Phân biệt trĩ và sa trực tràng giống, khác nhau cực chuẩn

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Trĩ và sa trực tràng là hai bệnh lý riêng biệt nhưng có nhiều dấu hiệu tương đối giống nhau. Điều này khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt, dẫn đến lựa chọn sai phương pháp điều trị và gây ra những hậu quả nặng nề. Dưới đây là một số cách phân biệt phổ biến giữa sa trực tràng và trĩ, mời bạn tham khảo!

I. Phân biệt trĩ và sa trực tràng qua 5 yếu tố

Trĩ và sa trực tràng đều là những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, thường gặp ở những người cao tuổi, phụ nữ có thai và người phải bê vác nặng thường xuyên. Tuy nhiên, nếu xét theo hệ quy chiếu định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện,…. thì chúng lại có đôi phần khác biệt. Cụ thể:

1.1 Trĩ, sa trực tràng là gì?

Trĩ (Hemorrhoids) là bệnh mãn tính nằm bên trong hoặc ngoài hậu môn; được hình thành do sự phình đầy và sưng tĩnh mạch tại hậu môn hoặc xung quanh hậu môn.

Trong khi, sa trực tràng (Anal Fissure) là những vết thương, vết rạn nứt trong niêm mạc hậu môn.

Trĩ và sa trực tràng
Điểm khác biệt giữa sa trực tràng và trĩ

1.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân gây trĩ rất đa dạng, bao gồm táo bón, căng thẳng, thai kỳ, tăng áp lực trong hậu môn, v.v. Còn sa trực tràng là bệnh lý có thể được hình thành do căng thẳng trong hậu môn, tiêu chảy, táo bón,…

1.3 Triệu chứng

Khi bị trĩ, người bệnh thường có những dấu hiệu sau:

  • Sưng đau, ngứa ngáy vùng hậu môn
  • Chảy máu sau khi đi đại tiện hoặc vệ sinh hậu môn
  • Có cảm giác khó chịu, đầy (cộm) hậu môn
  • Nổi các khối u nhỏ trên và xung quanh hậu môn (đối với trĩ ngoại)
  • Di chuyển khó khăn
Trĩ và sa trực tràng
Người bị trĩ thường cảm thấy sưng, đau và ngứa ngáy vùng hậu môn, trong khi người bị sa trực tràng có xu hướng đi ngoài ra máu tươi

Khi bị sa trực tràng, người bệnh thường nhận thấy:

  • Đau, ngứa và dễ kích ứng quanh hậu môn
  • Có máu màu đỏ tươi lẫn trong phân sau khi đi đại tiện
  • Chán ăn, mệt mỏi

1.4 Thời gian kéo dài triệu chứng

Bệnh trĩ thường kéo dài trong thời gian dài, dễ tái phát và có thể trở thành tình trạng mãn tính.

Sa trực tràng là bệnh lý thường xuất hiện với các triệu chứng tương đối ngắn hạn (trong vài tuần). Tuy nhiên, bệnh cũng rất dễ tái phát nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách.

1.5 Búi sa

Một yếu tố khác thường xuyên được áp dụng để phân biệt trĩ và sa trực tràng đó là búi sa. Theo đó, bề mặt khối sa của người bệnh trĩ chính là lớp niêm mạc, khá ngắn và được tạo từ một hay nhiều búi không đều.

Đối với bệnh sa trực tràng, khối sa là một phần hoặc toàn bộ trực tràng, dài và trong đều theo hình tròn đồng tâm. Đôi khi, khối sa có thể tiết rất nhiều dịch nhầy ẩm ướt.

Trĩ và sa trực tràng
Búi sa của bệnh nhân trĩ khác hoàn toàn so với búi sa của người bị sa trực tràng

⚠️Lưu ý: 5 yếu tố được sử dụng để phân biệt trĩ và bệnh sa trực tràng phía trên chỉ mang tính tham khảo. Nếu bạn đang đối mặt với bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến hậu môn – trực hàng, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị một cách chính xác.

