Bị trĩ có nên chạy bộ không? Lợi ích và lưu ý khi chạy bộ

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Bị trĩ có nên chạy bộ không?” hẳn là thắc mắc chung của nhiều người khi mắc phải bệnh lý này. Trên thực tế, chạy bộ có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, nhưng đối với những người bị trĩ, cần cân nhắc một số điều để tránh làm bệnh trở nên trầm trọng.

I. Bị trĩ có nên chạy bộ không?

Chạy bộ là môn thể thao mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, bao gồm: tăng cường sức đề kháng, cải thiện tinh thần, hỗ trợ tiêu hóa và kích thích hoạt động lưu thông máu – điều này rất tốt cho búi trĩ. Tuy nhiên, chạy bộ không đúng cách có thể khiến búi trĩ bị tổn thương, dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề như sưng, viêm hoặc thậm chí chảy máu búi trĩ.

Bị trĩ có nên chạy bộ khôngBị trĩ vẫn có thể chạy bộ với cường độ thích hợp

Vậy bị trĩ có nên chạy bộ không? , nhưng cần kết hợp với cường độ phù hợp, thực hiện đúng kỹ thuật và kiểm soát áp lực để tránh gây tổn thương cho búi trĩ. Đặc biệt, hãy tuân thủ nguyên tắc “3 không” sau đây để giúp tình trạng búi trĩ được cải thiện tốt nhất trong quá trình chạy bộ!

II. Chế độ 3 không là gì? Tại sao người bị trĩ nên chạy theo chế độ 3 không?

Để tận dụng tối đa lợi ích của việc chạy bộ mà không gây căng phình, tổn thương khu vực hậu môn và búi trĩ, người chạy cần tuân thủ nguyên tắc 3 không: không nhanh – không mệt – không đau.

Bị trĩ có nên chạy bộ không
Người bệnh trĩ nên chạy bộ theo chế độ 3 không

Trong đó:

  • Không nhanh: Điều này đòi hỏi bạn phải chọn tốc độ phù hợp, tránh việc tăng tốc quá nhanh hoặc chạy bộ quá chậm gây áp lực lớn lên vùng trĩ.
  • Không mệt: Việc duy trì tốc độ vận động vừa phải giúp các cơ và mô vùng hậu môn không bị căng thẳng quá mức. Điều này giúp duy trì sự thoải mái trong quá trình tập luyện, đồng thời tối ưu hóa quá trình hô hấp và hỗ trợ cải thiện búi trĩ.
  • Không đau: Nếu cảm thấy đau nhức khi chạy bộ, hãy ngừng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi, đau có thể là dấu hiệu cảnh báo sự căng thẳng quá mức, tổn thương hoặc một vài vấn đề sức khỏe khác. Việc nhận tư vấn từ chuyên gia sẽ giúp bạn dễ dàng xác định nguyên nhân và tìm ra hướng khắc phục phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe trong quá trình tập luyện.

III. 7 Lưu ý quan trọng khi chạy bộ với người bệnh trĩ

Để việc chạy bộ không gây ra những tổn thương về cấu trúc trong và ngoài trực tràng, người bệnh trĩ cần lưu ý những điều sau:

