Bệnh trĩ nội là căn bệnh xảy ra ở trực tràng – hậu môn do sự giãn nở của các đám rối tĩnh mạch trĩ trong gây ra. Trĩ nội là căn bệnh có thể chữa trị được nhưng do tâm lý e ngại không muốn thăm khám chữa sớm nên việc chữa trĩ nội thường gặp nhiều khó khăn.
Mục lục
- I. Bệnh trĩ nội là gì?
- II. Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội
- III. Dấu hiệu của bệnh trĩ nội
- IV. Các cấp độ của bệnh trĩ nội
- V. Biện pháp chẩn đoán bệnh trĩ nội
- VI. Các biến chứng của bệnh trĩ nội
- VII. Bệnh trĩ nội có lây không?
- VIII. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ nội
- IX. Các cách chữa trị bệnh trĩ nội
- X. Thói quen có lợi cho người mắc bệnh trĩ nội
- XI. Các phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội
- Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ
I. Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội có thể khó chẩn đoán hơn bệnh trĩ ngoại vì khối trĩ nằm ẩn bên trong trực tràng. Ở nam giới do cơ sàn chậu chắc, trĩ nội ít sa ra ngoài nên người bệnh chỉ đến lúc khám hoặc có biến chứng chảy máy mới biết. Ai cũng có nguy cơ mắc trĩ nội, tuy nhiên phổ biến nhất là ở độ tuổi 28 – 50 tuổi.
Theo báo cáo thống kê từ Hội hậu môn, trực tràng Việt Nam, có khoảng 35 – 50% người bị mắc trĩ nội. Cũng theo báo cáo, số nữ giới mắc bệnh trĩ nội nhiều hơn nam giới (chiếm khoảng 61%), tuy nhiên số nam giới mắc trĩ nội cấp độ nặng (trĩ độ 3,4) lại chiếm tỉ lệ cao hơn so với nam giới.
II. Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội hình thành chủ yếu do hai nguyên nhân chính là: Do sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ trong và các yếu tố bên ngoài tác động.
Do sự giãn nở quá mức các tĩnh mạch trĩ trong
Các đám rối tĩnh mạch trĩ trong là nguyên nhân chính từ bên trong làm hình thành bệnh trĩ.
Khi phải chịu tác động hoặc các lực ép lâu dài, các đám rối tĩnh mạch trĩ trong sẽ giãn nở mất kiểm soát, từ đó làm xuất hiện búi trĩ nội với các khoang rỗng (có thể chứa máu) ở bên trong. Theo thời gian, các búi trĩ nội được máu nuôi dưỡng với kích thước lớn dần và sa lòi ra ngoài hậu môn gây ra bệnh trĩ nội.
Các yếu tố bên ngoài tác động gây trĩ nội
Ngoài sự giãn nở quá mức của đám rối tĩnh mạch trĩ trong, các yếu tố sau đây cũng tác động không nhỏ đến sự hình thành bệnh trĩ:
- Táo bón tác động gây ra bệnh trĩ: Các chuyên gia hậu môn trực tràng cho rằng: táo bón lâu ngày là nguyên nhân gây bệnh trĩ hàng đầu. Khi bị táo bón, phân khô cứng gây khó khăn khi đi đại tiện. Nếu thường xuyên bị táo bón và phải rặn nhiều sẽ làm tĩnh mạch vùng trực tràng bị giãn quá mức dẫn đến bị trĩ, nứt kẽ hậu môn hoặc rách hậu môn.
- Bị trĩ do chế độ ăn uống nghèo nàn chất xơ và rau xanh: Trong việc ăn uống hàng ngày, người bệnh không cung cấp đủ chất xơ, rau xanh vào cơ thể khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, cơ thể bị táo bón, việc đi đại tiện khó khăn, từ đó tác động gây ra bệnh trĩ.

- Bị trĩ do ngồi làm việc nhiều, liên tục: Công việc với đặc thù ngồi liên tục trong thời gian dài, ít vận động như: nhân viên văn phòng, công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp… làm vùng trực tràng – hậu môn chịu áp lớn, các tĩnh mạch trĩ trong bị giãn nở và “mở đường” cho bệnh trĩ nội phát triển.
