Phân biệt bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng giống, khác

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng là hai căn bệnh có tỉ lệ mắc bệnh ngày càng cao ở nước ta. Hai căn bệnh này về bản chất bệnh, về mức độ nguy hiểm, mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe và cách điều trị là hoàn toàn khác nhau. Nhưng trên thực tế vẫn có nhiều người không thể phân biệt được bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng.

I. Bệnh trĩ và bệnh ung thư đại trực tràng là gì?

Bệnh trĩ là căn bệnh gây ra bởi sự giãn nở quá mức bởi các đám rối tĩnh mạch trĩ. Sự giãn nở này làm hình thành các búi trĩ nằm trên đường lược trong vùng trực tràng. Theo thời gian, các búi trĩ phát triển với kích thước lớn dần và lòi ra bên ngoài hậu môn (khi có lực rặn đại tiện) hình thành nên bệnh trĩ.

Bệnh ung thư đại trực tràng (hay còn gọi là ung thư ruột kết, ung thư đại tràng) là bệnh ung thư bắt đầu từ phần ruột kết (phần ruột già) gây nên bởi sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng ra các tế bào khỏe mạnh khác trong bộ phận của cơ thể. Bệnh cũng có thể là kết quả biến chứng của nhiều loại bệnh khác khi không được điều trị triệt để.

phân biệt trĩ và ung thư đại tràng
Phân biệt trĩ và ung thư đại tràng

Nếu như bệnh trĩ biểu hiện với mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng theo thời gian, gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt, công việc, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thì ung thư đại trực tràng lại chọn cách lặng lẽ  “âm thầm” phát triển bệnh, dấu hiệu bệnh không thường xuyên, khiến người bệnh khó phát hiện bệnh và điều trị từ giai đoạn đầu. Nhưng một khi đã tự “hiện hình” với các triệu chứng bệnh nặng ở giai đoạn cuối, thì ung thư đại trực tràng không thể điều trị và gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Triệu chứng tương tự của bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng

Bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng là hai bệnh lý khác nhau, nhưng có một số triệu chứng tương tự nhau. Điều này có thể khiến người bệnh nhầm lẫn giữa hai bệnh và dẫn đến chẩn đoán sai.

Các triệu chứng giống nhau của bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng bao gồm:

  • Chảy máu hậu môn: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của cả bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng. Máu có thể đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, và có thể xuất hiện khi đi vệ sinh, sau khi đi vệ sinh hoặc không có liên quan đến việc đi vệ sinh.
  • Đau rát hậu môn: Đau rát hậu môn có thể là triệu chứng của bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại hoặc ung thư đại trực tràng. Đau rát thường xảy ra khi đi vệ sinh hoặc ngồi lâu.
  • Ngứa ngáy hậu môn: Ngứa ngáy hậu môn có thể là triệu chứng của bệnh trĩ ngoại hoặc ung thư đại trực tràng. Ngứa ngáy thường xảy ra khi hậu môn ẩm ướt hoặc bị kích ứng.
  • Sa búi trĩ: Sa búi trĩ là triệu chứng của bệnh trĩ nội hoặc bệnh trĩ ngoại. Búi trĩ có thể thò ra ngoài hậu môn, đặc biệt là khi đi vệ sinh hoặc ho.
  • Khó đi tiêu: Khó đi tiêu có thể là triệu chứng của bệnh trĩ hoặc ung thư đại trực tràng. Khó đi tiêu có thể khiến người bệnh phải rặn nhiều, từ đó gây ra chảy máu và đau rát hậu môn.

III. Phân biệt đi ngoài ra máu ở bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng

Để phân biệt được 2 căn bệnh này người bệnh cần hiểu được bệnh, nắm được nguyên nhân, triệu chứng từng bệnh, từ đó có phép so sánh và  phát hiện bệnh cũng như có phương pháp chữa trị đúng tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

3.1 Triệu chứng đi ngoài ra máu

dấu hiệu ung thư trực tràng
Đi ngoài ra máu là triệu chứng xuất hiện ở cả 2 bệnh

Đi ngoài ra máu là triệu chứng của bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên ở mỗi bệnh khác nhau, chứng đi ngoài ra máu sẽ có những biểu hiện khác nhau mà nếu để ý chi tiết người bệnh vẫn có thể phân biệt được. Cụ thể như:

 – Đi ngoài ra máu ở bệnh trĩ:

