Cho tôi hỏi khi bị bệnh trĩ có đau bụng không? Và nên xử lý thế nào khi mắc trĩ? Tôi xin cảm ơn.
(Trương Văn Hoàng, 45 tuổi, An Giang)
Trả lời
Chào bác Trương Hoàng,
Lời đầu thư, cotripro.vn xin cảm ơn bác đã dành thời gian gửi câu hỏi đến chuyên mục Giải đáp của chúng tôi. Với thắc mắc "khi bị bệnh trĩ có đau bụng không? Và nên xử lý thế nào khi mắc trĩ?" của bác, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Bệnh trĩ có gây đau bụng không?
Vị trí hình thành của bệnh trĩ
Bệnh trĩ (hay còn gọi là bệnh lòi dom) là một căn bệnh có vị trí ở vùng trực tràng - hậu môn rất dễ gặp ở con người. Đường lược - nơi "kết nối" giữa 2 vùng trực tràng và hậu môn được coi là điểm phân biệt "ranh giới" của các loại bệnh trĩ.
Cụ thể:
Đối với bệnh trĩ nội, các búi trĩ thường hình thành ở phía trên đường lược bên trong ống trực tràng. Do nằm sâu bên trong nên người bệnh thường không thể phát hiện các búi trĩ nội bằng mắt thường ở trĩ nội giai đoạn đầu. Đây là lý do khiến trĩ nội có cơ hội phát triển đến các giai đoạn nặng hơn. Thông thường chỉ đến khi xuất hiện hiện tượng sa búi trĩ thì người bệnh mới có thể nhìn thấy búi trĩ nội bằng mắt thường.
Đối với bệnh trĩ ngoại, các búi trĩ ngoại có thể phát hiện được bằng mắt thường ngay từ giai đoạn đầu do chúng hình thành ở phía dưới đường lược tại hậu môn. Tuy nhiên, do tâm lý chủ quan "mặc kệ" của người bệnh nên trĩ ngoại vẫn có cơ hội phát triển nặng.
Mắc bệnh trĩ có gây đau bụng không?
Ổ bụng hay chính là toàn bộ vùng mũi ức (ngực) kéo xuống dưới đáy xương chậu. Nó được chia thành 2 vùng chính là vùng thượng vị (phần bung ở trên rốn) và vùng hạ vị (phần bung ở dưới rốn).
Trong ổ bụng bao gồm các cơ quan nội tạng đảm nhiệm chức vụ tiêu hóa tạo dưỡng chất nuôi cơ thể như:
- Dạ dày - tá tràng.
- Ruột: bao gồm đại tràng (ruột già), ruột non, mạc treo, trực tràng, ống hậu môn.
- Gan; tụy.
- Hệ thống mật gồm: đường dẫn mật và túi mật.
- Hệ tiết niệu gồm: thận, niệu quản, bàng quang.
- Tử cung, buồng trứng, vòi trứng, âm đạo (chỉ có ở phụ nữ).
Khi bị trĩ nên xử lý thế nào?
Các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do các đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức làm hình thành các búi trĩ trong cơ thể. Nhiều yếu tố tác động gây ra sự giãn nở này như:
- Chế độ ăn uống không hợp lý, ít ăn rau xanh và các chất xơ dẫn đến cơ thể bị táo bón, vùng trực tràng - hậu môn bị lực đè nén và tác động trong thời gian dài làm giãn nở các đám rối tĩnh mạch trĩ.
- Do thói quen ngồi quá lâu hoặc do đặc trưng công việc hàng ngày.
- Do phải lao động nặng quá sức trong thời gian dài.
- Do mang thai và sinh sản ở phụ nữ.
- Không cung cấp đủ lượng nước tối thiểu cho cơ thể (1,5 - 2lit/ngày) trong thời gian dài.
- Do bị hội chứng ruột kích thích.
Cách chữa trị bệnh trĩ
Để chữa trị bệnh trĩ hiệu quả thì người bệnh tới ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám để được các bác sĩ chuyên môn tư vấn.
(thường có 4 loại: trĩ nội , trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng; mức độ bệnh nhẹ hay nặng ở thời điểm hiện tại để từ đó có các hướng điều trị với các loại thuốc uống hoặc các phương pháp cắt búi trĩ phù hợp. Cụ thể:
Dùng các loại gel bôi trĩ hoặc thuốc mỡ điều trị tại chỗ
Hầu hết các loại thuốc chữa bệnh trĩ đều là thuốc không kê đơn. Chúng có thể là các loại gel bôi trĩ tại chỗ, kem bôi, thuốc mỡ hoặc các loại thuốc uống, viên uống chữa trị trĩ. Phương pháp này thường có hiệu quả tốt với người mắc trị ở giai đoạn nhẹ (trĩ cấp độ 1 và 2) - thời điểm búi trĩ còn nhỏ và chưa gây nhiều triệu chứng nặng.
