Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào? #9 bài tập tốt cho trĩ

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Tập thể thao là cách kiểm soát, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do trĩ gây nên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào và ngược lại. Trong bài viết hôm nay, CotriPro sẽ cùng bạn giải đáp và lựa chọn được môn thể thao phù hợp cho bản thân.

I. Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào?

Trĩ là bệnh lý hậu môn – trực tràng phổ biến, gây ngứa ngáy, chảy máu, đau rát,… Theo các chuyên gia, để cải thiện những triệu chứng trên, người bệnh cần lựa chọn các môn thể thao phù hợp để tránh gây áp lực lên vùng hậu môn, khiến bệnh nặng thêm.

Vậy người bị bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào? – Đi bộ, yoga, bơi, taichi và pilates là những bộ môn người bệnh trĩ nên tham khảo. Cụ thể:

1.1 Đi bộ

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng, đi bộ là phương pháp tốt cho người mắc bệnh trĩ. Người bệnh có thể đi bộ nhẹ nhàng xung quanh nơi ở, công viên hoặc bất cứ đâu để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Hoạt động này vừa giúp lưu thông máu, vừa có khả năng giảm áp lực đè nén vùng hậu môn hiệu quả.

Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào
Đi bộ là bộ môn thể thao nhẹ nhàng, dễ thực hiện và không gây áp lực lên vùng hậu môn

Mỗi ngày, người bệnh trĩ có thể đi bộ từ 30 phút – 1 tiếng (tùy tình trạng sức khỏe) để tận dụng tối đa lợi ích mà đi bộ mang lại. Trong quá trình di chuyển, bạn nên thả lỏng người với tư thế thẳng lưng để bệnh mau chóng cải thiện.

1.2 Tập Yoga

Yoga là bộ môn giúp tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của cơ bắp toàn thân. Nhờ đó, người bệnh trĩ cũng có thể tập yoga để cải thiện búi trĩ của mình.

Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào
Người bệnh trĩ nên tập các động tác yoga nhẹ nhàng

Một số động tác yoga phù hợp với người bệnh trĩ bao gồm: tư thế cây cầu, tư thế con rắn, tư thế con mèo/con bò,…. Những bài tập này giúp kích hoạt lưu thông khí huyết, tăng cường sức mạnh các cơ vùng hạ vị và hỗ trợ co búi trĩ nhanh chóng. Đặc biệt, với những bệnh nhân đã phẫu thuật cắt trĩ, thì yoga vẫn là phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.

1.3 Bơi lội

Với những người bệnh trĩ nhẹ, bơi lội có thể là một môn thể thao hữu ích. Hoạt động này cho phép toàn bộ cơ thể luôn vận động nhẹ nhàng, giúp tăng cường tĩnh mạch và cải thiện tình trạng co thắt ở hậu môn rất tốt.

Để hỗ trợ điều trị búi trĩ, người bệnh có thể bơi từ 3 – 4 lần/tuần, mỗi lần 30 phút. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không bơi khi vừa ăn no, uống rượu bia hoặc mệt mỏi.

1.4 Pilates

Pilates là bộ môn thể thao lý tưởng cho những ai còn băn khoăn bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào. Bởi, đây là một môn thể thao nhẹ nhàng, thường kết hợp với điều chỉnh hơi thở nhằm giúp cải thiện lưu thông máu và giảm căng thẳng vùng hậu môn.

Nhờ đó, nếu tập pilates thường xuyên, người bệnh không chỉ tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của cơ bắp mà còn cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh trĩ.

bị trĩ có nên tập thể dục
Pilates là bộ môn thể thao lý tưởng với người bị bệnh trĩ

Một số động tác Pilates được khuyến nghị cho người bệnh trĩ bao gồm:

  • The Hundred: Nằm sấp, nâng đầu và chân khỏi sàn, tay vươn thẳng theo thân. Nhịp nhàng rung tay và chân 100 lần.
  • Leg Circles: Nằm sấp, nâng một chân lên và vẽ vòng tròn nhẹ với đầu gối. Sau đó, bạn tiếp tục làm tương tự với chân còn lại.
  • Seated Spine Stretch: Ngồi thẳng chân, hai tay vươn lên. Sau đó, duỗi thân người ra trước, hướng cổ điều chỉnh hơi thở.

