Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt là tình trạng bệnh lý khiến hầu hết người bệnh khi gặp phải đều lo lắng, hốt hoảng. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không, nó báo hiệu bệnh lý gì và bạn cần làm gì để hạn chế đi ngoài ra máu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp ngay các thắc mắc này, hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
- 1. Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt là gì?
- 2. Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt – Coi chừng bệnh trĩ mức độ nặng
- 3. Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt do mắc bệnh trĩ có nguy hiểm không?
- 4. Cách điều trị đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt do trĩ
- 5. Phòng tránh đi ngoài ra máu nhỏ giọt do trĩ
- 6. CotriPro Gel – giải pháp cải thiện nhanh chóng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt
Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt là gì?

Đi ngoài ra máu tươi là thuật ngữ miêu tả tình trạng người bệnh đi đại tiện ra máu màu đỏ tươi, máu có thể dính trên phân khiến người bệnh dễ dàng nhận biết, nhưng cũng có thể lẫn vào phân dẫn đến khó phát hiện. Lượng máu chảy ra có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào bệnh lý cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Đi vệ sinh ra máu tươi là một tình trạng bất thường đáng báo động và chỉ thường xảy ra khi các bệnh lý gây đi ngoài ra máu tươi đã ở mức độ nặng. Máu có thể chảy ra khi rặn đi đại tiện hoặc máu đã chảy ra trước đó rồi lắng đọng bên trong hậu môn rồi chảy ra ngoài.
Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt – Coi chừng bệnh trĩ mức độ nặng
Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt thường gặp ở các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng mà điển hình là các bệnh trĩ độ nặng.
Trĩ là bệnh lý hậu môn trực tràng, xuất hiện khi hệ thống tĩnh mạch hậu môn bị phình giãn quá mức do thường xuyên phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài, dần sưng phồng và hình thành các búi trĩ. Các búi trĩ được nuôi dưỡng to ra nhờ dòng máu giàu oxy chảy vào và lắng đọng bên trong xoang rỗng búi trĩ. Vậy nên búi trĩ càng to chứng tỏ lượng máu bên trong càng nhiều và khi bị tổn thương máu chảy ra cũng nhiều hơn.
Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt có thể là bệnh trĩ cấp độ 3

Trĩ độ 3 là cấp độ trĩ nặng với tốc độ phát triển của búi trĩ nhanh chóng mặt, dẫn tới các triệu chứng của bệnh trĩ cũng dữ dội hơn đặc biệt là tình trạng đi ngoài ra máu.
Ở giai đoạn trĩ độ 3, người bệnh thường xuyên gặp tình trạng đi ngoài ra máu tươi, đặc biệt do búi trĩ lớn chứa nhiều máu nên khi bị tổn thương máu chảy nhiều có thể nhỏ giọt hay thậm trí phun thành tia, thành dòng.
Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt ở trĩ độ 3 thường do trong quá trình đi dại tiện người bệnh phải rặn nhiều làm tăng áp lực lên búi trĩ khiến nó căng phồng hơn, đồng thời sự di chuyển của phân trong ống hậu môn đặc biệt là phân táo có thể dễ dàng làm tổn thương, đè ép búi trĩ dẫn tới rách, vỡ búi trĩ.
Ngoài đi đại tiện ra máu tươi, người bị trĩ độ 3 còn thường gặp các triệu chứng sau:
- Sa búi trĩ: đối với trĩ độ 3, do kích thước búi trĩ lớn nên ngay cả khi búi trĩ hình thành ở sâu trong ống hậu môn (trĩ nội), búi trĩ cũng bị sa ra ngoài khi người bệnh rặn đi đại tiện, đứng hay ngồi quá lâu, vận động quá sức hay cười đột ngột,… đặc biệt búi trĩ không thể tự co vào trong do kích thước lớn nhưng bạn có thể dùng tay để đẩy búi trĩ trở lại vị trĩ cũ.
