uống của bạn mà không cung cấp quá nhiều calo. Nhưng những người mắc bệnh trĩ thường ngần ngại ăn thực phẩm cay vì sợ rằng chúng sẽ làm nặng thêm cơn đau trĩ, ngứa hoặc dẫn đến chảy máu trực tràng. Mặc dù có bằng chứng cho thấy một mình gia vị cay không gây chảy máu trĩ, nhưng thực phẩm cay có thể dẫn đến khó chịu ở dạ dày làm tăng các vấn đề về bệnh trĩ cũng như các bệnh lý khác liên quan tới hệ tiêu hóa như: Ăn cay gây bệnh trĩ Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng ở hậu môn hoặc trực tràng, có thể bị rách do tiêu chảy hoặc táo bón, dẫn đến hiện tượng đi cầu ra máu hoặc máu dính trên giấy vệ sinh. Bên cạnh việc gây đau đớn, trĩ nội và ngoại có thể ngứa, bỏng, đau, vỡ búi trĩ và có thể chảy máu nếu bị trầy xước hoặc căng thẳng. Bạn cần tránh cà phê, rượu, vì chúng có thể làm nặng thêm các triệu chứng bệnh trĩ của bạn. Một nghiên cứu năm 2006 được công bố trong tạp chí Diseases of the Colon and Rectum đã xác định rằng bột ớt đỏ nóng không có tác dụng trong việc hình thành hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ. 50 bệnh nhân với 5 triệu chứng trĩ như: chảy máu, sưng, đau, ngứa và rát – sau bữa ăn trưa có một viên nang chứa bột ớt đỏ nóng hoặc giả dược. Sau một tuần, các nhà nghiên cứu đã đảo ngược việc điều trị. Nhóm nhận được viên nang bột ớt được cho dùng giả dược và nhóm giả dược nhận được viên nang bột ớt. Vào cuối thời gian nghiên cứu, điểm số triệu chứng là không thay đổi. Ăn cay gây tiêu chảy Capsaicin là thành phần chính của ớt cay, có thể gây ra tiêu chảy nghiêm trọng. Thực phẩm có đường hoặc cay nóng, cũng như thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, có thể gây ra hoặc làm nặng thêm cơn tiêu chảy. Nếu là mãn tính, tiêu chảy có thể gây ra hoặc làm nặng thêm các biểu hiện của bệnh trĩ. Nếu dạ dày của bạn nhạy cảm với thức ăn cay, chúng có thể gây ra sự cố đau dạ dày, nhưng thường thì đó là do chất béo ẩn dưới nước sốt cay – chẳng hạn như bít tết chiên với ớt và hành chiên nóng – gây ra tiêu chảy. Ăn quá nhiều đồ cay có thể gây tiêu chảy và làm nặng thêm bệnh trĩ Táo bón có thể phát sinh từ ăn cay Theo Cơ quan thông tin về bệnh tiêu hóa Hoa Kỳ, chế độ ăn nhiều thực phẩm cay và thực phẩm giàu chất béo, chẳng hạn như thịt và phô mai… có thể là nguyên nhân phổ biến nhất gây táo bón. Nếu thực phẩm cay bạn thường xuyên tiêu thụ như cánh gà với sốt nóng làm từ bơ nhúng vào nước sốt phô mai xanh – chúng có thể gây táo bón, từ đó có thể góp phần gây chảy máu trĩ. Trong trường hợp này, đó không phải là ớt và gia vị nóng gây ra biến chứng của bệnh trĩ mà là các thực phẩm béo tiềm ẩn. Thực phẩm cay ít chất béo và giàu chất xơ, chẳng hạn như burrito chứa đậu đen, gạo và rau cùng với nước sốt nóng và ớt thì giúp tránh táo bón nên không góp phần gây chảy máu trĩ. Chảy máu trực tràng Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây chảy máu trực tràng, nó có thể biểu thị các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn như loét, ung thư, xơ gan hoặc bệnh Crohn. Nếu bạn nhận thấy