Cây ngải cứu: Đặc điểm, có tác dụng gì? trị bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Cây Ngải cứu không chỉ là một loại rau thường xuất hiện trong nhiều bữa ăn mà còn là vị thuốc quý, mang tới rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết được công dụng của nó và vô tình bỏ qua một cách đáng tiếc. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc có thêm thông tin của loài thảo dược này cũng như 10 tác dụng mà có thể bạn chưa biết.

I. Tìm hiểu chung về cây ngải cứu

Ngải cứu vốn là một loại cây thân thảo, sống lâu năm với mùi thơm đặc trưng, có nguồn gốc từ Châu Âu, Bắc Mỹ và du nhập tại các tỉnh miền Bắc nước ta từ xa xưa. Chúng dễ dàng được tìm thấy trong nhiều khu vườn tại bất kỳ gia đình nào ở Việt Nam. Dân gian thường gọi với nhiều cái tên khác nhau như ngải diệp, rau ngải,...

1.1 Đặc điểm

Ngải cứu thuộc họ Cúc, thân thảo, cây có chiều cao trung bình từ 0,4 - 1m, thân cây nhiều nhánh được bao phủ bởi những sợi lông mịn và mượt. Lá có mùi thơm nồng và vị đắng, mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám và có lông.

cây ngải cứuThân cây nhiều nhánh được bao phủ bởi những sợi lông mịn và mượt

Hoa nhỏ và mọc thành từng chùm ở đầu cành. Những bông hoa nhỏ này sẽ nở từ tháng 7 đến tháng 8, có màu từ xanh đến vàng và xếp thành những chùy lớn giống như gai.

1.2 Thành phần

Ngải cứu có thể được sử dụng dưới dạng tươi hoặc khô. Tất cả các phần thân, lá và hoa của cây đều có công dụng làm thuốc. Trong một nghiên cứu mới nhất cho thấy nó chứa ít nhất 28 thành phần tinh dầu, chiếm khoảng 0,2 - 0,34% trọng lượng khô của lá. Tinh dầu của cây chứa chủ yếu các monoterpen, sesquiterpen, và một số hợp chất khác như:

  • Monoterpen: Cineol, α-pinene, β-pinene, limonene, terpineol, borneol, camphor, linalool,...
  • Sesquiterpene: Matricaria ester, chamazulene, β-caryophyllene, absinthin, artabsin, anabsinthin, artemetin, artemisinin,...
  • Các hợp chất khác: Ngoài tinh dầu, dược liệu này còn chứa các hợp chất khác như flavonoid, adenin, cholin,...Các hợp chất này cũng có tác dụng dược lý như tinh dầu.

II. Cây ngải cứu có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Dưới đây là một số tác dụng của ngải cứu mà có thể ít người biết tới. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé.

2.1 Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong ngải cứu có chứa hai hoạt chất chống viêm có tên là absinthin và anabsinthine. Đây cũng là nguyên nhân khiến cây có vị đắng. Nhưng ít ai biết rằng, 2 chất này lại có khả năng giảm tối đa cảm giác đau và khó chịu ở bệnh trĩ. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng sát trùng nên có thể giúp vết thương nhanh lành hơn và ngăn ngừa viêm nhiễm.

ngải cứu có tác dụng gìNgải cứu có khả năng giảm đau viêm ở bệnh trĩ

Mặt khác, theo YHCT lá cây có thể giúp thanh nhiệt, giải độc và sát khuẩn nên thường được dùng để điều trị trĩ, táo bón. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng mà cần phối hợp cùng các giải pháp điều trị khác để mang tới hiệu quả cao, đặc biệt những bệnh nhân bị trĩ cấp độ 3, 4.

||Tham khảo: Bệnh trĩ có mấy cấp độ | Biểu hiện của từng cấp độ như nào?

2.2 Giảm đau và viêm

Artemisinin - một hợp chất được tìm thấy trong cây ngải cứu được cho là có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nó làm được điều này bằng cách làm dịu hoạt động của các protein gọi là cytokine, chất kích thích tình trạng viêm. Do đó thảo dược này có thể giúp giảm bớt các triệu chứng viêm như đau, đỏ, và sưng.

Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Lâm sàng Thấp khớp đã báo cáo rằng những người bị viêm xương khớp uống 150 miligam (mg) chiết xuất từ cây mỗi ngày trong 12 tuần có ít triệu chứng đau khớp hơn so với những người dùng giả dược. Ngoài ra, vào năm 2017 cũng có một kết quả nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học Tích hợp Trung Quốc, báo cáo tác dụng giảm đau ở những người bị viêm khớp dạng thấp khi sử dụng chiết xuất ngải cứu so với leflunomide và methotrexate (hai loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp). So với những người chỉ dùng leflunomide và methotrexate, những người trong nhóm dùng dược liệu này ít bị đau hơn và ảnh hưởng hơn.

2.3 Chống sốt rét

Ngải cứu trị bệnh gì? Sốt rét là một căn bệnh nghiêm trọng do ký sinh trùng lây truyền qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh và xâm nhập vào tế bào hồng cầu của con người. Artemisinin là một chiết xuất được phân lập từ cây ngải cứu và hiện nay là thành phần của một loại thuốc có tác dụng chống sốt rét mạnh nhất trên thị trường. Nó được biết đến với tác dụng làm giảm nhanh chóng số lượng ký sinh trùng trong máu của bệnh nhân sốt rét. 

tác dụng của ngải cứuNgải cứu có tác dụng hỗ trợ điều trị sốt rét

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các liệu pháp kết hợp dựa trên artemisinin là phương pháp điều trị đầu tiên đối với bệnh sốt rét do P. falciparum không biến chứng.

Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng artemisinin có hiệu quả chống lại ký sinh trùng sốt rét vì nó phản ứng với hàm lượng sắt cao trong ký sinh trùng để tạo ra các gốc tự do. Các gốc tự do sau đó phá hủy thành tế bào của ký sinh trùng sốt rét.

2.4 Hỗ trợ chống tế bào ung thư vú

Theo một số nghiên cứu, artemisinin có thể chống lại các tế bào ung thư vú giàu chất sắt tương tự như cách nó loại bỏ ký sinh trùng gây bệnh sốt rét, khiến nó trở thành một lựa chọn điều trị ung thư tự nhiên tiềm năng cho phụ nữ mắc bệnh ung thư vú.

Các tế bào ung thư cũng có thể rất giàu chất sắt vì chúng thường hấp thụ sắt để tạo điều kiện cho sự phân chia tế bào. Theo một nghiên cứu năm 2012 đã tiến hành thử nghiệm các mẫu tế bào ung thư vú và tế bào bình thường đã được điều trị lần đầu tiên để tối đa hóa hàm lượng sắt của chúng. Sau đó, các tế bào được điều trị bằng artemisinin (chiết xuất từ ngải cứu) dạng hòa tan trong nước.

Kết quả khá ấn tượng. Các tế bào bình thường không có thay đổi lớn, nhưng trong vòng 16 giờ, gần như tất cả các tế bào ung thư đã chết và chỉ có một số tế bào bình thường bị tiêu diệt. Kỹ sư sinh học Henry Lai đã giải thích rằng: “Vì một tế bào ung thư vú chứa nhiều hơn bình thường từ 5 đến 15 thụ thể nên nó hấp thụ sắt dễ dàng hơn nên cũng sẽ dễ bị artemisinin tấn công hơn”.

Theo các nhà nghiên cứu, điều này làm cho cây ngải cứu trở thành một liệu pháp chống ung thư tiềm năng và là một loại cây đầy hứa hẹn trong điều trị ung thư. Trên thực tế, các loại thuốc artemisinin đã được phát hiện là có tác dụng gây chết tế bào khối u và cho thấy có tác dụng chống tăng sinh trên các dòng tế bào ung thư.

2.5 Chống lại vi khuẩn và nấm

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm cho thấy dầu ngải cứu có hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng chống lại một số chủng vi khuẩn, bao gồm salmonella và E.coli.

cây ngải cứu có tác dụng gìNgải diệp có tác dụng diệt vi khuẩn khá hiệu quả

Loài cây này không chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn mà còn được chứng minh là có tác dụng tiêu diệt nấm. Nghiên cứu cho thấy rằng tinh dầu được chưng cất từ ​​các bộ phận trên loài thảo dược này đã ức chế sự phát triển của một phổ rộng các loại nấm được thử nghiệm (chính xác là 11). Tinh dầu của nó cũng cho thấy đặc tính chống oxy hóa trong quá trình thử nghiệm.