- Hậu môn đau rát khó chịu do tình trạng viêm nhiễm khuẩn búi trĩ có nguy cơ cao xảy ra, đồng thời búi trĩ lớn có thể bị dè ép, cọ sát khi vận động gây đau, khó chịu.
- Dịch nhầy hậu môn: do vùng niêm mạc hậu môn bị lòi ra ngoài theo búi trĩ, vậy nên bạn sẽ cảm thấy vùng hậu hôn luôn có cảm giác ẩm ướt, ngứa khi trĩ độ nặng, tình trạng này cũng là tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hậu môn.
Xem thêm: Triệu chứng của bệnh trĩ nội
Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt coi chừng mắc trĩ cấp độ 4

Cấp độ 4 là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ, với các triệu chứng bệnh biểu hiện nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, đồng thời đây cũng là giai đoạn dễ dẫn tới các biến chứng.
Người bệnh trĩ cấp độ 4 có thể thường xuyên gặp tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt, do các búi trĩ có kích thước rất lớn, chứa nhiều máu nên lượng máu chảy ra rất nhiều, có thể nhỏ giọt liên tục hay chảy thành tia, thành dòng, đồng thời thời gian chảy máu khi bị trĩ độ 4 cũng kéo dài hơn.
Ở trĩ cấp độ 4, búi trĩ có thể dễ dàng bị chảy máu khi rặn đi đại tiện do búi trĩ bị tăng áp lực dẫn tới căng phồng, đồng thời bị phân đè ép nên dễ bị nứt vỡ. Ngoài ra, người bệnh còn gặp hiện tượng chảy máu búi trĩ ngay cả khi khuân vác đồ nặng, vận động gắng sức, ngồi hoặc đứng thời gian dài, cười đột ngột,…do các hoạt động này đều làm tăng áp lực lên vùng hậu môn búi trĩ.
Bên cạnh đi ngoài ra máu, người bệnh trĩ cấp độ 4 còn phải đối mặt với các triệu chứng sau:
- Sa búi trĩ: khác với trĩ độ 3, các búi trĩ nội độ 4 đã đạt kích thước cực đại nên sẽ bị lòi ra ngoài và không thể co lại đúng vị trí ngay cả khi bạn dùng tay đẩy búi trĩ vào.
- Đau rát, khó chịu: cảm giác đau rát búi trĩ độ 4 có biểu hiện nghiêm trọng do trĩ độ 4 thường có nguy cơ viêm nhiễm trùng rất cao, và trĩ đã sa ra ngoài nhiều nên bạn sẽ rất khó chịu khi bị cọ sát.
- Dịch nhầy hậu môn: do niêm mạc hậu môn bị lòi ra rất nhiều cùng với búi trĩ nên cảm giác ẩm ướt và nhầy dính vùng hậu môn càng nghiêm trọng ở trĩ độ 4, khả năng nhiễm khuẩn cũng đồng thời tăng cao.
Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt do mắc bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Khi có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt chứng tỏ bệnh trĩ đã ở cấp độ nặng, lúc này các búi trĩ đã có kích thước rất lớn vậy nên các triệu chứng của bệnh trĩ như chảy máu búi trĩ, đau rát, sa búi trĩ, dịch nhầy vùng hậu môn biểu hiện nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý, sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Không chỉ thể, ở các giai đoạn này, người bệnh có nhiều nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh trĩ hơn hết. Cụ thể là:
- Nhiễm khuẩn: búi trĩ lớn, lòi trĩ khiến nhiều người bệnh không vệ sinh được sạch sẽ vùng hậu môn, đồng thời chất nhầy tiết ra nhiều, điều này tạo điều kiện thuận lớn cho vi khuẩn gây viêm sưng búi trĩ.
- Nứt rách hậu môn: búi trĩ lớn khiến diện tích lỗ hậu môn thu hẹp lại, khả năng co giãn của hậu môn cũng giảm, vậy nên khi đi đại tiện bạn dễ bị nứt rách hậu môn gây đau đớn và chảy máu.