1.5 Tai chi

Tai chi là môn thể thao truyền thống của người Trung Hoa. Các động tác nhẹ nhàng, chậm rãi của Tai chi được ví như liều thuốc giúp cân bằng cơ thể và tâm hồn hiệu quả. Không chỉ tạo ra sự thư giãn, bộ môn này còn giúp giảm và hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng trĩ quay trở lại.

Ngoài “bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào”, thì “bệnh trĩ có nên chơi thể thao được không” và “bệnh trĩ có nên tập thể dục không” cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, bị trĩ có thể tập thể dục và chơi thể thao nhưng với cường độ vừa phải, không tác động nhiều đến hậu môn.

Một số môn thể thao người bệnh trĩ có thể chơi đó là cầu lông, bóng bàn, múa, tennis,… Bên cạnh đó, nếu là người phải ngồi làm việc lâu, ít vận động hoặc trĩ nhẹ độ 1 – 2, bạn cũng có thể tham khảo các bài tập “vận động hậu môn” sau đây:

  1. Thay vì rặn trong lúc đi cầu, bạn có thể bấm huyệt ở giữa môi và mũi để giúp thư giãn cơ hậu môn, từ đó giảm áp lực lên vùng hậu môn và giúp quá trình đại tiện diễn ra suôn sẻ hơn.
  2. Khi đi tiểu, hãy tập co thắt hậu môn bằng cách đi tiểu từng ít một, mỗi lần ngừng là mỗi lần co thắt hậu môn cho đến khi hết nước tiểu.
  3. Trước khi đi ngủ, hãy tập hít thở và thả lỏng cơ thể, hai chân duỗi ra, tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần mỗi ngày.
bệnh trĩ có chơi thể thao được không
Xoa bụng thường xuyên giúp giảm căng thẳng và căng cơ vùng bụng

II. Bệnh trĩ không nên tập môn thể thao nào?

Do đặc điểm bệnh trĩ nên ngoài việc tìm hiểu các môn thể thao nên tập, người bệnh cũng cần tránh các môn thể thao vận động mạnh, cường độ cao như: tập tạ, đá bóng, chạy nước rút,… Bởi, các bài tập này thường đòi hỏi dồn trọng lực về vùng bụng, gián tiếp đẩy búi trĩ lòi ra và khiến bệnh càng nặng hơn. 

2.1 Nâng tạ

bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào
Người bệnh trĩ nên hạn chế nâng tạ quá nặng

Khi tập tạ, cơ thể liên tục phải gồng bụng và nín thở khiển áp lực ổ bụng tăng đột xuất. Lúc này, theo quán tính, áp lực từ ổ bụng sẽ đẩy xuống hậu môn (vùng bị trĩ) khiến búi trĩ sa xuống.

Tuy nhiên, nếu vẫn muốn tập tạ, bạn chỉ nên chọn những loại tạ có khối lượng không quá ⅓ trọng lượng cơ thể, thực hiện trong tư thế nằm ngửa. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực lên búi trĩ và giảm thiểu nguy cơ sa trĩ. 

2.2 Gập bụng

Gập bụng là động tác ảnh hưởng trực tiếp đến hậu môn. Nguyên nhân là bởi, khi gập bụng xuống, cơ thể sẽ ở trong tư thế nhịn hơi, toàn bộ áp lực đổ dồn vào khung chậu và trực tràng. Do đó, người bệnh trĩ được khuyến cáo không nên gập bụng cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Mặt khác, gập bụng còn tạo ra nhiều ma sát lên búi trĩ, khiến búi trĩ tổn thương và sa ra ngoài nhiều hơn. Điều này có thể khiến chúng bị chảy máu, dễ dẫn đến nhiễm trùng.

2.3 Chạy nước rút

Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào
Người bị bệnh trĩ không nên chạy nước rút

Những môn thể thao cần vận động nhiều và nhanh như marathon, đá bóng hoặc chạy nước rút đòi hỏi người chơi phải căng cứng cơ bụng, lấy hơi và giữ một áp lực cố định trong bụng. Trong quá trình chơi, áp lực này có thể tăng lên gấp 3 lần so với thông thường. 

