Co Trĩ

COTRI làm săn se và dịu mát

Giúp co Trĩvà giảm đau rát nhanh chóng

  • Sản phẩm
  • Điểm bán

Tư vấn miễn cước

1800.6293

  • Trang chủ
  • Cotripro Gel
  • Cẩm nang bệnh trĩ
    • Bệnh trĩ nội
    • Bệnh trĩ ngoại
    • Trĩ hỗn hợp
    • Đi ngoài ra máu
    • Trĩ khi mang thai
    • Bệnh lòi dom
  • Phương pháp điều trị
  • Ăn gì – Kiêng gì
  • Điểm bán
  • Hỏi đáp
  • Người dùng chia sẻ
Trang chủ » Cẩm nang bệnh trĩ » Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do trĩ và cách điều trị nhanh khỏi

Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do trĩ và cách điều trị nhanh khỏi

Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do trĩ và cách điều trị nhanh khỏi 1

Bệnh trĩ là do các tĩnh mạch cung cấp máu cho trực tràng và hậu môn bị giãn ra và phồng lên, tạo thành một búi trĩ. Bệnh trĩ có thể gây đau và có thể dẫn đến chảy máu nếu bị vỡ mạch máu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những dấu hiệu nhận diện đi ngoài ra máu tươi do trĩ và cách điều trị tại nhà. Nếu chảy máu và các triệu chứng khác vẫn tiếp tục, bạn cũng sẽ biết được khi nào cần đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ.

Mục lục

  • Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do trĩ
    • Phân biệt đi ngoài ra máu tươi do một số bệnh khác
  • 2. Điều trị đi ngoài ra máu tươi do trĩ tại nhà
    • Ngâm nước ấm
    • Chườm lạnh
    • Thoa kem bôi
    • Sử dụng giấy vệ sinh mềm và không được gãi
    • Uống thuốc bổ để giảm chảy máu
    • Giảm áp lực lên búi trĩ
    • Nên tập thể dục và đi bộ để giảm áp lực lên búi trĩ
  • 3. Điều trị đi ngoài ra máu tươi do trĩ tại bệnh viện
    • Phẫu thuật cắt trĩ cho bệnh trĩ ngoại hoặc trĩ nội
    • Thắt dây chằng cao su cho bệnh trĩ nội
    • Tiêm xơ búi trĩ nội
    • Đốt búi trĩ nội bằng laser hoặc sóng vô tuyến
    • Đông lạnh búi trĩ
    • Kẹp búi trĩ
  • 4. Tìm hiểu về bệnh trĩ
    • Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
    • Triệu chứng của bệnh trĩ
    • Cách kiểm tra xem bạn có bị trĩ không
    • Bác sĩ khám bệnh trĩ như thế nào

Dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi do trĩ

Bệnh nhân bệnh trĩ thường có tình trạng táo bón, phân khô cứng, khó đi cầu. Khi đi cầu ra máu tươi. Máu tươi có thể chỉ dính phân nhưng thường chảy nhỏ giọt hoặc bắn thành tia.

Đi ngoài ra máu do trĩ có các dấu hiệu phân biệt sau: Đi ngoài ra máu tươi ngay sau khi đi ngoài. Máu này như máu gà cắt tiết hoặc phủ lên trên phân.

Bệnh trĩ còn đi kèm với một số dấu hiệu đặc trưng khác là:

  • Sa lồi búi trĩ: Sa một bó hay cả vòng trĩ khi đi ngoài hoặc gắng sức. Nếu búi trĩ không tự co lên được sau đại tiện thì người bệnh phải dùng tay đẩy lên.
  • Đau rát vùng hậu môn: do kích thước búi trĩ lớn dần và hiện tượng sa búi trĩ ra ngoài nên người bệnh thường đau rát, ngứa ngáy.

Phân biệt đi ngoài ra máu tươi do một số bệnh khác

➤Ung thư đại trực tràng: đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài, đi ngoài ra máu lẫn với nhầy trong phân (vì máu chảy ở niêm mạc vùng ung thư có thể bị viêm nên tiết nhầy) phân nát, phân hình lá úa (bởi phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp. Bệnh nhân thường bị rối loạn đại tiện như đi táo, đi lỏng thất thường, có thời gian táo bón kéo dài

➤Bệnh polip trực tràng và đại tràng: người bệnh bị đại tiện máu tươi từng đợt, rất nhiều máu.