II. Trĩ và sa trực tràng có nguy hiểm không?

Trên thực tế, cả trĩ và sa trực tràng đều không quá nguy hiểm nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách, chúng có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây là một số biến chứng của trĩ và sa trực tràng cần lưu ý:

Biến chứng bệnh trĩ Biến chứng bệnh sa trực tràng
 – Viêm loét búi trĩ, hoại tử

 – Trĩ tắc mạch

 – Thiếu máu

 – Sa nghẹt búi trĩ

 – Viêm đại tràng

 – Hư tổn niêm mạc đại tràng

 – Rối loạn tiêu hóa

 – Viêm hạ môn

 – Hình thành túi trực tràng

 – Ung thư đại tràng

III. Cách điều trị trĩ và sa trực tràng

Các phương pháp điều trị trĩ và sa trực tràng có thể khác nhau tùy vào mức độ và triệu chứng cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến, được áp dụng cho cả trĩ và bệnh sa trực tràng:

3.1 Thay đổi chế độ ăn uống, xây dựng lối sống lành mạnh

Để cải thiện tình trạng sa trực tràng và trĩ, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và áp dụng lối sống lành mạnh được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Do đó, trong giai đoạn này, người bệnh nên ưu tiên tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ (ví dụ: hạt lanh, khoai lang, cải brussels, ngũ cốc,…), đảm bảo uống đủ lượng nước cần thiết và duy trì việc tập thể dục đều đặn.

Trĩ và sa trực tràng
Cải thiện sa trực tràng và trĩ bằng lối sống lành mạnh là phương pháp tiết kiệm, hiệu quả

Bởi, chất xơ và nước là yếu tố quan trọng, giúp duy trì sự cân bằng của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc mắc bệnh trĩ và sa trực tràng, cũng như các vấn đề khác liên quan đến tiêu hóa.

Hơn nữa, vận động thường xuyên vừa giúp kích thích hoạt động ruột, cải thiện lưu thông máu, vừa có tác dụng giảm căng thẳng – một trong những nguyên nhân gây gia tăng triệu chứng trĩ và sa trực tràng.

3.2 Dùng thuốc điều trị

Nếu bạn đang gặp vấn đề về sa trực tràng và trĩ, đây có thể là tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc phổ biến, thường được bác sĩ chỉ định sử dụng là thuốc kích thích ruột nhẹ, chẳng hạn như: docusate sodium, natri picosulfate. Những loại thuốc này có thể được sử dụng để giúp làm mềm phân và giảm táo bón, đồng thời hỗ trợ sự co bóp cơ trực tràng.

||Lưu ý, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn từ bác sĩ, để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn!

3.3 Phẫu thuật

Trong trường hợp nghiêm trọng hoặc khi áp dụng các phương pháp trên không đem lại hiệu quả tích cực, phẫu thuật có thể được xem là lựa chọn cuối cùng. Quá trình phẫu thuật này đòi hỏi được tiến hành ở cơ sở đáng tin cậy, bác sĩ thực hiện có chuyên môn cao, kỹ năng tốt và sử dụng trang thiết bị hiện đại.

Trĩ và sa trực tràng
Phẫu thuật chỉ được tiến hành khi mức độ bệnh đã quá nghiêm trọng

Như vậy, việc lựa chọn phương pháp điều trị trĩ và sa trực tràng nào phù hợp còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng cụ thể. Hơn nữa, các phương pháp điều trị tại nhà thường chỉ có khả năng hỗ trợ cải thiện, không thể thay thế lộ trình điều trị của bác sĩ. Thế nên, việc tự điều trị không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt. 

Do đó, nếu được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bản thân đang mắc bệnh trĩ hoặc sa trực tràng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Tóm lại, sa trực tràng và trĩ là hai bệnh lý khác nhau, và không quá nguy hiểm trong hầu hết trường hợp. Tuy nhiên, nếu bị bỏ qua và không điều trị, chúng có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng hơn. Do đó, để giảm nguy cơ mắc bệnh và duy trì sức khỏe bản thân, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ!

Ngoài ra, nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác về trĩ và sa trực tràng, đừng quên để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ 1800 6293 để được giải đáp sớm nhất! 