- Bị trĩ do thói quen uống ít nước lọc hàng ngày cũng là một tác nhân gây ra bệnh trĩ.
- Quá trình mang thai và sinh nở ở phụ nữ gây trĩ: Khi mang thai, trọng lượng thai nhi và túi nước ối đè nén lên vùng xương chậu và vùng trực tràng của các mẹ bầu trong thời gian dài; cùng với đó là sức rặn mạnh sinh em bé khiến trĩ nội có cơ hội phát triển ở phụ nữ.
- Bị trĩ do thường xuyên uống nhiều các loại đồ uống có cồn, chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
- Bị trĩ do thói quen đi đại tiện quá lâu, xem điện thoại, ipad… không tập trung đại tiện cũng là nguyên nhân gây ra trĩ nội.
III. Dấu hiệu của bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội có các dấu hiệu điển hình nhất là: đi ngoài ra máu tươi; sa búi trĩ; có dịch nhày tại hậu môn và cảm giác đau rát, sưng phồng, khó chịu tại hậu môn.
3.1 Đi ngoài ra máu tươi – triệu chứng sớm nhất

Cấu tạo búi trĩ nội gồm các khoang rỗng bên trong có thể lưu trữ nguồn máu giàu oxi để nuôi dưỡng búi trĩ. Theo thời gian búi trĩ nội nằm trên đường lược sẽ to dần và gây cản trở phân mỗi khi người bệnh rặn đại tiện.
Sự tiếp xúc chà xát trực tiếp bề mặt búi trĩ nội với chất thải (phân) khiến máu chứa trong búi trĩ bị ép chảy ra ngoài, từ đó gây ra triệu chứng đi ngoài ra máu tươi ở bệnh trĩ nội.
3.2 Sa búi trĩ nội – dấu hiệu trĩ điển hình
Được máu tươi nuôi dưỡng búi trĩ nội ngày càng to dần. Các búi trĩ nội khi có kích thước đủ lớn sẽ lòi ra bên ngoài hậu môn mỗi khi người bệnh rặn đại tiện. Trong Y khoa, hiện tượng này được gọi là sa búi trĩ nội.
Sa búi trĩ là một dấu hiệu điển hình của trĩ nội. Nếu sa búi trĩ càng nhiều thì đồng nghĩa với mức độ bệnh trĩ càng nặng.
3.3 Bị đau rát – có dịch nhày hậu môn
Cảm giác đau rát, sưng phồng, khó chịu vùng hậu môn là dấu hiệu đi kèm gặp ở bệnh trĩ nội. Nó hình thành do người bệnh trĩ đi đại tiện làm búi trĩ bị chà xát nhiều lần gây thương tổn và làm xuất hiện cảm giác đau rát, sưng phồng, nhức hậu môn rất khó chịu.
Ngoài ra, người bệnh có thể thấy xuất hiện dịch nhày quanh hậu môn gây ra sự ẩm ướt rất khó chịu.
IV. Các cấp độ của bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội hình thành và phát triển theo 4 giai đoạn tương ứng với 4 cấp độ bệnh trĩ: trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2, trĩ nội độ 3 và trĩ nội độ 4. Ở mỗi giai đoạn các triệu chứng trĩ nội là khác nhau phụ thuộc vào từng mức độ nhẹ – nặng của bệnh. Cụ thể:
- Trĩ nội độ 1: Búi trĩ nội hình thành sâu bên trong hậu môn trực tràng. Người bệnh không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Người bệnh chỉ phát hiện chứng đi ngoài ra máu (nhưng tần suất xuất hiện là thấp).
- Trĩ nội độ 2: Búi trĩ nội phát triển to dần và bắt đầu sa ra ngoài hậu môn (rồi thụt vào ngay) mỗi khi người bệnh rặn đại tiện. Số lượng máu chảy nhiều hơn, cảm giác ngứa rát, dịch nhày hậu môn bắt đầu tăng nhẹ.
- Trĩ nội độ 3: Búi trĩ nội có kích thước lớn, chúng sa ra ngoài và không tự thụt vào trong ống hậu môn được nữa. Khi người bệnh dùng tay ấn, nhét vào thì búi trĩ mới co được vào. Chứng đi ngoài ra máu chuyển nặng, máu có thể chảy nhỏ giọt mỗi khi người bệnh đi đại tiện.
