Câu hỏi:
Chào bác sĩ!
Tôi năm nay 50 tuổi. Vì đặc thù công việc văn phòng nên tôi thường ngồi khoảng 10 tiếng/ngày. Cách đây 1 năm, tôi bị bệnh trĩ nội nhưng do công việc bận rộn và thấy bệnh không có gì nguy hại nên tôi không chú ý chữa trị. Không ngờ sang đầu năm nay, bệnh trĩ của tôi diễn biến nặng. Tôi đi khám được bác sĩ thông báo bệnh đã phát triển đến cấp độ 3. Hiện tại tôi đã đang chữa trị bệnh. Cách đây 2 tháng, con trai lớn của tôi (23 tuổi) cũng phát hiện bị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 trong một lần khám sức khỏe định kì làm tôi rất lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết bệnh trĩ có lây không? Trong trường hợp có lây thì bệnh trĩ lây qua đường nào là chủ yếu? Tôi xin cảm ơn bác sĩ.
(Nguyễn Thành Công, Bắc Giang)
“Đặc thù công việc văn phòng làm tôi mắc bệnh trĩ”(ảnh minh họa)
Mục lục
Trả lời:
Chào anh.
Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi cho chuyên gia. Với câu hỏi “bệnh trĩ có lây không? Trong trường hợp có lây thì bệnh trĩ lây qua đường nào là chủ yếu?” của anh, chúng tôi xin trả lời như sau:
Bệnh trĩ có lây không?
Bệnh trĩ là căn bệnh khá phổ biến chiếm từ 50% – 66% các bệnh lý Hậu môn – Trực tràng, trong đó tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới (theo thống kê của Bộ Y tế năm 2017). Bệnh trĩ là do các đám rối tĩnh mạch trĩ trong hoặc trĩ ngoài bị giãn ra quá mức từ các tác động khác nhau gây nên. Bệnh trĩ có 4 loại là: Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng. Trong đó bệnh trĩ nội và trĩ ngoại là 2 loại bệnh thường gặp nhất.
Bệnh trĩ hình thành do các yếu tố khách quan tác động vào cơ thể trong thời gian dài gây ra. Vì vậy việc bệnh nhân mắc trĩ cùng ăn cơm chung, sinh hoạt chung, dùng đồ dùng chung, mặc quần áo chung… với các thành viên khác trong gia đình sẽ không làm lây lan bệnh trĩ.
Bệnh trĩ lây qua đường nào?
Trong trường hợp của anh, anh Công và con trai cùng bị mắc bệnh trĩ ở 2 thời điểm khác nhau không có nghĩa anh làm lây lan bệnh cho cháu. Nguyên nhân có thể là do các yếu tố bên ngoài tác động như:
- Chế độ ăn uống của cả gia đình chứa ít hàm lượng chất xơ, rau xanh, củ, quả hoặc cá nhân không muốn tiêu thụ (không ăn) chất xơ làm hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả. Lâu dần gây ra bệnh táo bón kinh niên – một nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.
- Có thói quen nhịn đại tiện trong thời gian dài: Việc không chủ động cải thiện chế độ sinh hoạt khi phát hiện bị táo bón, không tập thói quen đi đại tiện hàng ngày.
- Do yếu tố công việc: việc phải ngồi quá nhiều, đứng lâu hoặc lao động chân tay quá sức trong thời gian dài.
- Áp lực công việc nặng, stress, mệt mỏi lâu ngày là yếu tố tâm lí góp phần gây nên bệnh trĩ.
- Người ít uống nước thường xuyên dùng bia rượu, chất kích thích làm cơ thể bị nóng trong đồng thời gây hại tới sức khỏe.
- Đối với phụ nữ, bệnh trĩ thường xuất hiện ở phụ nữ sau kì sinh nở. Nguyên nhân do khi sinh người phụ nữ phải chịu tác động chèn ép quá lớn từ thai nhi, dễ bị táo bón và các tĩnh mạch dễ bị giãn quá mức.
Bệnh trĩ là căn bệnh có thể điều trị được và tỉ lệ khỏi bệnh khi chữa trị ngay từ giai đoạn đầu (cấp 1 và 2) cao hơn rất nhiều khi người bệnh chữa trị ở giai đoạn sau (cấp 3 và 4). Tuy nhiên, đa số người bệnh có ý nghĩ chủ quan, coi thường bệnh từ giai đoạn đầu nên việc điều trị bệnh sau này gặp nhiều khó khăn và bệnh dễ tái phát trở lại. Vì vậy, hãy bắt tay điều trị bệnh trĩ ngay khi phát hiện bệnh để tự bảo vệ sức khỏe của mình.
