Lá lốt có Tác dụng gì? Hỗ trợ điều trị trị bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Lá lốt là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, đồng thời cũng là vị thuốc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết về công dụng cũng như những tiềm ẩn rủi ro khi sử dụng lá lốt. Do đó, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng, giúp bạn tận dụng tối đa công dụng của loại rau này và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

I. Tổng quan về cây lá lốt

Lá lốt (tên khoa học là Piper lolot C) là loại cây thân thảo sống dai, có chiều cao trung bình từ 30 đến 40 cm. Đa phần cây lá lốt đều mọc hoang và tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc.

lá lốtHình ảnh lá lốt

Lá lốt thuộc dạng lá đơn, hình tim, có tán rộng xòe to, mặt lá láng bóng và có từ 5 - 7 gân xanh nổi lên dưới phiến lá. Hoa lá lốt màu trắng, có mùi thơm đặc trưng và thường lâu tàn. Quả của lá lốt là quả mọng, hình bầu dục, có màu đỏ khi chín và bên trong có chứa hạt.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong 100g lá lốt có chứa nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng, bao gồm:

Thành phần

Hàm lượng/100g

Năng lượng

39 kcal

Nước

86.5g

Protein

4.3g

Chất xơ

2.5g

Canxi

260mg

Photpho

980mg

Sắt

4.1mg

Vitamin C

34mg

Lá lốt thường được sử dụng như một loại rau ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tất cả bộ phận của cây đều có thể sử dụng để điều trị bệnh. Theo y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị nồng và hơi cay. Hơn nữa, chúng còn được quy vào kinh vị, gan, mật và tỳ, thế nên có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

II. Tác dụng của lá lốt

Công dụng của lá lốt bao gồm:

2.1 Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Câu trả lời phổ biến nhất cho câu hỏi “lá lốt trị bệnh gì” chính là bệnh trĩ. Nguyên nhân là bởi, lá lốt có vị cay, tính ấm, có tác dụng kháng viêm, giảm đau, cầm máu, chống phù nề. Những tác dụng này rất phù hợp với bệnh trĩ - bệnh lý được gây ra bởi tình trạng viêm, sưng, chảy máu, phù nề ở các tĩnh mạch vùng hậu môn.

lá lốt có tác dụng gìLá lốt thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Nhờ đó, khi thường xuyên sử dụng lá lốt, người bệnh trĩ sẽ nhanh chóng cảm được hiệu quả co mạch máu, giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, giúp giảm sưng tấy, đau đớn. 

Có hai cách dùng lá lốt chữa trĩ, bao gồm:

  • Cách 1 - Xông hơi: Rửa sạch, thái nhỏ 1 nắm lá lốt và 1 củ gừng tươi. Đun sôi các nguyên liệu rồi để nguội bớt, xông hậu môn từ 15 - 20 phút.
  • Cách 2 - Đắp trực tiếp: Rửa sạch, thái nhỏ 1 nắm lá lốt tươi, sau đó giã nhuyễn rồi đắp lên hậu môn (vùng bị trĩ) khoảng 30 phút.

||Xem thêm: #5 Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt tại nhà an toàn, hiệu quả

2.2 Giảm đau, kháng viêm

Các chất giảm đau, kháng viêm được tìm thấy trong lá lốt như beta-caryophylen, benzyl axetat, alkaloid có tác dụng ức chế cyclooxygenase (COX). Đây là một enzyme tham gia vào quá trình sản xuất các chất gây viêm trong cơ thể. Do đó, lá lốt thường được dùng để giảm đau nhức xương khớp, đau răng, đau bụng kinh,...

