Táo bón là chứng bệnh hầu như mỗi chúng ta đều gặp ít nhất một lần trong đời. Táo bón kéo dài có thể là nguyên nhân gây ra những căn bệnh như: bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, rối loạn tiêu hóa, sa trực tràng… Đối với hầu hết mọi người, táo bón đơn thuần có thể tự điều trị ở nhà. Nhưng bạn sẽ tự điều trị táo bón đến khi nào và khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Mục lục
Khi nào táo bón cần đến gặp bác sĩ?
Chứng táo bón có thể hiểu là khi con người gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, chúng thường liên quan đến phân cứng, không có cảm giác buồn đại tiện trong nhiều ngày liền. Nói cách khác, táo bón gây ra sự di chuyển chậm hơn bình thường của chất thải thực phẩm (phân) qua đường tiêu hóa.
Khi cơ thể xảy ra táo bón, bên trong đường tiêu hóa thường bị rối loạn: phân di chuyển chậm qua đại tràng hoặc không đủ phân được hình thành, có sự chậm trễ của đại tràng từ khung chậu hoặc kết hợp cả hai.
Dấu hiệu cho thấy bạn đã bị táo bón có thể là: đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần; phân nhỏ, lổm nhổm, cứng và khó đẩy ra ngoài; bụng trướng, đau; có máu trong phân; sau khi đi xong vẫn muốn đi tiếp.
Tham khảo: Cách giảm đau hậu môn khi đi ngoài
Thông thường mọi người nghĩ táo bón là một triệu chứng bình thường có thể tự xử lý tại nhà. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Gastroenterology của Mỹ, số lượng các ca cấp cứu về táo bón ở Mỹ đã tăng gần 42% trong giai đoạn 2006-2011. Riêng trong năm 2011, 1,6 tỉ đô la đã được dùng để chăm sóc bệnh nhân táo bón.

Theo các chuyên gia nếu táo bón kéo dài đến một tuần và bạn đã thử điều trị tại nhà mà không hiệu quả thì bạn nên tìm đến với bác sĩ hoặc đến phòng khám thay vì chờ đến khi bệnh tiến triển tới mức phải nhập viện.
Khi nào táo bón cần phải cấp cứu?
Tuy nhiên, nếu chưa tự điều trị đủ 1 tuần, nhưng bạn đang trải qua cơn đau trầm trọng cùng với táo bón, đây có thể là triệu chứng của một vấn đề lớn hơn – Và trong trường hợp này, bạn cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ.
Ngoài triệu chứng đau bụng trầm trọng, bạn có thể gặp phải một trong các triệu chứng sau:
- Không thể đánh hơi (đánh rắm),
- nôn mửa và
- bụng căng chướng
thì bạn có thể bị tắc ruột. Đây là một vấn đề nghiêm trọng và bạn cần phải đến phòng cấp cứu ngay. Hãy nhớ rằng cơn đau do tắc nghẽn ruột rất dữ dội – nhiều hơn so với bất kỳ cơn đau nào do táo bón.
Xem thêm: Táo bón đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?
Táo bón có thể gây tắc ruột?
Tắc ruột là sự ngừng trệ lưu thông các chất chứa trong lòng ruột (phân, hơi, dịch, dịch tiêu hóa) gây ra. Khi các chất này bị tích tụ đến mức gây ra áp lực đủ lớn sẽ gây ra thủng ruột và làm rò rỉ các thành phần trong dạ dày vào khoang ổ bụng. Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa rất thường gặp trong cấp cứu ổ bụng, chỉ đứng sau viêm ruột thừa.
Nếu bạn bị tắc nghẽn ruột hoàn toàn thì cần phải cấp cứu ngay. Một trong những nguyên nhân gây tắc nghẽn là táo bón kéo dài dẫn đến phân cứng và khô bị mắc kẹt trong trực tràng. Sự đau đớn từ tắc nghẽn do táo bón kéo dài và nếu không điều trị, điều này có thể dẫn đến thủng ruột. Và khi đó, bác sĩ sẽ đặt một ống nhỏ xuống để hút tất cả mọi thứ ra và giải phóng ruột.
Làm thế nào để điều trị táo bón của bạn ở nhà?
Việc chữa trị cho táo bón thông thường thực sự là khá đơn giản. Trong 90% các trường hợp, bổ sung đủ nước, chất xơ và tập thể dục chính là tất cả những việc phải làm để giảm táo bón.
Tập thể dục giúp ruột của bạn vận động và giúp bộ máy tiêu hóa được vận hành trơn tru hơn.
Tăng lượng chất xơ chưa chế biến từ các nguồn tự nhiên, như trái cây, rau quả và đậu, và đảm bảo rằng bạn đang tăng lượng nước uống vào để làm cho mọi thứ có thể di chuyển trong hệ tiêu hóa một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, bạn có thể thử một số thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ. Thuốc nhuận tràng nên là biện pháp cuối cùng được nghĩ đến.
★★ Tin liên quan:
Tóm lại, bạn cần nhớ phân chính là chất thải độc hại, và nó nếu bạn bị táo bón trong một vài ngày liền, ngay cả khi các triệu chứng của bạn không đủ để bạn đi đến bệnh viện, thì bạn vẫn cần tích cực chữa nó, tránh để khi xảy ra các biến chứng nguy hiểm thì đã quá muộn.
Gửi câu hỏi cho chuyên gia