➤Bệnh viêm nứt kẽ ống hậu môn: bệnh nhân thấy đau vùng hậu môn, khi đi đại tiện, máu tươi chảy thành từng giọt, đau lưng khi đi đại tiện.

➤Bệnh viêm loét trực tràng chảy máu: bệnh nhân đi đại tiện nhiều, phân lẫn máu, lẫn nhầy và cảm thấy đau bụng nhiều.

XEM THÊM: Đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu của bệnh gì

2. Điều trị đi ngoài ra máu tươi do trĩ tại nhà

Ngâm nước ấm

Ngâm nước ấm 1

Để giảm kích ứng, giảm đau, giúp co nhỏ các tĩnh mạch và giảm ngứa, bạn cần ngâm mông trong nước ấm từ 15 đến 30 phút, ba lần một ngày.

Bạn có thể pha thêm ¼ chén muối biển vào nước ấm và ngồi ngâm mông 30 phút một lần. Muối là một chất kháng khuẩn tuyệt vời, thường được sử dụng để giúp chữa lành vết thương và loại bỏ nhiễm trùng.

Bạn cũng có thể thêm nước cây phỉ (hazel hazel), là một phương thuốc làm dịu và làm mát cho búi trĩ. Nên thực hiện tối thiểu một lần một ngày, mỗi lần ngồi ngâm trong khoảng từ 15 đến 30 phút.

Chườm lạnh

Chườm lạnh 1

Đặt túi nước đá trong tủ đông cho đến khi nó đông đá hoàn toàn. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên búi trĩ. Thay vào đó, bọc túi đá trong một chiếc khăn vải sạch và ấn nhẹ vào búi trĩ. Không chườm trong thời gian dài vì nó có thể làm hỏng các vùng da xung quanh. Tốt nhất là áp vào búi trĩ trong vài phút, nghỉ một chút cho da trở lại nhiệt độ bình thường và sau đó tiếp tục áp lại.

Chườm lạnh sẽ giúp giảm đau và sưng bằng cách giảm viêm. Nó cũng sẽ làm co mạch nên giúp cầm được máu.

Thoa kem bôi

Thoa kem bôi 1

Sử dụng kem có chứa Yomogin (hoạt chất được tìm thấy trong ngải cứu), và Ficus glomerata (chiết xuất từ lá sung). Yomogin giúp co mạch từ đó làm giảm chảy máu, giúp săn se búi trĩ. Lá sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Bạn cần kết hợp với các hoạt chất chống viêm, diệt khuẩn khác để giảm sưng đau khi búi trĩ chảy máu, như cúc tần và tinh chất nghệ.

Thoa kem bôi 2

Cotripro là gel bôi trĩ chính hãng đầu tiên của Việt Nam với các thành phần dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến. CotriPro sẽ giúp chấm dứt tình trạng chảy máu do bệnh Trĩ hay nứt kẽ hậu môn nhanh chóng chỉ sau khoảng 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm thì nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng (3-6 tuýp) để búi Trĩ co dần lên.

Với các thành phần thảo dược:

  • Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm
  • Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau
  • Đặc biệt Sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.

Làm sao để chấm dứt tình trạng đi ngoài ra máu tươi? 1

Sử dụng giấy vệ sinh mềm và không được gãi

Sử dụng giấy vệ sinh mềm và không được gãi 1

Giấy vệ sinh thô có thể làm trầy xước hoặc gây kích ứng da. Để làm dịu cơn đau và giảm kích ứng, bạn nên sử dụng khăn ẩm hoặc rửa nước và dùng khăn thấm khô hậu môn. Bạn cũng có thể thấm ướt khăn với witch hazel, hydrocortison, lô hội hoặc vitamin E. Không lau quá mạnh, vì có thể gây kích ứng hoặc gây chảy máu thêm. Thay vào đó, bạn cần thấm nhẹ để lau hết nước đi.

Gãi chỉ làm tăng chảy máu và kích thích, gây thêm áp lực lên cho búi trĩ vốn đã mềm và dễ bị tổn thương, chảy máu của bạn. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn.

Uống thuốc bổ để giảm chảy máu

Hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kì loại thuốc bổ nào, đặc biệt khi bạn đang dùng các loại thuốc khác. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bổ sung thuốc bổ. Những thuốc bổ thường được sử dụng là

✔Fargelin extra: đây là một loại thuốc y học cổ truyền Trung Quốc, bạn có thể uống ba hoặc bốn lần một ngày để tăng cường tĩnh mạch, làm giảm chảy máu.