máu từ trực tràng chảy trong một vài trường hợp hiếm hoi, hoặc sau khi ăn thực phẩm cay, hãy gặp bác sĩ để loại trừ bất kỳ tình trạng sức khỏe tiêu cực nghiêm trọng nào. ★★ Xem thêm: Bị trĩ nên ăn những gì? Bệnh trĩ không nên ăn những gì? Bệnh trĩ cùng với vết nứt hậu môn hoặc vết cắt nhỏ có thể gây rất nhiều đau đớn. Bạn cần uống nhiều nước để giúp giảm bớt các triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy, có thể là căn nguyên của bệnh trĩ chảy máu. Uống nhiều nước bất cứ khi nào bạn tiêu thụ thực phẩm cay giúp quá trình tiêu hóa và bài tiết của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ Để làm giảm tình trạng chảy máu bệnh trĩ cũng như các triệu chứng do trĩ gây ra, người bệnh có thể tham khảo bộ đôi Cotripro có chiết xuất từ thảo dược giúp giảm đau rát búi trĩ, hỗ trợ co nhỏ búi trĩ hiệu quả. Gel bôi CotriPro Gel có thành phần chứa các thảo dược tự nhiên có khả năng thẩm thấu trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả. Tác dụng chuyên biệt của các hoạt chất trong CotriPro: Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm. Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương. Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả. Chuyên gia nói về tác dụng và tính an toàn của các thảo dược có trong Gel bôi CotriPro trên chương trình “Mỗi ngày một niềm vui” Cotripro dạng viên uống tiện dụng Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát. Thành phần và Cơ chế hoạt động của viên uống Cotripro: ➤ Slippery Elm: Nhập khẩu từ Hoa Kỳ, giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón➤ Tumeropine: Chiết xuất từ Lá lốt và Nghệ giúp kháng khuẩn chống viêm, tiêu huyết ứ tại búi trĩ.➤ Cúc tần & ngải cứu: Giúp giảm đau, cầm máu, kháng viêm, làm săn se búi trĩ➤ Rutin: Được chiết xuất từ nụ hoa hòe , có tác dung giảm chảy máu, tăng sức bền thành mạch, phòng ngừa tái phát.➤ Đương quy & rau diếp cá: Giúp co búi trĩ, giảm chảy máu, tránh tái phát Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY

Cách chữa lòi dom bằng rau diếp cá đơn giản hiệu quả

Rau diếp cá là loại rau sống có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường độ bền của tĩnh mạch, giúp cầm máu, khử trùng vết thương và làm mát gan, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Vì vậy từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền nhiều cách chữa lòi dom bằng rau diếp cá hiệu quả. Cùng Cotripro.vn tham khảo một số cách chữa lòi dom bằng rau diếp cá dưới đây nhé. Tác dụng của rau diếp cá trong chữa trị bệnh lòi dom Rau diếp cá là một loại rau có khả năng làm mát trong và thường được sử dụng ăn sống. Tuy nhiên nhiều người không biết đây là loại nguyên liệu tự nhiên có tác dụng điều trị bệnh lòi dom (bệnh trĩ) hiệu quả ở cấp độ nhẹ. Theo các nghiên cứu Y học hiện đại, rau diếp cá có chứa nhiều hoạt chất Quercetin – một loại Flavonoid có khả năng hạn chế sự giãn nở đám rối tĩnh mạch trĩ, từ đó cải thiện làm hạn chế tình trạng lòi dom mỗi khi người bệnh rặn đại tiện; ngồi quá lâu hoặc làm việc