Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện là sao? Nguy hiểm không?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện thường bị người bệnh coi nhẹ, chủ quan và không có phương án điều trị kịp thời. Lâu dần, hiện tượng này có thể tiến triển thành nhiều bệnh lý phức tạp, khó điều trị như trĩ nội, viêm đại tràng, nứt kẽ hậu môn,… khiến đời sống tinh thần và sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn đáng kể.

Ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh là tình trạng phổ biến, không được nhiều người xem trọng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý phức tạp.

I. 7 nguyên nhân gây ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện

Ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu hoặc đỏ rát tại hậu môn sau khi đi vệ sinh. Tình trạng này thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:

Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện
7 Bệnh lý phổ biến gây ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh

Nguyên nhân

Giải thích chi tiết

Bệnh trĩ  – Khi bị trĩ nội hoặc trĩ ngoại, các tĩnh mạch búi trĩ tại vùng hậu môn sẽ bị phình to. Đồng thời, trong quá trình đại tiện, phân và búi trĩ sẽ ma sát trực tiếp với nhau, gây khó chịu và ngứa.
Viêm hậu môn  – Viêm hoặc nhiễm khuẩn tại hậu môn cũng có thể gây ra triệu chứng rát và ngứa.
Táo bón  – Con người thường có xu hướng dùng lực ép phân ra ngoài khi phân khô, khó đi tiêu. Tuy nhiên, điều này có thể gây tổn thương khu vực hậu môn và gây ra ngứa
Vệ sinh không đúng cách  – Việc sử dụng giấy vệ sinh, xà phòng hoặc chất tẩy rửa không phù hợp có thể khiến vùng da tại hậu môn bị kích ứng, ngứa, mẩn đỏ,…

Ngoài ra, cảm giác bị ngứa sau khi đi đại tiện cũng có thể được hình thành do thói quen không vệ sinh hậu môn sạch sẽ hoặc chà xát quá mạnh.

Bệnh nội tiết  – Tiểu đường, rối loạn tuyến giáp và một số bệnh nội tiết khác có thể khiến da bị khô, dễ bị kích ứng; từ đó dẫn đến triệu chứng ngứa hậu môn.
Eczema, chàm  – Tình trạng ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh cũng có thể bị gây nên bởi bệnh eczema và bệnh chàm do các cơ quan dưới niêm mạc bị rối loạn, làm tăng tiết bã nhờn.
Giun kim  – Sau khi đi đại tiện (nhất là ban đêm), giun kim sẽ bò ra để đẻ trứng, gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy hậu môn dữ dội.

Chú ý: Trên đây chỉ là những nguyên nhân phổ biến gây ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh và còn rất nhiều nguyên nhân khác. Vì thế, để có được phác đồ điều trị đúng và hiệu quả, người bệnh cần xác định rõ căn nguyên gây bệnh bằng cách chẩn đoán tại các cơ sở y khoa uy tín.

||Xem thêm: Ngứa hậu môn khám ở đâu? Mách bạn 10 địa chỉ uy tín, đáng tin cậy

II. Chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn sau đi đại tiện

2.1 Chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác căn nguyên gây ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện, người bệnh cần thực hiện theo 2 bước sau:

  • Bước 1: Tự kiểm tra và quan sát triệu chứng tại nhà: Nhằm giúp bác sĩ có góc nhìn trực quan, đưa ra phác đồ điều trị chính xác hơn, người bệnh nên ghi chép lại các triệu chứng nếu có (nứt, chảy mủ, sưng, ngứa, nổi mẩn hoặc phồng rộp hậu môn), theo dõi tần suất và cường độ của các triệu chứng này.
  • Bước 2: Thăm khám & chẩn đoán từ bác sĩ: Ban đầu, bác sĩ sẽ lắng nghe mô tả chi tiết về các triệu chứng người bệnh đang gặp phải, khám sức khỏe tổng thể và đưa ra những câu hỏi cần thiết (triệu chứng, tần suất xuất hiện, tiền sử bệnh,…). Tiếp đó, một số phương pháp có thể được thực hiện bao gồm: xét nghiệm phân, siêu âm hậu môn hoặc nội soi hậu môn.

2.2 Điều trị

Để cải thiện tình trạng ngứa hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp sau:

  • Điều chỉnh thói quen ăn uống: Uống đủ nước, tăng cường chế độ ăn giàu chất xơ và các thực phẩm giúp nhuận tràng có thể giúp hậu môn hạn chế kích ứng hoặc tác động tiêu cực khác.
Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ giúp hậu môn giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, khó chịu
  • Thay đổi thói quen vệ sinh: Việc sử dụng giấy/khăn hoặc hóa chất để tẩy rửa không phù hợp có thể khiến hậu môn bị ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, hãy sử dụng các loại giấy/khăn hoặc hóa chất được làm từ thành phần tự nhiên dịu nhẹ, hạn chế chà sát quá mạnh cũng như rửa tay thật sạch trước và sau khi vệ sinh hậu môn.
  • Sử dụng các loại thuốc đặc trị, giảm ngứa chuyên dụng như: Hydrocortisone cream, Calamine lotion, Loratadine,…. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