Với thắc mắc “bệnh trĩ có lây không? Trong trường hợp có lây thì bệnh trĩ lây qua đường nào là chủ yếu?” của anh Công, Cotripro.vn xin gửi tới anh câu trả lời như trên. Chúc anh và con trai sớm khỏi bệnh.
Gel bôi Cotripro với thành phần thảo dược tự nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung, tinh nghệ được chuyển giao từ Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công nghệ Việt Nam, thấm trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát khó chịu chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả.
Ưu điểm của Gel bôi trĩ Cotripro
- Hiệu quả nhanh: Gel bôi thấm trực tiếp vào búi Trĩ làm giảm triệu chứng đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp có búi trĩ nên dùng 3-5 tuýp để búi trĩ săn se và co dần lên.
- An toàn: Cotripro Gel chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tác dụng tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân. Gel bôi CotriPro dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Tiện dụng: Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Ngày dùng bôi 2 lần sau khi vệ sinh sạch sẽ.
- Tiết kiệm chi phí:Trên mỗi hộp Cotripro Gel 25gr đều có 1 tem tích được 3 điểm. Khi mua 2 tuýp Cotripro 25gr và tích đủ 6 điểm theo hướng dẫn trên tem, Quý khách sẽ được tặng 1 tuýp Cotripro Gel 10gr trị giá 125.000 VNĐ gửi tới tận nhà.
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán CotriPro, bạn hãy xem TẠI ĐÂY
Cotripro còn có dạng viên uống tiện dụng
Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát.
Trên mỗi hộp viên uống Cotripro đều có 1 tem tích được 1 điểm. Khi mua 6 hộp và tích đủ 6 điểm theo hướng dẫn trên tem, Quý khách sẽ được gửi tặng 1 hộp viên uống Cotripro cùng loại gửi tới tận nhà.
Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.
Tôi bị táo bón thường xuyên cách đây một năm khi vừa sinh em bé được 5 tháng, đi cầu chảy máu nhiều. Một thời gian sau lại hết. Gần đây tôi lại táo bón trở lại, đi cầu ra máu, lòi trĩ ra ngoài, tôi đã dùng ngón tay đẩy vào nhưng không được. Tôi đã uống các thuốc thực phẩm chức năng nhưng chưa hiệu quả. Tôi không muốn phẫu thuật. Mong các bác sĩ tư vấn cách khắc phục hiệu quả nhất mà không phải phẫu thuật. Rất cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn Hoàng Lan!
Trong quá trình mang thai, thai phát triển lớn sẽ đè vào hệ thống mạch máu làm cho máu trở về khó khăn. Đồng thời, phụ nữ có thai thì thiên nhiệt nên bệnh trĩ của bạn vừa do nhiệt huyết ứ vừa do giãn mạch để lại.
Bệnh trĩ của bạn có thể ở cấp độ 3 do búi trĩ lòi ra ngoài mà không tự lên được, phải dùng tay đẩy lên, khi đại tiện thì búi trĩ lòi ra ngoài thấy rõ. Tốt nhất, bạn nên đến khám bác sĩ để có phương pháp xử lý sớm, kịp thời, có thể không phải phẫu thuật. Ngoài ra, bạn cần nên:
– Ăn nhiều rau, hoa quả, tránh táo bón, hạn chế ăn đồ cay nóng, uống đủ nước, có thể dùng thêm nước vừng đen, nước đỗ đen.
– Tập thể dục để nâng khí cơ, tốt nhất bạn nên dùng phương pháp vảy tay vào buổi sáng, tập thóp bụng.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Chào bác sĩ! Để phòng bệnh trĩ theo Đông y và theo Tây y thì cần làm những gì ạ? Bệnh trĩ thường xảy ra với độ tuổi nào?
Chào bạn Lan Chi!
Bệnh trĩ là do sự phồng lớn của hệ tĩnh mạch trĩ, do dãn tĩnh mạch trĩ.
