Cây cúc tần là cây gì? Tác dụng gì? Chữa bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Cây cúc tần là một loại cây mọc hoang, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc điều trị táo bón. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến loài cây này và các công dụng đặc biệt của nó. Vì thế, bài viết sau đây sẽ mang đến các thông tin tổng quan, giúp bạn biết cây cúc tần là cây gì, có tác dụng gì và những lưu ý khi sử dụng loại cây này.

I. Cây cúc tần là cây gì?

Cây cúc tần (cây lức) là loại cây bụi, cao từ 1 – 2m. Loại cây này thường sinh sôi và phát triển tốt ở những vùng đất ngập nước như ven sông, ven biển, rừng ngập mặn và đất liền. Tại Việt Nam, cúc tần thường được người dân nhân giống bằng cách giâm cành.

Cây cúc tần
Hình ảnh cây cúc tần mọc trong tự nhiên

Cành của cúc tần rất mảnh, có lông sau nhẵn, thường có dây tơ hồng mọc và sống ký sinh. Lá cúc tần màu lục xám, mọc so le và gần như không có cuống. Phần hoa màu tím nhạt, hình đầu và mọc thành chùm ở ngọn. Quả cúc tần nhỏ, có cạnh và có hương thơm đặc trưng.

Theo Y học cổ truyền, toàn cây cúc tần đều có thể dùng làm thuốc, nhưng người ta thường dùng lá. Các bài thuốc chứa cúc tần chủ yếu chữa cảm sốt không ra mồ hôi, chấn thương, thấp khớp,….

II. Cúc tần có tác dụng gì?

Sau khi đã nắm được tổng quan cây cúc tần là cây gì, mọc ở đâu, có hoa không,…. Chúng ta sẽ đào cùng nhau đào sâu hơn về tác dụng của lá cúc tần nói riêng và cây cúc tần nói chung.

 – Theo Y học cổ truyền

Trong Đông Y, cúc tần có vị đắng, tính mát và chứa nhiều dược lý có lợi với sức khỏe con người. Nhờ đó, cúc tần thường được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa, chữa ho, bí tiểu, đau nhức xương khớp,…

cây cúc tần có tác dụng gì
Cúc tần là dược liệu thường xuyên được góp mặt trong các bài thuốc Đông Y

 – Theo Y học hiện đại

Nhiều nghiên cứu cho thấy, lá cúc tần chứa đến 2.9% protein, toàn cây có lượng acid chlorogenic và tinh dầu rất cao. Thế nên, nhiều chuyên gia cho rằng cúc tần có tác dụng chống loét, chống viêm, lợi tiểu, hỗ trợ hạ đường huyết và nhiều lợi ích khác. Cụ thể:

2.1 Chống nọc độc rắn

Ít ai biết rằng, rễ cây cúc tần chứa rất nhiều stigmasterol và β-sitosterol. Đây là 2 hoạt chất có tác dụng vô hiệu hóa sự xâm nhập của nọc độc rắn Vipera russelli bằng cách giảm biến chứng xuất huyết. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ tử vọng do nọc độc rắn gây nên.

tác dụng của lá cúc tần
Một số bài thuốc từ cúc tần có thể chống lại nọc độc rắn và giảm thiểu nguy cơ tử vong khi bị rắn cắn

2.2 Kháng khuẩn

Kháng khuẩn là một trong những tác dụng nổi bật của cây cúc tần. Khi được pha loãng trong polyethylene glycol, loại tinh dầu từ lá cúc tần tiết ra sẽ phát huy công dụng kháng khuẩn, tiêu diệt một số loại nấm gây bệnh như: nấm Candida albicans, Microsporum gypseum và Xanthomonas campestris,…

Ngoài ra, đây còn được coi là liệu pháp thay thế an toàn và hiệu quả trong việc điều trị kiết lỵ và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Mặt khác, không chỉ chứa các hợp chất có khả năng chống lại Entamoeba histolytica, cúc tần còn có khả năng kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh lao. 

