Đi cầu ra máu tươi khiến cơ thể người bệnh mất máu nhanh chóng, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy cách chữa đi ngoài ra máu tươi tại nhà nào hiệu quả nhất? Hãy cùng Cotripro.vn tìm hiểu nhé.
Mục lục
Đi ngoài ra máu tươi
Đi ngoài ra máu tươi hay còn gọi là đi cầu ra máu thường xảy ra khi người bệnh rặn đại tiện. Đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lí thường gặp gây nên như: bệnh trĩ, hiện tượng nứt hậu môn, kiết lỵ, bệnh polyp hậu môn hoặc có thể do ung thư đại trực tràng…
Đi ngoài ra máu tươi làm người bệnh bị mất máu nhanh chóng qua đường đại tiện. Nó khiến cho người bệnh dễ bị hoa mắt chóng mặt, thiếu máu, suy nhược cơ thể, giảm cân, suy giảm sức khỏe làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Một số bài thuốc dân gian chữa đi ngoài ra máu tại nhà
Cotripro.vn xin giới thiệu tới bạn đọc một số bài thuốc dân gian chữa đi ngoài ra máu bằng các loại cây cỏ quanh ta dưới đây:
Chè mộc nhĩ trắng táo đỏ hạt sen điều trị đi ngoài ra máu
- Chuẩn bị: Mộc nhĩ trắng, hạt sen và táo đỏ: mỗi loại 50g + đường trắng (tùy theo khẩu vị thích ăn ngọt nhiều hoặc ít).
- Cách làm: rửa sạch nguyên liệu sau đó cho vào nồi đun cùng khoảng 1lit nước. Đun sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm khoảng 30 – 40 phút cho nguyên liệu nhừ và nước chè chất lượng. Cho đường đủ độ ngọt. Đợi nguội và dùng ăn trong ngày. Có thể để ngăn mát tủ lạnh để có hương vị ngon hơn. Tuần thực hiện 4 lần và đợi kết quả.
Chè mộc nhĩ trắng táo đỏ hạt sen
Chữa đi ngoài ra máu tươi bằng cây cỏ mực
Cây cỏ mực hay còn gọi là cây rau mực, cây nhọ nồi là cây thuốc Nam có vị ngọt, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng tấy, chữa chảy máu cam, chống xuất huyết tiêu hóa và có thể cầm máu tốt, đặc biệt là cầm máu nhanh chóng ở vết thương ngoài. Dùng cỏ mực chữa đi ngoài ra máu tại nhà cũng là phương thức được nhiều người bệnh tin tưởng và áp dụng.
Cách 1:
- Chuẩn bị: 300g cây cỏ mực tươi (nên bỏ rễ, chỉ lấy thân và lá).
- Cách làm: Rửa sạch cây cỏ mực và để ráo nước. Sau đó tiến hành nướng cỏ mực trên một viên ngói hoặc tấm kính thủy tinh (dày tối thiểu 1cm) cho đến khi cỏ mực khô giòn, có thể tán thành bột. Mỗi ngày dùng 8g bột hòa với nước ấm.
Cách 2:
- Chuẩn bị: 20g cây cỏ mực + 20g cây sống đời (hay còn gọi là cây lá bỏng) + 40g lá huyết dụ. Tất cả đều chọn nguyên liệu tươi.
- Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, cho vào nồi đun cùng với 2 lít nước sạch. Khi nồi sôi tiếp tục vặn nhỏ lửa và đun thêm 15 phút cho các chất trong nguyên liệu phai ra nước. Sau đó để nguội và uống thay nước lọc, nên uống trước bữa ăn.
Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) và hiệu quả cầm máu
Chữa đi ngoài ra máu tươi bằng cây ngải cứu
Cây ngải cứu hay trong dân gian còn gọi là cây thuốc cứu, cây ngải điệp. Ngải cứu là một vị thuốc Đông y mang tính hàn quy vị, đi vào kinh can, có vị đắng và mùi thơm đặc trưng. Ngải cứu được dân gian áp dụng trong điều trị mụn nhọt, điều hòa kinh nguyệt, giúp lưu thông máu, làm giảm đau nhức xương khớp. Đặc biệt, trong sơ cứu vết thương và điều trị chứng đi ngoài ra máu , ngải cứu có khả năng cầm máu, chống viêm nhiễm rất tốt.