nặng. Hoạt chất Decanonyl Acetaldehyde trong tinh dầu rau diếp cá có khả năng kháng khuẩn búi dom, giúp hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm búi dom cũng như giảm sự xuất hiện các dấu hiệu bệnh trĩ. Rau diếp cá có tác dụng làm teo búi dom hiệu quả ở bệnh trĩ độ nhẹ Trong ghi chép của nền Y học Cổ truyền, rau diếp cá là cây thuốc Nam tính mát khi sử dụng thường xuyên sẽ giúp mát gan, chữa trị táo bón và làm nhuận tràng nhờ đó làm giảm lượng máu bị mất mỗi khi đi đại tiện; hỗ trợ làm teo nhỏ kích thước búi dom ở bệnh trĩ độ nhẹ, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, viêm sưng búi dom. Ngoài ra, rau diếp cá cũng là vị thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh liên quan đến hệ đường ruột như: viêm kiết lị; viêm ruột, đi tiểu bí… Trong dân gian từ lâu cũng đã lưu truyền cách dùng rau diếp cá tươi rửa sạch để ăn sống và kết hợp đắp vào búi trĩ giúp làm teo nhỏ búi trĩ, hỗ trợ cải thiện chứng sa búi trĩ. Một số cách chữa lòi dom bằng rau diếp cá đơn giản tại nhà Ăn sống rau diếp cá điều trị bệnh trĩ Chuẩn bị: Lá rau diếp cá tươi rửa sạch và loại bỏ lá già. Sau đó tiếp tục ngâm rau với nước muối pha loãng để đảm bảo rau sạch hơn và an toàn hơn cho người bệnh. Ngâm trong khoảng 20 – 30 phút thì vớt ra và để ráo nước. Cách dùng: Rau khi rau ráo nước, dùng để ăn sống trực tiếp hàng ngày. Tùy theo khả năng người bệnh ăn được nhiều hoặc ít rau diếp cá thì chuẩn bị lượng rau phù hợp cho mình. Ăn sống rau diếp cá hàng ngày không chỉ làm hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, tránh táo bón, giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể, đồng thời làm bền vững thành niêm mạc trong khu vực trực tràng, ngăn chặn sự phát triển của búi dom và cải thiện tình hình bệnh. Hình ảnh cây rau diếp cá Đắp rau diếp cá lên búi dom Chuẩn bị: 100g lá rau diếp cá tươi (đã loại bỏ các lá già úa) và rửa sạch. Cách làm: Giã nát lá rau diếp cá vừa chuẩn bị ở trên. Sau đó dùng đắp lên vùng búi dom và hậu môn. Dùng miếng băng gạc hoặc vải mềm sạch để giữ cố định đảm bảo lá rau diếp cá tiếp xúc được vào phần vết thương. Để khoảng 30 phút thì thay đắp lần 2. thực hiện ngày 1 – 2 lần. Sau một thời gian sẽ thấy giảm cảm giác sưng tấy, các búi dom săn se hơn và teo dần. Đây cũng là cách làm giúp hỗ trợ làm giảm chứng đi ngoài ra máu ở người bệnh trĩ. Kiên trì thực hiện đến khi bệnh biến chuyển tốt hơn. Làm detox rau diếp cá uống hàng ngày Ngoài cách ăn sống, người bệnh cũng có thể chế biến rau diếp cá thành loại detox uống hàng ngày nếu không thích vị tanh tanh, ngái ngái đặc trưng của loại rau này. Làm detox rau diếp cá với máy xay sinh tố Ngoài công dụng làm bền các tĩnh mạch, thanh nhiệt làm mát cơ thể, giảm lượng máu chảy ở bệnh lòi dom, detox rau diếp cá cũng là một thức uống hiệu quả cho các chị em muốn trị mụn, giảm cân. Chuẩn bị: khoảng 500g lá rau diếp cá đã rửa sạch và ngâm nước muối loãng. Cách làm: Cho rau diếp cá vào bình xay sinh tố xay nhuyễn. Cho 500ml nước lọc vào và xay thêm một chút