2.3 Chống oxy hóa

Theo các chuyên gia, dung dịch được chiết xuất từ lá cúc tần rất giàu hoạt chất chống oxy hóa, đặc biệt là flavonoid và phenolic. Các chất này có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do, giúp ngăn ngừa lão hóa, viêm da và các bệnh mãn tính.

cúc tần chữa bệnh gì
Flavonoid và phenolic được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, tương đương cà chua

2.4 Bảo vệ gan

Cây cúc tần có tác dụng gì? Thật không thể bỏ qua tác dụng bảo vệ gan trước các tổn thương do Carbon Tetraclorid gây nên. Bên cạnh đó, các chất có tác dụng chống oxy hóa trong cúc tần còn có khả năng trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa quá trình oxy hóa tế bào gan, góp phần giảm viêm và giảm tổn thương gan.

2.5 Hỗ trợ điều trị táo bón

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Sri Aurobindo, Ấn Độ vào năm 2017 cho thấy, chiết xuất cây cúc tần có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón.

cúc tần có tác dụng gì
Cúc tần có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón bằng cách tăng cường nhu động ruột và làm mềm phân

Nghiên cứu này được thực hiện trên 60 người bị táo bón. Các đối tượng được chia thành hai nhóm, một nhóm dùng chiết xuất cây cúc tần 200mg/ngày (liên tục trong 10 ngày), nhóm còn lại dùng giả dược.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm dùng chiết xuất cúc tần có tổn thời gian đi tiêu ngắn hơn và số lần đi tiêu nhiều hơn so với nhóm dùng giả dược. Cụ thể, thời gian đi tiêu trung bình của nhóm dùng chiết xuất cây cúc tần là 16,7 phút, trong khi nhóm dùng giả dược là 22,5 phút. Số lần đi tiêu trung bình của nhóm dùng chiết xuất cây cúc tần là 2,5 lần/ngày, trong khi nhóm dùng giả dược là 1,8 lần/ngày.

2.6 Chống ung thư

Chiết xuất từ rễ cúc tần còn có thể ngăn cản sự hình thành và phát triển của các tế bào ác tính gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Hơn nữa, phần lá cây còn cung cấp nhiều thành phần tốt như saponin, tanin, flavonoid và phenol giúp ức chế các liên kết vận chuyển cassette ATP trong tế bào ung thư, góp phần giảm ung thư ở phụ nữ.

2.7 Chống loét

Dịch chiết từ cây cúc tần có tác dụng bảo vệ vùng da bị tổn thương do các vết loét gây ra bởi alcohol, indomethacin. Đồng thời, các chất này giúp trung hòa các gốc tự do, giảm viêm, ngăn ngừa quá trình oxy hóa tế bào và kích thích tái tạo tế bào da mới.

2.8 Chống viêm

Ngoài những tác dụng nêu trên, cúc tần còn có khả năng chống viêm hiệu quả nhờ bộ rễ chứa chất ức chế prostaglandin E2 và carrageenan. Đây là 2 tác nhân chính gây sưng bàn chân và phù khớp.

lá cúc tần chữa bệnh gì
Các thành phần trong lá cúc tần có tác dụng chống viêm, chống loét rất tốt

III. 7+ Bài thuốc dân gian từ cây cúc tần nổi tiếng

Nhìn chung, cúc cần là một loài cây quen thuộc với người dân Việt Nam, góp mặt trong nhiều bài thuốc trị bệnh. Với mỗi cách bào chế với liều lượng và bộ phận khác nhau, cúc tần sẽ mang lại những tác dụng dược lý khác nhau. 

Vì vậy, trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ cúc tần, người dùng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia giàu kinh nghiệm để tránh trường hợp không mong muốn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám ngay lập tức.

– Bài thuốc 1: Chữa đau đầu, sốt cao bằng cúc tần, sả, chanh

Cây cúc tần
Bài thuốc chữa đau đầu, sốt cao bằng cúc tần, chanh, sả

Để cải thiện tình trạng đau đầu hoặc sốt cao, bạn cần chuẩn bị cúc tần, lá sả và lá chanh theo tỷ lệ 2:1:1. Mang rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc chung với 2 lít nước trong vòng 15 phút. Lọc lấy nước, uống luôn trong ngày.

Để tận dụng tối đa lợi ích, bạn có thể thêm 5g muối, 1 lít nước và một chút hương nhu vào phần bã rồi tiếp tục đun sôi để xông hơi, giải cảm.