- Tắc mạch búi trĩ: lượng máu tồn đọng trong búi trĩ càng nhiều, khả năng hình thành nên các cục máu đông càng lớn, cục máu đông có thể gây tắc nghẽn các mạch máu nhỏ khiến người bệnh đau đớn nhiều hơn.
Không chỉ sự nguy hiểm đến từ mức độ nặng của bệnh trĩ, tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài có thể gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh như:
- Dẫn tới thiếu máu: cơ thể sẽ bị thiếu máu nếu tình trạng đi ngoài ra máu diễn ra thường xuyên, khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, đau đầu hoa mắt chóng mặt, da xanh, ảnh hưởng tới hoạt động của tim mạch.
- Ảnh hưởng tâm lý: người bệnh thường rất hoảng sợ, lo lắng, mất tự tin khi đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt do bệnh trĩ, điều này dẫn tới các biểu hiện mất tập trung, lo sợ, mất ngủ, có thể nóng nảy cáu gắt, ảnh hưởng tới chất lượng công việc và sinh hoạt thường ngày.
Bệnh trĩ không phải căn bệnh nguy hiểm đến tình mạng, tuy nhiên lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt. Vậy nên nếu nghi ngờ mình bị trĩ, bạn nên đi khám và điều trị sớm, nhằm hạn chế bệnh tiến triển đến cấp độ nặng khó điều trị.
Tham khảo: Khám bệnh trĩ ở bệnh viện nào tốt?
Cách điều trị đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt do trĩ
Khi bị đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt, tùy theo từng trường hợp bạn có thể được chỉ định điều trị theo các phương pháp sau.
Chườm hậu môn bằng đá lạnh
Chườm vùng hậu môn bằng đá lạnh khi gặp tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt có thể giúp co các mạch máu, cầm máu hiệu quả. Đồng thời, nhiệt độ lạnh của đá cũng có tác dụng làm giảm nhanh các cơn đau rát tại hậu môn, giúp hạn chế tình trạng sưng viêm.
Do đó, bạn có thể thực hiện chườm đá bằng cách:
- Sử dụng một chiếc khăn sạch bọc vài viên đá nhỏ, sau đó ấn nhẹ nhàng lên vùng hậu môn.
- Ấn sau vài phút thì dừng lại, đợi hậu môn ấm lên thì tiếp tục chườm, thực hiện chườm trong 15 phút.
- Áp dụng 3-4 lần/ ngày để thấy hiệu quả.
Dùng bông gòn
Trong trường hợp không thể sử dụng đá để chườm, bạn có thể sử dụng bông gòn ấn vào vùng hậu môn để cầm máu, đây chỉ là lý do nhiều bệnh nhân bị trĩ thường xuyên gặp tình trạng chảy máu búi trĩ luôn mang dự phòng bông gòn bên người.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn loại bông gòn vô khuẩn, không chứa cồn, nước muối, hương liệu hay các chất có thể gây kích ứng niêm mạc, làm tăng cảm giác đau rát và ảnh hưởng tới quá trình cầm máu.
Bài thuốc dân gian trị đi ngoài ra máu tươi

Trong các trường hợp đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt xuất hiện nhiều lần, đặc biệt khi nguyên nhân gây ra tình trạng này là bệnh trĩ, bạn có thể tham khảo sử dụng các bài thuốc dân gian trị đi ngoài ra máu tươi. Các bài thuốc thường sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên, có khả năng cầm máu, kháng khuẩn và chống viêm rất cần thiết trong các trường hợp này.
Một số bài thuốc bạn có thể áp dụng như:
– Cầm máu bằng cây nhọ nồi: nguyên liệu gồm 20g cây nhọ nồi tươi, 20g củ sen khô và 16g lá trắc bá.
- Đem nguyên liệu rửa sạch, rồi ngâm vào nước muối loãng trong 10 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.
- Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi sao qua, rồi thêm vào 1 lít nước. Khi nước sôi bạn cho nhỏ lửa đun thêm 15 phút rồi bắc ra uống. Uống làm 2 lần trước bữa ăn.
– Cầm máu bằng lá sen: nguyên liệu gồm 40g lá sen, 40g ngải cứu, 40g cây nhọ nồi.
- Đem nguyên liệu đi rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 10 phút, rồi vớt ra để ráo nước.
- Đem hỗn hợp nguyên liệu đã chuẩn bị đi giã nát, sau đó lọc lấy phần nước cốt để uống, còn phần bã dùng để đắp trực tiếp lên vùng hậu môn, rồi dùng băng gạc cố định lại khoảng 30 phút. Sau đó lấy bã thuốc ra và rửa sạch hậu môn với nước.
Xem thêm: Bị trĩ đi cầu ra máu phải làm sao?
Sử dụng thuốc tây
Trong các trường hợp đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt kéo dài, bác sĩ có thể kê cho bạn các loại thuốc tây có tác dụng làm tăng sức bền thành mạch, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn để cải thiện tình trạng này.
Một số loại thuốc trị bệnh trĩ thường được dùng như: thuốc chống viêm Diclofenac, Meloxicam; kháng sinh Metronidazol, giúp tăng sức bền thành mạch cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.
Trong những trường hợp chảy máu kéo dài, khó cầm, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc cầm máu như thuốc Miralax, thuốc Glycerin, thuốc Bisacodyl. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bơm các chất cầm máu vào búi trĩ hoặc khâu thắt búi trĩ nhằm cầm máu nhanh chóng.
Phẫu thuật cắt trĩ

Trong các trường hợp, trĩ cấp độ 4 búi trĩ to, đi ngoài ra máu nặng, các triệu chứng khác của bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, phẫu thuật cắt trĩ là một phương pháp hiệu quả giúp bạn chấm dứt nhanh các triệu chứng gặp phải.
Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ khác nhau như: cắt trĩ bằng tia lase, thắt tĩnh mạch trĩ, cắt từng búi trĩ,… tùy từng trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất.
Phòng tránh đi ngoài ra máu nhỏ giọt do trĩ
Để hạn chế đi ngoài ra máu tươi thường xuyên tái diễn, kết hợp với các phương pháp điều trị bạn nên thực hiện các phương pháp phòng tránh sau:
Làm mềm phân, hạn chế táo bón

Táo bón là yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ chảy máu búi trĩ hay nứt kẽ hậu môn do khi bị táo bón bạn cần phải dùng nhiều sức để rặn, làm tăng áp lực lên vùng hậu môn, đồng thời phân táo có thể gây tổn thường búi trĩ hay polyp. Vậy nên, việc làm mềm phân, hạn chế tối đa tình trạng táo bón là một cách vô cùng hiệu quả để cải thiện đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt tái diễn.
Để làm được điều này, bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt như sau:
- Áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể như: rau mồng tơi, chuối, khoai lang, rau ngót, mướp, đu đủ, bơ,… hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, làm mềm và tăng chất bã trong phân, phòng ngừa táo bón.
- Cung cấp cho cơ thể từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày nhằm tăng bôi trơn ống tiêu hóa, làm mềm phân. Để bổ sung nước cho cơ thể, bạn có thể kết hợp sử dụng các loại nước ép trái cây để bổ sung thêm chất xơ, vitamin và chất khoáng cho cơ thể.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào khó tiêu hóa, làm tăng nguy cơ táo bón. Không sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ uống có ga,… do làm tăng nguy cơ kích thích niêm mạc hậu môn.
- Hình thành thói quen rèn luyện thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày, nhằm thúc để nhu động ruột hoạt động tốt hơn.
- Đi vệ sinh khi có nhu cầu, không nên nhịn đi đại tiện, nên hình thành thói quen đi đại tiện hàng ngày tốt nhất vào buổi sáng.
Đọc thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì kiêng ăn rau gì?