tạo thành hỗn hợp nước rau diếp cá. Dùng miếng vải mềm lọc phần bã riêng và uống nước. Có thể cho thêm chút mật ong hoặc đường giúp detox có vị thơm ngon dễ uống hơn. Uống ngày từ 1 – 2 cốc. Kiên trì thực hiện cho tới khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm. Xông hơi và ngâm rửa búi dom bằng rau diếp cá Chuẩn bị: 300g rau diếp cá tươi đã được rửa sạch + 1 thìa cafe muối tinh Cách làm: Cho rau diếp cá và muối vào nồi đun với khoảng 1 lit nước. Nồi sôi tiếp tục đun thêm khoảng 15 phút với lửa nhỏ liu riu giúp các tinh dầu trong lá phai ra ngoài, sau đó tiến hành xông hơi. Khi xông hơi, người bệnh nên dùng một chiếc chăn mỏng trùm kín từ đầu tới chân (trùm cả nồi nước lá rau diếp cá) để hơi ít thoát ra bên ngoài và, đạt hiệu quả tốt hơn. Đến khi nước còn ấm, có thể tiếp tục dùng nước lá ngâm, rửa búi dom và vùng hậu môn. Người bệnh sẽ thấy cảm giác kích ứng, ngứa và sưng tấy giảm hẳn sau khoảng 1 tuần thực hiện liên tục. Lưu ý: Khi áp dụng cách chữa lòi dom bằng rau diếp cá, người bệnh cần vệ sinh sạch vùng hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng giúp khử trùng, làm sạch vết thương trước khi tiến hành xông hơi, ngâm rửa hoặc đắp lá rau diếp cá điều trị bệnh lòi dom. ☛Xem thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trĩ Dùng rau diếp cá chữa bệnh lòi dom cần lưu ý điều gì? Trước khi xông hơi và ngâm rửa búi dom và hậu môn bằng rau diếp cá thì người bệnh nên vệ sinh sạch hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng. Khi xông hơi hậu môn bằng rau diếp cá nên phủ kín toàn bộ người bệnh và nồi xông bằng một tấm chăn mỏng để không bị thoát hơi ra ngoài, từ đó mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn. Nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh và chất xơ, các hoa quả tươi, nước ép trái cây tươi… hàng ngày để hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Kết hợp ăn rau xanh và chất xơ hàng ngày để cải thiện bệnh trĩ Chữa lòi dom bằng rau diếp cá cần thực hiện kiên trì hàng ngày trong khoảng 6 – 12 tuần mới thấy hiệu quả. Phương pháp này không làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ nhanh chóng như dùng thuốc Tây y. Cách chữa lòi dom bằng rau diếp cá phù hợp với người mắc bệnh lòi dom cấp độ nhẹ – cấp độ 1 và ở giai đoạn đầu cấp độ 2. Với người bệnh mắc lòi dom cấp độ nặng (từ bệnh trĩ cấp độ 3) thì nếu áp dụng nhưng thấy bệnh không cải thiện thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tìm hiểu thêm các phương pháp khác điều trị bệnh lòi dom cấp độ nặng. Có lẽ bạn sẽ cần: 10+ Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả an toàn nhanh chóng Chữa lòi dom bằng rau diếp cá là phương pháp dân gian không dùng thuốc kháng sinh đã được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả, đồng thời không gây tổn hại tới sức khỏe. Tuy nhiên, đây là cách làm dân gian được lưu truyền từ các đời trước nên hiệu quả điều trị bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh của từng người khác nhau. Gel bôi Cotripro với thành