 – Bài thuốc 2: Giảm đau lưng bằng lá cúc tần non

Mang 1 nắm lá cúc tần non đi rửa sạch nhằm loại bỏ tạp chất rồi để ráo. Sau đó, tẩm lá cúc tần qua rượu trắng rồi đem sao đến khi ngả vàng thì đắp lên vùng lưng bị đau trong 15 phút. Kiên trì đắp lá cúc tần non mỗi ngày để cảm nhận hiệu quả.

 – Bài thuốc 3: Chữa viêm phế quản bằng gừng, cúc tần, gạo

Để chữa viêm phế quản, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm: 30g cúc tần già, 50g thịt heo, gạo, gừng tươi. Tiếp đó, rửa sạch cúc tần và thịt heo với nước muối pha loãng rồi băm nhỏ. Gừng tươi rửa sạch, thái sợi.

Kế tiếp, bạn dùng 2 nắm gạo nấu cháo cùng thịt, gừng và cúc tần. Ăn từ 1 – 2 bữa trong ngày, liên tục khoảng 1 tuần.

 – Bài thuốc 4: Chữa hen suyễn với cúc tần và rau muống

cây cúc tần
Sử dụng cúc tần và rau muống liên tục trong 2 tháng để trị chứng hen suyễn

Chuẩn bị cúc tần và rau muống non, ngâm 10 phút trong nước muối pha loãng rồi giã nát nguyên liệu. Chắt lấy phần nước (có thể pha thêm mật ong/đường phèn) và uống liên tục trong 2 tháng.

 – Bài thuốc 5: Chữa gai cột sống bằng lá cúc tần

Chuẩn bị 1 nắm lá cúc tần, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút. Giã nát là rồi trộn cùng 80ml bia, 5g muối. Uống hỗn hợp này liên tục trong 1 tuần có thể cải thiện các triệu chứng bệnh gai cột sống.

 – Bài thuốc 6: Chữa bí tiểu bằng cúc tần khô

Hãy chuẩn bị và rửa sạch 40g lá cúc tần khô (hoặc 100g lá cúc tần tươi đem phơi khô). Sau đó nấu thành nước uống rồi dùng thay nước lọc hằng ngày. Đây là phương pháp chữa bí tiểu bằng thảo dược tự nhiên được nhiều người ưa chuộng và đạt hiệu quả nhanh nhất.

 – Bài thuốc 7: Tiêu trĩ bằng lá lốt, ngải cứu, lá sung và cúc tần

Trĩ là một căn bệnh phổ biến và gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, ngay từ những dấu hiệu trĩ nhẹ, bạn cần chuẩn bị cúc tần, lá lốt, ngải cứu, lá sung với tỷ lệ bằng nhau, 1 củ nghệ vàng thái lát.

cây cúc tần có tác dụng gì
Bài thuốc tiêu búi trĩ bằng lá lốt, ngải cứu, lá sung và cúc tần cần thực hiện thường xuyên

Rửa sạch các nguyên liệu rồi đun cùng 1.5 lít nước. Khi nước sôi, hãy thả thêm vài lát nghệ vào, tiếp tục đun trong 3 phút. Đổ hỗn hợp ra thau, đợi nguội bớt rồi tiến hành xông hậu môn trong 15 phút và ngâm hậu môn trong 10 phút.

Thực hiện đều đặn 2 – 3 tuần mỗi lần sẽ cảm nhận búi trĩ co lên rõ rệt và tiêu dần trong khoảng 2 tháng.

IV. Mua cây cúc tần ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?

Nhờ tác dụng thần kỳ mà cúc tần mang lại trong nền y học nên loại dược liệu này đã được trồng với quy mô lớn. Bạn có thể dễ dàng tìm mua cúc tần tại các nhà thuốc, cơ sở chuyên bán dược liệu Đông Y với giá thành dao động trong khoảng 150.000 – 200.000 VNĐ/kg cúc tần khô.