Các bài thuốc giảm đau, kháng viêm nổi tiếng từ lá lốt bao gồm:

  • Sắc thuốc: Chuẩn từ khoảng 20g lá lốt tươi, rửa sạch, thái nhỏ và sắc với nước trong 15 phút, uống từ 2 - 3 lần/ngày.
  • Ngâm rượu: Rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô 200g lá lốt tươi. Sau đó, cho lá lốt vào bình thủy tinh với 500ml rượu trắng, ngâm trong 1 tháng rồi dùng rượu xoa bóp lên vùng bị đau.
  • Chế biến thức ăn: Hãy chuẩn bị 100g lá lốt tươi, 200g thịt bò cùng hành lá và gia vị các loại. Kế tiếp, rửa sạch thịt bò rồi thái lát mỏng. Rửa sạch lá lốt, thái nhỏ,  ướp cùng gia vị vừa ăn rồi xào chín.

2.3 Tăng cường tiêu hóa

Lá lốt có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp giảm cảm giác đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi “lá lốt có tác dụng gì”. Ngoài ra, các chất như Eugenol trong lá lốt còn có khả năng tăng cường tiết dịch tiêu hóa, giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn.

Cách tốt nhất để cải thiện hệ tiêu hóa bằng lá lốt đó chính là sắc thuốc uống. Cụ thể, người bệnh cần chuẩn bị từ 15 - 20g lá lốt tươi, rửa sạch, thái nhỏ và đem sắc thuốc, uống khoảng 3 lần/ngày.

2.4 Giảm đau bụng kinh

Với nữ giới, lá lốt có tác dụng giảm đau bụng kinh nhờ các thành phần hóa học như:

  • Tinh dầu: Tinh dầu lá lốt chứa các chất như benzyl axetat, piperonyl axetat,  cineol, chavicol có tác dụng giảm viêm, kháng đau và chống co thắt.
  • Flavonoid: Có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào tại niêm mạc tử cung và ngăn ngừa viêm nhiễm tại tử cung.
  • Vitamin và khoáng chất: Vitamin A, B6, K, Fe, Ca,... trong lá lốt có khả năng tăng cường sức khỏe tổng thể, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh.

Nhờ các tác dụng đó, ăn lá lốt có thể giảm sưng tử cung, tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt cực tốt. 

tác dụng của lá lốtLá lốt có tác dụng giảm đau bụng kinh do rối loạn kinh nguyệt

Lá lốt có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, phù hợp với phụ nữ đến tháng, chẳng hạn như: cá kho lá lốt, thịt bò cuốn lá lốt, rau lang luộc lá lốt,... Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, các chị em nên áp dụng phương thức này từ 2 - 3 ngày trước và trong suốt thời gian hành kinh. Ngoài ra, việc kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng là công đoạn vô cùng quan trọng nhằm hỗ trợ giảm co thắt/đau bụng kinh.

2.5 Chữa cảm lạnh

Do có tính ấm, vị nồng và hơi cay nên lá lốt thường được áp dụng trong các bài thuốc dân gian giúp giải cảm, giảm ho, hạ sốt và long đờm.

Một số bài thuốc sử dụng lá lốt với công dụng chữa cảm bao gồm:

  • Chữa ho khan, sốt, cảm lạnh: Sắc lá lốt, cỏ xước, lá xương sông mỗi loại 15g rồi chắt nước uống trong ngày.
  • Chữa ho có đờm: Sắc 10g gừng tươi, 20g lá lốt để lấy nước uống.
  • Chữa sốt cao, ra nhiều mồ hôi: Sắc 30g lá lốt cùng 1 lít nước, uống trong ngày.

2.6 Chữa rôm sảy

Ngoài các công dụng trên, lá lốt còn có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giúp giảm ngứa hoặc sưng tấy ở da. Có 2 cách để sử dụng lá lốt chữa rôm sảy, đó là:

  • Cách 1 - Tắm nước lá lốt: Rửa sạch một nắm lá lốt, đun sôi với nước, để nguội bớt rồi tắm cho trẻ từ 2 - 3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Cách 2 - Xông nước lá lốt: Chuẩn bị 2 - 3 nắm lá lốt tươi giã nát, đun sôi và lấy hơi xông cho trẻ mỗi ngày.

