Đi ngoài ra máu đông (máu cục) Nguyên nhân cách điều trị

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Đại tiện ra máu đông là một biểu hiện bất thường của đường tiêu hóa, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng cần chú ý phát hiện và điều trị sớm. Bài viết dưới đây cotripro.vn sẽ cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng về đại tiện ra máu đông, giúp bạn có thể bảo vệ tốt hơn sức khỏe của mình.

I. Đi đại tiện ra máu đông là gì?

Đại tiện ra máu đông là tình trạng khi bạn đi đại tiện có kèm theo máu đã tụ lại thành các cục máu đông có kích thước khác nhau nhau đỏ sậm, ngoài ra có thể kèm theo máu ở dạng lỏng có màu đỏ tươi. Các cục máu đông thường được tống ra ngoài từ đầu bãi phân, và không lẫn với phân. Lượng máu đông nhiều hay ít phụ thuộc vào bệnh lý gây chảy máu cũng như mức độ nặng nhẹ của bênh.
đi ngoài ra cục máu đông
Đi đại tiện ra máu đông khiến người bệnh lo lắng

Đi đại tiện ra máu đông là tình trạng bất thường đáng báo động, do để hình thành nên cục máu đông thì máu đã phải chảy ra trước khi bạn đi ngoài, rồi ứ đọng lại trong ống hậu môn và được tống ra ngoài khi đi đại tiện. Tình trạng này thường gặp khi các bệnh lý nguyên nhân đã ở mức độ nặng.

Đi đại tiện ra máu đông nếu không được cải thiện sớm có thể gây thiếu máu, suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng tới sinh hoạt người bệnh. Đồng thời nếu bệnh lý gây chảy máu không được điều trị cũng dễ dàng dẫn tới biến chứng nặng, khó điều trị hơn.

II. Đi đại tiện ra máu đông có phải mắc bệnh trĩ không?

Đi đại tiện ra máu đông cũng là một triệu chứng của bệnh trĩ mà khá nhiều người bệnh gặp phải. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa chắc chắn bệnh trĩ chính là nguyên nhân.

Tùy theo tình trạng đi đại tiện ra máu đông mà bạn gặp phải, các triệu chứng kèm theo cùng với kết quả các cận lâm sàng cần thiết mà bác sĩ sẽ đưa ra kết luận triệu chứng đi đại tiện ra máu đông có phải do mắc trĩ hay không. Cụ thể như sau:

2.1 Đại tiện ra máu đông do bệnh trĩ

Trĩ là bệnh lý hậu môn trực tràng, xuất hiện khi hệ thống tĩnh mạch hậu môn bị phình giãn quá mức do thường xuyên phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài, dần sưng phồng và hình thành các búi trĩ. Các búi trĩ được nuôi dưỡng to ra nhờ dòng máu giàu oxy chảy vào và lắng đọng bên trong xoang rỗng búi trĩ. Vậy nên búi trĩ càng to chứng tỏ lượng máu bên trong càng nhiều và khi bị tổn thương máu chảy ra cũng nhiều hơn.

đi ngoài ra cục máu đông
Trĩ là nguyên nhân hàng đầu gây đi đại tiện ra máu đông.

Khi tình trạng đi đại tiện ra máu đông mà bạn gặp phải là do bệnh trĩ gây ra, người bệnh thường có các biểu hiện như:

  • Xung quanh rìa hậu môn sưng lên lên do các búi trĩ ngoại hình thành, hoặc khi đi đại tiện bạn phát hiện có “cục thịt hồng” (trĩ nội) lòi ra khi rặn mạnh.
  • Đi đại tiện ra máu đông do trĩ thường không kèm theo đau bụng, rối loạn tiêu hóa, số lần đi đại tiện bình thường, tình chất và màu sắc phân bình thường.
  • Người bệnh có thể gặp tình trạng ngứa rát hậu môn, cảm giác nhầy dính ẩm ướt vùng hậu môn do có nhiều chất nhày tại đây.

Khi có những triệu chứng này, khả năng cao bệnh trĩ chính là nguyên nhân gây đại tiện ra máu đông. Để xác định chẩn đoán bác sĩ có thể thăm khám trực tràng để phát hiện búi trĩ nội và nội soi hậu môn trực tràng để quan sát xem có các búi trĩ ở quanh ống hậu môn hay không.