Hơn thế nữa, tốc độ khi chạy nhanh có thể khiến hậu môn bị cọ xát, dẫn đến triệu chứng sưng và đau rát. Vì thế, chạy nước rút là một trong các môn thể thao mà người bệnh trĩ không nên tập.

2.4 Khiêu vũ

Bị trĩ có thể gây căng thẳng và áp lực trong vùng hậu môn. Trong khi, khiêu vũ, đặc biệt là các động tác yêu cầu uốn cong, xoay hoặc kéo căng cơ bụng và hông, có thể tạo ra áp lực lớn lên vùng ổ bụng. Điều này có thể gây thêm đau đớn cho người bị trĩ, đồng thời góp phần gia tăng nguy cơ nứt kẽ hoặc chảy máu từ búi trĩ.

2.5 Tập luyện cơ bụng

Bị trĩ không nên tập luyện cơ bụng hoặc thực hiện các động tác vận động gây áp lực lớn lên vùng bụng và hậu môn như: gập bụng, kéo vật nặng,… Bởi khi bạn thực hiện các động tác này, cơ bụng của bạn sẽ co lại, tạo ra áp lực nhất định lên hậu môn và đổ dồn về khung xương chậu. Điều này gây ra nhiều triệu chứng trĩ nặng hơn, không có lợi cho những ai mắc bệnh trĩ.

2.6 Ngồi thiền

Thiền là hoạt động tốt cho sức khỏe tinh thần và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng lại không tốt với người bệnh trĩ. Việc ngồi liên tục trong thời gian dài sẽ gây áp lực lên búi trĩ, gây viêm nhiễm và chảy máu.

bài tập thể dục cho người bị trĩ
Thiền không phải bộ môn phù hợp với người bệnh trĩ

Thậm chí, việc ngồi thiền cũng có thể làm cho máu dồn về phía hậu môn, khiến tĩnh mạch giãn ra, góp phần khiến tình trạng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người mắc trĩ thường được khuyến cáo hạn chế thời gian ngồi liên tục và nên đứng lên, đi lại hoặc thực hiện các động tác nhẹ nhàng để giảm áp lực lên vùng hậu môn.

||Xem thêm: Ngồi nhiều bị trĩ: Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ giảm đau

III. Tác dụng của việc tập thể thao đối với người bị trĩ

Như đã biết, bệnh trĩ là một vấn đề liên quan đến các mạch máu bị sưng trong hậu môn, thường gây ra đau rát, ngứa ngáy và chảy máu. Mặc dù tập thể dục hoặc chơi các bộ môn thể thao không phải là biện pháp điều trị chính cho bệnh trĩ, thế nhưng chúng mang lại những lợi ích sau:

  • Kích thích lưu thông tuần hoàn máu: Tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng ứ đọng và giảm sưng tấy búi trĩ hiệu quả.
  • Kiểm soát cân nặng: Thừa cân, béo phì có thể làm tăng áp lực lên vùng hậu môn và góp phần gia tăng tình trạng trĩ. Do đó, áp dụng các bài tập thể thao như pilate, bơi, taichi,… là cách hiệu quả giúp giảm cân và giữ cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào
Tập thể thao thường xuyên giúp ngăn ngừa nguy cơ béo phì
  • Kích thích hệ tiêu hóa: Tập thể dục giúp kích thích các hoạt động co bóp tại nhu động ruột, tăng khả năng bài tiết chất thải của ruột già. Từ đó, hệ thống tiêu hóa của người bệnh sẽ hoạt động hiệu quả và dễ dàng hơn. Đây cũng là cách giúp người bệnh trĩ ngăn ngừa được tình trạng táo bón kéo dài.
  • Cải thiện cơ thắt hậu môn: Luyện tập thể thao đúng cách sẽ góp phần thư giãn hậu môn, giúp các cơ vùng này có độ đàn hồi tốt hơn. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp bệnh trĩ nhanh chóng giảm triệu chứng, ngăn ngừa búi trĩ bị sa nhờ hệ thống co thắt hậu môn đã được cải thiện.
  • Tăng sức đề kháng: Một lối sống chăm vận động thường đi kèm với một hệ miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể thêm khả năng đối mặt với các bệnh lý, bao gồm bệnh trĩ, một cách tốt hơn.