- Trĩ nội độ 4: Búi trĩ nội phát triển to cực đại và mất hoàn toàn khả năng co vào trong ống hậu môn. Chảy máu trĩ nhiều, có thể phun thành tia. Lúc này nguy cơ bị biến chứng bệnh trĩ nội sẽ rất cao nếu không được cải thiện kịp thời.
V. Biện pháp chẩn đoán bệnh trĩ nội
Bác sĩ có thể chẩn đoán trĩ nội bằng cách:
- Kiểm tra trực quan: bác sĩ đeo găng tay chuyên dụng, được thoa chất bôi trơn. Sau đó, bác sĩ sẽ luồn một ngón tay vào trực tràng của người bệnh để kiểm tra sự hiện diện của búi trĩ, trương lực cơ cũng như các vấn đề khác.
- Thăm khám trực tràng bằng phương pháp nội soi: Bác sĩ sẽ luồn một ống nội soi có gắn camera ở đầu qua đường hậu môn để kiểm tra trực tràng. Camera sẽ hiện thị hình ảnh bên trên màn hình, qua đó giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh trĩ nội.
VI. Các biến chứng của bệnh trĩ nội
Các biến chứng của bệnh trĩ nội (hay chính là các dấu hiệu trĩ nội chuyển biến nặng) dễ gặp ở người bệnh như:
6.1 Nhiễm khuẩn búi trĩ

Búi trĩ nội kích thước to hay chà sát với quần áo và dễ bị nhiễm khuẩn. Các dạng nhiễm khuẩn búi trĩ nội thường gặp là: viêm nhú búi trĩ; viêm khe búi trĩ; viêm rìa hậu môn; viêm toàn búi trĩ….
6.2 Sa nghẹt hậu môn
Sa nghẹt hậu môn xảy ra khi các búi trĩ nội có kích thước quá lớn chèn vào ống hậu môn gây bít tắc một phần hoặc toàn bộ hậu môn.
Bị sa nghẹt hậu môn khiến người bệnh trĩ nội gặp nhiều khó khăn trong việc đi đại tiện. Nếu không xử lý kịp thời có gây lở loét, viêm, nhiễm khuẩn, thậm chí là hoại tử búi trĩ.
6.3 Tắc mạch trĩ
Tắc mạch trĩ xảy ra khi các mạch máu ở lòng búi trĩ bị chèn ép và vỡ, từ đó làm xuất hiện cục máu đông gây tắc mạch máu của búi trĩ. Tắc mạch trĩ có thể gây hoại tử búi trĩ hoặc các vùng quanh hậu môn. Tuy nhiên, tỉ lệ tắc mạch trĩ xuất hiện ở trĩ nội thấp hơn so với trĩ ngoại.
6.4 Hoại tử búi trĩ nội

Có nhiều nguyên nhân gây hoại tử búi trĩ nội như: viêm nhiễm trùng búi trĩ không được chữa trị kịp thời; do bị sa nghẹt hậu môn hoặc tắc mạch trĩ… Vùng hoại tử có thể lan rộng ra hậu môn nếu không được xử lý nhanh chóng.
6.5 Nứt kẽ hậu môn
Hậu mộn bị chèn ép bởi các búi trĩ nội có thể gây ra các vết nứt rách khiến người bệnh vô cùng đau đớn, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng búi trĩ hậu môn.
VII. Bệnh trĩ nội có lây không?
Bệnh trĩ nội là một trong những bệnh không lây truyền từ người này sang người khác.
VIII. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ nội
Theo thống kê, có khoảng 3/4 dân số mắc bệnh trĩ trong một thời điểm nào đó của cả cuộc đời. Cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt là những người phải ngồi nhiều và phụ nữ mang thai, bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi 45 – 65 tuổi.
Các yếu tố làm tăng khẳ năng mắc bệnh trĩ như:
- Công việc buộc phải ngồi lâu thường xuyên,
- Bị tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính,
- Béo phì,
- Phụ nữ mang thai,
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn,
- Chế độ ăn ít chất xơ,
- Có tiểu sử u vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng,
- U ở tử cung và thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch.