  • Khi đi đại tiện, máu chảy là dòng máu giàu oxi có màu đỏ tươi (màu đỏ cờ), không lẫn vào phân và đi liền theo phân.
  • Số lượng máu chảy thay đổi rõ rệt qua từng giai đoạn bệnh trĩ: Ban đầu máu chảy ít, nhỏ giọt, xuất hiện không thường xuyên, người bệnh thường phát hiện thông qua mắt thường hoặc giấy vệ sinh. Về sau khi bệnh nặng, máu chảy thường xuyên với số lượng nhiều, chảy giọt ranh hoặc có thể phun thành tia khiến người bệnh mất máu nhanh.
  • Tình trạng đi ngoài ra máu nặng hơn khi người bệnh thường xuyên uống rượu bia, ăn đồ cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.

||Xem thêm: Bị trĩ đi ngoài ra máu phải làm sao? 10+ Cách điều trị hiệu quả

 – Đi ngoài ra máu ở bệnh ung thư đại trực tràng:

  • Khi đi đại tiện, máu màu thẫm (hoặc máu lẫn vào phân khiến phân có màu đen) và có lẫn các thành phần nhớt giống như dịch, mủ.
  • Số lượng máu chảy không theo bất kỳ một quy luật hoặc một thời điểm nào: có lúc máu chảy ít, có lúc máu chảy nhiều (nhưng vẫn luôn ít hơn lượng máu chảy ở bệnh trĩ); lúc xuất hiện với tần suất dày nhưng cũng có lúc xuất hiện hiện ít, không thường xuyên (khiến người bệnh lầm tưởng chúng đã tự khỏi).

3.2 Dựa vào các triệu chứng khác của từng bệnh

phân biệt trĩ và ung thư đại tràng
Sa búi trĩ là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ

 – Các triệu chứng khác của bệnh trĩ:

Ngoài đi cầu ra máu, sa búi trĩ là triệu chứng thứ 2 là cũng là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh trĩ. Có thể hiểu sa búi trĩ chính là sự lòi ra bên ngoài hậu môn của các búi trĩ (có hình dạng giống như các cục thịt hồng) khi người bệnh rặn đại tiện. Mức độ sa búi trĩ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào kích thước búi trĩ là lớn hay bé. Cụ thể như:

  • bệnh trĩ cấp độ 2, sa búi trĩ ở mức độ nhẹ, các búi trĩ sa ra bên ngoài và có thể tự co vào ngay sau đó.
  • trĩ cấp độ 3: do khối lượng búi trĩ lớn nên khi người bệnh đi đại tiện các búi trĩ lòi ra bên ngoài nhưng không thể co vào được, người bệnh phải dùng tay nhét, ấn thì các búi trĩ sẽ thụt vào.
  • Đến trĩ cấp độ 4: búi trĩ hoàn toàn mất khả năng co vào hậu môn. Đây cũng là cấp độ nguy hiểm nhất và có thể gây biến chứng ở người bệnh trĩ
  • Có xuất hiện dịch nhầy ở xung quanh rìa hậu môn. Số lượng dịch nhầy tăng tỉ lệ thuận với cấp độ bệnh trĩ
  • Người bệnh không bị đau bụng. Cảm giác nhói đau chỉ xuất hiện ở vùng hậu môn
  • Có cảm giác đau, ngứa, sưng, phù nề khó chịu ở vùng hậu môn.
  • Bị ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống: Gặp bất tiện trong việc di chuyển, hoặc khi ngồi quá lâu. Cơ thể mệt mỏi do thiếu máu, có thể gây ra một số bệnh như suy nhược cơ thể, vàng da, hay ốm vặt…

 – Các triệu chứng khác của bệnh ung thư đại trực tràng:

phân biệt trĩ và ung thư đại tràng
Ung thư đại trừng tràng gây ra những cơn đau quặn bụng
  • Đi đại tiện nhiều hơn: Người bệnh đại tiện ra phân có kèm theo chất nhầy. Phân mỏng, hẹp hơn nhiều so với bình thường.
  • Bị cảm giác mót đại tiện thường xuyên nhưng khi vào WC lại không rặn ra phân.
  • Hệ tiêu hóa bị rối loạn: có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy hoặc cả chứng táo bón và tiêu chảy xuất hiện đan xen nhau.
  • Người bệnh bị đau quặn bụng và đau thành từng cơn, đau tái mặt. Bệnh càng về giai đoạn cuối thì tần suất các cơn đau xuất hiện nhiều.
  • Cơ thể hay bị mệt mỏi, khó thở, chóng mặt
  • Bị giảm cân nhanh chóng, người gầy sút hay bị kém ăn nhưng không rõ lý do.