Cách 1: Đắp lá ngải cứu trị đi ngoài ra máu tươi
- Chuẩn bị: khoảng 100g rau ngải cứu (đã loại bỏ lá vàng úa và cọng già) đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để rau được đảm bảo.
- Cách làm: Lấy một nắm lá ngải cứu cắt khúc rồi cho vào giã nát (hoặc có thể cho vào máy xay sinh tố). Lấy thành phẩm thu được đắp vào hậu môn sau đó dùng băng gạc hoặc miếng vải sạch để giữ cố định, đảm bảo được ngải cứu giã nát tiếp xúc trực tiếp được với vết thương. Đắp trong khoảng 30 – 45 phút thì tháo ra và có thể thực hiện lần 2 ngay sau đó. Ngày thực hiện 2 lần sáng tối.
Cách 2: Uống nước lá ngải cứu và cây cỏ mực điều trị đi ngoài ra máu
- Chuẩn bị: Lá ngải cứu, cây cỏ mực, trắc bá và lá sen (tất cả đều lấy loại tươi): mỗi loại 40g
- Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu trên và ngâm lại bằng nước muối pha loãng khoảng 20 – 30 phút để đảm bảo cho nguyên được sạch. Vớt ra và để ráo nước, sau đó cho các nguyên liệu vào giã nát. Dùng miếng vải sạch vắt lấy phần nước cốt chia ra uống 2 lần/ngày. Nên dùng uống trước bữa ăn 30 phút.
- Hoặc người bệnh có thể cho tất cả nguyên liệu vào nồi sắc cùng với 1,5 lit nước lọc. Khi nồi sôi vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng 10 phút. Sau đó chắt lấy nước sắc dùng uống thay nước lọc trong ngày (nên dùng hết trong ngày không để qua đêm).
Cây ngải cứu giúp điều trị chứng đi cầu ra máu
Cách 3: Dùng ngải cứu xông hơi và ngâm hậu môn
- Chuẩn bị: Rau ngải cứu, lá lốt, cúc tần, lá sung: mỗi loại khoảng 300g (có thể lấy cả cọng già) + 1 củ nghệ vàng.
- Cách làm: rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên. Cho các nguyên liệu trên vào cùng với 3 lít nước. Nồi sôi vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng 10 -15 phút cho các tinh chất trong nguyên liệu hòa với nước. Sau đó bắc nồi nước sôi ra tiến hành xông hậu môn.
- Khi xông hơi, người bệnh nên để một tấm chăn mỏng trùm kín cả người và nồi xông nhằm tránh hơi thoát ra ngoài, giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh. Ngoài điều trị đi ngoài ra máu, việc xông hơi còn giúp cơ thể thải độc thông qua tuyến mồ hôi, tăng cường sức khỏe. Khi nồi nước ấm, người bệnh tiếp tục dùng nước ngâm vùng hậu môn. Kiên trì thực hiện tuần 2 – 3 lần cho đến khi bệnh chuyển biến tốt.
- Lưu ý: Trước khi tiến hành đắp, sông hơi hậu môn, người bệnh nên vệ sinh sạch vùng hậu môn với nước ấm pha muối loãng để hiệu quả điều trị bệnh đạt tối ưu.
Đây còn là bài thuốc dân gian lâu đời của người Thái Lan có tác dụng quá trình làm hạn chế sự phát triển và làm teo rụng dần búi trĩ ở người mắc bệnh trĩ, đặc biệt là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Kết quả phản hồi ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân có thuyên giảm và khỏi bệnh trĩ sau khi kiên trì điều trị. Hiện nay, bài thuốc này còn được nghiên cứu đưa các thành phần vào tinh chế thành dạng gel bôi trĩ tại chỗ, giúp người bệnh sử dụng đơn giản hơn.
Uống nước rau sam chữa đi ngoài ra máu tươi
Rau sam là loại cây rau dại rất dễ tìm quanh ta. Rau sam có vị chua nhẹ, mang tính hàn có chất kháng sinh tự nhiên giúp giải độc và tiêu thũng. Rau sam kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể, trị các chứng nóng trong, táo bón. Bản thân sẵn mang các chất kháng sinh nên rau sam có phản ứng rất tốt trong điều trị chứng viêm nhiễm đường tiết niệu, kiết lị, chứng đi đại tiện ra máu tươi, chứng mẩn ngứa, mụn nhọt ngoài da.