Ngồi toilet đúng tư thế

Các nghiên cứu đều cho thấy, ngồi toilet không đúng tư thể làm giảm nhu động ruột, gây khó khăn trong việc tống phân ra ngoài khi đi đại tiện, bạn cần phải rặn nhiều hơn làm tăng áp lực lên vùng hậu môn.
Ngồi đại tiện đúng tư thế khi phần thân trên và đùi hình thành một góc 35 độ. Đây chính là tư thế ngồi xổm khi đi đại tiện. Với tư thế này, ruột kết được giữ thẳng, bạn không cần tốn nhiều sức để tống phân ra ngoài. Vậy nên, đối với bồn cầu bệt, bạn nên kê chân bằng một chiếc ghế con để tạo tư thế đi đại tiện đúng.
Không sử dụng giấy vệ sinh khi đi đại tiện
Khi đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt, bạn không nên sử dụng giấy vệ sinh để lau chùi sau khi đi đại tiện, do sự cọ sát của giấy có thể làm vết thương chảy máu nghiêm trọng hơn, ngoài ra giấy vệ sinh đôi khi không thể làm sạch được vùng hậu môn sau khi đi đại tiện, điều này làm tăng nguy cơ viêm, nhiễm khuẩn tại vị trí chảy máu.
Vậy nên, sau khi đi đại tiện bạn nên rửa sạch vùng hậu môn bằng nước sạch, trong đó nước ấm là lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra đối với bệnh trĩ, bạn có thể sử dụng nước lá lốt, nước trầu không, nước chè tươi để vệ sinh hậu môn.
CotriPro Gel – giải pháp cải thiện nhanh chóng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt
Để cải thiện nhanh chóng tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt đặc biệt do nguyên nhân bệnh trĩ hay nứt kẽ hậu môn thì Cotripro Gel là sản phẩm bạn không thể bỏ qua.
Với thành phần chủ yếu là các thảo dược Việt như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, tinh nghệ, Cotripro Gel thấm trực tiếp vào búi trĩ, vết thương hậu môn, giúp cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu nhanh chóng chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm giảm sưng, dịu mát, và co búi trĩ một cách hiệu quả.
Với các thành phần thảo dược:
- Chất Yomogin trong Ngải Cứu kết hợp với lá Sung làm săn se và co búi trĩ, tăng sức bền thành mạch, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
- Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.
- Cotripro Gel với tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương. Hầu hết các dược liệu đều có tác dụng kháng khuẩn giúp chống bội nhiễm ở tổn thương trĩ.
Đây là Gel bôi thấm trực tiếp vào vùng hậu môn búi trĩ do đó đem lại hiệu quả cải thiện tình trạng chảy máu một cách nhanh chóng. Đồng thời Cotripro Gel được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên an toàn và không gây tác dụng, là một trong số ít sản phẩm dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Lời kết:
Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt là một tình trạng đáng lo ngại mà bạn nên hết sức lưu ý, cũng như cần phát hiện và điều trị sớm tránh để chảy máu kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bản thân.
Tôi bị bệnh trĩ có dùng được sản phẩm Cotripro không?
Chào bạn Linh! Cảm ơn bạn quan tâm. Trường hợp của bạn sử dụng Cotripro được nhé. Sản phẩm với các thành phần thảo dược lành tính giúp giảm nhanh đau rát, chảy máu sau vài ngày đầu tiên, ngoài ra giúp làm bền thành mạch và phòng ngừa tái phát bạn nhé. Sử dụng Cotripro ngày 2 lần sáng và tối và để 7-10p cho sản phẩm thẩm thấu vào da khi đó mình sẽ mặc đồ. Để mua sản phẩm bạn có thể truy cập điểm bán theo link https://cotripro.vn/diem-ban/ hoặc liên hệ số tổng đài miễn phí cước 18006293 trong giờ hành chính để được hỗ trợ cụ thể. Chúc bạn nhiều sức khoẻ, cảm ơn bạn!