2.2 Đại tiện ra máu đông không do bệnh trĩ

Ngoài bệnh trĩ là nguyên nhân hàng đầu gây đại tiện ra máu đông, thì chúng ta cũng không thể loại bỏ các bệnh lý đường tiêu hóa cao hơn gây chảy máu. Trong những trường hợp này, ngoài đi đại tiện ra máu đông, người bệnh thường kèm theo các biểu hiện sau:

  • Đi đại tiện ra máu đông có kèm theo đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, thường là đau vùng bụng dưới rốn.
  • Có rối loạn tiêu hóa kèm theo, như ăn khó tiêu, chướng bụng, thường xuyên đau bụng muốn đi đại tiện, đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
  • Người bệnh có thể sụt cân nhanh trong khoảng thời gian gần đây.
đi đại tiện ra cục máu đông
Viêm đại tràng chảy máu

Lúc này bạn có nguy cơ mắc các bệnh lý đại trực tràng cao hơn là mắc bệnh trĩ, cụ thể là các bệnh sau:

  • Xuất huyết đại tràng, trực tràng: chảy máu tại đại tràng trực tràng khiến máu chảy ra lắng đọng trong hậu môn, có nhiều bệnh lý có thể gây ra tình trạng này như chảy máu ổ loét, ung thư, bệnh Cronh, lỵ trực tràng,…
  • Viêm loét đại trực tràng: gây ra những tổn thương lan tỏa ở cả lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc của trực tràng, tổn thương xuất hiện ít dần cho đến đại tràng phải, các vết viêm loét có thể gây tổn thương mao mạch dẫn tới chảy máu.
  • Polyp trực tràng: hình thành khối u ở thành hậu môn, khối u này phát triển về lòng ống hậu môn, mật độ cứng, thường là u lành tính. Khối polyp có thể bị tổn thương dẫn tới chảy máu khi phân di chuyển trong trực tràng.
  • Ung thư trực tràng: tình trạng biến đổi cấu trúc thành đại tràng hình thành nên các khối u có dạng cứng chắc, bám chắc vào các tổ chức xung quanh. Khi ung thư đại tràng có đi ngoài ra máu đông thường đã là giai đoạn nặng do khối ung thư bị loét, hoại tử gây chảy máu.

Để xác định được chính xác bệnh lý, bên cạnh khám lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả cận lâm sàng như nội soi đại tràng, kết quả giải phẫu bệnh sinh thiết tổ chức, xét nghiệm máu, xét nghiệm hóa sinh,… Xác chính xác nguyên nhân sẽ giúp bác sĩ có kết hoạch điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất.

||Bạn có biết: Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Nguyên nhân, cách chữa trị

III. Đi cầu ra máu vón cục có nguy hiểm không?

Đi cầu ra máu vón cục được xem là một trong những biểu hiện nguy hiểm và nghiêm trọng nhất. Đây chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo người bệnh nên kịp thời đến bệnh viện để được chẩn đoán và thăm khám trước khi biến chứng xảy ra.

Khi tình trạng đi ngoài ra máu đông kéo dài nhiều ngày sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa. Chính vì lý do này làm cho tình trạng viêm nhiễm trở lên nhanh chóng và nguy cơ tử vong.

đi ỉa ra máu đông
Nhiều người bệnh trĩ bị đi ngoài ra máu

Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh không nên chần chừ mà cần đến ngay các cơ sở y tế:

  • Vùng bụng đau quặn, khó chịu, toát mồ hôi
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, yếu ớt
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Lượng máu đông khi đi ngoài nhiều và có mùi khó chịu
  • Hậu môn đau rát, sưng nóng, ngồi khó
  • Nôn mửa kéo dài kèm theo dịch nhầy
  • Cân nặng sụt giảm nghiêm trọng không lý do

Chứng đi cầu ra máu vón cục cực kỳ nguy hiểm, vì vậy người bệnh cần theo dõi sức khỏe để sớm nhận biết tình trạng.

IV. Đi đại tiện ra máu đông do bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Khi có biểu hiện đi đại tiện ra máu đông chứng tỏ bệnh trĩ đã ở cấp độ nặng, các búi trĩ đã có kích thước rất lớn nên các triệu chứng của bệnh như chảy máu búi trĩ, đau rát, sa búi trĩ, dịch nhầy vùng hậu môn cũng biểu hiện nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt của người bệnh.