 
Cập nhật lúc: 09/12/2023

Phân biệt trĩ và sa trực tràng giống, khác nhau cực chuẩn

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Trĩ và sa trực tràng là hai bệnh lý riêng biệt nhưng có nhiều dấu hiệu tương đối giống nhau. Điều này khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt, dẫn đến lựa chọn sai phương pháp điều trị và gây ra những hậu quả nặng nề. Dưới đây là một số cách phân biệt phổ biến giữa sa trực tràng và trĩ, mời bạn tham khảo!

I. Phân biệt trĩ và sa trực tràng qua 5 yếu tố

Trĩ và sa trực tràng đều là những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, thường gặp ở những người cao tuổi, phụ nữ có thai và người phải bê vác nặng thường xuyên. Tuy nhiên, nếu xét theo hệ quy chiếu định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện,…. thì chúng lại có đôi phần khác biệt. Cụ thể:

1.1 Trĩ, sa trực tràng là gì?

Trĩ (Hemorrhoids) là bệnh mãn tính nằm bên trong hoặc ngoài hậu môn; được hình thành do sự phình đầy và sưng tĩnh mạch tại hậu môn hoặc xung quanh hậu môn.

Trong khi, sa trực tràng (Anal Fissure) là những vết thương, vết rạn nứt trong niêm mạc hậu môn.

Trĩ và sa trực tràng
Điểm khác biệt giữa sa trực tràng và trĩ

1.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân gây trĩ rất đa dạng, bao gồm táo bón, căng thẳng, thai kỳ, tăng áp lực trong hậu môn, v.v. Còn sa trực tràng là bệnh lý có thể được hình thành do căng thẳng trong hậu môn, tiêu chảy, táo bón,…

1.3 Triệu chứng

Khi bị trĩ, người bệnh thường có những dấu hiệu sau:

  • Sưng đau, ngứa ngáy vùng hậu môn
  • Chảy máu sau khi đi đại tiện hoặc vệ sinh hậu môn
  • Có cảm giác khó chịu, đầy (cộm) hậu môn
  • Nổi các khối u nhỏ trên và xung quanh hậu môn (đối với trĩ ngoại)
  • Di chuyển khó khăn
Trĩ và sa trực tràng
Người bị trĩ thường cảm thấy sưng, đau và ngứa ngáy vùng hậu môn, trong khi người bị sa trực tràng có xu hướng đi ngoài ra máu tươi

Khi bị sa trực tràng, người bệnh thường nhận thấy:

  • Đau, ngứa và dễ kích ứng quanh hậu môn
  • Có máu màu đỏ tươi lẫn trong phân sau khi đi đại tiện
  • Chán ăn, mệt mỏi

1.4 Thời gian kéo dài triệu chứng

Bệnh trĩ thường kéo dài trong thời gian dài, dễ tái phát và có thể trở thành tình trạng mãn tính.

Sa trực tràng là bệnh lý thường xuất hiện với các triệu chứng tương đối ngắn hạn (trong vài tuần). Tuy nhiên, bệnh cũng rất dễ tái phát nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách.

1.5 Búi sa

Một yếu tố khác thường xuyên được áp dụng để phân biệt trĩ và sa trực tràng đó là búi sa. Theo đó, bề mặt khối sa của người bệnh trĩ chính là lớp niêm mạc, khá ngắn và được tạo từ một hay nhiều búi không đều.

Đối với bệnh sa trực tràng, khối sa là một phần hoặc toàn bộ trực tràng, dài và trong đều theo hình tròn đồng tâm. Đôi khi, khối sa có thể tiết rất nhiều dịch nhầy ẩm ướt.

Trĩ và sa trực tràng
Búi sa của bệnh nhân trĩ khác hoàn toàn so với búi sa của người bị sa trực tràng

⚠️Lưu ý: 5 yếu tố được sử dụng để phân biệt trĩ và bệnh sa trực tràng phía trên chỉ mang tính tham khảo. Nếu bạn đang đối mặt với bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến hậu môn – trực hàng, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị một cách chính xác.