2.7 Chữa đau nhức xương khớp

Các chất như Alkaloid và Tanin trong lá lốt vừa có tác dụng chống co thắt cực tốt, vừa có tác dụng săn chắc cơ hiệu quả. Do đó, tình trạng đau nhức xương khớp sẽ được cải thiện đáng kể nếu bạn thường xuyên ăn hoặc uống trà lá lốt.

công dụng của lá lốtLá lốt thường được dùng nhằm chữa đau nhức xương khớp, tê bì chân tay,...

Ngoài ra, cây lá lốt còn có một số công dụng tuyệt vời khác như:

  • Tăng cường sinh lực: Lá lốt có tác dụng kích thích lưu thông máu, giúp máu được bơm đến các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục. Điều này giúp tăng cường chức năng sinh lý, cải thiện ham muốn và khả năng sinh sản.
  • Giảm huyết áp: Lá lốt có tác dụng giãn mạch máu, giúp máu được lưu thông dễ dàng hơn, từ đó làm giảm huyết áp.

||Bạn có biết: #13 bài thuốc xông chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn, hiệu quả

III. Lưu ý khi sử dụng lá lốt để chữa bệnh

Dù là một loại rau/gia vị quen thuộc, song lá lốt cũng là một vị thuốc dân gian có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng lá lốt, người bệnh nên thực hiện đúng cách nhằm tránh những tác dụng không mong muốn.

3.1 Đối tượng sử dụng lá lốt

Sau khi tìm hiểu “lá lốt có tác dụng gì”, “lá lốt chữa bệnh gì”, chắc hẳn bạn đã biết loại cây này có tính ấm, nên rất phù hợp với người bị đau nhức xương khớp, người bị ra mồ hôi tay chân và đặc biệt là người bị tiêu chảy.  

Những người bị huyết áp cao, nóng gan, nhiệt miệng, đau dạ dày hoặc đang dùng thuốc chống đông máu cần thận trọng khi sử dụng.

lá lốt trị bệnh gìMẹ bầu mang thai cần cân nhắc khi sử dụng lá lốt

Hơn nữa, việc sử dụng quá nhiều lá lốt trong các bữa ăn, thức uống hàng ngày có thể góp phần gây nóng trong, táo bón - các triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Phụ nữ mang thai và cho con bú tuyệt đối nên kiêng hoặc chỉ sử dụng lá lốt khi có sự cho phép của bác sĩ!

3.2 Lưu ý khi sử dụng lá lốt

Trong quá trình sử dụng lá lốt chữa bệnh trĩ, bạn cần tuân thủ một số điều sau:

  • Không đắp lá lốt tươi hoặc bôi/quét nước lá lốt tươi trực tiếp lên hậu môn và búi trĩ, nhằm tránh kích ứng do đặc tính cay nóng của loại lá này.
  • Không dùng lá quá già hoặc quá non, không bị sâu bệnh để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Nên ưu tiên lựa chọn lá được trồng tự nhiên, không sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho bản thân.
  • Chỉ nên dùng từ 50 - 100g lá lốt/ngày vì dùng nhiều có thể gây phản ứng ngược.
  • Với người bệnh trĩ, các bài thuốc về lá lốt chỉ có tác dụng tốt trong giai đoạn đầu và không thể thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn trong thời gian dài và kết hợp cùng nhiều vị thuốc khác để thấy hiệu quả rõ rệt. Hoặc, bạn cũng có thể tham khảo các dòng sản phẩm gel bôi chứa các thành phần an toàn, lành tính như CotriPro Gel để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ một cách nhanh chóng nhất.

lá lốt chữa bệnh gìSử dụng sản phẩm có thành phần chính từ lá lốt giúp cải thiện bệnh trĩ nhanh chóng

Ngoài ra, người bệnh trĩ cũng nên đảm bảo uống đủ nước, vận động thể dục thường xuyên, hạn chế ngồi hoặc đứng lâu một chỗ, xây dựng chế độ ăn uống giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Trường hợp thừa cân, béo phì nên có chế độ giảm cân hợp lý và điều trị táo bón/tiêu chảy mạn tính (nếu có).