V. Lưu ý khi dùng cây cúc tần chữa bệnh

Mặc dù là loại thảo dược phổ biến, được sử dụng nhiều để chữa bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng cúc tần, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nguồn gốc và chất lượng cây: Hãy đảm bảo rằng bạn mua cây cúc tần từ nguồn tin cậy và chất lượng cao để tận dụng tối đa lợi ích tuyệt vời mà chúng mang lại.
  • Liều lượng: Một số người có thể dị ứng với thành phần trong cúc tần, vì thế việc sử dụng cúc tần nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm về thảo dược để được theo dõi và điều chỉnh liều lượng phù hợp.
  • Thời gian sử dụng: Không nên sử dụng cúc tần trong thời gian dài vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, tiêu chảy, buồn ngủ,…
tác dụng của lá cúc tần
Chỉ nên sử dụng cúc tần và các bài thuốc từ cúc tần trong thời gian ngắn (tối đa 2 tháng)
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không có đủ dữ liệu nghiên cứu xác nhận cúc tần an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, vì thế những đối tượng này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thời gian phát huy tác dụng: Do cúc tần là thảo dược tự nhiên nên hiệu quả thường đến khá chậm so với các loại thuốc đặc trị, nên người dùng không nên đặt quá nhiều kỳ vọng khi sử dụng cúc tần để chữa bệnh.

Để khắc phục nhược điểm trên, bạn hoàn toàn có thể tham khảo CotriPro Gel như một giải pháp thay thế lành tính.

CotriPro Gel – Giải pháp cho người bị trĩ từ cúc tần

CotriPro Gel là sản phẩm được tạo ra từ nhiều thảo dược quý như cây cúc tần, lá lốt, tinh chất nghệ và Gel Polyacrylate crosspolymer. Nhờ đó, các dược chất trong sản phẩm sẽ nhanh giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả cải thiện búi trĩ, giảm nhanh các triệu chứng táo bón, sưng, đau, rát, ngứa vùng hậu môn.

cúc tần chữa bệnh gì
CotriPro Gel là giải pháp giảm trĩ, giảm táo bón nhanh chóng từ cúc tần và nhiều thảo dược tự nhiên khác

Hy vọng bài viết trên đã phần nào cung cấp những thông tin cần thiết về cúc tần và những vấn đề bạn quan tâm, như cây cúc tần có tác dụng gì, cúc tần chữa bệnh gì,… Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết về Cúc tần nói chung và những liệu pháp cải thiện táo bón, bệnh trĩ nói riêng, hãy liên hệ ngay tổng đài miễn cước 1800 6293.

***Lưu ý: Những thông tin được cung cấp về cây cúc tần trong bài viết trên chỉ có tính tham khảo, không thể thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa chính thống.

Cập nhật lúc: 09/12/2023

Cây cúc tần là cây gì? Tác dụng gì? Chữa bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Cây cúc tần là một loại cây mọc hoang, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc điều trị táo bón. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến loài cây này và các công dụng đặc biệt của nó. Vì thế, bài viết sau đây sẽ mang đến các thông tin tổng quan, giúp bạn biết cây cúc tần là cây gì, có tác dụng gì và những lưu ý khi sử dụng loại cây này.

I. Cây cúc tần là cây gì?

Cây cúc tần (cây lức) là loại cây bụi, cao từ 1 – 2m. Loại cây này thường sinh sôi và phát triển tốt ở những vùng đất ngập nước như ven sông, ven biển, rừng ngập mặn và đất liền. Tại Việt Nam, cúc tần thường được người dân nhân giống bằng cách giâm cành.

Cây cúc tần
Hình ảnh cây cúc tần mọc trong tự nhiên

Cành của cúc tần rất mảnh, có lông sau nhẵn, thường có dây tơ hồng mọc và sống ký sinh. Lá cúc tần màu lục xám, mọc so le và gần như không có cuống. Phần hoa màu tím nhạt, hình đầu và mọc thành chùm ở ngọn. Quả cúc tần nhỏ, có cạnh và có hương thơm đặc trưng.

Theo Y học cổ truyền, toàn cây cúc tần đều có thể dùng làm thuốc, nhưng người ta thường dùng lá. Các bài thuốc chứa cúc tần chủ yếu chữa cảm sốt không ra mồ hôi, chấn thương, thấp khớp,….

II. Cúc tần có tác dụng gì?

Sau khi đã nắm được tổng quan cây cúc tần là cây gì, mọc ở đâu, có hoa không,…. Chúng ta sẽ đào cùng nhau đào sâu hơn về tác dụng của lá cúc tần nói riêng và cây cúc tần nói chung.

