Đau rát hậu môn là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ. Người mắc bệnh trĩ mới đầu chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu và đau rát hậu môn nhiều hơn. Vậy đau rát hậu môn có nguy hiểm không? Làm thế nào để hết đau rát hậu môn? Nếu không can thiệp kịp thời thì sẽ gây ra những vấn đề gì?
I. Đau rát hậu môn – một triệu chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ (hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian) được tạo thành do sự chèn ép quá mức các búi tĩnh mạch trĩ, máu không lưu thông được, bị ứ đọng lại tĩnh mạch gây căng và giãn dần, tạo nên các búi trĩ.
Các tĩnh mạch bị căng phồng đẩy niêm mạc ống trực tràng bị giãn theo, do thành mạch mỏng căng, nên máu dễ bị thẩm thấu ra ngoài, dễ viêm niêm mạc, sa xung huyết và dễ vỡ. Lâu ngày mức độ giãn nặng hơn và sa ra ngoài.

Người mắc bệnh trĩ mới đầu chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu tươi và đau rát nhiều hơn. Mặc dù là một triệu chứng bị bệnh trĩ nhưng đau rát hậu môn cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nên việc xác định chính trĩ gây đau rát hậu môn cần thêm các triệu chứng khác.

Lý do trĩ gây đau rát hậu môn là vì cơ vòng ở hậu môn co thắt mạnh và thứ hai là do hậu môn bị viêm mạnh. Cơ hậu môn co thắt làm cho các tổ chức viêm của hậu môn, các tổ chức tổn thương bị co bóp, đè ép mạnh nên gây ra đau rát. Hậu môn lại là nơi dễ nhiễm bẩn do thường xuyên tiếp xúc với nhiều loại chất thải. Chính vì thế hậu môn rất dễ bị viêm và nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm nặng hơn. Cả hai yếu tố này đều gây ra cơn đau.
Trong một vài trường hợp, cơn đau rát hậu môn diễn ra rất đau buốt, nhất là vào ban đêm, bệnh nhân cần phải liên hệ ngay với bác sĩ để được chăm sóc và cấp thuốc cấp tốc để xoa dịu tình tình cơn đau rát cấp này.
II. Nguyên nhân gây đau rát hậu môn
Hậu môn là lỗ mở bên ngoài của ruột dưới. Phân tích tụ trong trực tràng và được thải ra ngoài cơ thể qua lỗ hậu môn. Nếu đường ruột có vấn đề bạn cũng có thể cảm thấy đau rát khó chịu ở hậu môn.