Cây rau sam
- Chuẩn bị: 200g rau sam rửa sạch và có ngâm nước muối loãng khoảng 30 phút để đảm bảo rau an toàn hơn + vài muỗng mật ong hoặc đường.
- Cách làm: Dùng rau sam giã nát và chắt lấy nước cốt, pha thêm chút mật ong hoặc đường dễ uống hơn. Ngoài ra, bạn có thể dùng rau sam say nhuyễn thành sinh tố pha mật ong hoặc đường uống. Uống khi bụng đói trước ăn cơm. Kiên trì thực hiện ngày 1 lần đến khi bệnh thuyên giảm.
Chữa đi ngoài ra máu bằng hoa hòe
Hoa hòe với một số thành phần như: rutin, quercetin, glucosit… có tác dụng đặc biệt trong việc củng cố độ bền cho các thành mạch trĩ, hạn chế sự giãn nở và phát triển búi trĩ đồng thời giúp cầm máu hiệu quả ở người bệnh trĩ. Để điều trị đi ngoài ra máu, hoa hòe thường được dùng kết hợp với một số vị thuốc Đông y khác nhằm làm tăng hiệu quả chữa trị.
Cách 1:
- Chuẩn bị: 25g nụ hoa hòe khô (chọn những cành hoa hòe mới hé nụ, chưa nở to) + 10g địa du đã được sao đen + 15g rau diếp cá tươi.
- Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu trên và cho vào ấm sắc cùng với 500ml nước lọc. Khi ấm sôi, hạ nhỏ lửa và sắc đến khi ấm cạn còn khoảng một nửa thì chắt ra. Tiếp tục sắc thuốc lần 2 và lần 3 giống như lần đầu tiên. Trộn đều 3 lần nước thuốc sắc vào với nhau, sau đó dùng uống làm 3 lần/ngày, uống sau bữa ăn.
Hình ảnh nụ và hoa hoa hòe
Cách 2:
- Chuẩn bị: Nụ hoa hòe, trắc bá diệp, chỉ xác, rau kinh giới đã phơi khô: mỗi vị 45g.
- Cách dùng: Đem nghiền nhỏ các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên thành bột mịn, sau đó chia đều thành các túi nhỏ, mỗi túi có trọng lượng khoảng 6g. Dùng uống 6g/ngày chia làn 2 bữa sáng – tối. Có thể pha uống với nước thường hoặc nước ấm. Nên uống sau bữa ăn 30 phút.
Cách 3:
- Chuẩn bị: 20g hoa hòe tươi + 250g lòng non lợn.
- Cách làm: Làm sạch lòng non lợn, thái khúc và đem phi vàng với hành khô để tạo mùi thơm, nêm gia vị để lòng non có vị đậm đà. Bắc nồi canh đun với khoảng 1,5 lit nước lọc. Cho hoa hòe và lòng non lợn vào nồi canh đun sủi. Nêm gia vị cho nồi canh và vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 10 phút thì tắt bếp. Dùng canh hoa hòe lòng lợn trong bữa cơm. Có thể thực hiện 3 -4 lần/tuần.
Điều trị đi ngoài ra máu bằng lá mơ, trứng gà
Lá mơ có vị hơi đắng, tính mát, có mùi đặc trưng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Trong lá mơ có chứa hợp chất hữu cơ hoạt tính sinh lý cao với cơ thể (alkaloid) gọi là paederin và tinh dầu sulfur dimethyl disulphit có tác dụng như thuốc kháng sinh. Vì vậy lá mơ cũng thường được dùng điều trị đi ngoài ra máu và các bệnh về đường tiêu hóa.
Lá và hoa của cây lá mơ lông
- Chuẩn bị: 30g lá mơ lông tươi (loại lá mơ trên bề mặt lá có nhiều lông mảnh, màu phấn trắng, ,mặt trên lá có màu xanh, mặt dưới màu ửng tím) + 1 quả trứng gà ta + lá chuối tươi.