IV. Lưu ý khi tập thể thao cho người bệnh trĩ

Sau khi tìm hiểu bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào, bệnh trĩ có chơi thể thao được không và những tác dụng của chúng, người bệnh cũng cần ghi nhớ một vài điều quan trọng sau để đảm bảo rằng việc luyện tập không gây thêm tình trạng khó khăn hoặc đau đớn. 

  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể thao nào, hãy tham khảo ý kiến của người có chuyên môn. Họ có thể hướng dẫn, lên lộ trình cụ thể hoặc cung cấp lời khuyên tốt nhất dựa trên tình trạng của bạn.
  • Tránh tập các bài gây áp lực lớn: Hãy tránh xa những bài tập tạo áp lực lên vùng hậu môn và các khu vực xung quanh như: đạp xe, squat sâu, gập bụng,… Bởi các bài tập này có thể làm tăng áp lực và gây khó khăn cho người mắc trĩ.
môn thể thao nhẹ nhàng
Không nên tập các bài gây áp lực lớn, cường độ cao khi đang bị trĩ
  • Kiểm soát hơi thở trong lúc tập: Tập luyện nhẹ nhàng, đặc biệt là các bài tập giãn cơ, yoga có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tuần hoàn máu. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát hơi thở tốt, cơ bắp và hậu môn sẽ không được thư giãn và không mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị trĩ như kỳ vọng.
  • Môi trường tập thoải mái: Chọn nơi tập thể thao yên tĩnh và thoải mái là điều quan trọng giúp bạn tập trung vào việc tập luyện mà không bị gián đoạn,
  • Tránh ngồi hoặc đứng lâu: Cố gắng tránh thực hiện các tư thế ngồi hoặc đứng lâu, vì điều này có thể gây áp lực lên hậu môn. Nếu bắt buộc phải ngồi lâu, bạn cần được nghỉ ngơi và đứng dậy vận động thường xuyên.
  • Giãn cơ sau mỗi buổi tập: Khi kết thúc buổi tập, hãy thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng để giúp cơ bắp, cơ hậu môn được thư giãn tối đa.
  • Ngừng tập luyện nếu thấy đau nhức hoặc khó chịu: Trong quá trình tập luyện, nếu bạn cảm thấy đau đớn, căng thẳng hoặc không thoải mái, hãy dừng lại ngay lập tức và nghỉ ngơi.
  • Tập luyện đều đặn: Chăm chỉ là chìa khóa của thành công, kể cả trong việc chữa trị bệnh trĩ. Hãy dành tối thiểu 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày để tập luyện. Nếu quá bận rộn, bạn có thể chia nhỏ thời gian tập luyện thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 10 đến 15 phút.
  • Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước: Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định, giảm nguy cơ táo bón, tăng áp lực trong hậu môn và gián tiếp cải thiện búi trĩ.
  • Sử dụng các sản phẩm bổ trợ (nếu có): Để giảm các triệu chứng trĩ nhanh chóng, an toàn và đơn giản tại nhà, bạn có thể tham khảo các dòng sản phẩm lành tính như CotriPro Gel. Sản phẩm có công dụng giảm nhanh các triệu chứng trĩ chỉ sau 5 – 7 ngày sử dụng. Trường hợp sa búi trĩ, người bệnh nên kiên trì sử dụng đều đặn 1 – 2 tháng để búi trĩ được co dần lên.
Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào
Sử dụng các sản phẩm bổ trợ như CotriPro Gel giúp cải thiện tình trạng trĩ nhanh chóng, hiệu quả hơn

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu được bệnh trĩ có nên tập thể dục không, bệnh trĩ có chơi thể thao được không và bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào để bệnh nhanh chóng hồi phục.

Hãy nhớ rằng, dù trĩ là bệnh lý tế nhị nhưng đừng ngại, hãy gọi về tổng đài 1800 6293 để được các dược sĩ có chuyên môn hỗ trợ và giúp bạn thoát khỏi những khó khăn đang phải gánh chịu mỗi ngày nhé!