 – Theo Y học cổ truyền

Trong Đông Y, cúc tần có vị đắng, tính mát và chứa nhiều dược lý có lợi với sức khỏe con người. Nhờ đó, cúc tần thường được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa, chữa ho, bí tiểu, đau nhức xương khớp,…

cây cúc tần có tác dụng gì
Cúc tần là dược liệu thường xuyên được góp mặt trong các bài thuốc Đông Y

 – Theo Y học hiện đại

Nhiều nghiên cứu cho thấy, lá cúc tần chứa đến 2.9% protein, toàn cây có lượng acid chlorogenic và tinh dầu rất cao. Thế nên, nhiều chuyên gia cho rằng cúc tần có tác dụng chống loét, chống viêm, lợi tiểu, hỗ trợ hạ đường huyết và nhiều lợi ích khác. Cụ thể:

2.1 Chống nọc độc rắn

Ít ai biết rằng, rễ cây cúc tần chứa rất nhiều stigmasterol và β-sitosterol. Đây là 2 hoạt chất có tác dụng vô hiệu hóa sự xâm nhập của nọc độc rắn Vipera russelli bằng cách giảm biến chứng xuất huyết. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ tử vọng do nọc độc rắn gây nên.

tác dụng của lá cúc tần
Một số bài thuốc từ cúc tần có thể chống lại nọc độc rắn và giảm thiểu nguy cơ tử vong khi bị rắn cắn

2.2 Kháng khuẩn

Kháng khuẩn là một trong những tác dụng nổi bật của cây cúc tần. Khi được pha loãng trong polyethylene glycol, loại tinh dầu từ lá cúc tần tiết ra sẽ phát huy công dụng kháng khuẩn, tiêu diệt một số loại nấm gây bệnh như: nấm Candida albicans, Microsporum gypseum và Xanthomonas campestris,…

Ngoài ra, đây còn được coi là liệu pháp thay thế an toàn và hiệu quả trong việc điều trị kiết lỵ và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Mặt khác, không chỉ chứa các hợp chất có khả năng chống lại Entamoeba histolytica, cúc tần còn có khả năng kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh lao. 

2.3 Chống oxy hóa

Theo các chuyên gia, dung dịch được chiết xuất từ lá cúc tần rất giàu hoạt chất chống oxy hóa, đặc biệt là flavonoid và phenolic. Các chất này có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do, giúp ngăn ngừa lão hóa, viêm da và các bệnh mãn tính.

cúc tần chữa bệnh gì
Flavonoid và phenolic được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, tương đương cà chua

2.4 Bảo vệ gan

Cây cúc tần có tác dụng gì? Thật không thể bỏ qua tác dụng bảo vệ gan trước các tổn thương do Carbon Tetraclorid gây nên. Bên cạnh đó, các chất có tác dụng chống oxy hóa trong cúc tần còn có khả năng trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa quá trình oxy hóa tế bào gan, góp phần giảm viêm và giảm tổn thương gan.

2.5 Hỗ trợ điều trị táo bón

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Sri Aurobindo, Ấn Độ vào năm 2017 cho thấy, chiết xuất cây cúc tần có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón.

cúc tần có tác dụng gì
Cúc tần có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón bằng cách tăng cường nhu động ruột và làm mềm phân

Nghiên cứu này được thực hiện trên 60 người bị táo bón. Các đối tượng được chia thành hai nhóm, một nhóm dùng chiết xuất cây cúc tần 200mg/ngày (liên tục trong 10 ngày), nhóm còn lại dùng giả dược.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm dùng chiết xuất cúc tần có tổn thời gian đi tiêu ngắn hơn và số lần đi tiêu nhiều hơn so với nhóm dùng giả dược. Cụ thể, thời gian đi tiêu trung bình của nhóm dùng chiết xuất cây cúc tần là 16,7 phút, trong khi nhóm dùng giả dược là 22,5 phút. Số lần đi tiêu trung bình của nhóm dùng chiết xuất cây cúc tần là 2,5 lần/ngày, trong khi nhóm dùng giả dược là 1,8 lần/ngày.

2.6 Chống ung thư

Chiết xuất từ rễ cúc tần còn có thể ngăn cản sự hình thành và phát triển của các tế bào ác tính gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Hơn nữa, phần lá cây còn cung cấp nhiều thành phần tốt như saponin, tanin, flavonoid và phenol giúp ức chế các liên kết vận chuyển cassette ATP trong tế bào ung thư, góp phần giảm ung thư ở phụ nữ.