3.3 Đối tượng mắc bệnh

 – Bệnh trĩ: có thể xảy ra ở mọi đối tượng khác nhau: cả người già, người trung niên, thanh niên và cả trẻ em, cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên theo số liệu thống kê mới đây của bệnh viện Johns Hopkins (Maryland, Mỹ) tỉ lệ người mắc trĩ từ độ tuổi 30 – 67 tuổi chiếm 70% chủ yếu ở:

  • Nhóm người có đặc thù công việc ngồi liên tục nhiều giờ trong ngày.
  • Người hay mắc chứng táo bón, táo bón kinh niên.
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ sau khi sinh.

 – Bệnh ung thư đại trực tràng: Nhóm người trung niên từ khoảng 40 – 55 tuổi là nhóm dễ mắc ung thư đại trực tràng nhất. Bệnh tập trung nhiều ở nhóm người:

  • Nhóm người bị viêm loét đại tràng
  • Nhóm người bị polyp đại tràng
  • Nhóm người có tiền sử trong gia đình đã từng có người mắc ung thư đại tràng: Nhóm người này có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn so với các nhóm khác.

Tuy nhiên, hiện nay người mắc ung thư đại trực tràng đang có dấu hiệu trẻ hóa ở cả độ tuổi thanh niên. Một số nguyên nhân kể đến như: trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng – thực phẩm “bẩn”; hoặc do thói quen sống, cách sinh hoạt thiếu khoa học: thói quen ăn uống thất thường, uống rượu, bia, cafe nhiều hoặc dùng các chất kích thích có hại như thuốc lá…

3.4. Một số xét nghiệm tìm bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng

Do ở 2 cấp độ bệnh khác nhau nên các khâu khám và điều trị ở bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng cũng khác nhau.

– Ở bệnh trĩ, một số phương pháp thăm khám bệnh trĩ hay được áp dụng như:

  • Thăm khám lâm sàng hậu môn – trực tràng.
  • Thăm khám cận lâm sàng: cụ thể là nội soi trực tràng, xét nghiệm máu.

 – Đối với ung thư đại tràng, có một số phương pháp xét nghiệm sàng lọc nhằm chuẩn đoán bệnh:

  • Thăm khám trực tràng.
  • Chụp hình đại tràng với chất cản quang.
  • Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT).
  • Xét nghiệm DNA phân.
  • Chụp cắt lớp đại tràng.

IV. Phương pháp điều trị bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng

Bệnh trĩ và bệnh ung thư đại trực tràng được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh là nặng hay nhẹ.

4.1 Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ

phân biệt trĩ và ung thư đại tràng
Dùng thuốc điều trị bệnh trĩ tại chỗ
  • Mẹo dân gian điều trị bệnh trĩ: Đây là phương pháp dùng các bài thuốc với nguyên liệu có nguồn gốc từ dân gian như: lá rau diếp cá chữa trĩ, lá trầu không, sung quả, lá thiên lý, cây lá bỏng, cây rau sam, lá thầu dầu tía… để điều trị bệnh trĩ độ 1 và độ 2.
  • Dùng thuốc Tây y điều trị nội khoa: Với cấp độ bệnh bắt đầu phát triển như trĩ độ 3 (hoặc một số người không có thời gian áp dụng cách dân gian) có thể lựa chọn thăm khám và xin bác sĩ kê đơn các thành phần thuốc điều trị trĩ. Ngoài ra, có thể tham khảo dùng kết hợp các loại kem bôi trĩ nhằm điều trị bệnh tại chỗ
  • Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ: Đây là phương pháp hạn chế chỉ nên dùng cho người bệnh trĩ mắc bệnh quá nặng (bệnh trĩ cấp độ 4) và phải có sự chỉ định của bác sĩ điều trị. Một số phương pháp cắt trĩ hiện nay như: Phương pháp cắt trĩ PPH, cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT, cắt trĩ bằng phương pháp Longo