||Xem thêm: Ngứa hậu môn bôi thuốc gì? TOP 4 loại thuốc hiệu quả

III. Cách ngăn ngừa chứng ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh

Ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh, nhất là khi đi đại tiện có thể gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Luôn duy trì vệ sinh vùng hậu môn: Hãy rửa sạch hậu môn bằng nước ấm sau mỗi lần đi đại tiện và tránh sử dụng các loại giấy vệ sinh chứa hóa chất.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn đủ chất xơ và uống đủ nước mỗi ngày có vai trò to lớn trong việc giữ hệ tiêu hóa luôn êm đẹp, giảm nguy cơ táo bón/tiêu chảy gây tổn thương và ngứa hậu môn.
  • Chăm sóc vùng da hậu môn: Các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, làm dịu và cấp ẩm cho da như CotriPro Gel sẽ giúp vùng da xung quanh hậu môn luôn ẩm mượt, không bị khô hay nứt nẻ; từ đó hạn chế tối đa hiện tượng ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện.
Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện
Ưu tiên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, lành tính như CotriPro Gel để chăm sóc vùng da hậu môn
  • Hạn chế tiếp xúc với chất kích: Các loại xà phòng, kem hoặc nước rửa chứa hóa chất (có thể gây kích ứng) là những sản phẩm bạn không nên sử dụng trong thời gian bị ngứa hậu môn hoặc nên hạn chế nếu không muốn tình trạng ngứa hậu môn trở thành nỗi ám ảnh.
  • Duy trì vận động: Các nhà khoa học đã chứng minh stress và ngứa hậu môn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo đó, khi càng bị stress, các triệu chứng sẽ càng trở nên khó chịu hơn, nhất là sau khi đi đại tiện. Vì vậy, hãy dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để đi bộ, yoga hoặc các bài tập thư giãn khác nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến vùng hậu môn.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện và các tác động tiêu cực nếu không được xử lý kịp thời. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ chủ động hơn trong việc lắng nghe bản thân, chăm sóc cơ thể, đồng thời thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi có những triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến tình trạng ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện và giải pháp cải thiện an toàn, lành tính, vui lòng liên hệ 1800 6293 ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí trong giờ hành chính!

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 20/02/2024

Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện là sao? Nguy hiểm không?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện thường bị người bệnh coi nhẹ, chủ quan và không có phương án điều trị kịp thời. Lâu dần, hiện tượng này có thể tiến triển thành nhiều bệnh lý phức tạp, khó điều trị như trĩ nội, viêm đại tràng, nứt kẽ hậu môn,… khiến đời sống tinh thần và sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn đáng kể.

Ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh là tình trạng phổ biến, không được nhiều người xem trọng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý phức tạp.

I. 7 nguyên nhân gây ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện

Ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu hoặc đỏ rát tại hậu môn sau khi đi vệ sinh. Tình trạng này thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:

Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện
7 Bệnh lý phổ biến gây ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh

Nguyên nhân

Giải thích chi tiết

Bệnh trĩ  – Khi bị trĩ nội hoặc trĩ ngoại, các tĩnh mạch búi trĩ tại vùng hậu môn sẽ bị phình to. Đồng thời, trong quá trình đại tiện, phân và búi trĩ sẽ ma sát trực tiếp với nhau, gây khó chịu và ngứa.
Viêm hậu môn  – Viêm hoặc nhiễm khuẩn tại hậu môn cũng có thể gây ra triệu chứng rát và ngứa.
Táo bón  – Con người thường có xu hướng dùng lực ép phân ra ngoài khi phân khô, khó đi tiêu. Tuy nhiên, điều này có thể gây tổn thương khu vực hậu môn và gây ra ngứa
Vệ sinh không đúng cách  – Việc sử dụng giấy vệ sinh, xà phòng hoặc chất tẩy rửa không phù hợp có thể khiến vùng da tại hậu môn bị kích ứng, ngứa, mẩn đỏ,…

Ngoài ra, cảm giác bị ngứa sau khi đi đại tiện cũng có thể được hình thành do thói quen không vệ sinh hậu môn sạch sẽ hoặc chà xát quá mạnh.

Bệnh nội tiết  – Tiểu đường, rối loạn tuyến giáp và một số bệnh nội tiết khác có thể khiến da bị khô, dễ bị kích ứng; từ đó dẫn đến triệu chứng ngứa hậu môn.
Eczema, chàm  – Tình trạng ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh cũng có thể bị gây nên bởi bệnh eczema và bệnh chàm do các cơ quan dưới niêm mạc bị rối loạn, làm tăng tiết bã nhờn.
Giun kim  – Sau khi đi đại tiện (nhất là ban đêm), giun kim sẽ bò ra để đẻ trứng, gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy hậu môn dữ dội.