IX. Các cách chữa trị bệnh trĩ nội
Tùy theo từng cấp độ bệnh trĩ nội mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác điều điều trị trĩ nội phù hợp với mức độ trĩ nhẹ – nặng của bệnh nhân. Dưới đây là một số cách chữa trị bệnh trĩ nội theo từng cấp độ cotripro.vn tổng hợp được. Mời bạn cùng tham khảo:
9.1 Cách chữa trị nội bằng dân gian
Các cách chữa trĩ nội bằng dân gian có thể hỗ trợ làm giảm các loại bệnh trĩ cấp độ nhẹ như trĩ nội độ 1, 2 bởi lúc này kích thước búi trĩ nội chưa quá lớn nên việc điều trị làm co teo búi trĩ vẫn dễ dàng. Bạn có thể kết hợp đắp lá, xông hơi, ngâm rửa hậu môn bằng cây lá dân gian trong nhiều thời điểm cùng một ngày để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng trĩ.

Một số cây thuốc dân gian được lưu truyền có hiểu trong điều trị bệnh trĩ nội người bệnh có thể tham khảo thêm như:
- Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
- Chữa trị bệnh trĩ bằng lá trầu không
- Chữa trị bệnh trĩ bằng sung quả
- Chữa trị bệnh trĩ bằng dầu dừa
- Chữa trị bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía
- Chữa trị bệnh trĩ bằng lá ngái
- …
* Lưu ý: Phương pháp chữa trĩ nội bằng cây lá dân gian không mang lại hiệu quả nhanh chóng. Bởi vậy trong quá trình điều trị đòi hỏi người bệnh cần kiên trì mới có thể đạt được hiệu quả.
9.2 Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y điều trị nội khoa bệnh trĩ cũng là phương pháp nhiều người bệnh lựa chọn để đẩy lùi nhanh các dấu hiệu bệnh trĩ, sớm lấy lại cuộc sống bình thường.

Một số thành phần thuốc Tân dược có tác dụng điều trị bệnh trĩ nội thường gặp như:
- + Thành phần thuốc chống viêm tại chỗ giúp giảm viêm, giảm ngứa khó chịu cho hậu môn và búi trĩ: hydrocortison 0,25-1%.
- + Thành phần thuốc chống kháng sinh tại chỗ: Neomycin, framycetin…
- + Thành phần thuốc nhuận tràng giúp đi đại tiện dễ dàng hơn, giảm tình trạng đi cầu ra máu tươi: thuốc Forlax 10g; Sorbitol 5g; Duphalac 10g/15ml…
- + Thành phần thuốc bảo vệ da: giúp giảm kích ứng các mô ở trực tràng – hậu môn, làm giảm ngứa, chống viêm vùng trĩ như: kẽm oxit, lanolin, glycerin…
- + Thuốc giảm đau cho vùng hậu môn: lidocain 2-5%, benzocain 5-20%…
- + Thành phần thuốc co mạch giúp giảm chảy máu, giảm ngứa và viêm tạm thời cho thương tổn như: phenylephrin HCl 0,25%, ephedrin sulfat 0,1-0,125%…Lưu ý các thuốc này chống chỉ định các bệnh: phì đại tuyến tiền liệt, tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, cường giáp .
☛ Xem chi tiết: Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Thuốc tây trị bệnh trĩ
9.3 Làm đông máu bằng tia hồng ngoại (IRC)
Phương pháp IRC – đông máu bằng tia hồng ngoại điều trị trĩ nội được thực hiện bằng cách chiếu trực tiếp các tia hồng ngoại vào búi trĩ nội với cường độ phù hợp nhằm làm đông máu và hình thành các mô sẹo trên cuống búi trĩ.
Khi không có máu tươi chảy vào cung cấp dưỡng chất các búi trĩ nội sẽ dần teo nhỏ và rụng đi mọt cách tự nhiên. Tuy nhiên, đây là phương pháp có tỉ lệ tái phát trĩ khá cao nên người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn.
9.4 Tiêm xơ búi trĩ
Tiêm xơ búi trĩ là một thủ thuật điều trị trĩ nội gần tương giống với phương pháp làm đông máu IRC. Nguyên lý của tiêm xơ trĩ là sử dụng các loại thuốc đặc trị như Polidocanol, Urea hydrochloride, Natri tetradecyl sulfate, Phenol 5%, … tiêm trực tiếp vào cuống búi trĩ nhằm làm xơ hóa và cắt đứt dòng máu chảy vào nuôi dưỡng búi trĩ.