phần thảo dược tự nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung, tinh nghệ có khả năng thẩm thấu trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát khó chịu chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả. Ưu điểm của Gel bôi trĩ Cotripro Hiệu quả nhanh: Gel bôi thấm trực tiếp vào búi Trĩ làm giảm triệu chứng đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp có búi trĩ nên dùng 3-5 tuýp để búi trĩ săn se và co dần lên. An toàn: Cotripro Gel chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tác dụng tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân. Gel bôi CotriPro dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú. Tiện dụng: Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Ngày dùng bôi 2 lần sau khi vệ sinh sạch sẽ. Tiết kiệm chi phí:Trên mỗi hộp Cotripro Gel 25gr đều có 1 tem tích được 3 điểm. Khi mua 2 tuýp Cotripro 25gr và tích đủ 6 điểm theo hướng dẫn trên tem, Quý khách sẽ được tặng 1 tuýp Cotripro Gel 10gr trị giá 125.000 VNĐ gửi tới tận nhà. Cotripro còn có dạng viên uống tiện dụng Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát. Trên mỗi hộp viên uống Cotripro đều có 1 tem tích được 1 điểm. Khi mua 6 hộp và tích đủ 6 điểm theo hướng dẫn trên tem, Quý khách sẽ được gửi tặng 1 hộp viên uống Cotripro cùng loại gửi tới tận nhà. Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé. Tìm mua đúng nhà thuốc có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY Bấm VÀO ĐÂY để đặt giao tận nơi sản phẩm bôi Trĩ ||Tham khảo bài viết khác: Bị lòi dom ở phụ nữ sau sinh phải làm sao? 5 cách chữa trị #12 cách chữa lòi dom an toàn tại nhà đơn giản nhanh chóng  

Phân biệt Áp xe hậu môn và Rò hậu môn

Rò hậu môn và apxe hậu môn đều là bệnh lý ở hậu môn trực tràng, cả 2 bệnh lý đều có những triệu chứng, biểu hiện giống nhau nên thường gây nhầm lẫn cho nhiều người. Vậy rò hậu môn và áp xe hậu môn có gì khác nhau? Bệnh rò hậu môn và apxe hậu môn là hai giai đoạn khác nhau của bệnh nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng. Bệnh apxe hậu môn có trước, rò hậu môn là biến chứng của áp xe hậu môn khi không được chữa trị kịp thời gây ra. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân hình thành 2 bệnh này, bạn cần hiểu một số khái niệm về nhiễm trùng, nhiễm trùng đặc hiệu và nhiễm trùng không đặc hiệu ở vùng hậu môn. Nhiễm trùng là gì? Là quá trình vi sinh vật gây bệnh xâm nhập và nhân lên trong (hoặc trên) cơ thể vật chủ. Vi sinh vật qua hàng rào da, niêm mạc, xâm nhập và nhân lên ở mô tế bào cơ thể, hay là quá trình vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào tế bào hoặc mô cơ thể và lan tràn trong cơ thể. Vi sinh vật gây bệnh cơ hội là những vi sinh vật không gây bệnh ở những người khỏe mạnh bình thường, nhưng gây bệnh ở những người sức đề kháng giảm. Nhiễm trùng vùng hậu môn thường được chia thành nhiễm trùng đặc hiệu( viêm loét niêm mạc ống hậu môn, bệnh Crohn, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn- trực tràng,…) và nhiễm trùng