đi vệ sinh ra cục máu đông
Đi đại tiện ra máu đông kéo dài gây thiếu máu

Đặc biệt, ở các giai đoạn này, người bệnh có nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh trĩ. Cụ thể là:

  • Nhiễm khuẩn: do búi trĩ lớn, lòi trĩ khiến người bệnh khó vệ sinh được sạch sẽ vùng hậu môn, ngoài ra chất nhầy tiết ra nhiều, tạo điều kiện thuận lớn cho vi khuẩn gây viêm sưng búi trĩ.
  • Nứt rách hậu môn: búi trĩ lớn khiến diện tích lỗ hậu môn thu hẹp lại, khả năng co giãn của hậu môn cũng giảm, nên khi đi đại tiện bạn dễ bị nứt rách hậu môn gây đau đớn và chảy máu.
  • Tắc mạch búi trĩ: máu tồn đọng trong búi trĩ càng nhiều, tăng khả năng hình thành các cục máu đông, cục máu đông có thể gây tắc nghẽn các mạch máu nhỏ khiến người bệnh đau đớn nhiều hơn.
Trĩ cấp độ nặng yêu cầu các phương pháp điều trĩ phức tạp hơn, thời gian điều trị kéo dài và nguy cơ tái phát sau điều trị cũng cao hơn.

Không chỉ thế, tình trạng chảy máu kéo dài không được điều trị có thể khiến bạn gặp các vấn đề sau:

  • Thiếu máu: khi đi đại tiện ra máu đông thường xuyên hoặc lượng máu đông nhiều thì thiếu máu là một biến chứng không thể tránh khỏi. Tình trạng này khiến cơ thể bạn mệt mỏi, xanh xao, thường xuyên đau đầu hoa mắt chóng mặt, ảnh hưởng tới tim mạch. Đặc biệt trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa gây thiếu máu cấp tính có thể dẫn tới tụt huyết áp, trụy mạch, sốc mất máu, nguy cơ đe dọa tính mạng.
  • Tâm lý bị ảnh hưởng: việc đi đại tiện ra máu đông thường khiến người bệnh lo sợ, đặc biệt khi hiện tượng này xảy ra nhiều lần và lượng máu ngày càng nhiều. Điều này có thể gây tâm lý hoảng hốt, khó chịu thường cáu gắt, không tập trung được vào công việc, ảnh hưởng tới nhiều mặt của cuộc sống.
  • Ảnh hưởng tới hấp thu: đường tiêu hóa gặp vấn đề chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quá trình hấp thu các chất của cơ thể, ảnh hưởng tới các hoạt động chức năng khác.

V. Đi cầu ra máu vón cục nên làm gì?

Với sự nguy hiểm cùng những bệnh lý có thể gặp phải khi đi cầu ra máu đông, người bệnh không nên chủ quan mà cần chú ý để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Khi gặp triệu chứng này người bệnh cần:

5.1 Thăm khám, điều trị y tế

Khi cảm nhận được cơ thể có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên lập tức đến bệnh viện để làm xét nghiệm, kiểm tra và chẩn đoán bệnh sẽ mang lại kết quả chính xác, nhanh chóng. Tuyệt đối không nên mua thuốc bên ngoài để sử dụng khi chưa nắm  rõ được tình trạng bệnh cũng như chưa nhận được sự chỉ định của bác sĩ. Khi đến bệnh viện, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đem lại kết quả tốt nhất.

5.2 Thay đổi thói quen sinh hoạt

đi đại tiện ra máu đông
Chế độ ăn nhiều chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa
  • Tăng cường bổ sung vitamin và chất xơ trong các bữa ăn để giúp hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này cũng mang lại khả năng làm mềm phân và kích ứng nhu động ruột tốt hơn.
  • Tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng. Tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, nước ngọt có ga).
  • Uống đủ nước cần thiết cho cơ thể hàng ngày để làm mềm phân, dễ đi đại tiện hơn. Ngoài nước khoáng, người bệnh có thể bổ sung các loại nước ép từ rau củ quả.
  • Không sử dụng các loại thuốc khác nhau trong quá trình bác sĩ tiến hành điều trị, đặc biệt là các loại thuốc mang chất kháng viêm.
  • Tuyệt đối không nên nhịn đại tiện, cố gắng đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, cũng nên tập thói quen đi vệ sinh trong một khung giờ cố định (buổi sáng là tốt nhất).
  • Có chế độ sinh hoạt ăn, nghỉ ngơi hợp lý. Không để đầu óc căng thẳng sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa. Nên chia nhỏ bữa ăn để quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Luôn vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi ngoài.