- Cách làm: Đập trứng vào bát, rửa sạch lá mơ, thái nhỏ và cho vào bát trứng đánh đều, cho gia vị vừa vặn (người bệnh không quen ăn nhiều lá mơ thì có thể trộn lá mơ với 2 quả trứng gà). Đặt lá chuối lên bên trên lòng chảo chống dính, đổ trứng gà lá mơ vào lớp lá chuối (bên trên lòng chảo) và đun với lửa nhỏ đến trứng chín. Bắc xuống và dùng trực tiếp hoặc có thể dùng với cơm. Ngày ăn lần sáng, tối. Áp dụng từ 10 – 15 ngày sẽ thấy chứng đi cầu ra máu thuyên giảm đáng kể
3. Chữa đi ngoài ra máu tươi bằng kem thoa tại nhà
Nên sử dụng kem có chứa Yomogin (hoạt chất được tìm thấy trong ngải cứu), và Ficus glomerata (chiết xuất từ lá sung). Yomogin giúp co mạch từ đó làm giảm chảy máu, giúp săn se búi trĩ. Lá sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát. Bạn cần kết hợp với các hoạt chất chống viêm, diệt khuẩn khác để giảm sưng đau khi búi trĩ chảy máu, như cúc tần và tinh chất nghệ.
Cotripro là gel bôi trĩ chính hãng đầu tiên của Việt Nam với thành phẩn được chuyển giao từ Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công nghệ Việt Nam. CotriPro sẽ giúp chấm dứt tình trạng chảy máu do bệnh Trĩ hay nứt kẽ hậu môn nhanh chóng chỉ sau khoảng 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm thì nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng (3-6 tuýp) để búi Trĩ co dần lên.
Với các thành phần thảo dược:
- Cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm
- Lá lốt tiêu diệt vi khuẩn, hết sưng đau
- Đặc biệt Sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch, cầm máu từ đó săn se búi trĩ, tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
Đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì?
Cách chữa đi cầu ra máu tươi bằng việc uống thuốc Tây y cũng là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Danh sách dưới đây chỉ mang tính tham khảo, bạn không nên tự ý sử dụng mà cần đi khám trực tiếp với bác sĩ để được chẩn trị đoán bệnh chính xác và kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh.
Thuốc Bisacodyl
Thuốc Bisacodyl là dẫn chất của diphenylmethan có tác dụng kích thích thành ruột, nhuận tràng làm tăng chuyển động của ruột giúp đẩy phân ra khoài. Thuốc còn được sử dụng để làm sạch ruột trước khi khám hay phẫu thuật ruột.
Chỉ định: Dùng thay thế thụt tháo phân. Điều trị táo bón. Dùng trước khi chụp X-quang đại tràng.
Thuốc Miralax
Thuốc Miralax ( hay còn gọi Polyethylene glycol 3350) là thuốc nhuận tràng thường được sử dụng để điều trị bệnh táo bón.
Chỉ định: Thuốc có công dụng làm mềm phân và tăng tần suất đi tiêu với những bệnh nhân bị táo bón. Có khả năng kích hoạt nước trong cơ thể và làm việc theo 3 cách: Dưỡng ẩm, làm bớt, làm mềm.
Thuốc Glycerin
Thuốc Glycerin có tác dụng nhuận tràng giúp ruột giữ nước nhiều hơn, làm mềm phân điều trị táo bón.
Chỉ định: Điều trị táo bón. Khô da hoặc bong tróc. Tăng nhãn áp. Bôi trơn và làm mềm bề mặt của da.
Viên uống Cotripro
Viên uống Cotripro được bổ sung thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, giúp co búi trĩ và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Thành phần thảo dược của viên uống CotriPro
- Slippery Elm: Nhập khẩu từ Hoa Kỳ, giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón
- TumeroPine: Chiết xuất từ Lá lốt và Nghệ giúp kháng khuẩn chống viêm, tiêu huyết ứ tại búi trĩ.
- Cúc tần& Ngải cứu: Giúp giảm đau, cầm máu, kháng viêm, làm săn se búi trĩ
- Rutin: Được chiết xuất từ nụ hoa hòe , có tác dung giảm chảy máu, tăng sức bền thành mạch, phòng ngừa tái phát.
- Đương quy & Diếp cá: Giúp co búi trĩ, giảm chảy máu, tránh tái phát
Để nâng cao hiệu quả sử dụng, bạn nên sử dụng kết hợp với Gel bôi Cotripro giúp co trĩ và giảm đau rát nhanh chóng. Gel bôi Cotripro được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung, tinh nghệ, với thành phần chuyển giao từ Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam, thấm trực tiếp vào búi trĩ làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu, sưng viêm sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả.