4.2 Phương pháp điều trị bệnh ung thư đại trực tràng

Bệnh ung thư đại trực tràng khi phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm có thể áp dụng một số phương pháp điều trị bệnh như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Khi người bệnh phát hiện bệnh từ rất sớm, các khối u mới hình thành, còn bé và chưa có dấu hiệu di căn, các bác sĩ điều trị tiến hành cắt bỏ khối u với một phần đại tràng, trực tràng và các hạch lân cận. Đây là phương pháp có thể loại bỏ bệnh từ gốc đối với trường hợp ung thư đại trực tràng vừa mới hình thành.
  • Xạ trị: là phương pháp phóng xạ dùng tia X có năng lượng cao nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ giúp khối u thu nhỏ lại giúp phẫu thuật cắt bỏ dễ dàng hơn. Hoặc xạ trị cũng được dùng sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại trong vùng điều trị. Đây cũng là phương pháp hay được áp dụng nhất trong điều trị ung thư đại trực tràng.
  • Hóa trị: Đây phương pháp điều trị toàn thân. Thuốc hóa trị được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc thông qua đường uống đi vào cơ thể. Hóa trị có thể được sử dụng sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể và nhằm kiểm soát sự phát triển của khối u cũng như giảm bớt triệu chứng của bệnh.

Tuy nhiên, cả hai phương pháp xạ trị và hóa trị đều tác dụng lên cả tế bào ung thư lẫn tế bào lành. Vì vậy, tùy vào loại thuốc và liều lượng cụ thể của thuốc mà bệnh nhân có thể gặp phải những biểu hiện sau trong quá trình hóa trị: rụng tóc, buồn nôn, đau miệng, đại tiện lỏng, người mệt mỏi, thậm chí nhiễm khuẩn hoặc chảy máu.

Dù là bệnh trĩ hay ung thư đại trực tràng thì cả hai căn bệnh này đều làm tổn hại đến sức khỏe, đặc biệt bệnh ung thư đại trực tràng còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng đi ngoài ra máu, ngoài việc tìm bệnh qua các dấu hiệu máu chảy và các yếu tố đi kèm, người bệnh hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở uy tín để tìm ra bệnh cũng như sớm có phương pháp điều trị bệnh dứt điểm.

||Xem thêm bài viết khác:

Cập nhật lúc: 31/01/2024

Phân biệt bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng giống, khác

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng là hai căn bệnh có tỉ lệ mắc bệnh ngày càng cao ở nước ta. Hai căn bệnh này về bản chất bệnh, về mức độ nguy hiểm, mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe và cách điều trị là hoàn toàn khác nhau. Nhưng trên thực tế vẫn có nhiều người không thể phân biệt được bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng.

I. Bệnh trĩ và bệnh ung thư đại trực tràng là gì?

Bệnh trĩ là căn bệnh gây ra bởi sự giãn nở quá mức bởi các đám rối tĩnh mạch trĩ. Sự giãn nở này làm hình thành các búi trĩ nằm trên đường lược trong vùng trực tràng. Theo thời gian, các búi trĩ phát triển với kích thước lớn dần và lòi ra bên ngoài hậu môn (khi có lực rặn đại tiện) hình thành nên bệnh trĩ.

Bệnh ung thư đại trực tràng (hay còn gọi là ung thư ruột kết, ung thư đại tràng) là bệnh ung thư bắt đầu từ phần ruột kết (phần ruột già) gây nên bởi sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng ra các tế bào khỏe mạnh khác trong bộ phận của cơ thể. Bệnh cũng có thể là kết quả biến chứng của nhiều loại bệnh khác khi không được điều trị triệt để.

phân biệt trĩ và ung thư đại tràng
Phân biệt trĩ và ung thư đại tràng

Nếu như bệnh trĩ biểu hiện với mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng theo thời gian, gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt, công việc, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Thì ung thư đại trực tràng lại chọn cách lặng lẽ  “âm thầm” phát triển bệnh, dấu hiệu bệnh không thường xuyên, khiến người bệnh khó phát hiện bệnh và điều trị từ giai đoạn đầu. Nhưng một khi đã tự “hiện hình” với các triệu chứng bệnh nặng ở giai đoạn cuối, thì ung thư đại trực tràng không thể điều trị và gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Triệu chứng tương tự của bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng

Bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng là hai bệnh lý khác nhau, nhưng có một số triệu chứng tương tự nhau. Điều này có thể khiến người bệnh nhầm lẫn giữa hai bệnh và dẫn đến chẩn đoán sai.