||Xem thêm: Đi ngoài ra máu nên ăn gì, kiêng gì? giúp cải thiện triệu chứng

VI. Cách chữa đi cầu ra máu đông hiệu quả tại nhà

Với những trường hợp đi cầu ra máu vón cục ở thể nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một vài cách chữa tại nhà sau khi đã đến bệnh viện kiểm tra tình trạng bệnh của mình.

6.1 Các món ăn chữa đi cầu ra máu

Chế độ ăn uống có vai trò hết sức quan trọng  trong việc bảo vệ sức khỏe. Với những người gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu đông thì việc ăn uống như thế nào đống vai trò quan trọng trong việc điều trị và phục hồi. Một số món ăn sau được nhiều chứng minh sẽ mang lại hiệu quả trong việc điều trị đi ngoài ra máu đông:

  • Canh hoa hòe: sử dụng 250g ruột già heo, 15g hoa hòe tươi nấu canh ăn hàng ngày. (Hoa hòe mang tác dụng cầm máu tốt, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan đến trực tràng, trĩ, táo bón,…)
  • Mộc nhĩ hầm táo đỏ: sử dụng 10g mộc nhĩ trắng, 15g táo đỏ sau đó đem hầm nhỏ lửa đến khi chín rồi ăn  sẽ giúp cầm máu và cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu cục.

6.2 Cách chữa bên ngoài

Ngoài biện pháp sử dụng món ăn chữa đi cầu ra máu đông, người bệnh cũng có thể sử dụng các biện pháp bên dưới để cải thiện tình trạng bệnh.

đi đại tiện ra máu cục
Tùy theo tình trạng bệnh sẽ có cách điều trị phù hợp
  • Xông hơi: là biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả điều trị chứng đi ngoài ra máu đông. Để thực hiện, người bệnh cần chuẩn bị a giao (30g), giấm ăn (500g). Sau đó đem a giao ngâm với giấm đến khi tan rồi đem chưng lên thành cao. Tiếp đó, người bệnh đung nóng lên và tiến hành xông hơi cho hậu môn. Nên thực hiện 2 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Bôi thuốc: Chuẩn bị dầu thanh lương, bột chu hoàng (1g). Đem trộn đều 2 nguyên liệu này và bôi bên ngoài hậu môn sẽ giúp cải thiện tình trạng của bệnh.
  • Đắp thuốc: đây cũng là biện pháp giúp hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu đông. Người bệnh cần lấy lá ngải dại (lá khao tử) giã nát rồi đắp vào hậu môn bị chảy máu, sau đó băng cố định lại.

6.3 Chữa đi ngoài ra máu đông bằng phương pháp dân gian

 – Chữa đi ngoài ra cục máu đông bằng rau diếp cá

Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, sát trùng, lợi tiểu làm bền mao mạch. Vì vậy sử dụng rau diếp cá là cách chữa đi ngoài ra máu là phương pháp đơn giản, tiết kiệm.

Người bệnh có thể hái lá rau diếp cá ăn sống. Đầu tiên là cần rửa sạch ngâm với nước muối loãng 15 phút, sau đó rửa sạch rồi dùng trong bữa ăn hàng ngày thay cho những loại rau khác.

 – Chữa đi ngoài ra máu đông bằng lá ngải cứu

Bên cạnh lá diếp cá thì lá ngải cứu cũng được xem là một trong những vị thuốc mang lại hiệu quả cao trong việc chữa trị đi ngoài ra máu. Với vị đắng, tính ấm, khả năng kháng viêm và nhuận tràng thì ngải cứu thực sự là loại thuốc tốt để làm giảm triệu chứng đi ngoài ra máu cục.

Cách thực hiện: chuẩn bị một nắm lá ngải cứu sau đó đem rửa sạch. Đem ngải cứu thái nhỏ và rán với trứng để ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể đem lá ngải cứu giã nhuyễn rồi đem đắp hậu môn sẽ giúp vùng hậu môn bớt đau rát và kháng viêm khi đi cầu ra máu. Biện pháp này có thể thực hiện đều đặn hàng ngày để mang lại tác dụng tốt.