IV. Những câu hỏi khác liên quan đến lá lốt

4.1 Ăn lá lốt có tốt cho người bị bệnh trĩ không?

Ăn lá lốt có thể tốt cho người bệnh trĩ nhưng chưa phải giải pháp tối ưu. Bởi, như những loại rau khác, lá lốt đều chứa các loại chất như: protein, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, vitamin C và khoáng chất có lợi cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là với người bệnh trĩ.

an-la-lot-co-tot-cho-nguoi-benh-tri-khong.jpgĂn lá lốt rất tốt cho người bệnh trĩ nhưng cần hạn chế, nhằm giảm thiểu các tác dụng phụ

Tuy nhiên, do có tính ấm nên lá lốt có thể gây nóng trong, nổi mụn khi ăn quá nhiều. Chính vì vậy, người bệnh trĩ thường được khuyến cáo không nên ăn lá lốt quá 2 lần/tuần, mỗi lần chỉ dùng tối đa 100g.

Như vậy, lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, nhưng không thể thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị. Trong trường hợp bị bệnh trĩ nặng, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc Tây y hoặc phẫu thuật.

4.2 Lá lốt bao nhiêu 1kg?

Hiện nay, lá lốt được bán với giá dao động từ 80.000đ - 100.000 đồng/kg. Giá lá lốt có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm, địa điểm mua và chất lượng lá lốt.

Bạn có thể mua lá lốt tại các chợ, các cửa hàng nông sản hoặc trang thương mại điện tử. Lá lốt thường được bán theo bó, mỗi bó khoảng 100g - 200g.

Ngoài ra, bạn có thể mua cây giống lá lốt để về trồng trong vườn nhà. Cây giống lá lốt có giá khoảng 10.000 - 15.000 đồng/cây giống.

Trên đây là một số thông tin về giá trị dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng cây lá lốt. Nếu có thắc mắc về cây lá lốt hoặc một số vấn đề sức khỏe khác, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1800 6293 để được giải đáp chi tiết.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 26/12/2023

Lá lốt có Tác dụng gì? Hỗ trợ điều trị trị bệnh gì?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Lá lốt là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, đồng thời cũng là vị thuốc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết về công dụng cũng như những tiềm ẩn rủi ro khi sử dụng lá lốt. Do đó, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng, giúp bạn tận dụng tối đa công dụng của loại rau này và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

I. Tổng quan về cây lá lốt

Lá lốt (tên khoa học là Piper lolot C) là loại cây thân thảo sống dai, có chiều cao trung bình từ 30 đến 40 cm. Đa phần cây lá lốt đều mọc hoang và tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc.

lá lốtHình ảnh lá lốt

Lá lốt thuộc dạng lá đơn, hình tim, có tán rộng xòe to, mặt lá láng bóng và có từ 5 - 7 gân xanh nổi lên dưới phiến lá. Hoa lá lốt màu trắng, có mùi thơm đặc trưng và thường lâu tàn. Quả của lá lốt là quả mọng, hình bầu dục, có màu đỏ khi chín và bên trong có chứa hạt.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong 100g lá lốt có chứa nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng, bao gồm:

Thành phần

Hàm lượng/100g

Năng lượng

39 kcal

Nước

86.5g

Protein

4.3g

Chất xơ

2.5g

Canxi

260mg

Photpho

980mg

Sắt

4.1mg

Vitamin C

34mg

Lá lốt thường được sử dụng như một loại rau ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tất cả bộ phận của cây đều có thể sử dụng để điều trị bệnh. Theo y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị nồng và hơi cay. Hơn nữa, chúng còn được quy vào kinh vị, gan, mật và tỳ, thế nên có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

II. Tác dụng của lá lốt

Công dụng của lá lốt bao gồm:

2.1 Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Câu trả lời phổ biến nhất cho câu hỏi “lá lốt trị bệnh gì” chính là bệnh trĩ. Nguyên nhân là bởi, lá lốt có vị cay, tính ấm, có tác dụng kháng viêm, giảm đau, cầm máu, chống phù nề. Những tác dụng này rất phù hợp với bệnh trĩ - bệnh lý được gây ra bởi tình trạng viêm, sưng, chảy máu, phù nề ở các tĩnh mạch vùng hậu môn.

lá lốt có tác dụng gìLá lốt thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Nhờ đó, khi thường xuyên sử dụng lá lốt, người bệnh trĩ sẽ nhanh chóng cảm được hiệu quả co mạch máu, giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, giúp giảm sưng tấy, đau đớn. 