Một nghiên cứu khác được công bố trên Planta Medica kết luận rằng tinh dầu A.absinthium có khả năng gây ức chế sự phát triển của Candida albicans. Đây là loại nhiễm trùng nấm men phổ biến nhất được tìm thấy ở miệng, đường ruột và âm đạo, đồng thời nó có thể ảnh hưởng đến da và các màng nhầy khác.

2.6 Loại bỏ ký sinh trùng

Thực chất tên ngải cứu bắt nguồn từ công dụng điều trị ký sinh trùng bao gồm giun kim, giun tròn và sán dây gây bệnh đường tiêu hóa. 

Theo nghiên cứu trên động vật năm 2018 được công bố trên Tạp chí Helminthology chỉ ra rằng thảo dược này có khả năng khiến giun bị tê liệt, tử vong và thay đổi siêu cấu trúc.

Một nghiên cứu khác tại Thụy Điển cũng cho thấy rằng với mục đích tẩy giun cho vật nuôi trong trang trại, sự kết hợp của ngải diệp cùng rau diếp xoăn và cúc vạn thọ được cho là có đặc tính chống ký sinh trùng.

2.7 Hỗ trợ tiêu hóa

Ngải cứu từ lâu đã được sử dụng để điều trị chứng khó tiêu, đầy hơi, viêm dạ dày và các triệu chứng của bệnh túi mật. Người ta cho rằng terpenoid trong ngải diệp có thể kích thích nước bọt, chất nhầy dạ dày và dịch tiết đường ruột để giảm bớt các triệu chứng tiêu hóa. Đồng thời, chúng còn giúp giảm axit dạ dày - nguyên nhân gây loét dạ dày và trào ngược axit. Ngải diệp cũng có tác dụng làm tăng tiết mật từ túi mật, từ đó cải thiện triệu chứng tiêu hóa và giảm táo bón.

ngãi cứu trị bệnh gìTác dụng hỗ trợ tiêu hóa ít ai biết

Nghiên cứu ở người còn thiếu, nhưng một nghiên cứu năm 2020 về Thuốc thay thế và bổ sung, dựa trên bằng chứng có sẵn cho thấy rằng chiết xuất ngải diệp giúp giảm bớt các triệu chứng khó tiêu ở chuột thí nghiệm, bằng cách thay đổi tác động của các hormone trong não ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. 

2.8 Cầm máu

Cây ngải cứu có tác dụng gì thì không thể không nhắc tới tác dụng cầm máu, kháng viêm kháng khuẩn của nó. Phương pháp này được áp dụng cho nhiều trường hợp khẩn cứu hoặc sơ cứu nhanh. Đặc biệt là trường hợp bị đứt tay chân, bị thương, rắn cắn,...

2.9 Giúp điều trị bệnh Crohn

Một đánh giá năm 2020 trên Phytotherapy Research chỉ ra rằng ngải cứu có thể hỗ trợ điều trị bệnh Crohn, một loại bệnh viêm ruột. Bằng cách giảm viêm và kích thích bài tiết đường ruột, ngải diệp có thể làm giảm nhu cầu dùng thuốc steroid thường được sử dụng để giảm viêm ruột và đau ở những người mắc bệnh Crohn. 

 2.10 Giúp máu lưu thông

Đối với những người thường xuyên gặp phải tình trạng đau đầu, hoa mắt chóng mặt do máu kém lưu thông lên não thì việc sử dụng ngải cứu rất hiệu quả. Người bệnh có thể nấu canh hoặc rán trứng để dễ ăn hơn.

III. Liều lượng an toàn

Hiện nay chưa có hướng dẫn sử dụng liều lượng của ngải cứu một cách chính xác. Đồng thời nhiều tổ chức đã đặt ra một số hạn chế đối với những sản phẩm từ loài cây này để tránh gây độc cho người dùng.

EU (Cộng đồng liên minh Châu Âu) đã đặt ra yêu cầu giới hạn các loại thực phẩm được chế biến từ ngải cứu phải ở mức 0,23mg thujone/pound (0,5 mg/kg), đối với đồ uống có cồn là 16mg thujone/pound (35 mg/kg).

Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, FDA đã hạn chế tất cả các sản phẩm ở mức 10 phần triệu ppm hoặc ít hơn nữa. Do đó nếu bạn không chắc chắn về liều lượng cần dùng hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước nhé.

IV. Những lưu ý và tác dụng phụ có thể gặp

Ngải cứu được biết đến với rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, nhưng không phải dược liệu nào dùng nhiều cũng tốt. Loài cây này được khuyến cáo không nên sử dụng lâu dài và cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không vượt quá liều sử dụng ngải diệp lâu hơn bốn tuần hoặc với dùng liều cao hơn mức khuyến cáo. Vì có thể dẫn đến tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, bồn chồn, mất ngủ, chóng mặt, run rẩy và co giật.
  • Không dùng loại thảo dược này dưới bất cứ hình thức nào nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Đã có tài liệu về tác dụng gây sẩy thai và kích thích kinh nguyệt của cây.
  • Nếu bạn bị dị ứng với các loại cây thuộc họ Cúc thì ngải diệp có thể gây ra phản ứng dị ứng.
  • Nếu đang mắc chứng rối loạn chuyển hóa porphyrin (một nhóm rối loạn do sự tích tụ các hóa chất tự nhiên tạo ra porphyrin trong cơ thể), thì bạn nên biết rằng thujone có trong dầu ngải cứu có thể khiến cơ thể sản xuất các hóa chất gọi là porphyrin, càng khiến bệnh nặng hơn.
  • Trong trường hợp bị động kinh hoặc gặp phải bất kỳ chứng rối loạn co giật nào khác, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo mộc này. Chất thujone trong ngải cứu có thể gây co giật, rất nguy hiểm.
  • Ngải diệp không được khuyến khích cho những người bị rối loạn thận. Bởi dầu có thể gây suy thận nên không được tự ý dùng mà phải hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về cây Ngải cứu cũng như tác dụng, liều dùng và lưu ý cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải dược liệu nào từ thiên nhiên cũng sẽ 100% an toàn, do đó nếu dùng dược liệu này với liều lượng quá cao sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Nên trước khi áp dụng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 15/01/2024

Cây ngải cứu: Đặc điểm, có tác dụng gì? trị bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Cây Ngải cứu không chỉ là một loại rau thường xuất hiện trong nhiều bữa ăn mà còn là vị thuốc quý, mang tới rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết được công dụng của nó và vô tình bỏ qua một cách đáng tiếc. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc có thêm thông tin của loài thảo dược này cũng như 10 tác dụng mà có thể bạn chưa biết.

I. Tìm hiểu chung về cây ngải cứu

Ngải cứu vốn là một loại cây thân thảo, sống lâu năm với mùi thơm đặc trưng, có nguồn gốc từ Châu Âu, Bắc Mỹ và du nhập tại các tỉnh miền Bắc nước ta từ xa xưa. Chúng dễ dàng được tìm thấy trong nhiều khu vườn tại bất kỳ gia đình nào ở Việt Nam. Dân gian thường gọi với nhiều cái tên khác nhau như ngải diệp, rau ngải,...

1.1 Đặc điểm

Ngải cứu thuộc họ Cúc, thân thảo, cây có chiều cao trung bình từ 0,4 - 1m, thân cây nhiều nhánh được bao phủ bởi những sợi lông mịn và mượt. Lá có mùi thơm nồng và vị đắng, mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám và có lông.

cây ngải cứuThân cây nhiều nhánh được bao phủ bởi những sợi lông mịn và mượt

Hoa nhỏ và mọc thành từng chùm ở đầu cành. Những bông hoa nhỏ này sẽ nở từ tháng 7 đến tháng 8, có màu từ xanh đến vàng và xếp thành những chùy lớn giống như gai.

1.2 Thành phần

Ngải cứu có thể được sử dụng dưới dạng tươi hoặc khô. Tất cả các phần thân, lá và hoa của cây đều có công dụng làm thuốc. Trong một nghiên cứu mới nhất cho thấy nó chứa ít nhất 28 thành phần tinh dầu, chiếm khoảng 0,2 - 0,34% trọng lượng khô của lá. Tinh dầu của cây chứa chủ yếu các monoterpen, sesquiterpen, và một số hợp chất khác như:

  • Monoterpen: Cineol, α-pinene, β-pinene, limonene, terpineol, borneol, camphor, linalool,...
  • Sesquiterpene: Matricaria ester, chamazulene, β-caryophyllene, absinthin, artabsin, anabsinthin, artemetin, artemisinin,...
  • Các hợp chất khác: Ngoài tinh dầu, dược liệu này còn chứa các hợp chất khác như flavonoid, adenin, cholin,...Các hợp chất này cũng có tác dụng dược lý như tinh dầu.