 – Chữa đi cầu ra máu đông bằng rau sam

Rau sam là loại rau dễ tìm thấy. Có tác dụng kháng viêm, nhuận tràng, kích thích lưu thông máu nên loại rau này thường được áp dụng trong các bài thuốc trị táo bón, đi ngoài ra máu cục.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: chuẩn bị một nắm lá rau sam, sau đó đem rửa sạch, để ráo nước
  • Bước 2: đem số lá rau sam đã rửa sạch giã nát và chắt lấy phần nước cốt.
  • Bước 3: sử dụng phần nước cốt đó uống kèm đường (mật ong) khi đói sẽ cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu đông.

CotriPro Gel hỗ trợ cải thiện nhanh chóng đại tiện ra máu đông do bệnh trĩ

Người bệnh trĩ có lẽ luôn muốn tìm kiếm một sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược an toàn lành tính và nhanh chóng đem lại hiệu quả làm giảm các triệu chứng sưng viêm, chảy máu búi trĩ, giúp làm co búi trĩ hiệu quả. Nếu vậy, bạn không nên bỏ qua gel bôi trĩ Cotripro.

đi cầu ra máu đông
CotriPro cải thiện tình trạng đại tiện ra máu nhanh chóng

Cotripro Gel với các thành phần chủ yếu là thảo dược tự nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung, tinh chất nghệ an toàn lành tính. Cotripro giúp giảm tình trạng đau rát, sưng viêm và chảy máu chỉ sau 3 – 5 ngày sử dụng, khi dùng đủ liệu trình 3-5 típ bạn sẽ thấy rõ được hiệu quả búi trĩ co dần lên.

Sản phẩm có dạng gel, bôi trực tiếp vào búi trĩ giúp tạo ra tác dụng nhanh chóng đồng thời không tạo tác dụng toàn thân đối với người sử dụng nên rất an toàn, đây cũng là một trong số ít những sản phẩm dùng được cho cả phụ nữ co thai và người đang cho con bú.

Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.

Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY

Đại tiện ra máu đông là một tình trạng đáng báo động của các bệnh lý hậu môn trực tràng, vậy nên bạn cần sớm đến các cơ sở y tế để khám, tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp, hạn chế nguy cơ bệnh diễn biến nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 20/02/2024

Đi ngoài ra máu đông (máu cục) Nguyên nhân cách điều trị

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Đại tiện ra máu đông là một biểu hiện bất thường của đường tiêu hóa, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng cần chú ý phát hiện và điều trị sớm. Bài viết dưới đây cotripro.vn sẽ cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng về đại tiện ra máu đông, giúp bạn có thể bảo vệ tốt hơn sức khỏe của mình.

I. Đi đại tiện ra máu đông là gì?

Đại tiện ra máu đông là tình trạng khi bạn đi đại tiện có kèm theo máu đã tụ lại thành các cục máu đông có kích thước khác nhau nhau đỏ sậm, ngoài ra có thể kèm theo máu ở dạng lỏng có màu đỏ tươi. Các cục máu đông thường được tống ra ngoài từ đầu bãi phân, và không lẫn với phân. Lượng máu đông nhiều hay ít phụ thuộc vào bệnh lý gây chảy máu cũng như mức độ nặng nhẹ của bênh.
đi ngoài ra cục máu đông
Đi đại tiện ra máu đông khiến người bệnh lo lắng

Đi đại tiện ra máu đông là tình trạng bất thường đáng báo động, do để hình thành nên cục máu đông thì máu đã phải chảy ra trước khi bạn đi ngoài, rồi ứ đọng lại trong ống hậu môn và được tống ra ngoài khi đi đại tiện. Tình trạng này thường gặp khi các bệnh lý nguyên nhân đã ở mức độ nặng.

Đi đại tiện ra máu đông nếu không được cải thiện sớm có thể gây thiếu máu, suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng tới sinh hoạt người bệnh. Đồng thời nếu bệnh lý gây chảy máu không được điều trị cũng dễ dàng dẫn tới biến chứng nặng, khó điều trị hơn.

II. Đi đại tiện ra máu đông có phải mắc bệnh trĩ không?

Đi đại tiện ra máu đông cũng là một triệu chứng của bệnh trĩ mà khá nhiều người bệnh gặp phải. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa chắc chắn bệnh trĩ chính là nguyên nhân.