không đặc hiệu (hoại tử fournier, viêm khe và nhú,…) Nhiễm trùng không đặc hiệu ở vùng hậu môn Đây là tình trạng viêm nhiễm ở vùng ống hậu môn và không có triệu chứng đặc hiệu nào, bao gồm: 1. Viêm khe và nhú Khó tìm thấy được dấu hiệu bất thường khi khám, nhất là không có dấu hiệu bệnh lý ác tính. Đa số bệnh nhân phát hiện sưng nề, nhiễm trùng khe và nhú dẫn đến viêm nhiễm tuyến ở khe, áp xe hậu môn và rò hậu môn. Khe hậu môn là nơi dễ bị nhiễm trùng, nhất là do trực khuẩn lậu. 2. Hoại tử FOURNIER Loại nhiễm trùng này do Fournier mô tả năm 1883, xuất hiện ở cơ quan sinh dục ngoài, tầng sinh môn và quanh hậu môn. Xuất phát từ đường tiết niệu, nhiễm trùng đường niệu sau chấn thương, sang chấn do dụng cụ, u, phẫu thuật vùng tầng sinh môn… dẫn đến hoại tử cân và mô vùng đó. Nhiễm trùng đặc hiệu ở vùng hậu môn Tình trạng viêm nhiễm ở vùng ống hậu môn và có các triệu chứng đặc hiệu, bao gồm: Viêm loét niêm mạc ống hậu môn Bệnh nhân thường có tổng trạng tốt Đi cầu ra máu tươi, đàm và tiêu chảy. Dấu hiệu mót rặn với nhiều mức độ khác nhau. Bệnh nhân thường rất lo lắng, sợ hãi và dẫn đến stress. Khám sẽ phát hiện được dấu hiệu viêm đỏ ở ống hậu môn. Chỉ định nội soi hậu môn trực tràng và đại tràng chậu hông nhằm phát hiện sự liên quan với bệnh lý viêm loét đại tràng. Bệnh Crohn Chưa rõ được nguyên nhân và có thể xảy ra ở bất cứ phần nào của ống tiêu hóa: 25% ở ruột non, 75% ở đại tràng và 9,24% có tổn thương kèm theo ở vùng hậu môn (Mỹ), ở Việt Nam hiện tại chưa thấy báo cáo nào về bệnh lý này. Triệu chứng chính của bệnh Crohn là tiêu chảy, hậu quả của tiêu chảy kéo dài làm da quanh hậu môn viêm đỏ, ngứa ở vùng hậu môn và nhiều vết nứt nông ở hậu môn. Đặc biệt có sự đổi màu da quanh hậu môn thành màu xanh tím và phù nề quanh hậu môn. Có những vết nứt mạn tính hay vết loét ở hậu môn, vết nứt và vết loét này gây đau ít hơn là bệnh lý nứt hậu môn. Biến chứng của bệnh là viêm mủ quanh hậu môn và rò hậu môn. Nứt hậu môn Thương tổn là một vết trầy hay loét mất niêm mạc của ống hậu môn. Triệu chứng chính của bệnh là đau, bệnh nhân đau rất nhiều, đau càng ngày càng tăng. Áp xe hậu môn Rò hậu môn Rò trực tràng – âm đạo hay rò trực tràng – bàng quang Nguyên nhân hiếm gặp khác Lao Nấm: thường xảy ra ở bệnh nhân tụ mủ quanh hậu môn mạn tính và rò hậu môn phức tạp Amibe: trên lâm sàng ta có thể thấy các vết loét khi soi hậu môn, có thể xuất hiện ở dạng u làm ta dễ lầm với u ác tính. Bệnh áp xe hậu môn Nguyên nhân hình thành áp xe hậu môn 90% nguyên nhân là từ các nhiễm trùng không đặc hiệu. Viêm nhiễm xuất phát từ khe tuyến ống hậu môn do vi khuẩn như trực khuẩn coli, tụ cầu trùng, liên cầu trùng … . Do các nguyên nhân đặc hiệu, chiếm tỷ lệ 10%, bao gồm: Bệnh Crohn Viêm loét đại trực tràng mạn tính Lao Nấm actinomycosis Vật lạ ở vùng cạnh hậu môn và tầng sinh môn Ung thư ống hậu môn trực tràng Chấn thương Chiếu xạ vùng chậu Sinh bệnh học Nguyên nhân chung gây ra áp xe và rò hậu môn là do nhiễm trùng tuyến hậu môn. Dạng cấp tính của nhiễm trùng này gây