II. Cây ngải cứu có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Dưới đây là một số tác dụng của ngải cứu mà có thể ít người biết tới. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé.

2.1 Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong ngải cứu có chứa hai hoạt chất chống viêm có tên là absinthin và anabsinthine. Đây cũng là nguyên nhân khiến cây có vị đắng. Nhưng ít ai biết rằng, 2 chất này lại có khả năng giảm tối đa cảm giác đau và khó chịu ở bệnh trĩ. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng sát trùng nên có thể giúp vết thương nhanh lành hơn và ngăn ngừa viêm nhiễm.

ngải cứu có tác dụng gìNgải cứu có khả năng giảm đau viêm ở bệnh trĩ

Mặt khác, theo YHCT lá cây có thể giúp thanh nhiệt, giải độc và sát khuẩn nên thường được dùng để điều trị trĩ, táo bón. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng mà cần phối hợp cùng các giải pháp điều trị khác để mang tới hiệu quả cao, đặc biệt những bệnh nhân bị trĩ cấp độ 3, 4.

||Tham khảo: Bệnh trĩ có mấy cấp độ | Biểu hiện của từng cấp độ như nào?

2.2 Giảm đau và viêm

Artemisinin - một hợp chất được tìm thấy trong cây ngải cứu được cho là có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nó làm được điều này bằng cách làm dịu hoạt động của các protein gọi là cytokine, chất kích thích tình trạng viêm. Do đó thảo dược này có thể giúp giảm bớt các triệu chứng viêm như đau, đỏ, và sưng.

Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên tạp chí Lâm sàng Thấp khớp đã báo cáo rằng những người bị viêm xương khớp uống 150 miligam (mg) chiết xuất từ cây mỗi ngày trong 12 tuần có ít triệu chứng đau khớp hơn so với những người dùng giả dược. Ngoài ra, vào năm 2017 cũng có một kết quả nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học Tích hợp Trung Quốc, báo cáo tác dụng giảm đau ở những người bị viêm khớp dạng thấp khi sử dụng chiết xuất ngải cứu so với leflunomide và methotrexate (hai loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp). So với những người chỉ dùng leflunomide và methotrexate, những người trong nhóm dùng dược liệu này ít bị đau hơn và ảnh hưởng hơn.

2.3 Chống sốt rét

Ngải cứu trị bệnh gì? Sốt rét là một căn bệnh nghiêm trọng do ký sinh trùng lây truyền qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh và xâm nhập vào tế bào hồng cầu của con người. Artemisinin là một chiết xuất được phân lập từ cây ngải cứu và hiện nay là thành phần của một loại thuốc có tác dụng chống sốt rét mạnh nhất trên thị trường. Nó được biết đến với tác dụng làm giảm nhanh chóng số lượng ký sinh trùng trong máu của bệnh nhân sốt rét. 

tác dụng của ngải cứuNgải cứu có tác dụng hỗ trợ điều trị sốt rét

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các liệu pháp kết hợp dựa trên artemisinin là phương pháp điều trị đầu tiên đối với bệnh sốt rét do P. falciparum không biến chứng.

Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng artemisinin có hiệu quả chống lại ký sinh trùng sốt rét vì nó phản ứng với hàm lượng sắt cao trong ký sinh trùng để tạo ra các gốc tự do. Các gốc tự do sau đó phá hủy thành tế bào của ký sinh trùng sốt rét.

2.4 Hỗ trợ chống tế bào ung thư vú

Theo một số nghiên cứu, artemisinin có thể chống lại các tế bào ung thư vú giàu chất sắt tương tự như cách nó loại bỏ ký sinh trùng gây bệnh sốt rét, khiến nó trở thành một lựa chọn điều trị ung thư tự nhiên tiềm năng cho phụ nữ mắc bệnh ung thư vú.