Tùy theo tình trạng đi đại tiện ra máu đông mà bạn gặp phải, các triệu chứng kèm theo cùng với kết quả các cận lâm sàng cần thiết mà bác sĩ sẽ đưa ra kết luận triệu chứng đi đại tiện ra máu đông có phải do mắc trĩ hay không. Cụ thể như sau:

2.1 Đại tiện ra máu đông do bệnh trĩ

Trĩ là bệnh lý hậu môn trực tràng, xuất hiện khi hệ thống tĩnh mạch hậu môn bị phình giãn quá mức do thường xuyên phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài, dần sưng phồng và hình thành các búi trĩ. Các búi trĩ được nuôi dưỡng to ra nhờ dòng máu giàu oxy chảy vào và lắng đọng bên trong xoang rỗng búi trĩ. Vậy nên búi trĩ càng to chứng tỏ lượng máu bên trong càng nhiều và khi bị tổn thương máu chảy ra cũng nhiều hơn.

đi ngoài ra cục máu đông
Trĩ là nguyên nhân hàng đầu gây đi đại tiện ra máu đông.

Khi tình trạng đi đại tiện ra máu đông mà bạn gặp phải là do bệnh trĩ gây ra, người bệnh thường có các biểu hiện như:

  • Xung quanh rìa hậu môn sưng lên lên do các búi trĩ ngoại hình thành, hoặc khi đi đại tiện bạn phát hiện có “cục thịt hồng” (trĩ nội) lòi ra khi rặn mạnh.
  • Đi đại tiện ra máu đông do trĩ thường không kèm theo đau bụng, rối loạn tiêu hóa, số lần đi đại tiện bình thường, tình chất và màu sắc phân bình thường.
  • Người bệnh có thể gặp tình trạng ngứa rát hậu môn, cảm giác nhầy dính ẩm ướt vùng hậu môn do có nhiều chất nhày tại đây.

Khi có những triệu chứng này, khả năng cao bệnh trĩ chính là nguyên nhân gây đại tiện ra máu đông. Để xác định chẩn đoán bác sĩ có thể thăm khám trực tràng để phát hiện búi trĩ nội và nội soi hậu môn trực tràng để quan sát xem có các búi trĩ ở quanh ống hậu môn hay không.

2.2 Đại tiện ra máu đông không do bệnh trĩ

Ngoài bệnh trĩ là nguyên nhân hàng đầu gây đại tiện ra máu đông, thì chúng ta cũng không thể loại bỏ các bệnh lý đường tiêu hóa cao hơn gây chảy máu. Trong những trường hợp này, ngoài đi đại tiện ra máu đông, người bệnh thường kèm theo các biểu hiện sau:

  • Đi đại tiện ra máu đông có kèm theo đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, thường là đau vùng bụng dưới rốn.
  • Có rối loạn tiêu hóa kèm theo, như ăn khó tiêu, chướng bụng, thường xuyên đau bụng muốn đi đại tiện, đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
  • Người bệnh có thể sụt cân nhanh trong khoảng thời gian gần đây.
đi đại tiện ra cục máu đông
Viêm đại tràng chảy máu

Lúc này bạn có nguy cơ mắc các bệnh lý đại trực tràng cao hơn là mắc bệnh trĩ, cụ thể là các bệnh sau:

  • Xuất huyết đại tràng, trực tràng: chảy máu tại đại tràng trực tràng khiến máu chảy ra lắng đọng trong hậu môn, có nhiều bệnh lý có thể gây ra tình trạng này như chảy máu ổ loét, ung thư, bệnh Cronh, lỵ trực tràng,…
  • Viêm loét đại trực tràng: gây ra những tổn thương lan tỏa ở cả lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc của trực tràng, tổn thương xuất hiện ít dần cho đến đại tràng phải, các vết viêm loét có thể gây tổn thương mao mạch dẫn tới chảy máu.
  • Polyp trực tràng: hình thành khối u ở thành hậu môn, khối u này phát triển về lòng ống hậu môn, mật độ cứng, thường là u lành tính. Khối polyp có thể bị tổn thương dẫn tới chảy máu khi phân di chuyển trong trực tràng.
  • Ung thư trực tràng: tình trạng biến đổi cấu trúc thành đại tràng hình thành nên các khối u có dạng cứng chắc, bám chắc vào các tổ chức xung quanh. Khi ung thư đại tràng có đi ngoài ra máu đông thường đã là giai đoạn nặng do khối ung thư bị loét, hoại tử gây chảy máu.