ra áp xe và dạng mạn tính gây ra rò hậu môn Tuyến hậu môn nằm ở đoạn giữa ống hậu môn, ngang với khe hậu môn và đi xuyên qua lớp dưới niêm mạc, 2/3 trường hợp xuyên qua cơ vòng trong và 1/2 trường hợp đi tới khoảng giữa hai cơ vòng trong và ngoài. Sự tắc nghẽn của các ống tuyến này gây ra ứ đọng phân, vật lạ trong tuyến và hậu quả là đưa đến nhiễm trùng, gây áp xe và rò. Phân loại áp xe hậu môn Áp xe quanh hậu môn: nằm ngay ở dưới niêm mạc. Áp xe dưới niêm mạc không phát triển vào sâu mà có xu hướng vỡ vào ống hậu môn. Áp xe gian cơ thắt: nằm giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài. Loại thấp nằm ở gần rìa hậu môn, sát bờ dưới của cơ thắt ngoài. Loại cao qua cơ thắt ngoài để mở vào hố ngồi hậu môn hay qua cơ thắt trong để mở vào trong lòng trực tràng. Áp xe hố ngồi trực tràng: ổ áp xe nằm trong hố ngồi hậu môn mà thành trên là cơ nâng hậu môn và thành dưới là da và mô tế bào dưới da, ổ áp xe ở đây phát triển nhanh ra trước, ra sau và sang bên đối diện tạo thành áp xe hình móng ngựa Áp xe trên cơ nâng hậu môn: nằm trên cơ nâng hậu môn, là những ổ áp xe từ hố ngồi hậu môn vỡ lên phía trên hay là thứ phát sau những nhiễm trùng của các cơ quan nằm ở ổ bụng dưới, loại này ít gặp. Triệu chứng của áp xe Đau liên tục, kiểu đau nhức buốt ở vùng hậu môn trực tràng, đau khi đi cầu và cả khi không đi cầu. Từ hậu môn đau lan ra xa, đau tăng lên khi ho. Bệnh nhân không dám đi nhanh, không dám ngồi mạnh, không thể ngồi trên yên xe vì đau. Nếu áp xe tại gian cơ thắt, bạn có thể thấy một tí mủ chảy qua lỗ hậu môn ra ngoài. Nếu áp xe ở hố ngồi trực tràng: thấy một chỗ căng phồng, phù nề, làm mất các nếp nhăn chung quanh lỗ hậu môn, chỗ sưng lúc đầu màu đỏ không có giới hạn rõ rệt, về sau khu trú lại giới hạn rõ rệt, bắt đầu hiện tượng làm mủ. Áp xe thường nằm ở một bên nhưng đôi khi có hình móng ngựa nằm cả hai bên. Bạn sẽ thấy đau chói ở một điểm, cảm giác được một khối sưng từ phía ngoài đè vào. Nếu áp xe trên cơ nâng hậu môn, ổ áp xe chỉ phát hiện được khi rạch dẫn lưu ổ áp xe hố ngồi trực tràng, thấy mủ từ trên cao ở trên cơ nâng hậu môn chảy xuống, dùng ngón tay thăm dò thấy đáy ổ áp xe ở khá sâu. Áp xe quanh hậu môn, bạn sẽ sờ thấy một chỗ phồng, căng, mềm ấn rất đau. Xem thêm: Cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà Điều trị áp xe Áp xe cần được điều trị sớm để đỡ đau và để mủ không lan ra xa. Việc điều trị dưới đây sẽ do các bác sĩ thực hiện: Gây mê toàn thân hay gây tê ống cùng hay gây tê tủy sống hay ngoài màng cứng để thăm dò và phá vỡ các ngóc ngách của áp xe. Áp xe ở nông, rạch ngắn ở rìa hậu môn theo đường nan hoa. Áp xe ở sâu, rạch bên cạnh hậu môn. Áp xe hình móng ngựa ở cả hai bên, rạch hai bên và dẫn lưu cả đường thông thương. Dùng đầu ngón tay phá vỡ các ngóc ngách của ổ áp xe và thăm dò lên trên để phát hiện ổ mủ lan lên khoang chậu hông trực tràng Bệnh rò hậu môn Nguyên nhân hình thành bệnh rò hậu môn Rò hậu môn là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng, phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ. Rò