Các tế bào ung thư cũng có thể rất giàu chất sắt vì chúng thường hấp thụ sắt để tạo điều kiện cho sự phân chia tế bào. Theo một nghiên cứu năm 2012 đã tiến hành thử nghiệm các mẫu tế bào ung thư vú và tế bào bình thường đã được điều trị lần đầu tiên để tối đa hóa hàm lượng sắt của chúng. Sau đó, các tế bào được điều trị bằng artemisinin (chiết xuất từ ngải cứu) dạng hòa tan trong nước.

Kết quả khá ấn tượng. Các tế bào bình thường không có thay đổi lớn, nhưng trong vòng 16 giờ, gần như tất cả các tế bào ung thư đã chết và chỉ có một số tế bào bình thường bị tiêu diệt. Kỹ sư sinh học Henry Lai đã giải thích rằng: “Vì một tế bào ung thư vú chứa nhiều hơn bình thường từ 5 đến 15 thụ thể nên nó hấp thụ sắt dễ dàng hơn nên cũng sẽ dễ bị artemisinin tấn công hơn”.

Theo các nhà nghiên cứu, điều này làm cho cây ngải cứu trở thành một liệu pháp chống ung thư tiềm năng và là một loại cây đầy hứa hẹn trong điều trị ung thư. Trên thực tế, các loại thuốc artemisinin đã được phát hiện là có tác dụng gây chết tế bào khối u và cho thấy có tác dụng chống tăng sinh trên các dòng tế bào ung thư.

2.5 Chống lại vi khuẩn và nấm

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm cho thấy dầu ngải cứu có hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng chống lại một số chủng vi khuẩn, bao gồm salmonella và E.coli.

cây ngải cứu có tác dụng gìNgải diệp có tác dụng diệt vi khuẩn khá hiệu quả

Loài cây này không chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn mà còn được chứng minh là có tác dụng tiêu diệt nấm. Nghiên cứu cho thấy rằng tinh dầu được chưng cất từ ​​các bộ phận trên loài thảo dược này đã ức chế sự phát triển của một phổ rộng các loại nấm được thử nghiệm (chính xác là 11). Tinh dầu của nó cũng cho thấy đặc tính chống oxy hóa trong quá trình thử nghiệm.

Một nghiên cứu khác được công bố trên Planta Medica kết luận rằng tinh dầu A.absinthium có khả năng gây ức chế sự phát triển của Candida albicans. Đây là loại nhiễm trùng nấm men phổ biến nhất được tìm thấy ở miệng, đường ruột và âm đạo, đồng thời nó có thể ảnh hưởng đến da và các màng nhầy khác.

2.6 Loại bỏ ký sinh trùng

Thực chất tên ngải cứu bắt nguồn từ công dụng điều trị ký sinh trùng bao gồm giun kim, giun tròn và sán dây gây bệnh đường tiêu hóa. 

Theo nghiên cứu trên động vật năm 2018 được công bố trên Tạp chí Helminthology chỉ ra rằng thảo dược này có khả năng khiến giun bị tê liệt, tử vong và thay đổi siêu cấu trúc.

Một nghiên cứu khác tại Thụy Điển cũng cho thấy rằng với mục đích tẩy giun cho vật nuôi trong trang trại, sự kết hợp của ngải diệp cùng rau diếp xoăn và cúc vạn thọ được cho là có đặc tính chống ký sinh trùng.

2.7 Hỗ trợ tiêu hóa

Ngải cứu từ lâu đã được sử dụng để điều trị chứng khó tiêu, đầy hơi, viêm dạ dày và các triệu chứng của bệnh túi mật. Người ta cho rằng terpenoid trong ngải diệp có thể kích thích nước bọt, chất nhầy dạ dày và dịch tiết đường ruột để giảm bớt các triệu chứng tiêu hóa. Đồng thời, chúng còn giúp giảm axit dạ dày - nguyên nhân gây loét dạ dày và trào ngược axit. Ngải diệp cũng có tác dụng làm tăng tiết mật từ túi mật, từ đó cải thiện triệu chứng tiêu hóa và giảm táo bón.

ngãi cứu trị bệnh gìTác dụng hỗ trợ tiêu hóa ít ai biết

Nghiên cứu ở người còn thiếu, nhưng một nghiên cứu năm 2020 về Thuốc thay thế và bổ sung, dựa trên bằng chứng có sẵn cho thấy rằng chiết xuất ngải diệp giúp giảm bớt các triệu chứng khó tiêu ở chuột thí nghiệm, bằng cách thay đổi tác động của các hormone trong não ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. 