✔Thuốc Flavonoid: đã được chứng minh giúp làm giảm chảy máu, đau, ngứa và tái phát. Chúng làm tăng trương lực mạch máu, làm giảm rò rỉ các mao mạch.

✔Canxi dobesilate hoặc viên doxium: Uống trong hai tuần theo hướng dẫn in trên bao bì. Những loại thuốc này đã được chứng minh là làm giảm rò rỉ các mạch máu nhỏ, ngăn ngừa cục máu đông và cải thiện độ nhớt của máu. Tất cả những tác dụng này giúp làm giảm sưng các mô gây ra bệnh trĩ.

Giảm áp lực lên búi trĩ

Giảm áp lực lên búi trĩ 1

Điều này có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt các triệu chứng chảy máu của bệnh trĩ. Bạn cần ăn nhiều chất xơ để làm mềm phân và giảm táo bón. Cố gắng ăn trái cây, rau và ngũ cốc hoặc uống thuốc bổ sung chất xơ, mục tiêu là cung cấp đủ 25 gram chất xơ mỗi ngày cho nữ giới hoặc 38 gram cho nam giới.

Uống nhiều nước và tập thói quen đi tiêu đều đặn, đặc biệt tránh rặn mạnh khi đi tiêu. Bạn cũng nên tránh ngồi vệ sinh trong thời gian dài vì có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ, khiến chúng bị chảy máu nặng hơn.

Nên tập thể dục và đi bộ để giảm áp lực lên búi trĩ

Nên tập thể dục và đi bộ để giảm áp lực lên búi trĩ 1

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ cũng rất thích sử dụng chiếc đệm có khoét rỗng ở giữa để giúp giảm trọng lượng cơ thể đè lên búi trĩ khi ngồi. Trong một vài trường hợp, nó có thể gây áp lực nhiều hơn cho khu vực hậu môn, vì vậy hãy ngừng sử dụng nếu các triệu chứng của bạn trở nên nặng hơn, chảy máu tiếp tục hoặc chảy máu tái phát lại sau một thời gian.

3. Điều trị đi ngoài ra máu tươi do trĩ tại bệnh viện

Nếu bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, trông nhợt nhạt, tay hoặc chân lạnh, nhịp tim cao hoặc mất minh mẫn, kèm theo mất máu, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Bạn cũng nên đến kiểm tra với bác sĩ nếu lượng máu chảy khi đi tiêu ngày càng tăng lên.

Khi bệnh trĩ của bạn đã phát triển lớn và không còn phù hợp với các thủ thuật ít xâm lấn hơn, bạn có thể cần phải phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ loại bỏ búi trĩ bằng các dụng cụ khác nhau như kéo, dao mổ hoặc dây chằng (thiết bị cung cấp dòng điện để bịt kín búi trĩ chảy máu). Bạn sẽ được gây mê bằng cách sử dụng thuốc gây tê cục bộ, kết hợp với thuốc an thần, gây tê tủy sống hoặc gây mê toàn thân.

Phẫu thuật cắt trĩ cho bệnh trĩ ngoại hoặc trĩ nội

Cắt trĩ là cách hiệu quả và đầy đủ nhất để điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn nặng hoặc thường xuyên tái phát lại nhiều lần. Phẫu thuật này thường đau, nhưng bác sĩ sẽ kê cho bạn các toa thuốc uống, hướng dẫn phương pháp ngâm mông trong nước ấm và thoa kem bôi sau khi phẫu thuật để giảm đau.

So với phẫu thuật cắt trĩ, kẹp trĩ có nguy cơ tái phát và sa trực tràng cao hơn (hiện tượng trực tràng nhô ra khỏi hậu môn)

Thắt dây chằng cao su cho bệnh trĩ nội

Khi búi trĩ đã sa ra khỏi hậu môn, bạn có thể được chỉ định thắt búi trĩ bằng dây cao su. Bác sĩ sẽ chèn đầu dò qua ống soi (thiết bị được đưa vào hậu môn để xem trực tràng). Sau đó, bác sĩ sẽ gắn một thiết bị giống như dây cao su ở đáy của búi trĩ. Dây cao su này sẽ cắt đứt lưu thông máu, làm co và loại bỏ búi trĩ sau một thời gian.

Bạn có thể cảm thấy không thoải mái sau khi làm thủ thuật. Nhưng đừng lo, có rất nhiều phương pháp hỗ trợ sau thủ thuật như ngâm nước ấm, sử dụng gel bôi sẽ giúp bạn giảm đau.