Có hai cách dùng lá lốt chữa trĩ, bao gồm:

  • Cách 1 - Xông hơi: Rửa sạch, thái nhỏ 1 nắm lá lốt và 1 củ gừng tươi. Đun sôi các nguyên liệu rồi để nguội bớt, xông hậu môn từ 15 - 20 phút.
  • Cách 2 - Đắp trực tiếp: Rửa sạch, thái nhỏ 1 nắm lá lốt tươi, sau đó giã nhuyễn rồi đắp lên hậu môn (vùng bị trĩ) khoảng 30 phút.

||Xem thêm: #5 Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt tại nhà an toàn, hiệu quả

2.2 Giảm đau, kháng viêm

Các chất giảm đau, kháng viêm được tìm thấy trong lá lốt như beta-caryophylen, benzyl axetat, alkaloid có tác dụng ức chế cyclooxygenase (COX). Đây là một enzyme tham gia vào quá trình sản xuất các chất gây viêm trong cơ thể. Do đó, lá lốt thường được dùng để giảm đau nhức xương khớp, đau răng, đau bụng kinh,...

Các bài thuốc giảm đau, kháng viêm nổi tiếng từ lá lốt bao gồm:

  • Sắc thuốc: Chuẩn từ khoảng 20g lá lốt tươi, rửa sạch, thái nhỏ và sắc với nước trong 15 phút, uống từ 2 - 3 lần/ngày.
  • Ngâm rượu: Rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô 200g lá lốt tươi. Sau đó, cho lá lốt vào bình thủy tinh với 500ml rượu trắng, ngâm trong 1 tháng rồi dùng rượu xoa bóp lên vùng bị đau.
  • Chế biến thức ăn: Hãy chuẩn bị 100g lá lốt tươi, 200g thịt bò cùng hành lá và gia vị các loại. Kế tiếp, rửa sạch thịt bò rồi thái lát mỏng. Rửa sạch lá lốt, thái nhỏ,  ướp cùng gia vị vừa ăn rồi xào chín.

2.3 Tăng cường tiêu hóa

Lá lốt có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp giảm cảm giác đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi “lá lốt có tác dụng gì”. Ngoài ra, các chất như Eugenol trong lá lốt còn có khả năng tăng cường tiết dịch tiêu hóa, giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn.

Cách tốt nhất để cải thiện hệ tiêu hóa bằng lá lốt đó chính là sắc thuốc uống. Cụ thể, người bệnh cần chuẩn bị từ 15 - 20g lá lốt tươi, rửa sạch, thái nhỏ và đem sắc thuốc, uống khoảng 3 lần/ngày.

2.4 Giảm đau bụng kinh

Với nữ giới, lá lốt có tác dụng giảm đau bụng kinh nhờ các thành phần hóa học như:

  • Tinh dầu: Tinh dầu lá lốt chứa các chất như benzyl axetat, piperonyl axetat,  cineol, chavicol có tác dụng giảm viêm, kháng đau và chống co thắt.
  • Flavonoid: Có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào tại niêm mạc tử cung và ngăn ngừa viêm nhiễm tại tử cung.
  • Vitamin và khoáng chất: Vitamin A, B6, K, Fe, Ca,... trong lá lốt có khả năng tăng cường sức khỏe tổng thể, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh.