Khoảng 7 – 10 ngày sau khi thực hiện tiêm xơ, búi trĩ nội sẽ dần teo khô và rụng đi.
9.5 Thắt búi trĩ
Thắt búi trĩ được thực hiện bằng cách sử dụng thun chuyên dụng tiến hành thắt cuống búi trĩ để làm chết các tế bào búi trĩ nội, từ đó làm teo rụng búi trĩ.
So với các phương pháp đông tụ máu bằng tia hồng ngoại, tiêm xơ búi trĩ thì phương pháp thắt búi trĩ bằng dây thun có hiệu quả và ít tái phát trĩ hơn.
9.6 Phẫu thuật cắt trĩ
Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp điều trị ngoại khoa thường được bác sĩ chỉ định khi mức độ bệnh trĩ nội quá nặng (trĩ độ 4) – thời điểm mà các phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc không có tác dụng. Khi áp dụng cắt trĩ, các búi trĩ nội kích thước lớn được loại bỏ nhanh chóng, từ đó ngăn chặn các biến chứng bệnh trĩ không xảy ra.

Tuy nhiên, người bệnh sau phẫu thuật cắt trĩ vẫn có nguy cơ bị tái phát lại bệnh trĩ nếu không có chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ phổ biến hiện nay như:
- Cắt trĩ bằng phương pháp PPH
- Cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT
- Cắt trĩ bằng phương pháp Longo
- Phẫu thuật cắt trĩ bằng tia Laser
- Cắt trĩ bằng Milligan Morgan
- …
☛ Chi tiết: Phẫu thuật cắt trĩ: 7 phương pháp cắt trĩ hiện đại nhất
X. Thói quen có lợi cho người mắc bệnh trĩ nội
Một số thói quen tốt giúp hỗ trợ ức chế trĩ phát triển và tăng cường sức khỏe thể chất mà người mắc trĩ nội có thể tham khảo thêm như:
- – Tập thói quen đi đại tiện đều đặn 1 lần/ngày vào buổi sáng
- – Dùng giấy vệ sinh mềm để làm giảm ma sát tới búi trĩ.
- – Vệ sinh sạch búi trĩ bằng nước ấm pha muốn loãng hoặc Bentadin 2% sau khi đại tiện để tránh bị nhiễm khuẩn trĩ.
- – Có thể chườm lạnh hoặc ngâm hậu môn bằng các loại lá ấm để làm dịu cảm giác đau rát khó chịu.
- – Không đứng hoặc ngồi quá lâu.
- – Dành thời gian vận động thể thao nhẹ nhàng ít nhất 60 phút mỗi ngày.
- – Tăng cường ăn thêm rau xanh, hoa quả tươi và các thực phẩm giàu chất xơ để việc đi đại tiện dễ dàng hơn, từ đó ngăn chặn trĩ nội phát triển nặng hơn.
- – Không ăn các loại thức ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán, đồ ăn mặn,…
- – Không uống rượu, bia, không hút thuốc lá.
- – Không làm các việc nặng quá sức để tránh bị sa búi trĩ nội.
XI. Các phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội
Không có một phương pháp chính xác nào giúp phòng ngừa riêng cho bệnh trĩ nội. Tuy nhiên, người dân có thể áp dụng các phương pháp phòng ngừa chung để hạn chế mắc bệnh trĩ nội như:
- Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Không nên khồi quá lâu. Nếu làm việc văn phòng thì nên đứng dậy đi lại 30 phút một lần
- Không nên nhịn đại tiện, không ngồi bồn cầu lâu
- Không rặn khi đại tiện
- Hạn chế ăn thức ăn nóng, cay, chát
- Không để táo bón xảy ra thường xuyên, kéo dài
- Tránh các đồ uống có cồn (rượu, bia,…) hạn chế nước ngọt đóng chai
- Không quan hệ tình dục qua hậu môn
- Tránh các hoạt động gây áp lực lên vùng hậu môn, trực tràng (nâng tạ, nâng vật nặng)
Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ
Cotripro gel bôi trĩ chính hãng của Việt Nam với các thành phần dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến, CotriPro sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, rát, đi ngoài ra máu, giúp làm mềm và dịu mát chỉ sau 3-5 ngày. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khi dùng đủ liệu trình (3-5 tuýp tùy trường hợp nặng nhẹ).