Các triệu chứng giống nhau của bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng bao gồm:

  • Chảy máu hậu môn: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của cả bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng. Máu có thể đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, và có thể xuất hiện khi đi vệ sinh, sau khi đi vệ sinh hoặc không có liên quan đến việc đi vệ sinh.
  • Đau rát hậu môn: Đau rát hậu môn có thể là triệu chứng của bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại hoặc ung thư đại trực tràng. Đau rát thường xảy ra khi đi vệ sinh hoặc ngồi lâu.
  • Ngứa ngáy hậu môn: Ngứa ngáy hậu môn có thể là triệu chứng của bệnh trĩ ngoại hoặc ung thư đại trực tràng. Ngứa ngáy thường xảy ra khi hậu môn ẩm ướt hoặc bị kích ứng.
  • Sa búi trĩ: Sa búi trĩ là triệu chứng của bệnh trĩ nội hoặc bệnh trĩ ngoại. Búi trĩ có thể thò ra ngoài hậu môn, đặc biệt là khi đi vệ sinh hoặc ho.
  • Khó đi tiêu: Khó đi tiêu có thể là triệu chứng của bệnh trĩ hoặc ung thư đại trực tràng. Khó đi tiêu có thể khiến người bệnh phải rặn nhiều, từ đó gây ra chảy máu và đau rát hậu môn.

III. Phân biệt đi ngoài ra máu ở bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng

Để phân biệt được 2 căn bệnh này người bệnh cần hiểu được bệnh, nắm được nguyên nhân, triệu chứng từng bệnh, từ đó có phép so sánh và  phát hiện bệnh cũng như có phương pháp chữa trị đúng tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

3.1 Triệu chứng đi ngoài ra máu

dấu hiệu ung thư trực tràng
Đi ngoài ra máu là triệu chứng xuất hiện ở cả 2 bệnh

Đi ngoài ra máu là triệu chứng của bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên ở mỗi bệnh khác nhau, chứng đi ngoài ra máu sẽ có những biểu hiện khác nhau mà nếu để ý chi tiết người bệnh vẫn có thể phân biệt được. Cụ thể như:

 – Đi ngoài ra máu ở bệnh trĩ:

  • Khi đi đại tiện, máu chảy là dòng máu giàu oxi có màu đỏ tươi (màu đỏ cờ), không lẫn vào phân và đi liền theo phân.
  • Số lượng máu chảy thay đổi rõ rệt qua từng giai đoạn bệnh trĩ: Ban đầu máu chảy ít, nhỏ giọt, xuất hiện không thường xuyên, người bệnh thường phát hiện thông qua mắt thường hoặc giấy vệ sinh. Về sau khi bệnh nặng, máu chảy thường xuyên với số lượng nhiều, chảy giọt ranh hoặc có thể phun thành tia khiến người bệnh mất máu nhanh.
  • Tình trạng đi ngoài ra máu nặng hơn khi người bệnh thường xuyên uống rượu bia, ăn đồ cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.

||Xem thêm: Bị trĩ đi ngoài ra máu phải làm sao? 10+ Cách điều trị hiệu quả

 – Đi ngoài ra máu ở bệnh ung thư đại trực tràng:

  • Khi đi đại tiện, máu màu thẫm (hoặc máu lẫn vào phân khiến phân có màu đen) và có lẫn các thành phần nhớt giống như dịch, mủ.
  • Số lượng máu chảy không theo bất kỳ một quy luật hoặc một thời điểm nào: có lúc máu chảy ít, có lúc máu chảy nhiều (nhưng vẫn luôn ít hơn lượng máu chảy ở bệnh trĩ); lúc xuất hiện với tần suất dày nhưng cũng có lúc xuất hiện hiện ít, không thường xuyên (khiến người bệnh lầm tưởng chúng đã tự khỏi).