Cập nhật lúc: 21/02/2024

Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào? #9 bài tập tốt cho trĩ

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Tập thể thao là cách kiểm soát, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do trĩ gây nên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào và ngược lại. Trong bài viết hôm nay, CotriPro sẽ cùng bạn giải đáp và lựa chọn được môn thể thao phù hợp cho bản thân.

I. Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào?

Trĩ là bệnh lý hậu môn – trực tràng phổ biến, gây ngứa ngáy, chảy máu, đau rát,… Theo các chuyên gia, để cải thiện những triệu chứng trên, người bệnh cần lựa chọn các môn thể thao phù hợp để tránh gây áp lực lên vùng hậu môn, khiến bệnh nặng thêm.

Vậy người bị bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào? – Đi bộ, yoga, bơi, taichi và pilates là những bộ môn người bệnh trĩ nên tham khảo. Cụ thể:

1.1 Đi bộ

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng, đi bộ là phương pháp tốt cho người mắc bệnh trĩ. Người bệnh có thể đi bộ nhẹ nhàng xung quanh nơi ở, công viên hoặc bất cứ đâu để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Hoạt động này vừa giúp lưu thông máu, vừa có khả năng giảm áp lực đè nén vùng hậu môn hiệu quả.

Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào
Đi bộ là bộ môn thể thao nhẹ nhàng, dễ thực hiện và không gây áp lực lên vùng hậu môn

Mỗi ngày, người bệnh trĩ có thể đi bộ từ 30 phút – 1 tiếng (tùy tình trạng sức khỏe) để tận dụng tối đa lợi ích mà đi bộ mang lại. Trong quá trình di chuyển, bạn nên thả lỏng người với tư thế thẳng lưng để bệnh mau chóng cải thiện.

1.2 Tập Yoga

Yoga là bộ môn giúp tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của cơ bắp toàn thân. Nhờ đó, người bệnh trĩ cũng có thể tập yoga để cải thiện búi trĩ của mình.

Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào
Người bệnh trĩ nên tập các động tác yoga nhẹ nhàng

Một số động tác yoga phù hợp với người bệnh trĩ bao gồm: tư thế cây cầu, tư thế con rắn, tư thế con mèo/con bò,…. Những bài tập này giúp kích hoạt lưu thông khí huyết, tăng cường sức mạnh các cơ vùng hạ vị và hỗ trợ co búi trĩ nhanh chóng. Đặc biệt, với những bệnh nhân đã phẫu thuật cắt trĩ, thì yoga vẫn là phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.

1.3 Bơi lội

Với những người bệnh trĩ nhẹ, bơi lội có thể là một môn thể thao hữu ích. Hoạt động này cho phép toàn bộ cơ thể luôn vận động nhẹ nhàng, giúp tăng cường tĩnh mạch và cải thiện tình trạng co thắt ở hậu môn rất tốt.

Để hỗ trợ điều trị búi trĩ, người bệnh có thể bơi từ 3 – 4 lần/tuần, mỗi lần 30 phút. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không bơi khi vừa ăn no, uống rượu bia hoặc mệt mỏi.

1.4 Pilates

Pilates là bộ môn thể thao lý tưởng cho những ai còn băn khoăn bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào. Bởi, đây là một môn thể thao nhẹ nhàng, thường kết hợp với điều chỉnh hơi thở nhằm giúp cải thiện lưu thông máu và giảm căng thẳng vùng hậu môn.

Nhờ đó, nếu tập pilates thường xuyên, người bệnh không chỉ tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của cơ bắp mà còn cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh trĩ.

bị trĩ có nên tập thể dục
Pilates là bộ môn thể thao lý tưởng với người bị bệnh trĩ

Một số động tác Pilates được khuyến nghị cho người bệnh trĩ bao gồm:

  • The Hundred: Nằm sấp, nâng đầu và chân khỏi sàn, tay vươn thẳng theo thân. Nhịp nhàng rung tay và chân 100 lần.
  • Leg Circles: Nằm sấp, nâng một chân lên và vẽ vòng tròn nhẹ với đầu gối. Sau đó, bạn tiếp tục làm tương tự với chân còn lại.
  • Seated Spine Stretch: Ngồi thẳng chân, hai tay vươn lên. Sau đó, duỗi thân người ra trước, hướng cổ điều chỉnh hơi thở.