Vì là dạng Gel bôi nên CotriPro tác động trực tiếp lên vùng hậu môn, an toàn không tác dụng phụ. Sử dụng đều đặn 2 lần/ngày để nhanh chóng thoát khỏi những phiền toái do bệnh trĩ gây ra.
Ngoài ra, Cotripro hiện nay còn có dạng viên uống tiện dụng. Viên uống Cotripro bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Tumero Pine giúp tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ , giảm táo bón, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ tái phát bệnh trĩ
Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.
Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY
Hoặc đặt mua trực tiếp từ công ty TẠI ĐÂY (giao hàng thanh toán tại nhà)
Qua bài viết này đã giúp bạn hiểu được phần nào về bệnh trĩ nội cũng như tìm hiểu rõ các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội và biện pháp phòng tránh. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần đến sự tư vấn của các chuyên gia hãy liên hệ qua hotline 18006293 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.
||Tham khảo bài viết khác:
Cotripro dabgj viên uống có dùng cho phụ nữ có thai được ko ạ?
Em đang bị đau rát và có sa búi trĩ ra ngoài thì có dùng được Cotripro không?
Chào bạn Thinh! Cảm ơn bạn đã quan tâm. Trường hợp của bạn nên tham khảo dùng sớm sản phẩm bôi Cotripro gel, được bào chế từ các thảo dược như cúc tần, lá lốt, lá sung, nghệ, ngải cứu…giúp co búi trĩ hiệu quả ngay từ 3 hộp đầu tiên, đồng thời giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, đau rát, chảy máu chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Ngoài ra nên kết hợp dạng viên uống 4 viên/ ngày duy trì 2-3 tháng để có hiệu quả co búi trĩ ổn định bạn nhé. Cần thêm thông tin bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18006293 trong giờ hành chính chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể cho bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Bệnh có di truyền không ạ?
Chào bạn Hoàng
Bệnh trĩ không phải là một bệnh lây lan và không có tính di truyền. Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống, sinh hoạt trong gia đình giống nhau nên có biểu hiện bệnh giống nhau. Để được hỗ trợ tư vấn một cách cụ thể bạn có thể liên hệ tổng đài miễn cước 18006293 trong giờ hành chính.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Mình đã sinh em bé được 4 tháng. Bây giờ mình muốn dùng cotri thì có ảnh hưởng gì đến em bé hay không? Xin tư vấn giúp mình
Chào bạn Quyên nhé. Sản phẩm Cotripro với thành phần từ thảo dược nên an toàn và không gây ra tác dụng phụ. Với ưu điểm là dạng Gel bôi ngoài da, Cotripro chủ yếu tác dụng lên da hậu môn và khu vực tổn thương do trĩ gây ra nên sẽ an toàn hơn rất nhiều so với đường uống. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm bạn nhé. Sản phẩm có phân phối rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể vào link sau để tra điểm bán gần nhà bạn nhé: https://cotripro.vn/diem-ban/
Cần tư vấn hỗ trợ thêm bạn liên hệ tổng đài miễn cước phí 18006293 vào giờ hành chính nhé.
Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Tôi bị trĩ và đã chữa khỏi cách đây 4 năm. Nhưng do không thể kiêng kị giũ gìn nên tôi đang bị mắc trĩ lại. Tôi muốn bôi thuốc cotri thì có hiệu quả với trĩ nội không? Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi
Chào chị Trần Minh Diệp, trường hợp này chị có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Cotripro gel chị nhé. Cotripro gel là sản phẩm dạng gel bôi với tác dụng giúp làm săn và co búi trĩ chị à. Hiện sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc chị có thể tham khảo mua theo địa chỉ đường link sau: https://cotripro.vn/điểm-bán/. Mọi thắc mắc chị vui lòng liên hệ tổng đài 18006293 ( miễn cước) chị nhé. Chúc chị và gia đình sức khỏe.