Nhờ các tác dụng đó, ăn lá lốt có thể giảm sưng tử cung, tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt cực tốt. 

tác dụng của lá lốtLá lốt có tác dụng giảm đau bụng kinh do rối loạn kinh nguyệt

Lá lốt có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, phù hợp với phụ nữ đến tháng, chẳng hạn như: cá kho lá lốt, thịt bò cuốn lá lốt, rau lang luộc lá lốt,... Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, các chị em nên áp dụng phương thức này từ 2 - 3 ngày trước và trong suốt thời gian hành kinh. Ngoài ra, việc kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng là công đoạn vô cùng quan trọng nhằm hỗ trợ giảm co thắt/đau bụng kinh.

2.5 Chữa cảm lạnh

Do có tính ấm, vị nồng và hơi cay nên lá lốt thường được áp dụng trong các bài thuốc dân gian giúp giải cảm, giảm ho, hạ sốt và long đờm.

Một số bài thuốc sử dụng lá lốt với công dụng chữa cảm bao gồm:

  • Chữa ho khan, sốt, cảm lạnh: Sắc lá lốt, cỏ xước, lá xương sông mỗi loại 15g rồi chắt nước uống trong ngày.
  • Chữa ho có đờm: Sắc 10g gừng tươi, 20g lá lốt để lấy nước uống.
  • Chữa sốt cao, ra nhiều mồ hôi: Sắc 30g lá lốt cùng 1 lít nước, uống trong ngày.

2.6 Chữa rôm sảy

Ngoài các công dụng trên, lá lốt còn có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giúp giảm ngứa hoặc sưng tấy ở da. Có 2 cách để sử dụng lá lốt chữa rôm sảy, đó là:

  • Cách 1 - Tắm nước lá lốt: Rửa sạch một nắm lá lốt, đun sôi với nước, để nguội bớt rồi tắm cho trẻ từ 2 - 3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Cách 2 - Xông nước lá lốt: Chuẩn bị 2 - 3 nắm lá lốt tươi giã nát, đun sôi và lấy hơi xông cho trẻ mỗi ngày.

2.7 Chữa đau nhức xương khớp

Các chất như Alkaloid và Tanin trong lá lốt vừa có tác dụng chống co thắt cực tốt, vừa có tác dụng săn chắc cơ hiệu quả. Do đó, tình trạng đau nhức xương khớp sẽ được cải thiện đáng kể nếu bạn thường xuyên ăn hoặc uống trà lá lốt.

công dụng của lá lốtLá lốt thường được dùng nhằm chữa đau nhức xương khớp, tê bì chân tay,...

Ngoài ra, cây lá lốt còn có một số công dụng tuyệt vời khác như:

  • Tăng cường sinh lực: Lá lốt có tác dụng kích thích lưu thông máu, giúp máu được bơm đến các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục. Điều này giúp tăng cường chức năng sinh lý, cải thiện ham muốn và khả năng sinh sản.
  • Giảm huyết áp: Lá lốt có tác dụng giãn mạch máu, giúp máu được lưu thông dễ dàng hơn, từ đó làm giảm huyết áp.

||Bạn có biết: #13 bài thuốc xông chữa bệnh trĩ tại nhà an toàn, hiệu quả

III. Lưu ý khi sử dụng lá lốt để chữa bệnh

Dù là một loại rau/gia vị quen thuộc, song lá lốt cũng là một vị thuốc dân gian có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng lá lốt, người bệnh nên thực hiện đúng cách nhằm tránh những tác dụng không mong muốn.

3.1 Đối tượng sử dụng lá lốt

Sau khi tìm hiểu “lá lốt có tác dụng gì”, “lá lốt chữa bệnh gì”, chắc hẳn bạn đã biết loại cây này có tính ấm, nên rất phù hợp với người bị đau nhức xương khớp, người bị ra mồ hôi tay chân và đặc biệt là người bị tiêu chảy.  

Những người bị huyết áp cao, nóng gan, nhiệt miệng, đau dạ dày hoặc đang dùng thuốc chống đông máu cần thận trọng khi sử dụng.

lá lốt trị bệnh gìMẹ bầu mang thai cần cân nhắc khi sử dụng lá lốt

Hơn nữa, việc sử dụng quá nhiều lá lốt trong các bữa ăn, thức uống hàng ngày có thể góp phần gây nóng trong, táo bón - các triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Phụ nữ mang thai và cho con bú tuyệt đối nên kiêng hoặc chỉ sử dụng lá lốt khi có sự cho phép của bác sĩ!