3.2 Dựa vào các triệu chứng khác của từng bệnh

phân biệt trĩ và ung thư đại tràng
Sa búi trĩ là triệu chứng điển hình của bệnh trĩ

 – Các triệu chứng khác của bệnh trĩ:

Ngoài đi cầu ra máu, sa búi trĩ là triệu chứng thứ 2 là cũng là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh trĩ. Có thể hiểu sa búi trĩ chính là sự lòi ra bên ngoài hậu môn của các búi trĩ (có hình dạng giống như các cục thịt hồng) khi người bệnh rặn đại tiện. Mức độ sa búi trĩ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào kích thước búi trĩ là lớn hay bé. Cụ thể như:

  • bệnh trĩ cấp độ 2, sa búi trĩ ở mức độ nhẹ, các búi trĩ sa ra bên ngoài và có thể tự co vào ngay sau đó.
  • trĩ cấp độ 3: do khối lượng búi trĩ lớn nên khi người bệnh đi đại tiện các búi trĩ lòi ra bên ngoài nhưng không thể co vào được, người bệnh phải dùng tay nhét, ấn thì các búi trĩ sẽ thụt vào.
  • Đến trĩ cấp độ 4: búi trĩ hoàn toàn mất khả năng co vào hậu môn. Đây cũng là cấp độ nguy hiểm nhất và có thể gây biến chứng ở người bệnh trĩ
  • Có xuất hiện dịch nhầy ở xung quanh rìa hậu môn. Số lượng dịch nhầy tăng tỉ lệ thuận với cấp độ bệnh trĩ
  • Người bệnh không bị đau bụng. Cảm giác nhói đau chỉ xuất hiện ở vùng hậu môn
  • Có cảm giác đau, ngứa, sưng, phù nề khó chịu ở vùng hậu môn.
  • Bị ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống: Gặp bất tiện trong việc di chuyển, hoặc khi ngồi quá lâu. Cơ thể mệt mỏi do thiếu máu, có thể gây ra một số bệnh như suy nhược cơ thể, vàng da, hay ốm vặt…

 – Các triệu chứng khác của bệnh ung thư đại trực tràng:

phân biệt trĩ và ung thư đại tràng
Ung thư đại trừng tràng gây ra những cơn đau quặn bụng
  • Đi đại tiện nhiều hơn: Người bệnh đại tiện ra phân có kèm theo chất nhầy. Phân mỏng, hẹp hơn nhiều so với bình thường.
  • Bị cảm giác mót đại tiện thường xuyên nhưng khi vào WC lại không rặn ra phân.
  • Hệ tiêu hóa bị rối loạn: có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy hoặc cả chứng táo bón và tiêu chảy xuất hiện đan xen nhau.
  • Người bệnh bị đau quặn bụng và đau thành từng cơn, đau tái mặt. Bệnh càng về giai đoạn cuối thì tần suất các cơn đau xuất hiện nhiều.
  • Cơ thể hay bị mệt mỏi, khó thở, chóng mặt
  • Bị giảm cân nhanh chóng, người gầy sút hay bị kém ăn nhưng không rõ lý do.

3.3 Đối tượng mắc bệnh

 – Bệnh trĩ: có thể xảy ra ở mọi đối tượng khác nhau: cả người già, người trung niên, thanh niên và cả trẻ em, cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên theo số liệu thống kê mới đây của bệnh viện Johns Hopkins (Maryland, Mỹ) tỉ lệ người mắc trĩ từ độ tuổi 30 – 67 tuổi chiếm 70% chủ yếu ở:

  • Nhóm người có đặc thù công việc ngồi liên tục nhiều giờ trong ngày.
  • Người hay mắc chứng táo bón, táo bón kinh niên.
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ sau khi sinh.

 – Bệnh ung thư đại trực tràng: Nhóm người trung niên từ khoảng 40 – 55 tuổi là nhóm dễ mắc ung thư đại trực tràng nhất. Bệnh tập trung nhiều ở nhóm người:

  • Nhóm người bị viêm loét đại tràng
  • Nhóm người bị polyp đại tràng
  • Nhóm người có tiền sử trong gia đình đã từng có người mắc ung thư đại tràng: Nhóm người này có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn so với các nhóm khác.

Tuy nhiên, hiện nay người mắc ung thư đại trực tràng đang có dấu hiệu trẻ hóa ở cả độ tuổi thanh niên. Một số nguyên nhân kể đến như: trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng – thực phẩm “bẩn”; hoặc do thói quen sống, cách sinh hoạt thiếu khoa học: thói quen ăn uống thất thường, uống rượu, bia, cafe nhiều hoặc dùng các chất kích thích có hại như thuốc lá…

3.4. Một số xét nghiệm tìm bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng

Do ở 2 cấp độ bệnh khác nhau nên các khâu khám và điều trị ở bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng cũng khác nhau.