2.7 Chống loét

Dịch chiết từ cây cúc tần có tác dụng bảo vệ vùng da bị tổn thương do các vết loét gây ra bởi alcohol, indomethacin. Đồng thời, các chất này giúp trung hòa các gốc tự do, giảm viêm, ngăn ngừa quá trình oxy hóa tế bào và kích thích tái tạo tế bào da mới.

2.8 Chống viêm

Ngoài những tác dụng nêu trên, cúc tần còn có khả năng chống viêm hiệu quả nhờ bộ rễ chứa chất ức chế prostaglandin E2 và carrageenan. Đây là 2 tác nhân chính gây sưng bàn chân và phù khớp.

lá cúc tần chữa bệnh gì
Các thành phần trong lá cúc tần có tác dụng chống viêm, chống loét rất tốt

III. 7+ Bài thuốc dân gian từ cây cúc tần nổi tiếng

Nhìn chung, cúc cần là một loài cây quen thuộc với người dân Việt Nam, góp mặt trong nhiều bài thuốc trị bệnh. Với mỗi cách bào chế với liều lượng và bộ phận khác nhau, cúc tần sẽ mang lại những tác dụng dược lý khác nhau. 

Vì vậy, trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ cúc tần, người dùng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia giàu kinh nghiệm để tránh trường hợp không mong muốn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám ngay lập tức.

– Bài thuốc 1: Chữa đau đầu, sốt cao bằng cúc tần, sả, chanh

Cây cúc tần
Bài thuốc chữa đau đầu, sốt cao bằng cúc tần, chanh, sả

Để cải thiện tình trạng đau đầu hoặc sốt cao, bạn cần chuẩn bị cúc tần, lá sả và lá chanh theo tỷ lệ 2:1:1. Mang rửa sạch các nguyên liệu rồi sắc chung với 2 lít nước trong vòng 15 phút. Lọc lấy nước, uống luôn trong ngày.

Để tận dụng tối đa lợi ích, bạn có thể thêm 5g muối, 1 lít nước và một chút hương nhu vào phần bã rồi tiếp tục đun sôi để xông hơi, giải cảm.

 – Bài thuốc 2: Giảm đau lưng bằng lá cúc tần non

Mang 1 nắm lá cúc tần non đi rửa sạch nhằm loại bỏ tạp chất rồi để ráo. Sau đó, tẩm lá cúc tần qua rượu trắng rồi đem sao đến khi ngả vàng thì đắp lên vùng lưng bị đau trong 15 phút. Kiên trì đắp lá cúc tần non mỗi ngày để cảm nhận hiệu quả.

 – Bài thuốc 3: Chữa viêm phế quản bằng gừng, cúc tần, gạo

Để chữa viêm phế quản, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm: 30g cúc tần già, 50g thịt heo, gạo, gừng tươi. Tiếp đó, rửa sạch cúc tần và thịt heo với nước muối pha loãng rồi băm nhỏ. Gừng tươi rửa sạch, thái sợi.

Kế tiếp, bạn dùng 2 nắm gạo nấu cháo cùng thịt, gừng và cúc tần. Ăn từ 1 – 2 bữa trong ngày, liên tục khoảng 1 tuần.

 – Bài thuốc 4: Chữa hen suyễn với cúc tần và rau muống

cây cúc tần
Sử dụng cúc tần và rau muống liên tục trong 2 tháng để trị chứng hen suyễn

Chuẩn bị cúc tần và rau muống non, ngâm 10 phút trong nước muối pha loãng rồi giã nát nguyên liệu. Chắt lấy phần nước (có thể pha thêm mật ong/đường phèn) và uống liên tục trong 2 tháng.

 – Bài thuốc 5: Chữa gai cột sống bằng lá cúc tần

Chuẩn bị 1 nắm lá cúc tần, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút. Giã nát là rồi trộn cùng 80ml bia, 5g muối. Uống hỗn hợp này liên tục trong 1 tuần có thể cải thiện các triệu chứng bệnh gai cột sống.

 – Bài thuốc 6: Chữa bí tiểu bằng cúc tần khô

Hãy chuẩn bị và rửa sạch 40g lá cúc tần khô (hoặc 100g lá cúc tần tươi đem phơi khô). Sau đó nấu thành nước uống rồi dùng thay nước lọc hằng ngày. Đây là phương pháp chữa bí tiểu bằng thảo dược tự nhiên được nhiều người ưa chuộng và đạt hiệu quả nhanh nhất.