1.5 Tai chi

Tai chi là môn thể thao truyền thống của người Trung Hoa. Các động tác nhẹ nhàng, chậm rãi của Tai chi được ví như liều thuốc giúp cân bằng cơ thể và tâm hồn hiệu quả. Không chỉ tạo ra sự thư giãn, bộ môn này còn giúp giảm và hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng trĩ quay trở lại.

Ngoài “bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào”, thì “bệnh trĩ có nên chơi thể thao được không” và “bệnh trĩ có nên tập thể dục không” cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, bị trĩ có thể tập thể dục và chơi thể thao nhưng với cường độ vừa phải, không tác động nhiều đến hậu môn.

Một số môn thể thao người bệnh trĩ có thể chơi đó là cầu lông, bóng bàn, múa, tennis,… Bên cạnh đó, nếu là người phải ngồi làm việc lâu, ít vận động hoặc trĩ nhẹ độ 1 – 2, bạn cũng có thể tham khảo các bài tập “vận động hậu môn” sau đây:

  1. Thay vì rặn trong lúc đi cầu, bạn có thể bấm huyệt ở giữa môi và mũi để giúp thư giãn cơ hậu môn, từ đó giảm áp lực lên vùng hậu môn và giúp quá trình đại tiện diễn ra suôn sẻ hơn.
  2. Khi đi tiểu, hãy tập co thắt hậu môn bằng cách đi tiểu từng ít một, mỗi lần ngừng là mỗi lần co thắt hậu môn cho đến khi hết nước tiểu.
  3. Trước khi đi ngủ, hãy tập hít thở và thả lỏng cơ thể, hai chân duỗi ra, tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần mỗi ngày.
bệnh trĩ có chơi thể thao được không
Xoa bụng thường xuyên giúp giảm căng thẳng và căng cơ vùng bụng

II. Bệnh trĩ không nên tập môn thể thao nào?

Do đặc điểm bệnh trĩ nên ngoài việc tìm hiểu các môn thể thao nên tập, người bệnh cũng cần tránh các môn thể thao vận động mạnh, cường độ cao như: tập tạ, đá bóng, chạy nước rút,… Bởi, các bài tập này thường đòi hỏi dồn trọng lực về vùng bụng, gián tiếp đẩy búi trĩ lòi ra và khiến bệnh càng nặng hơn. 

2.1 Nâng tạ

bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào
Người bệnh trĩ nên hạn chế nâng tạ quá nặng

Khi tập tạ, cơ thể liên tục phải gồng bụng và nín thở khiển áp lực ổ bụng tăng đột xuất. Lúc này, theo quán tính, áp lực từ ổ bụng sẽ đẩy xuống hậu môn (vùng bị trĩ) khiến búi trĩ sa xuống.

Tuy nhiên, nếu vẫn muốn tập tạ, bạn chỉ nên chọn những loại tạ có khối lượng không quá ⅓ trọng lượng cơ thể, thực hiện trong tư thế nằm ngửa. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực lên búi trĩ và giảm thiểu nguy cơ sa trĩ. 

2.2 Gập bụng

Gập bụng là động tác ảnh hưởng trực tiếp đến hậu môn. Nguyên nhân là bởi, khi gập bụng xuống, cơ thể sẽ ở trong tư thế nhịn hơi, toàn bộ áp lực đổ dồn vào khung chậu và trực tràng. Do đó, người bệnh trĩ được khuyến cáo không nên gập bụng cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Mặt khác, gập bụng còn tạo ra nhiều ma sát lên búi trĩ, khiến búi trĩ tổn thương và sa ra ngoài nhiều hơn. Điều này có thể khiến chúng bị chảy máu, dễ dẫn đến nhiễm trùng.

2.3 Chạy nước rút

Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào
Người bị bệnh trĩ không nên chạy nước rút

Những môn thể thao cần vận động nhiều và nhanh như marathon, đá bóng hoặc chạy nước rút đòi hỏi người chơi phải căng cứng cơ bụng, lấy hơi và giữ một áp lực cố định trong bụng. Trong quá trình chơi, áp lực này có thể tăng lên gấp 3 lần so với thông thường. 