Chú ý: Trên đây chỉ là những nguyên nhân phổ biến gây ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh và còn rất nhiều nguyên nhân khác. Vì thế, để có được phác đồ điều trị đúng và hiệu quả, người bệnh cần xác định rõ căn nguyên gây bệnh bằng cách chẩn đoán tại các cơ sở y khoa uy tín.

||Xem thêm: Ngứa hậu môn khám ở đâu? Mách bạn 10 địa chỉ uy tín, đáng tin cậy

II. Chẩn đoán và điều trị ngứa hậu môn sau đi đại tiện

2.1 Chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác căn nguyên gây ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện, người bệnh cần thực hiện theo 2 bước sau:

  • Bước 1: Tự kiểm tra và quan sát triệu chứng tại nhà: Nhằm giúp bác sĩ có góc nhìn trực quan, đưa ra phác đồ điều trị chính xác hơn, người bệnh nên ghi chép lại các triệu chứng nếu có (nứt, chảy mủ, sưng, ngứa, nổi mẩn hoặc phồng rộp hậu môn), theo dõi tần suất và cường độ của các triệu chứng này.
  • Bước 2: Thăm khám & chẩn đoán từ bác sĩ: Ban đầu, bác sĩ sẽ lắng nghe mô tả chi tiết về các triệu chứng người bệnh đang gặp phải, khám sức khỏe tổng thể và đưa ra những câu hỏi cần thiết (triệu chứng, tần suất xuất hiện, tiền sử bệnh,…). Tiếp đó, một số phương pháp có thể được thực hiện bao gồm: xét nghiệm phân, siêu âm hậu môn hoặc nội soi hậu môn.

2.2 Điều trị

Để cải thiện tình trạng ngứa hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng các biện pháp sau:

  • Điều chỉnh thói quen ăn uống: Uống đủ nước, tăng cường chế độ ăn giàu chất xơ và các thực phẩm giúp nhuận tràng có thể giúp hậu môn hạn chế kích ứng hoặc tác động tiêu cực khác.
Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện
Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ giúp hậu môn giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, khó chịu
  • Thay đổi thói quen vệ sinh: Việc sử dụng giấy/khăn hoặc hóa chất để tẩy rửa không phù hợp có thể khiến hậu môn bị ngứa ngáy, khó chịu. Do đó, hãy sử dụng các loại giấy/khăn hoặc hóa chất được làm từ thành phần tự nhiên dịu nhẹ, hạn chế chà sát quá mạnh cũng như rửa tay thật sạch trước và sau khi vệ sinh hậu môn.
  • Sử dụng các loại thuốc đặc trị, giảm ngứa chuyên dụng như: Hydrocortisone cream, Calamine lotion, Loratadine,…. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

||Xem thêm: Ngứa hậu môn bôi thuốc gì? TOP 4 loại thuốc hiệu quả

III. Cách ngăn ngừa chứng ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh

Ngứa hậu môn sau khi đi vệ sinh, nhất là khi đi đại tiện có thể gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Luôn duy trì vệ sinh vùng hậu môn: Hãy rửa sạch hậu môn bằng nước ấm sau mỗi lần đi đại tiện và tránh sử dụng các loại giấy vệ sinh chứa hóa chất.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn đủ chất xơ và uống đủ nước mỗi ngày có vai trò to lớn trong việc giữ hệ tiêu hóa luôn êm đẹp, giảm nguy cơ táo bón/tiêu chảy gây tổn thương và ngứa hậu môn.
  • Chăm sóc vùng da hậu môn: Các sản phẩm chăm sóc da nhẹ nhàng, làm dịu và cấp ẩm cho da như CotriPro Gel sẽ giúp vùng da xung quanh hậu môn luôn ẩm mượt, không bị khô hay nứt nẻ; từ đó hạn chế tối đa hiện tượng ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện.
Ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện
Ưu tiên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, lành tính như CotriPro Gel để chăm sóc vùng da hậu môn
  • Hạn chế tiếp xúc với chất kích: Các loại xà phòng, kem hoặc nước rửa chứa hóa chất (có thể gây kích ứng) là những sản phẩm bạn không nên sử dụng trong thời gian bị ngứa hậu môn hoặc nên hạn chế nếu không muốn tình trạng ngứa hậu môn trở thành nỗi ám ảnh.
  • Duy trì vận động: Các nhà khoa học đã chứng minh stress và ngứa hậu môn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo đó, khi càng bị stress, các triệu chứng sẽ càng trở nên khó chịu hơn, nhất là sau khi đi đại tiện. Vì vậy, hãy dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày để đi bộ, yoga hoặc các bài tập thư giãn khác nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến vùng hậu môn.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện và các tác động tiêu cực nếu không được xử lý kịp thời. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ chủ động hơn trong việc lắng nghe bản thân, chăm sóc cơ thể, đồng thời thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi có những triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến tình trạng ngứa hậu môn sau khi đi đại tiện và giải pháp cải thiện an toàn, lành tính, vui lòng liên hệ 1800 6293 ngay hôm nay để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí trong giờ hành chính!

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 20/02/2024

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...