hậu môn là hậu quả của một áp-xe quanh hậu môn trực tràng không được điều trị triệt để, vỡ ra tạo thành đường rò. Sau khi dẫn lưu áp xe, có thể vẫn có 1 đường hầm nối tuyến hậu môn bị nhiễm trùng với da bên ngoài, chảy dịch liên tục từ ổ bên cạnh hậu môn, xuất hiện đường rò cạnh hậu môn, nếu lỗ này bị bít lại thì dịch tạo áp xe lại tái phát. 50% rò hậu môn bắt nguồn từ áp xe hậu môn. Như vậy, rò hậu môn có nguyên nhân bắt nguồn từ ổ áp xe. Khoảng 50% các áp xe hậu môn sau khi dẫn lưu đều chuyển thành rò hậu môn sau đó. Áp-xe là giai đoạn cấp tính, rò hậu môn là giai đoạn mãn tính. Hai bệnh lý này có sự liên kết với nhau nhưng không phải là một. Để đề phòng rò hậu môn cần phát hiện và điều trị tốt các loại áp-xe quanh hậu môn trực tràng. Phân loại rò hậu môn Rò giữa 2 cơ thắt: đường rò đi xuyên cơ thắt trong và nằm giữa 2 cơ thắt Rò xuyên cơ thắt: đường rò đi xuyên qua các cơ thắt ở phía trên hay ở phía dưới. Rò trên cơ thắt: đường rò nằm trên các cơ thắt hậu môn. Rò chột: là loại rò mà chỉ có một lỗ, lỗ trong hay lỗ ngoài. Triệu chứng của rò hậu môn Triệu chứng của rò hậu môn thường thấy sau một thời gian ổ áp-xe quanh hậu môn vỡ, vết thương liền lại được, nhưng để lại một lỗ đóng vẩy khô, thỉnh thoảng chảy mủ hoặc dịch vàng hôi, tái đi tái lại nhiều lần. Nếu bạn nhìn vào giữa các nếp nhăn ở bờ hậu môn hay ở xa hơn, thấy có một nốt sần, giữa có một lỗ, ở lỗ có dính tí mủ hay có đóng một vẩy khô. Lấy tay bóp nhẹ vào hai bên lỗ rò thấy chảy ra một tí mủ màu trắng hôi. Đôi khi thấy ngứa hay xì hơi qua lỗ rò. Bác sĩ sẽ phát hiện rò bằng cách thăm bằng ngón tay. Ngón trỏ trong lòng ống hậu môn, ngón cái ở phía ngoài, nắn thấy một thừng xơ to hay nhỏ, cứng chắc, nằm gần lỗ hậu môn khi đường rò qua cơ thắt ở phía dưới, hay nằm xa lỗ hậu môn khi đường rò qua cơ thắt ở phía trên. Ấn vào thấy đau. Điều trị rò hậu môn Hai phương pháp hay dùng để phẫu thuật rò hậu môn hiện nay là (1) cắt trọn đường rò, hay (2) cắt một phần và cột dây thun phần còn lại tùy vị trí rò cao hay thấp. Phẫu thuật cắt trọn và cột dây thun đường rò Điều trị rò hậu môn phải do bác sĩ chuyên khoa điều trị, vì nếu điều trị sai cách sẽ dễ dẫn đến biến chứng són phân, đại tiện không tự chủ, nhiễm trùng tầng sinh môn. Vì vậy, khi phát hiện rò hậu môn, bạn cần đến bệnh viện để được điều trị sớm nhất. Nguyên tắc điều trị trong rò hậu môn là phá hủy được đường rò và bảo vệ an toàn cơ thắt. Phòng tránh áp xe và rò hậu môn Nên ăn nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả… Hạn chế đồ cay nóng, các chất kích thích, các thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ và protein Uống nhiều nước tránh táo bón. Tập thói quen đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày, sau khi đại tiện cần vệ sinh sạch sẽ để tránh bị viêm nhiễm. Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao Tìm đọc thêm:  Bệnh trĩ ra máu có nguy hiểm không? Cách trị bệnh trĩ ra máu Bệnh trĩ nội là gì? Dấu hiệu của bệnh trĩ nội    

Loading...