Hơn thế nữa, tốc độ khi chạy nhanh có thể khiến hậu môn bị cọ xát, dẫn đến triệu chứng sưng và đau rát. Vì thế, chạy nước rút là một trong các môn thể thao mà người bệnh trĩ không nên tập.

2.4 Khiêu vũ

Bị trĩ có thể gây căng thẳng và áp lực trong vùng hậu môn. Trong khi, khiêu vũ, đặc biệt là các động tác yêu cầu uốn cong, xoay hoặc kéo căng cơ bụng và hông, có thể tạo ra áp lực lớn lên vùng ổ bụng. Điều này có thể gây thêm đau đớn cho người bị trĩ, đồng thời góp phần gia tăng nguy cơ nứt kẽ hoặc chảy máu từ búi trĩ.

2.5 Tập luyện cơ bụng

Bị trĩ không nên tập luyện cơ bụng hoặc thực hiện các động tác vận động gây áp lực lớn lên vùng bụng và hậu môn như: gập bụng, kéo vật nặng,… Bởi khi bạn thực hiện các động tác này, cơ bụng của bạn sẽ co lại, tạo ra áp lực nhất định lên hậu môn và đổ dồn về khung xương chậu. Điều này gây ra nhiều triệu chứng trĩ nặng hơn, không có lợi cho những ai mắc bệnh trĩ.

2.6 Ngồi thiền

Thiền là hoạt động tốt cho sức khỏe tinh thần và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng lại không tốt với người bệnh trĩ. Việc ngồi liên tục trong thời gian dài sẽ gây áp lực lên búi trĩ, gây viêm nhiễm và chảy máu.

bài tập thể dục cho người bị trĩ
Thiền không phải bộ môn phù hợp với người bệnh trĩ

Thậm chí, việc ngồi thiền cũng có thể làm cho máu dồn về phía hậu môn, khiến tĩnh mạch giãn ra, góp phần khiến tình trạng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người mắc trĩ thường được khuyến cáo hạn chế thời gian ngồi liên tục và nên đứng lên, đi lại hoặc thực hiện các động tác nhẹ nhàng để giảm áp lực lên vùng hậu môn.

||Xem thêm: Ngồi nhiều bị trĩ: Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ giảm đau

III. Tác dụng của việc tập thể thao đối với người bị trĩ

Như đã biết, bệnh trĩ là một vấn đề liên quan đến các mạch máu bị sưng trong hậu môn, thường gây ra đau rát, ngứa ngáy và chảy máu. Mặc dù tập thể dục hoặc chơi các bộ môn thể thao không phải là biện pháp điều trị chính cho bệnh trĩ, thế nhưng chúng mang lại những lợi ích sau:

  • Kích thích lưu thông tuần hoàn máu: Tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng ứ đọng và giảm sưng tấy búi trĩ hiệu quả.
  • Kiểm soát cân nặng: Thừa cân, béo phì có thể làm tăng áp lực lên vùng hậu môn và góp phần gia tăng tình trạng trĩ. Do đó, áp dụng các bài tập thể thao như pilate, bơi, taichi,… là cách hiệu quả giúp giảm cân và giữ cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào
Tập thể thao thường xuyên giúp ngăn ngừa nguy cơ béo phì
  • Kích thích hệ tiêu hóa: Tập thể dục giúp kích thích các hoạt động co bóp tại nhu động ruột, tăng khả năng bài tiết chất thải của ruột già. Từ đó, hệ thống tiêu hóa của người bệnh sẽ hoạt động hiệu quả và dễ dàng hơn. Đây cũng là cách giúp người bệnh trĩ ngăn ngừa được tình trạng táo bón kéo dài.
  • Cải thiện cơ thắt hậu môn: Luyện tập thể thao đúng cách sẽ góp phần thư giãn hậu môn, giúp các cơ vùng này có độ đàn hồi tốt hơn. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp bệnh trĩ nhanh chóng giảm triệu chứng, ngăn ngừa búi trĩ bị sa nhờ hệ thống co thắt hậu môn đã được cải thiện.
  • Tăng sức đề kháng: Một lối sống chăm vận động thường đi kèm với một hệ miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể thêm khả năng đối mặt với các bệnh lý, bao gồm bệnh trĩ, một cách tốt hơn.