II. Trĩ và sa trực tràng có nguy hiểm không?

Trên thực tế, cả trĩ và sa trực tràng đều không quá nguy hiểm nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách, chúng có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây là một số biến chứng của trĩ và sa trực tràng cần lưu ý:

Biến chứng bệnh trĩ Biến chứng bệnh sa trực tràng
 – Viêm loét búi trĩ, hoại tử

 – Trĩ tắc mạch

 – Thiếu máu

 – Sa nghẹt búi trĩ

 – Viêm đại tràng

 – Hư tổn niêm mạc đại tràng

 – Rối loạn tiêu hóa

 – Viêm hạ môn

 – Hình thành túi trực tràng

 – Ung thư đại tràng

III. Cách điều trị trĩ và sa trực tràng

Các phương pháp điều trị trĩ và sa trực tràng có thể khác nhau tùy vào mức độ và triệu chứng cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến, được áp dụng cho cả trĩ và bệnh sa trực tràng:

3.1 Thay đổi chế độ ăn uống, xây dựng lối sống lành mạnh

Để cải thiện tình trạng sa trực tràng và trĩ, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và áp dụng lối sống lành mạnh được giới chuyên môn đánh giá rất cao. Do đó, trong giai đoạn này, người bệnh nên ưu tiên tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ (ví dụ: hạt lanh, khoai lang, cải brussels, ngũ cốc,…), đảm bảo uống đủ lượng nước cần thiết và duy trì việc tập thể dục đều đặn.

Trĩ và sa trực tràng
Cải thiện sa trực tràng và trĩ bằng lối sống lành mạnh là phương pháp tiết kiệm, hiệu quả

Bởi, chất xơ và nước là yếu tố quan trọng, giúp duy trì sự cân bằng của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc mắc bệnh trĩ và sa trực tràng, cũng như các vấn đề khác liên quan đến tiêu hóa.

Hơn nữa, vận động thường xuyên vừa giúp kích thích hoạt động ruột, cải thiện lưu thông máu, vừa có tác dụng giảm căng thẳng – một trong những nguyên nhân gây gia tăng triệu chứng trĩ và sa trực tràng.

3.2 Dùng thuốc điều trị

Nếu bạn đang gặp vấn đề về sa trực tràng và trĩ, đây có thể là tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc phổ biến, thường được bác sĩ chỉ định sử dụng là thuốc kích thích ruột nhẹ, chẳng hạn như: docusate sodium, natri picosulfate. Những loại thuốc này có thể được sử dụng để giúp làm mềm phân và giảm táo bón, đồng thời hỗ trợ sự co bóp cơ trực tràng.

||Lưu ý, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn từ bác sĩ, để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn!

3.3 Phẫu thuật

Trong trường hợp nghiêm trọng hoặc khi áp dụng các phương pháp trên không đem lại hiệu quả tích cực, phẫu thuật có thể được xem là lựa chọn cuối cùng. Quá trình phẫu thuật này đòi hỏi được tiến hành ở cơ sở đáng tin cậy, bác sĩ thực hiện có chuyên môn cao, kỹ năng tốt và sử dụng trang thiết bị hiện đại.

Trĩ và sa trực tràng
Phẫu thuật chỉ được tiến hành khi mức độ bệnh đã quá nghiêm trọng

Như vậy, việc lựa chọn phương pháp điều trị trĩ và sa trực tràng nào phù hợp còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng cụ thể. Hơn nữa, các phương pháp điều trị tại nhà thường chỉ có khả năng hỗ trợ cải thiện, không thể thay thế lộ trình điều trị của bác sĩ. Thế nên, việc tự điều trị không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt. 

Do đó, nếu được chẩn đoán hoặc nghi ngờ bản thân đang mắc bệnh trĩ hoặc sa trực tràng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Tóm lại, sa trực tràng và trĩ là hai bệnh lý khác nhau, và không quá nguy hiểm trong hầu hết trường hợp. Tuy nhiên, nếu bị bỏ qua và không điều trị, chúng có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng hơn. Do đó, để giảm nguy cơ mắc bệnh và duy trì sức khỏe bản thân, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ!

Ngoài ra, nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác về trĩ và sa trực tràng, đừng quên để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ 1800 6293 để được giải đáp sớm nhất! 

 
Cập nhật lúc: 09/12/2023

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...