Chữa trị đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian là cách làm đơn giản, nguyên liệu dễ tìm và không gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, vì đây là các bài thuốc dân gian đã được lưu truyền lại từ nhiều đời trước nên kết quả điều trị bệnh sẽ không có tác dụng ngay như những loại thuốc khác và hiệu quả điều trị bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa từng người bệnh khác nhau.
Theo Cotripro.vn
chào bác sĩ.chồng em bị trĩ ngoại và nứt kẻ hậu môn. đã phẫu thuật được 9 tháng, nhưng mấy ngày nay đi ngoài lại bị ra máu và bị lồi búi trĩ nhỏ bằng hạt đậu xanh.bác sĩ tư vấn em với ạ
Chào chị nguyễn Thị Bảy!
Với thông tin chị chia sẻ thì bệnh trĩ đang tái phát trở lại rồi. Trong trường hợp này chị cân nhắc mua sản phẩm Cotripro cho chồng dùng sớm chị nhé.
Cotripro-gel với thành phần từ thảo dược như lá lốt, lá sung, cúc tần..có tác dụng cầm máu, giảm ngứa, giảm đau rát và giúp co búi trĩ rất tốt. Liều dùng bôi ngày 2 lần, sau 3-5 ngày (tùy cơ địa) giúp giảm ngứa và đau rát, sau 2-3 tuýp búi trĩ co nhỏ dần, liệu trình dùng 3-6 tuýp để đạt hiệu quả tốt nhất. Chị khuyên chồng chú ý điều chỉnh chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giúp nhuận tràng tránh táo bón và tránh tái phát bệnh lý.
Hiện sản phẩm có phân phối rộng rãi trên toàn quốc, chị có thể vào link sau để tra điểm bán gần nhà chị nhé: https://cotripro.vn/diem-ban/
Cần tư vấn hỗ trợ thêm chị chủ động liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước phí 18006293 vào giờ hành chính.
Chúc chị và gia đình nhiều sức khỏe.
Tôi nghe nói đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh ung thư có phải không?
Chào bạn Phạm Nhật,
Tùy vào từng loại bệnh khác nhau mà đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư và cũng có thể không phải là dấu hiệu bệnh ung thư. Đi ngoài ra máu có thể là triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng – một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, đi cầu ra máu cũng có thể là triệu chứng của một số chứng bệnh khác như: bệnh trĩ, polyp hậu môn, nứt kẽ hậu môn, kiết lỵ… Vì vậy, để xác định chính xác bệnh, bạn cần dựa vào các triệu chứng đi kèm khác.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?
Tôi đang bị bệnh trĩ cấp độ 4, mỗi lần tôi đi đại tiện máu chảy rất nhiều khiến tôi rất lo lắng. Vậy có cách gì điều trị trĩ độ 4 không thưa bác sĩ?
Chào bạn Nguyễn Quang,
Trĩ nội độ 4 là giai đoạn phát triển cuối cùng và cũng là giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ. ở giai đoạn này các phương pháp điều trị nội khoa (điều trị tại chỗ) thương không còn tác dụng do kích thước búi trĩ quá lớn. Vì vậy, phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp bạn nên tham khảo để điều trị dứt điểm bệnh trĩ hiện tại. Một số phương pháp phẫu thuật cắt trĩ thường được sử dụng hiện nay như: cắt trĩ bằng phương pháp longo, cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT, phương pháp cắt trĩ PPH. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết sau: Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ phổ biến nhất hiện nay
Tôi bị đi máu và thấy có rom lòi ra khi đi đại tiện. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh của tôi bị nặng chưa vậy?
Chào bạn Đức Nguyễn,
Chứng lòi dom và đi ngoài ra máu là hai triệu chứng điển hình của bệnh trĩ. Tuy nhiên, ở các mức độ khác nhau thì tình trạng phát triển bệnh trĩ sẽ khác nhau. Do bạn không nêu rõ tình trạng bệnh hiện tại nên chúng tôi không thể xác định bạn đang bị bệnh trĩ ở mức độ nào. Bạn có thể tham khảo thêm triệu chứng bệnh trĩ trong các cấp độ bệnh trĩ trong bài viết sau: Các triệu chứng bệnh trĩ thay đổi qua 4 cấp độ