2.8 Cầm máu

Cây ngải cứu có tác dụng gì thì không thể không nhắc tới tác dụng cầm máu, kháng viêm kháng khuẩn của nó. Phương pháp này được áp dụng cho nhiều trường hợp khẩn cứu hoặc sơ cứu nhanh. Đặc biệt là trường hợp bị đứt tay chân, bị thương, rắn cắn,...

2.9 Giúp điều trị bệnh Crohn

Một đánh giá năm 2020 trên Phytotherapy Research chỉ ra rằng ngải cứu có thể hỗ trợ điều trị bệnh Crohn, một loại bệnh viêm ruột. Bằng cách giảm viêm và kích thích bài tiết đường ruột, ngải diệp có thể làm giảm nhu cầu dùng thuốc steroid thường được sử dụng để giảm viêm ruột và đau ở những người mắc bệnh Crohn. 

 2.10 Giúp máu lưu thông

Đối với những người thường xuyên gặp phải tình trạng đau đầu, hoa mắt chóng mặt do máu kém lưu thông lên não thì việc sử dụng ngải cứu rất hiệu quả. Người bệnh có thể nấu canh hoặc rán trứng để dễ ăn hơn.

III. Liều lượng an toàn

Hiện nay chưa có hướng dẫn sử dụng liều lượng của ngải cứu một cách chính xác. Đồng thời nhiều tổ chức đã đặt ra một số hạn chế đối với những sản phẩm từ loài cây này để tránh gây độc cho người dùng.

EU (Cộng đồng liên minh Châu Âu) đã đặt ra yêu cầu giới hạn các loại thực phẩm được chế biến từ ngải cứu phải ở mức 0,23mg thujone/pound (0,5 mg/kg), đối với đồ uống có cồn là 16mg thujone/pound (35 mg/kg).

Trong khi đó, ở Hoa Kỳ, FDA đã hạn chế tất cả các sản phẩm ở mức 10 phần triệu ppm hoặc ít hơn nữa. Do đó nếu bạn không chắc chắn về liều lượng cần dùng hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước nhé.

IV. Những lưu ý và tác dụng phụ có thể gặp

Ngải cứu được biết đến với rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, nhưng không phải dược liệu nào dùng nhiều cũng tốt. Loài cây này được khuyến cáo không nên sử dụng lâu dài và cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không vượt quá liều sử dụng ngải diệp lâu hơn bốn tuần hoặc với dùng liều cao hơn mức khuyến cáo. Vì có thể dẫn đến tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, bồn chồn, mất ngủ, chóng mặt, run rẩy và co giật.
  • Không dùng loại thảo dược này dưới bất cứ hình thức nào nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Đã có tài liệu về tác dụng gây sẩy thai và kích thích kinh nguyệt của cây.
  • Nếu bạn bị dị ứng với các loại cây thuộc họ Cúc thì ngải diệp có thể gây ra phản ứng dị ứng.
  • Nếu đang mắc chứng rối loạn chuyển hóa porphyrin (một nhóm rối loạn do sự tích tụ các hóa chất tự nhiên tạo ra porphyrin trong cơ thể), thì bạn nên biết rằng thujone có trong dầu ngải cứu có thể khiến cơ thể sản xuất các hóa chất gọi là porphyrin, càng khiến bệnh nặng hơn.
  • Trong trường hợp bị động kinh hoặc gặp phải bất kỳ chứng rối loạn co giật nào khác, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo mộc này. Chất thujone trong ngải cứu có thể gây co giật, rất nguy hiểm.
  • Ngải diệp không được khuyến khích cho những người bị rối loạn thận. Bởi dầu có thể gây suy thận nên không được tự ý dùng mà phải hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về cây Ngải cứu cũng như tác dụng, liều dùng và lưu ý cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải dược liệu nào từ thiên nhiên cũng sẽ 100% an toàn, do đó nếu dùng dược liệu này với liều lượng quá cao sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Nên trước khi áp dụng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 15/01/2024

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...