 – Bài thuốc 7: Tiêu trĩ bằng lá lốt, ngải cứu, lá sung và cúc tần

Trĩ là một căn bệnh phổ biến và gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, ngay từ những dấu hiệu trĩ nhẹ, bạn cần chuẩn bị cúc tần, lá lốt, ngải cứu, lá sung với tỷ lệ bằng nhau, 1 củ nghệ vàng thái lát.

cây cúc tần có tác dụng gì
Bài thuốc tiêu búi trĩ bằng lá lốt, ngải cứu, lá sung và cúc tần cần thực hiện thường xuyên

Rửa sạch các nguyên liệu rồi đun cùng 1.5 lít nước. Khi nước sôi, hãy thả thêm vài lát nghệ vào, tiếp tục đun trong 3 phút. Đổ hỗn hợp ra thau, đợi nguội bớt rồi tiến hành xông hậu môn trong 15 phút và ngâm hậu môn trong 10 phút.

Thực hiện đều đặn 2 – 3 tuần mỗi lần sẽ cảm nhận búi trĩ co lên rõ rệt và tiêu dần trong khoảng 2 tháng.

IV. Mua cây cúc tần ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?

Nhờ tác dụng thần kỳ mà cúc tần mang lại trong nền y học nên loại dược liệu này đã được trồng với quy mô lớn. Bạn có thể dễ dàng tìm mua cúc tần tại các nhà thuốc, cơ sở chuyên bán dược liệu Đông Y với giá thành dao động trong khoảng 150.000 – 200.000 VNĐ/kg cúc tần khô.

V. Lưu ý khi dùng cây cúc tần chữa bệnh

Mặc dù là loại thảo dược phổ biến, được sử dụng nhiều để chữa bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng cúc tần, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nguồn gốc và chất lượng cây: Hãy đảm bảo rằng bạn mua cây cúc tần từ nguồn tin cậy và chất lượng cao để tận dụng tối đa lợi ích tuyệt vời mà chúng mang lại.
  • Liều lượng: Một số người có thể dị ứng với thành phần trong cúc tần, vì thế việc sử dụng cúc tần nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm về thảo dược để được theo dõi và điều chỉnh liều lượng phù hợp.
  • Thời gian sử dụng: Không nên sử dụng cúc tần trong thời gian dài vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như dị ứng, tiêu chảy, buồn ngủ,…
tác dụng của lá cúc tần
Chỉ nên sử dụng cúc tần và các bài thuốc từ cúc tần trong thời gian ngắn (tối đa 2 tháng)
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không có đủ dữ liệu nghiên cứu xác nhận cúc tần an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, vì thế những đối tượng này nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thời gian phát huy tác dụng: Do cúc tần là thảo dược tự nhiên nên hiệu quả thường đến khá chậm so với các loại thuốc đặc trị, nên người dùng không nên đặt quá nhiều kỳ vọng khi sử dụng cúc tần để chữa bệnh.

Để khắc phục nhược điểm trên, bạn hoàn toàn có thể tham khảo CotriPro Gel như một giải pháp thay thế lành tính.

CotriPro Gel – Giải pháp cho người bị trĩ từ cúc tần

CotriPro Gel là sản phẩm được tạo ra từ nhiều thảo dược quý như cây cúc tần, lá lốt, tinh chất nghệ và Gel Polyacrylate crosspolymer. Nhờ đó, các dược chất trong sản phẩm sẽ nhanh giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả cải thiện búi trĩ, giảm nhanh các triệu chứng táo bón, sưng, đau, rát, ngứa vùng hậu môn.

cúc tần chữa bệnh gì
CotriPro Gel là giải pháp giảm trĩ, giảm táo bón nhanh chóng từ cúc tần và nhiều thảo dược tự nhiên khác

Hy vọng bài viết trên đã phần nào cung cấp những thông tin cần thiết về cúc tần và những vấn đề bạn quan tâm, như cây cúc tần có tác dụng gì, cúc tần chữa bệnh gì,… Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết về Cúc tần nói chung và những liệu pháp cải thiện táo bón, bệnh trĩ nói riêng, hãy liên hệ ngay tổng đài miễn cước 1800 6293.

***Lưu ý: Những thông tin được cung cấp về cây cúc tần trong bài viết trên chỉ có tính tham khảo, không thể thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa chính thống.

Cập nhật lúc: 09/12/2023

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...