Tiêm xơ búi trĩ nội

Bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị đưa vào hậu môn để xem trực tràng, và dùng nó để tiêm các dung dịch hóa học như 5% phenol trong dầu, dầu thực vật, quinine, và urê hydrochloride hoặc dung dịch muối hypertonic vào gốc búi trĩ. Phương pháp này sẽ làm cho các tĩnh mạch trĩ co lại.

Liệu pháp xơ cứng được coi là kém hiệu quả hơn so với thắt cao su.

Đốt búi trĩ nội bằng laser hoặc sóng vô tuyến

Bác sĩ của bạn có thể sử dụng laser hồng ngoại hoặc tần số vô tuyến để làm đông các tĩnh mạch gần búi trĩ. Phương pháp laser dùng một đầu dò hồng ngoại tiếp cận sát gốc búi trĩ. Nếu sử dụng tần số vô tuyến, điện cực hình quả cầu được kết nối với máy phát tần số vô tuyến, làm khiến cho búi trĩ đông lại và bay hơi.

Phương pháp điều trị hồng ngoại có nhiều khả năng dẫn đến bệnh trĩ tái phát, so với thắt búi trĩ bằng dây cao su.

Đông lạnh búi trĩ

Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân bị trĩ nội. Bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò và áp lạnh vào gốc của búi trĩ. Điều này sẽ gây ra sự phá hủy các mô. Nhưng, phương pháp này không được sử dụng thường xuyên vì khả năng tái phát bệnh cao.

Kẹp búi trĩ

Bác sĩ sử dụng một thiết bị để kẹp búi trĩ nội, ngăn không cho nó sa ra ngoài khỏi hậu môn. Đồng thời, nó cũng sẽ cắt đứt nguồn cung cấp máu vào búi trĩ, các mô cuối cùng chết dần và bạn sẽ không bị chảy máu nữa.

Thời gian phục hồi thường nhanh hơn và ít đau hơn so với phẫu thuật cắt trĩ.

4. Tìm hiểu về bệnh trĩ

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ 1

Táo bón mãn tính, rặn mạnh khi đi tiêu và ngồi lâu trong nhà vệ sinh là những nguyên nhân liên quan đến bệnh trĩ. Tất cả có thể gây áp lực lớn lên các tĩnh mạch của bạn, làm suy yếu lưu thông. Mang thai cũng là một lý do tạo ra áp lực lớn lên các tĩnh mạch này, đặc biệt là trong khi sinh, động tác rặn mạnh có thể dẫn đến bệnh trĩ.

Bệnh trĩ phổ biến hơn khi bạn già đi và ở những người thừa cân.

Bệnh trĩ có thể xuất hiện ở bên trong (trĩ nội) hoặc bên ngoài (trĩ ngoại). Bệnh trĩ nội không đau trong khi bên ngoài đau. Nhưng, cả hai loại có thể dẫn đến chảy máu nếu chúng vỡ.

Triệu chứng của bệnh trĩ

Triệu chứng của bệnh trĩ 1

Nếu bạn bị bệnh trĩ nội, bạn khó nhận biết các dấu hiệu của bệnh cho đến khi việc chảy máu khi đi tiêu xảy ra, và chúng có thể sẽ không đau. Nhưng, nếu bạn bị bệnh trĩ ngoại, một số dấu hiệu dễ nhận biết hơn sẽ xuất hiện bao gồm:

  • Chảy máu không đau khi đi tiêu. Sẽ không có nhiều máu và nó sẽ có màu đỏ tươi.
  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn của bạn.
  • Đau hoặc khó chịu.
  • Sưng quanh hậu môn của bạn.
  • Một khối mô nhạy cảm hoặc đau gần hậu môn của bạn.
  • Rò rỉ phân.

Nếu bệnh trĩ không được chữa trị từ giai đoạn sớm, có thể sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: tắc mạch trĩ ngoại, tắc mạch trĩ nội, trĩ sa nghẹt, vỡ búi trĩ, bội nhiễm vi khuẩn, nhiễm khuẩn máu, viêm nhiễm hậu môn.