Bệnh trĩ có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, cả nam lẫn nữ. Nhưng bệnh thường hay gặp ở những người khoảng từ tuổi 30 đến 70 tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi ít bị trĩ. Một số nghề nghiệp dễ mắc bệnh trĩ do đặc thù công việc là ngồi nhiều, mang vác nặng như nhân viên văn phòng, lái xe, thợ cơ khí, thợ may, phụ nữ mang thai và cho con bú…
Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ là thấp nhiệt, ăn nhiều đồ cay, nóng, hoặc ít tập thể dục, khí suy, huyết áp thấp. Trĩ thường được phân thành hai loại: trĩ do khí suy hoặc trĩ thấp nhiệt.
Do đó, muốn đề phòng bệnh trĩ thì cần tăng cường luyện tập thể dục để nâng khí cơ của cơ thể, tránh ngồi quá lâu, hạn chế đồ cay nóng.
Bạn có thể chữa bệnh trĩ theo phương pháp tây y: phẫu thuật, thủ thuật, dùng thuốc nội khoa tùy mức độ bệnh trĩ.
Nếu có các bệnh như táo bón, rối loạn đi ngoài (đi lị, ỉa chảy…) viêm đại tràng, đái đường, gút thì nên chữa sớm vì các bệnh này cũng là một trong số các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Nhìn chung, để phòng bệnh trĩ, theo Đông y hay Tây y thì bạn cũng đều phải chú ý chế độ ăn giàu chất xơ, tránh đồ ăn cay nóng, uống đủ nước, tránh các động tác gây dãn tĩnh mạch như đứng nhiều, ngồi lâu, mang vác nặng. Nên đi lại hoặc tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng hàng ngày.
Khi có các biểu hiện khó chịu vùng hậu môn hoặc táo bón, kiết lị, đi ngoài ra máu thì cần đến khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Em tự tìm hiểu thông tin thì biết búi trĩ ở bên ngoài của em là trĩ ngoại. Em không có cảm giác đau, khó chịu hay chảy máu khi đi đại tiện, chỉ khi bị táo bón cảm thấy hơi đau thôi. Vậy giải pháp nào cho tình trạng bệnh trĩ của em là phù hợp ạ?
Chào bạn Mai Thanh,
Có hai loại bệnh trĩ chính là trĩ nội và trĩ ngoại, ngoài ra còn có trĩ hỗn hợp là sự xuất hiện của trĩ nội và trĩ ngoại cùng một lúc. Trĩ nội tức là búi trĩ xuất phát từ phía trong ống hậu môn, trĩ ngoại tức là búi trĩ xuất phát phía ngoài ống hậu môn. Theo mô tả của bạn, búi trĩ ở bên ngoài có thể là trĩ ngoại, hoặc búi trĩ nội ít nhất là độ 2 đã sa ra ngoài.
Bệnh trĩ thường xuất hiện và phát triển âm thầm, chưa gây đau đớn gì ở giai đoạn đầu. Chỉ khi có các hiện tượng viêm tắc mạch hoặc nứt kẽ hậu môn, thì bạn mới có cảm giác đau. Để xác định mức độ bệnh trĩ và phương pháp chữa trị hợp lý, bạn nên liên hệ với chuyên gia là các bác sĩ, dược sĩ.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Cháu đã phẫu thuật trĩ độ 4 bằng phương pháp longo từ năm 2012. Nhưng sau 4 tháng cháu thấy mình lại bị trĩ trở lại như ban đầu, dù không có cảm giác đau (chỉ thấy khó chịu, vướng víu). Công việc của cháu không thể kiêng bia, rượu. Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên.
Chào bạn Trung Nghĩa,
Phẫu thuật longo được nhiều người chọn lựa vì giai đoạn sau mổ ít đau, mau chóng trở lại công việc thường nhật. Tuy vậy, phương pháp phẫu thuật longo cũng có nhược điểm là tỷ lệ tái phát cao, nhất là đối với những loại trĩ nặng độ 3-4, tỷ lệ tái phát ở bệnh nhân trĩ độ 4 lên tới 50-60%. Của bạn là trĩ độ 4 nên dễ bị tái phát sau mổ, nhược điểm thứ hai là giá thành cao.
Trường hợp của bạn nên được khám lại, nếu đúng như bạn nói là lại bị về mức độ 4 như cũ thì nên xem xét phẫu thuật lại với bác sĩ phẫu thuật nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn cần chú ý chế độ ăn uống, thói quen sống, tìm xem có các bệnh khác không để phối hợp điều trị, đặc biệt bệnh táo bón.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!