– Ở bệnh trĩ, một số phương pháp thăm khám bệnh trĩ hay được áp dụng như:

  • Thăm khám lâm sàng hậu môn – trực tràng.
  • Thăm khám cận lâm sàng: cụ thể là nội soi trực tràng, xét nghiệm máu.

 – Đối với ung thư đại tràng, có một số phương pháp xét nghiệm sàng lọc nhằm chuẩn đoán bệnh:

  • Thăm khám trực tràng.
  • Chụp hình đại tràng với chất cản quang.
  • Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT).
  • Xét nghiệm DNA phân.
  • Chụp cắt lớp đại tràng.

IV. Phương pháp điều trị bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng

Bệnh trĩ và bệnh ung thư đại trực tràng được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh là nặng hay nhẹ.

4.1 Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ

phân biệt trĩ và ung thư đại tràng
Dùng thuốc điều trị bệnh trĩ tại chỗ
  • Mẹo dân gian điều trị bệnh trĩ: Đây là phương pháp dùng các bài thuốc với nguyên liệu có nguồn gốc từ dân gian như: lá rau diếp cá chữa trĩ, lá trầu không, sung quả, lá thiên lý, cây lá bỏng, cây rau sam, lá thầu dầu tía… để điều trị bệnh trĩ độ 1 và độ 2.
  • Dùng thuốc Tây y điều trị nội khoa: Với cấp độ bệnh bắt đầu phát triển như trĩ độ 3 (hoặc một số người không có thời gian áp dụng cách dân gian) có thể lựa chọn thăm khám và xin bác sĩ kê đơn các thành phần thuốc điều trị trĩ. Ngoài ra, có thể tham khảo dùng kết hợp các loại kem bôi trĩ nhằm điều trị bệnh tại chỗ
  • Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ: Đây là phương pháp hạn chế chỉ nên dùng cho người bệnh trĩ mắc bệnh quá nặng (bệnh trĩ cấp độ 4) và phải có sự chỉ định của bác sĩ điều trị. Một số phương pháp cắt trĩ hiện nay như: Phương pháp cắt trĩ PPH, cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT, cắt trĩ bằng phương pháp Longo

4.2 Phương pháp điều trị bệnh ung thư đại trực tràng

Bệnh ung thư đại trực tràng khi phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm có thể áp dụng một số phương pháp điều trị bệnh như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Khi người bệnh phát hiện bệnh từ rất sớm, các khối u mới hình thành, còn bé và chưa có dấu hiệu di căn, các bác sĩ điều trị tiến hành cắt bỏ khối u với một phần đại tràng, trực tràng và các hạch lân cận. Đây là phương pháp có thể loại bỏ bệnh từ gốc đối với trường hợp ung thư đại trực tràng vừa mới hình thành.
  • Xạ trị: là phương pháp phóng xạ dùng tia X có năng lượng cao nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ giúp khối u thu nhỏ lại giúp phẫu thuật cắt bỏ dễ dàng hơn. Hoặc xạ trị cũng được dùng sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại trong vùng điều trị. Đây cũng là phương pháp hay được áp dụng nhất trong điều trị ung thư đại trực tràng.
  • Hóa trị: Đây phương pháp điều trị toàn thân. Thuốc hóa trị được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc thông qua đường uống đi vào cơ thể. Hóa trị có thể được sử dụng sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể và nhằm kiểm soát sự phát triển của khối u cũng như giảm bớt triệu chứng của bệnh.

Tuy nhiên, cả hai phương pháp xạ trị và hóa trị đều tác dụng lên cả tế bào ung thư lẫn tế bào lành. Vì vậy, tùy vào loại thuốc và liều lượng cụ thể của thuốc mà bệnh nhân có thể gặp phải những biểu hiện sau trong quá trình hóa trị: rụng tóc, buồn nôn, đau miệng, đại tiện lỏng, người mệt mỏi, thậm chí nhiễm khuẩn hoặc chảy máu.

Dù là bệnh trĩ hay ung thư đại trực tràng thì cả hai căn bệnh này đều làm tổn hại đến sức khỏe, đặc biệt bệnh ung thư đại trực tràng còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng đi ngoài ra máu, ngoài việc tìm bệnh qua các dấu hiệu máu chảy và các yếu tố đi kèm, người bệnh hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở uy tín để tìm ra bệnh cũng như sớm có phương pháp điều trị bệnh dứt điểm.

||Xem thêm bài viết khác:

Cập nhật lúc: 31/01/2024

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...