Cách kiểm tra xem bạn có bị trĩ không

Lưng quay về phía gương, ngoái lại nhìn xem có bất kỳ cục u hoặc khối lồi ra nào xung quanh hậu môn của bạn. Màu sắc búi trĩ có thể là màu da bình thường, hoặc cũng có thể là màu tím, màu đỏ đậm hơn. Nếu bạn ấn vào cục u, nó có thể đau. Nếu bạn đang gặp tình trạng như vậy, đó có thể là một búi trĩ ngoại. Hãy chú ý xem có máu trên giấy vệ sinh không, sau khi bạn đi tiêu. Máu trĩ thường có màu đỏ tươi, chứ không phải màu sẫm (nếu máu đỏ thẫm có thể nó đã chảy ra từ nơi nào đó, ở sâu trong hệ thống tiêu hóa của bạn).

Bạn sẽ khó nhìn thấy búi trĩ nội tại nhà nếu không có dụng cụ phù hợp. Hãy đến khám với bác sĩ. Tại đây, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra thêm các lý do khác cũng có thể gây chảy máu hậu môn như ung thư ruột kết và polyp, vì cả hai khối này cũng gây chảy máu như bệnh trĩ.

Bác sĩ khám bệnh trĩ như thế nào

Bác sĩ sẽ xác định xem bạn có bị trĩ hay không bằng cách quan sát bên ngoài hậu môn, hỏi về các triệu chứng bạn đã gặp, thăm khám hậu môn trực tràng và có thể soi hậu môn trực tràng.

Bác sĩ sẽ đút một ngón trỏ đã được bôi trơn vào hậu môn để cảm nhận có khối u, khối thịt hay có máu chảy ra nào không. Nếu nghi ngờ bạn bị trĩ nội, bác sĩ có thể đưa ống nội soi qua hậu môn của bạn vào trực tràng. Điều này cho phép bác sĩ nhìn rõ hơn bằng ánh sáng và tìm kiếm các tĩnh mạch bị sưng, căng hoặc đang chảy máu.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm phân. Phương pháp này giúp phát hiện các tế bào máu siêu nhỏ có trong phân, có thể phát hiện ra các bệnh như bệnh trĩ, ung thư ruột kết và polyp.

Nếu bạn cần làm xét nghiệm máu trong phân thì trong ba ngày trước khi xét nghiệm, bạn không được ăn thịt đỏ, củ cải, dưa đỏ hoặc bông cải xanh chưa nấu chín, vì chúng có thể gây ra kết quả dương tính giả cho xét nghiệm.

Theo Cotripro.vn

BTV - Ngọc Tuyết - 23/10/2019
★★★★★★
Chia sẻ
1800 6293

Bài viết liên quan

  • Đi ngoài ra máu nên ăn gì?
  • Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
  • Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bệnh gì?
  • Bệnh trĩ là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về bệnh trĩ
  • Cách chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản, hiệu quả cao “được bác sĩ khuyên”

Thông tin về Cotripro gel

  • Cách dùng Cotripro Gel hiệu quả?
  • Cotripro Gel có tác dụng phụ không?
  • Nên dùng Cotripro trong bao lâu để đạt hiệu quả?
  • Cotripro Gel – Hiệu quả chỉ sau 1 tuýp
  • Tôi muốn mua Cotripro Gel thì mua ở đâu?

 

Tư vấn trực tuyến

Chuyên gia Thu Hiền

Nhắn tin ngay

Nhận tư vấn

Chuyên gia Bích Phượng

Nhắn tin ngay

Nhận tư vấn

Chuyên gia Phương Anh

Nhắn tin ngay

Nhận tư vấn

Gửi câu hỏi cho chuyên gia Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Bình luận về bài viết

Bài viết có: 4 bình luận

  1. Trần Thị Trang bình luận

    03/09/2019 at 14:52

    Cho mình hỏi mình sờ ở hậu môn có 1 cục thịt đó có phải là bệnh trĩ không đi vệ sinh đau rát với lại ra máu nhiều nhưng ngồi xuống hay đi lại k đau

    Trả lời
    • Chuyên gia bệnh trĩ bình luận

      03/09/2019 at 14:54

      Chào bạn Trang,
      Với những triệu chứng mà bạn đang gặp phải khả năng cao bạn đang bị bệnh trĩ. Nguyên nhân hầu hết là do táo bón lâu ngày, làm giãn tĩnh mạch trĩ và hình thành búi trĩ. Muốn biết mình đang bị trĩ nội hay trĩ ngoại thì bạn cần đi khám bác sĩ mới có kết luận bạn nhé. Trường hợp này, bạn nên dùng Cotripro Gel giúp giảm triệu chứng đau rát, chảy máu sau 1 tuần sử dụng, thời gian dùng tùy thuộc mức độ bệnh lý nhẹ hay nặng mà có thời gian phù hợp nhé. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giúp bổ sung chất xơ, tránh táo bón và phòng bệnh tái phát.
      Hiện Cotri pro Gel đang được bán rộng rãi tại các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc, bạn tham khảo điểm bán gần nhà tại đây: https://cotripro.vn/diem-ban/
      Cần tư vấn bạn gọi lên tổng đài miễn phí 18006293 để được hỗ trợ nhé.
      Chúc bạn sức khỏe!