  • Chạy bộ đúng cách: Khi chạy, bạn nên gập cong các ngón chân lại sao cho bám xuống mặt đất khi chạy, nhằm giảm áp lực lên hông và vùng hậu môn. Hơn nữa, đừng quên giữ nguyên tư thế thẳng lưng, 2 tay gập nhẹ 90 độ và di chuyển cùng những bước chạy. Đặc biệt, trong khi chạy, bạn nên co nhẹ hậu môn, hít thở đều để các mạch máu được lưu thông khắp cơ thể.
  • Thời gian chạy bộ: Người bị trĩ không nên chạy quá lâu (tối đa 1 tiếng), không nên tham gia chạy đua hoặc chạy địa hình, bởi điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến trực tràng của bạn. Chú ý, sáng sớm hoặc chiều mát là thời điểm thích hợp nhất để chạy bộ.
  • Khởi động trước khi chạy: Việc khởi động nóng người trước khi chạy bộ vừa giúp làm nóng cơ thể, vừa giúp ngăn ngừa đau nhức sau khi chạy. Các động tác khởi động điển hình mà bạn nên áp dụng bao gồm xoay cổ tay, xoay cổ chân, xoay đầu gối và hông. Khi tập các động tác này, các tĩnh mạch đang sưng phồng tại trực tràng sẽ co lại tạm thời và giúp máu lưu thông tốt hơn.
Bị trĩ có nên chạy bộ không
Khởi động cơ thể là thủ tục quan trọng và cần thiết trước khi vận động
  • Mặc trang phục phù hợp: Khi chạy bộ, người bị trĩ nên ưu tiên lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái, ngắn và có quần bảo hộ mỏng ở bên trong. Ngoài ra, để tránh bị bí hơi vùng kín trong lúc chạy, bạn nên sử dụng chất liệu vải dễ thấm hút mồ hôi như cotton.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Trong quá trình chạy bộ, người bệnh trĩ cần giữ tinh thần luôn thoải mái bằng cách vừa chạy vừa nghe nhạc, trò chuyện, hát hò,… Điều này sẽ giúp người bệnh tập trung vào âm nhạc thay vì tập trung vào sự đau đớn của búi trĩ gây ra.
  • Duy trì lượng nước trong cơ thể: Uống nước khi nghỉ ngơi có tác dụng rất tốt đối với việc hỗ trợ điều trị trĩ. Bởi, nước uống vừa giúp duy trì độ ẩm, cải thiện tiêu hóa, vừa giúp tăng cường tuần hoàn máu, từ đó hạn chế nguy cơ táo bón. Chú ý: Sau khi uống nước, bạn không nên chạy luôn mà cần nghỉ hoặc đi bộ khoảng 5 phút rồi mới chạy tiếp nhằm tránh xảy ra tình trạng đau xóc hông.
  • Không nên chạy nhanh: Thói quen chạy nhanh có thể làm căng cứng cơ bụng, hình thành áp lực cho hệ thống tĩnh mạch tại trực tràng. Hơn nữa, việc chạy nhanh còn khiến búi trĩ cọ sát với hậu môn và quần áo, khiến bạn đau rát, khó chịu, thậm chí là trầy xước và chảy máu.
Bị trĩ có nên chạy bộ không
Chạy nhanh không tốt cho tình trạng búi trĩ

IV. Người bị trĩ nên tập môn thể thao nào?

Ngoài chạy bộ, các chuyên gia cho rằng người đã hoặc đang bị trĩ nên luyện tập … môn sau:

Bị trĩ có nên chạy bộ không
Người bệnh trĩ nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, bơi lội
  • Đi bộ: Gần giống chạy bộ, đi bộ cũng là hình thức luyện tập an toàn và tốt cho người bị trĩ. Đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày còn giúp rèn luyện thể trạng, đồng thời khắc phục các vấn đề tắc nghẽn lưu thông máu; nhờ đó giúp teo nhỏ búi trĩ và phòng tránh biến chứng hiệu quả.
  • Bơi: Bơi lội mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, trong đó nổi bật là khả năng tăng cường lưu thông máu. Bởi, khi bơi lội trong nước, các tuyến mạch máu và tĩnh mạch được thư giãn, từ đó giảm tải áp lực lên cột sống, trực tràng, hậu môn. Tuy nhiên, thời gian bơi lội lý tưởng không nên kéo dài quá 40 phút mỗi ngày.
  • Yoga: Yoga là bộ môn thể thao an toàn đối với bệnh nhân trĩ. Vì, đây là phương pháp luyện tập thể chất kết hợp thư giãn tinh thần cùng lúc nên tác dụng có thể phát huy trên toàn bộ cơ thể.

Tóm lại, việc tập luyện thể thao đối với người bị trĩ cần được cân nhắc cẩn thận. Bất kỳ sai sót nhỏ cũng có thể đến tổn thương cho búi trĩ và khu vực xung quanh. Do đó, đừng quên tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo rằng bạn đang thực hiện đúng cách và an toàn cho sức khỏe của mình.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “bị trĩ có nên chạy bộ không” và những thông tin liên quan. Để tìm hiểu sâu hơn về bệnh trĩ cùng các giải pháp cải thiện lành tính, hãy truy cập https://cotripro.vn/ hoặc liên hệ 1800 6293 để biết thêm chi tiết.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 19/02/2024

Bị trĩ có nên chạy bộ không? Lợi ích và lưu ý khi chạy bộ

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Bị trĩ có nên chạy bộ không?” hẳn là thắc mắc chung của nhiều người khi mắc phải bệnh lý này. Trên thực tế, chạy bộ có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, nhưng đối với những người bị trĩ, cần cân nhắc một số điều để tránh làm bệnh trở nên trầm trọng.