Ở Việt Nam hiện nay có sản phẩm Cotripro giúp làm dịu mát và giảm ngứa rát, đau đớn, hỗ trợ làm teo búi trĩ hiệu quả. Sản phẩm có 2 dạng là dạng viên uống cotripro và dạng gel bôi trĩ. Bác có thể tìm hiểu thêm.
Dùng thuốc giảm đau
Người bệnh có thể đề nghị dược sĩ kê thêm một số loại thuốc giảm đau như aspirin , ibuprofen và acetaminophen nhằm làm dịu cơn đau giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Chườm lạnh
Đây là phương pháp giúp giảm đau tại chỗ khá hiệu quả. Chỉ cần dùng một miếng vải mỏng, sạch gói vào viên đá lạnh rồi chườm trực tiếp vào vùng hậu môn, búi trĩ sẽ thấy cảm giác ngứa rát tại vùng hậu môn giảm hẳn.
Không dùng giấy khô lau hậu môn sau khi "đi nặng"
Việc dùng giấy khô ráp chỉ khiến tình trạng bệnh xấu đi, búi trĩ chảy nhiều máu hơn và cảm giác đau rát trầm trọng hơn.
Thắt trĩ bằng dây thun
Đây là phương pháp thường dùng cho người bệnh mắc trĩ nội ở giai đoạn 2 và 3 - thời điểm mà các búi trĩ bị sa ra bên ngoài hậu môn rất khó chịu.
Cách thực hiện như sau: Một dây cao su (thun) nhỏ được đặt và thắt trên búi trĩ nhằm ngăn chặn máu tươi chảy vào bên trong nuôi dưỡng búi trĩ. Búi trĩ sẽ bị rụng sau vài ngày và vết thương sẽ lành trong khoảng một hoặc hai tuần sau. Thủ tục này đôi khi gây khó chịu nhẹ và chảy máu.
Cắt trĩ
Là phương pháp áp dụng với bệnh trĩ giai đoạn nặng khi mà kích thước búi trĩ quá lớn không thể tự co vào bên trong hậu môn (ở bệnh trĩ nội) hoặc búi trĩ lớn chặn một phần hoặc toàn bộ lỗ hậu môn (biến chứng sa nghẹt búi trĩ ở bệnh trĩ ngoại).
Có nhiều phương pháp cắt trĩ khác nhau nhằm làm teo nhỏ và loại bỏ búi trĩ. Để tìm hiểu chi tiết cách thực hiện từng phương pháp cắt trĩ mời bác Minh tìm hiểu dưới đây:
★★ Tìm hiểu chi tiết: Tổng hợp các phương pháp chữa trị bệnh trĩ hiệu quả
Thay đổi các lối sống tốt cải thiện bệnh trĩ
Bên cạnh việc áp dụng các loại thuốc uống hoặc can thiệp ngoại khoa thì việc thay đổi lối sống sinh hoạt, thói quen hàng ngày cũng là một cách giúp hỗ trợ ngăn chặn bệnh trĩ hiệu quả.
Một số lối sống tốt hàng ngày giúp cải thiện bệnh trĩ:
- Uống đủ nước hàng ngày (tối thiểu 1,5 - 2lit/ngày).
- Bổ sung nhiều rau xanh, các loại chất xơ vào thực đơn hàng ngày nhằm hạn chế và cải thiện chứng táo bón.
- Không ăn đồ cay nóng, thức ăn nhiều gia vị cay nóng.
- Không uống rượu bia hoặc đồ uống kích thích, đồ uống chứa cồn vì đây là các đồ uống có hại khiến bệnh trĩ phát triển nặng hơn.
- Không ngồi quá lâu trong một ngày. Đứng dậy đi lại ít nhất 1,5 giờ/lần để vùng hậu môn - trực tràng tránh bị áp lực kéo dài.
- Dành thời gian luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.
Với câu hỏi "khi bị bệnh trĩ có đau bụng không? Và nên xử lý thế nào khi mắc trĩ?" của bác Hoàng, chúng tôi xin được giải đáp như trên. Hi vọng gửi đến bác được những thông tin hữu ích.
Chúc bác cùng gia đình thật nhiều sức khỏe và bình an!
Gửi câu hỏi cho chuyên gia