3.2 Lưu ý khi sử dụng lá lốt

Trong quá trình sử dụng lá lốt chữa bệnh trĩ, bạn cần tuân thủ một số điều sau:

  • Không đắp lá lốt tươi hoặc bôi/quét nước lá lốt tươi trực tiếp lên hậu môn và búi trĩ, nhằm tránh kích ứng do đặc tính cay nóng của loại lá này.
  • Không dùng lá quá già hoặc quá non, không bị sâu bệnh để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Nên ưu tiên lựa chọn lá được trồng tự nhiên, không sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho bản thân.
  • Chỉ nên dùng từ 50 - 100g lá lốt/ngày vì dùng nhiều có thể gây phản ứng ngược.
  • Với người bệnh trĩ, các bài thuốc về lá lốt chỉ có tác dụng tốt trong giai đoạn đầu và không thể thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn trong thời gian dài và kết hợp cùng nhiều vị thuốc khác để thấy hiệu quả rõ rệt. Hoặc, bạn cũng có thể tham khảo các dòng sản phẩm gel bôi chứa các thành phần an toàn, lành tính như CotriPro Gel để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ một cách nhanh chóng nhất.

lá lốt chữa bệnh gìSử dụng sản phẩm có thành phần chính từ lá lốt giúp cải thiện bệnh trĩ nhanh chóng

Ngoài ra, người bệnh trĩ cũng nên đảm bảo uống đủ nước, vận động thể dục thường xuyên, hạn chế ngồi hoặc đứng lâu một chỗ, xây dựng chế độ ăn uống giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Trường hợp thừa cân, béo phì nên có chế độ giảm cân hợp lý và điều trị táo bón/tiêu chảy mạn tính (nếu có).

IV. Những câu hỏi khác liên quan đến lá lốt

4.1 Ăn lá lốt có tốt cho người bị bệnh trĩ không?

Ăn lá lốt có thể tốt cho người bệnh trĩ nhưng chưa phải giải pháp tối ưu. Bởi, như những loại rau khác, lá lốt đều chứa các loại chất như: protein, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, vitamin C và khoáng chất có lợi cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là với người bệnh trĩ.

an-la-lot-co-tot-cho-nguoi-benh-tri-khong.jpgĂn lá lốt rất tốt cho người bệnh trĩ nhưng cần hạn chế, nhằm giảm thiểu các tác dụng phụ

Tuy nhiên, do có tính ấm nên lá lốt có thể gây nóng trong, nổi mụn khi ăn quá nhiều. Chính vì vậy, người bệnh trĩ thường được khuyến cáo không nên ăn lá lốt quá 2 lần/tuần, mỗi lần chỉ dùng tối đa 100g.

Như vậy, lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, nhưng không thể thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị. Trong trường hợp bị bệnh trĩ nặng, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc Tây y hoặc phẫu thuật.

4.2 Lá lốt bao nhiêu 1kg?

Hiện nay, lá lốt được bán với giá dao động từ 80.000đ - 100.000 đồng/kg. Giá lá lốt có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm, địa điểm mua và chất lượng lá lốt.

Bạn có thể mua lá lốt tại các chợ, các cửa hàng nông sản hoặc trang thương mại điện tử. Lá lốt thường được bán theo bó, mỗi bó khoảng 100g - 200g.

Ngoài ra, bạn có thể mua cây giống lá lốt để về trồng trong vườn nhà. Cây giống lá lốt có giá khoảng 10.000 - 15.000 đồng/cây giống.

Trên đây là một số thông tin về giá trị dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng cây lá lốt. Nếu có thắc mắc về cây lá lốt hoặc một số vấn đề sức khỏe khác, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1800 6293 để được giải đáp chi tiết.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 26/12/2023

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...