có một số vấn đề tiêu hóa gây ngứa, đau rát hậu môn. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Nứt hậu môn: một vết rách nhỏ ở lớp da mỏng bên ngoài của hậu môn, mặc dù kích thước nhỏ nhưng có thể lại gây cực kỳ đau đớn. Các vết nứt ở hậu môn thường do phân cứng gây ra.
- Bệnh trĩ: về cơ bản, các loại bệnh trĩ đều bắt đầu theo cùng một cách – một tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng bị ứ máu và sưng lên một cách đau đớn.
- Bệnh tiêu chảy: thường xuyên đi phân lỏng cùng với việc lau chùi khu vực này có thể gây kích ứng, đau rát khó chịu ở hậu môn.
- Táo bón: đặc trưng bởi phân cứng, không thường xuyên, khó đi ngoài có thể dẫn đến đau rát hậu môn ngay cả khi không gây ra vết nứt hoặc trĩ.
- Bệnh lý da liễu ở vùng hậu môn: các bệnh lý như vẩy nến, nấm, mụn,… có thể gây ngứa ngáy, đau rát và chảy máu ở vùng nhạy cảm này. Đặc biệt, vùng da hậu môn thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt không khô thoáng sạch sẽ hoàn toàn khiến cho việc điều trị các bệnh lý về da gây khó khăn.
- Quan hệ tình dụng qua đường hậu môn: Cách quan hệ tình dục này không được khuyến khích vì có thể gây nứt hậu môn, tổn thương niêm mạc trực tràng, gây nhiêm trùng hậu môn – đặc biệt khi hoạt động quá mạnh.
||Xem thêm: 10+ Cách giảm sưng đau búi trĩ tại nhà nhanh chóng hiệu quả
III. Làm thế nào để hết đau rát hậu môn?
3.1 Điều trị tiêu chảy và táo bón
Nếu bạn đang gặp tình trạng khó chịu ở hậu môn do tiêu chảy hay táo bón thì điều trị tình trạng này cũng là cách làm giảm đau rát hậu môn.
- Bổ sung chất xơ
- Thuốc chống tiêu chảy
- Tăng cường lượng chất xơ kiêng với thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây
3.2 Một số cách làm giảm đau rát hậu môn tại nhà khác
Có một số phương pháp khác có thể thực hiện để nhanh chóng giảm bớt sự đau rát khó chịu ở hậu môn như:
- Giữ cho hậu môn sạch sẽ: Tránh sử dụng xà phòng có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm. Nước ấm có thể mang lại hiệu quả tốt. Thử ngâm mình trong bồn nước ấm trong 15 phút vài lần 1 ngày khi hậu môn bị kích ứng. Để khu vực này khô tự nhiên hoặc thấm bằng khăn sạch.
- Xông hơi vùng hậu môn: tác dụng hấp thu các tinh chất của dược liệu tác động vào vùng áp xe giúp tiêu viêm, chống nhiễm trùng, kích thích khả năng lưu thông khí huyết.
- Cách 1: dùng lá tía tô, rau kinh giới, lá trầu không đem rửa sạch rồi cho vào ấm đun với khoảng 500ml nước. Sau đó đổ ra chậu ngồi xông vùng hậu môn, đến khi nước ấm thì dùng nước vệ sinh lại hậu môn một lần nữa và dùng khăn mềm lau khô. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng hỗn hợp các loại lá này giã nhuyễn rồi đắp lên giúp tiêu viêm, giảm đau.
- Cách 2: Sử dụng lá sung, lá ngải cứu, cúc tần, lá lốt, nghệ, bồ kết. Đem rửa sạch và cho vào nồi nước đun sôi lên. Sau khi nước sôi thì cho bồ kết vào đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Đổ nước ra chậu sạch rồi ngồi xông hơi vùng áp xe khoảng 15 phút.
- Thoa bột: thoa một ít bột ngô hoặc bột talc lên khu vực này để mang lại cảm giác thoải mái.
- Uống nhiều nước: nên uống 2 – 3 lít nước hàng ngày để cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ cho việc đi đại tiện được dễ dàng hơn.
- Đảm bảo thoáng khí: độ ẩm có thể gây kích ứng thêm cho vùng da mỏng ở hậu môn. Mặc quần áo rộng rãi, đồ lót bằng cotton có thể cho phép không khí lưu thông và làm dịu cơn đau rát.
- Chườm lạnh: chườm lạnh giúp thu nhỏ các mạch máu và giúp giảm đau. Đặt túi nước đá trong tủ đá cho đến khi nó đông cứng hoàn toàn. Tuyệt đối không chườm đá lạnh trực tiếp lên búi trĩ. (nên bọc túi đá trong một chiếc khăn – vải sạch trước khi ấn nhẹ vào búi trĩ). Chườm lạnh tốt nhất trong vài phút (mỗi ngày 3-4 lần) không để trong thời gian dài vì nó sẽ lam hỏng da.
- Không lau bằng khăn giấy vệ sinh khô: Thay vì sử dụng giấy vệ sinh khô hãy sử dụng một chiếc khăn ẩm (và đảm bảo chắc chắn nó không chứa cồn, chất làm khô da vì có thể làm nặng thêm tình trạng da).
- Làm dịu bằng thuốc tê: xoa kem hoặc thuốc mỡ có chứa nước cây phỉ có thể gây tê tại chỗ và giảm đau rát, khó chịu ở hậu môn. Trong khi kem hyrocortisone có thể làm giảm ngứa hậu môn (Tuy nhiên, hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng các loại kem này).
- Tránh tái chấn thương: Nếu bạn vẫn cố gắng đi đại tiện trong khi bệnh trĩ hoặc vết nứt hậu môn đang lành, có thể sẽ khiến bạn đau dữ dội. Bạn cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh trĩ khác hoặc nứt hậu môn lại trước khi được chữa lành.
- Chườm túi nước đá: Điều này không chỉ có công hiệu giảm đau rát hậu môn mà còn giúp giảm sưng đau do trĩ.
- Uống thuốc giảm đau: Ngoài các cách làm giảm đau rát hậu môn trên, cũng có thể kết hợp sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như: Ibuprofen hoặc Acetaminophen.
>>>Chi tiết: Bệnh trĩ uống thuốc tây có hết không?
IV. Cotripro – thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát hậu môn do trĩ
Kem bôi trĩ CotriPro Gel với thành phần chứa các thảo dược tự nhiên có khả năng thẩm thấu trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả.
Cotripro dạng viên uống tiện dụng
Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát.
Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.
Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY
Trên đây là những cách làm giảm đau rát hậu môn mà cotripro.vn tổng hợp. Tuy chỉ có thể làm giảm đau tạm thời ở hậu môn nhưng bạn cũng cần xác định nguyên nhân gây đau và giải quyết vấn đề sức khỏe tiêu hóa để điều trị bệnh tận gốc.
||Tham khảo bài viết khác:
- Bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Cách làm co búi trĩ nhanh
- Phân biệt bệnh trĩ và ung thư trực tràng (đi ngoài ra máu)
- #6 Cách cầm máu khi bị trĩ tức thì nhanh chóng, hiệu quả
Em bị đau rát, ngứa ở hậu môn và sa búi trĩ ạ.
Chào bạn Tham.
Trong trường hợp đang bị trĩ có đau rát, ngứa hậu môn bạn có thể dùng Cotripro-Gel là sản phẩm gel bôi trĩ đầu tiên của Việt Nam với thành phần từ lá sung, cúc tần, nghệ,… giúp giảm ngứa và đau rát sau 3-5 ngày dùng và làm búi trĩ bắt đầu co sau khi dùng hết 1 tuýp đầu tiên, và bạn kiên trì dùng khoảng 4-6 tuýp để búi trĩ săn se và co nhỏ ổn định và hạn chế tái lại.
Đồng thời, bạn nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, tránh thức ăn cay nóng, hạn chế bia rượu, cà phê. Không nên đứng hay ngồi quá lâu, thỉnh thoảng nên vận động nhẹ nhàng.
Bạn có thể tham khảo địa chỉ các nhà thuốc có bán tại https://cotripro.vn/diem-ban/
Cần thêm thông tin, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006293 (giờ hành chính), chuyên gia tư vấn cụ thể cho bạn.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!