  2. Phan Tuan Thang bình luận

    03/09/2019 at 14:52

    Tôi đi ngoài bị lòi ra 1 cục nhưng không ra máu, đi xong phải dùng tay ấn vào, bs bảo bị lòi dom. Có dùng thuốc này được không?

    Trả lời
    • Chuyên gia bệnh trĩ bình luận

      03/09/2019 at 14:53

      Chào bạn Phan Tuán Thăng!
      Với triệu chứng bạn chia sẻ, rất có thể bạn đang gặp trĩ nội độ 3. Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ thường do táo bón lâu ngày, do chế độ ăn nhiều đồ cay nóng gây nên. Bạn nên điều chỉnh chế độ ăn bằng cách ăn nhiều đồ ăn mát như rau xanh, trái cây tươi giúp nhuận tràng và bổ sung vitamin tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, bạn dùng thêm Cotripro Gel giúp săn se, co dàn búi trĩ và làm bền thành mạch từ đó giúp ngăn búi trĩ tái phát nhé.
      Hiện Cotripro Gel đang được bán rộng rãi tại các nhà thuốc uy tín, bạn tham khảo điểm bán gần nhà tại đây nhé: https://cotripro.vn/diem-ban/.
      Cần tư vấn, bạn vui lòng gọi lên tổng đài miễn phí 18006293 để được hỗ trợ nhé.
      Cảm ơn bạn, chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Hỏi đáp chuyên gia

Câu hỏi thường gặp

  • Thỉnh thoảng đi ngoài ra máu có sao không? Có nguy hiểm không
  • Xin tư vấn trĩ hỗn hợp
  • Tôi bị nứt kẽ hậu môn có dùng được Cotripro không?
  • Gel bôi nào làm co, teo rụng búi trĩ?
  • Làm thế nào để búi trĩ co lên?

Xem toàn bộ

Cotripro Gel - Giải pháp cho bệnh Trĩ

Bài viết nổi bật

Đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu của bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi là dấu hiệu của bệnh gì?

Bệnh trĩ là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về bệnh trĩ

Hình ảnh bệnh trĩ nội và trĩ ngoại thay đổi theo 4 cấp độ

Hình ảnh bệnh trĩ nội và trĩ ngoại thay đổi theo 4 cấp độ

Dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh trĩ?

Dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh trĩ?

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Xem toàn bộ

Video nổi bật

Trong chương trình Mỗi Ngày 1 Niềm Vui, VTV3,Bác sĩ Hoàng Đình Lân,Tổng thư ký Hội hậu môn trực tràng Việt Nam, chia sẻ về chủ đề đẩy lùi bệnh trĩ bằng thảo dược.

HOTLINE MIỄN CƯỚC 1800 6293

ĐẶT MUA COTRIPRO

- Giá bán lẻ : 290.000 đ/hộp.

- Mua từ 3 hộp : 280.000 đ/hộp.

- Phí vận chuyển chỉ : 10.000 đồng (Miễn phí vận chuyển khi mua từ 2 hộp)


Chuyên viên sẽ tư vấn và xác nhận lại đơn đặt hàng của bạn nhé
HOTLINE MIỄN CƯỚC 1800 6293

Sản phẩm được phân phối bởi:

  • Miền Bắc:Công ty Dược phẩm Phú Khánh
  • SĐT đặt hàng dành cho nhà thuốc:0243.2123.868
  • Miền Nam:Công ty Dược phẩm Nam Khánh
  • SĐT đặt hàng dành cho nhà thuốc:08.683.683.56
    08.684.802.91

SẢN PHẨM ĐƯỢC SẢN XUẤT TẠI :

CÔNG TY TNHH ĐẠI BẮC

Địa chỉ: Số 11 đường Công Nghiệp 4, KCN Sài Đồng B, P. Thạch Bàn, Q. Long Biên, Hà Nội.

 

  • © 2017 Bản quyền thuộc về CotriPro
  • Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh
  • Tác dụng khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người

 

1
↑