IV. Lưu ý khi tập thể thao cho người bệnh trĩ

Sau khi tìm hiểu bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào, bệnh trĩ có chơi thể thao được không và những tác dụng của chúng, người bệnh cũng cần ghi nhớ một vài điều quan trọng sau để đảm bảo rằng việc luyện tập không gây thêm tình trạng khó khăn hoặc đau đớn. 

  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể thao nào, hãy tham khảo ý kiến của người có chuyên môn. Họ có thể hướng dẫn, lên lộ trình cụ thể hoặc cung cấp lời khuyên tốt nhất dựa trên tình trạng của bạn.
  • Tránh tập các bài gây áp lực lớn: Hãy tránh xa những bài tập tạo áp lực lên vùng hậu môn và các khu vực xung quanh như: đạp xe, squat sâu, gập bụng,… Bởi các bài tập này có thể làm tăng áp lực và gây khó khăn cho người mắc trĩ.
môn thể thao nhẹ nhàng
Không nên tập các bài gây áp lực lớn, cường độ cao khi đang bị trĩ
  • Kiểm soát hơi thở trong lúc tập: Tập luyện nhẹ nhàng, đặc biệt là các bài tập giãn cơ, yoga có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tuần hoàn máu. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát hơi thở tốt, cơ bắp và hậu môn sẽ không được thư giãn và không mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị trĩ như kỳ vọng.
  • Môi trường tập thoải mái: Chọn nơi tập thể thao yên tĩnh và thoải mái là điều quan trọng giúp bạn tập trung vào việc tập luyện mà không bị gián đoạn,
  • Tránh ngồi hoặc đứng lâu: Cố gắng tránh thực hiện các tư thế ngồi hoặc đứng lâu, vì điều này có thể gây áp lực lên hậu môn. Nếu bắt buộc phải ngồi lâu, bạn cần được nghỉ ngơi và đứng dậy vận động thường xuyên.
  • Giãn cơ sau mỗi buổi tập: Khi kết thúc buổi tập, hãy thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng để giúp cơ bắp, cơ hậu môn được thư giãn tối đa.
  • Ngừng tập luyện nếu thấy đau nhức hoặc khó chịu: Trong quá trình tập luyện, nếu bạn cảm thấy đau đớn, căng thẳng hoặc không thoải mái, hãy dừng lại ngay lập tức và nghỉ ngơi.
  • Tập luyện đều đặn: Chăm chỉ là chìa khóa của thành công, kể cả trong việc chữa trị bệnh trĩ. Hãy dành tối thiểu 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày để tập luyện. Nếu quá bận rộn, bạn có thể chia nhỏ thời gian tập luyện thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 10 đến 15 phút.
  • Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước: Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định, giảm nguy cơ táo bón, tăng áp lực trong hậu môn và gián tiếp cải thiện búi trĩ.
  • Sử dụng các sản phẩm bổ trợ (nếu có): Để giảm các triệu chứng trĩ nhanh chóng, an toàn và đơn giản tại nhà, bạn có thể tham khảo các dòng sản phẩm lành tính như CotriPro Gel. Sản phẩm có công dụng giảm nhanh các triệu chứng trĩ chỉ sau 5 – 7 ngày sử dụng. Trường hợp sa búi trĩ, người bệnh nên kiên trì sử dụng đều đặn 1 – 2 tháng để búi trĩ được co dần lên.
Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào
Sử dụng các sản phẩm bổ trợ như CotriPro Gel giúp cải thiện tình trạng trĩ nhanh chóng, hiệu quả hơn

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu được bệnh trĩ có nên tập thể dục không, bệnh trĩ có chơi thể thao được không và bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào để bệnh nhanh chóng hồi phục.

Hãy nhớ rằng, dù trĩ là bệnh lý tế nhị nhưng đừng ngại, hãy gọi về tổng đài 1800 6293 để được các dược sĩ có chuyên môn hỗ trợ và giúp bạn thoát khỏi những khó khăn đang phải gánh chịu mỗi ngày nhé!

Cập nhật lúc: 21/02/2024

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...