I. Bị trĩ có nên chạy bộ không?

Chạy bộ là môn thể thao mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, bao gồm: tăng cường sức đề kháng, cải thiện tinh thần, hỗ trợ tiêu hóa và kích thích hoạt động lưu thông máu – điều này rất tốt cho búi trĩ. Tuy nhiên, chạy bộ không đúng cách có thể khiến búi trĩ bị tổn thương, dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề như sưng, viêm hoặc thậm chí chảy máu búi trĩ.

Bị trĩ có nên chạy bộ khôngBị trĩ vẫn có thể chạy bộ với cường độ thích hợp

Vậy bị trĩ có nên chạy bộ không? , nhưng cần kết hợp với cường độ phù hợp, thực hiện đúng kỹ thuật và kiểm soát áp lực để tránh gây tổn thương cho búi trĩ. Đặc biệt, hãy tuân thủ nguyên tắc “3 không” sau đây để giúp tình trạng búi trĩ được cải thiện tốt nhất trong quá trình chạy bộ!

II. Chế độ 3 không là gì? Tại sao người bị trĩ nên chạy theo chế độ 3 không?

Để tận dụng tối đa lợi ích của việc chạy bộ mà không gây căng phình, tổn thương khu vực hậu môn và búi trĩ, người chạy cần tuân thủ nguyên tắc 3 không: không nhanh – không mệt – không đau.

Bị trĩ có nên chạy bộ không
Người bệnh trĩ nên chạy bộ theo chế độ 3 không

Trong đó:

  • Không nhanh: Điều này đòi hỏi bạn phải chọn tốc độ phù hợp, tránh việc tăng tốc quá nhanh hoặc chạy bộ quá chậm gây áp lực lớn lên vùng trĩ.
  • Không mệt: Việc duy trì tốc độ vận động vừa phải giúp các cơ và mô vùng hậu môn không bị căng thẳng quá mức. Điều này giúp duy trì sự thoải mái trong quá trình tập luyện, đồng thời tối ưu hóa quá trình hô hấp và hỗ trợ cải thiện búi trĩ.
  • Không đau: Nếu cảm thấy đau nhức khi chạy bộ, hãy ngừng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi, đau có thể là dấu hiệu cảnh báo sự căng thẳng quá mức, tổn thương hoặc một vài vấn đề sức khỏe khác. Việc nhận tư vấn từ chuyên gia sẽ giúp bạn dễ dàng xác định nguyên nhân và tìm ra hướng khắc phục phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe trong quá trình tập luyện.

III. 7 Lưu ý quan trọng khi chạy bộ với người bệnh trĩ

Để việc chạy bộ không gây ra những tổn thương về cấu trúc trong và ngoài trực tràng, người bệnh trĩ cần lưu ý những điều sau:

  • Chạy bộ đúng cách: Khi chạy, bạn nên gập cong các ngón chân lại sao cho bám xuống mặt đất khi chạy, nhằm giảm áp lực lên hông và vùng hậu môn. Hơn nữa, đừng quên giữ nguyên tư thế thẳng lưng, 2 tay gập nhẹ 90 độ và di chuyển cùng những bước chạy. Đặc biệt, trong khi chạy, bạn nên co nhẹ hậu môn, hít thở đều để các mạch máu được lưu thông khắp cơ thể.
  • Thời gian chạy bộ: Người bị trĩ không nên chạy quá lâu (tối đa 1 tiếng), không nên tham gia chạy đua hoặc chạy địa hình, bởi điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến trực tràng của bạn. Chú ý, sáng sớm hoặc chiều mát là thời điểm thích hợp nhất để chạy bộ.
  • Khởi động trước khi chạy: Việc khởi động nóng người trước khi chạy bộ vừa giúp làm nóng cơ thể, vừa giúp ngăn ngừa đau nhức sau khi chạy. Các động tác khởi động điển hình mà bạn nên áp dụng bao gồm xoay cổ tay, xoay cổ chân, xoay đầu gối và hông. Khi tập các động tác này, các tĩnh mạch đang sưng phồng tại trực tràng sẽ co lại tạm thời và giúp máu lưu thông tốt hơn.
Bị trĩ có nên chạy bộ không
Khởi động cơ thể là thủ tục quan trọng và cần thiết trước khi vận động
  • Mặc trang phục phù hợp: Khi chạy bộ, người bị trĩ nên ưu tiên lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái, ngắn và có quần bảo hộ mỏng ở bên trong. Ngoài ra, để tránh bị bí hơi vùng kín trong lúc chạy, bạn nên sử dụng chất liệu vải dễ thấm hút mồ hôi như cotton.
  • Giữ tinh thần thoải mái: Trong quá trình chạy bộ, người bệnh trĩ cần giữ tinh thần luôn thoải mái bằng cách vừa chạy vừa nghe nhạc, trò chuyện, hát hò,… Điều này sẽ giúp người bệnh tập trung vào âm nhạc thay vì tập trung vào sự đau đớn của búi trĩ gây ra.
  • Duy trì lượng nước trong cơ thể: Uống nước khi nghỉ ngơi có tác dụng rất tốt đối với việc hỗ trợ điều trị trĩ. Bởi, nước uống vừa giúp duy trì độ ẩm, cải thiện tiêu hóa, vừa giúp tăng cường tuần hoàn máu, từ đó hạn chế nguy cơ táo bón. Chú ý: Sau khi uống nước, bạn không nên chạy luôn mà cần nghỉ hoặc đi bộ khoảng 5 phút rồi mới chạy tiếp nhằm tránh xảy ra tình trạng đau xóc hông.
  • Không nên chạy nhanh: Thói quen chạy nhanh có thể làm căng cứng cơ bụng, hình thành áp lực cho hệ thống tĩnh mạch tại trực tràng. Hơn nữa, việc chạy nhanh còn khiến búi trĩ cọ sát với hậu môn và quần áo, khiến bạn đau rát, khó chịu, thậm chí là trầy xước và chảy máu.
Bị trĩ có nên chạy bộ không
Chạy nhanh không tốt cho tình trạng búi trĩ

IV. Người bị trĩ nên tập môn thể thao nào?

Ngoài chạy bộ, các chuyên gia cho rằng người đã hoặc đang bị trĩ nên luyện tập … môn sau:

Bị trĩ có nên chạy bộ không
Người bệnh trĩ nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, bơi lội
  • Đi bộ: Gần giống chạy bộ, đi bộ cũng là hình thức luyện tập an toàn và tốt cho người bị trĩ. Đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày còn giúp rèn luyện thể trạng, đồng thời khắc phục các vấn đề tắc nghẽn lưu thông máu; nhờ đó giúp teo nhỏ búi trĩ và phòng tránh biến chứng hiệu quả.
  • Bơi: Bơi lội mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, trong đó nổi bật là khả năng tăng cường lưu thông máu. Bởi, khi bơi lội trong nước, các tuyến mạch máu và tĩnh mạch được thư giãn, từ đó giảm tải áp lực lên cột sống, trực tràng, hậu môn. Tuy nhiên, thời gian bơi lội lý tưởng không nên kéo dài quá 40 phút mỗi ngày.
  • Yoga: Yoga là bộ môn thể thao an toàn đối với bệnh nhân trĩ. Vì, đây là phương pháp luyện tập thể chất kết hợp thư giãn tinh thần cùng lúc nên tác dụng có thể phát huy trên toàn bộ cơ thể.

Tóm lại, việc tập luyện thể thao đối với người bị trĩ cần được cân nhắc cẩn thận. Bất kỳ sai sót nhỏ cũng có thể đến tổn thương cho búi trĩ và khu vực xung quanh. Do đó, đừng quên tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo rằng bạn đang thực hiện đúng cách và an toàn cho sức khỏe của mình.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “bị trĩ có nên chạy bộ không” và những thông tin liên quan. Để tìm hiểu sâu hơn về bệnh trĩ cùng các giải pháp cải thiện lành tính, hãy truy cập https://cotripro.vn/ hoặc liên hệ 1800 6293 để biết thêm chi tiết.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 19/02/2024

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...