Để xác định được chính xác bệnh lý, bên cạnh khám lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả cận lâm sàng như nội soi đại tràng, kết quả giải phẫu bệnh sinh thiết tổ chức, xét nghiệm máu, xét nghiệm hóa sinh,… Xác chính xác nguyên nhân sẽ giúp bác sĩ có kết hoạch điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất.

||Bạn có biết: Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Nguyên nhân, cách chữa trị

III. Đi cầu ra máu vón cục có nguy hiểm không?

Đi cầu ra máu vón cục được xem là một trong những biểu hiện nguy hiểm và nghiêm trọng nhất. Đây chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo người bệnh nên kịp thời đến bệnh viện để được chẩn đoán và thăm khám trước khi biến chứng xảy ra.

Khi tình trạng đi ngoài ra máu đông kéo dài nhiều ngày sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa. Chính vì lý do này làm cho tình trạng viêm nhiễm trở lên nhanh chóng và nguy cơ tử vong.

đi ỉa ra máu đông
Nhiều người bệnh trĩ bị đi ngoài ra máu

Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh không nên chần chừ mà cần đến ngay các cơ sở y tế:

  • Vùng bụng đau quặn, khó chịu, toát mồ hôi
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, yếu ớt
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Lượng máu đông khi đi ngoài nhiều và có mùi khó chịu
  • Hậu môn đau rát, sưng nóng, ngồi khó
  • Nôn mửa kéo dài kèm theo dịch nhầy
  • Cân nặng sụt giảm nghiêm trọng không lý do

Chứng đi cầu ra máu vón cục cực kỳ nguy hiểm, vì vậy người bệnh cần theo dõi sức khỏe để sớm nhận biết tình trạng.

IV. Đi đại tiện ra máu đông do bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Khi có biểu hiện đi đại tiện ra máu đông chứng tỏ bệnh trĩ đã ở cấp độ nặng, các búi trĩ đã có kích thước rất lớn nên các triệu chứng của bệnh như chảy máu búi trĩ, đau rát, sa búi trĩ, dịch nhầy vùng hậu môn cũng biểu hiện nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt của người bệnh.

đi vệ sinh ra cục máu đông
Đi đại tiện ra máu đông kéo dài gây thiếu máu

Đặc biệt, ở các giai đoạn này, người bệnh có nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh trĩ. Cụ thể là:

  • Nhiễm khuẩn: do búi trĩ lớn, lòi trĩ khiến người bệnh khó vệ sinh được sạch sẽ vùng hậu môn, ngoài ra chất nhầy tiết ra nhiều, tạo điều kiện thuận lớn cho vi khuẩn gây viêm sưng búi trĩ.
  • Nứt rách hậu môn: búi trĩ lớn khiến diện tích lỗ hậu môn thu hẹp lại, khả năng co giãn của hậu môn cũng giảm, nên khi đi đại tiện bạn dễ bị nứt rách hậu môn gây đau đớn và chảy máu.
  • Tắc mạch búi trĩ: máu tồn đọng trong búi trĩ càng nhiều, tăng khả năng hình thành các cục máu đông, cục máu đông có thể gây tắc nghẽn các mạch máu nhỏ khiến người bệnh đau đớn nhiều hơn.
Trĩ cấp độ nặng yêu cầu các phương pháp điều trĩ phức tạp hơn, thời gian điều trị kéo dài và nguy cơ tái phát sau điều trị cũng cao hơn.

Không chỉ thế, tình trạng chảy máu kéo dài không được điều trị có thể khiến bạn gặp các vấn đề sau:

  • Thiếu máu: khi đi đại tiện ra máu đông thường xuyên hoặc lượng máu đông nhiều thì thiếu máu là một biến chứng không thể tránh khỏi. Tình trạng này khiến cơ thể bạn mệt mỏi, xanh xao, thường xuyên đau đầu hoa mắt chóng mặt, ảnh hưởng tới tim mạch. Đặc biệt trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa gây thiếu máu cấp tính có thể dẫn tới tụt huyết áp, trụy mạch, sốc mất máu, nguy cơ đe dọa tính mạng.
  • Tâm lý bị ảnh hưởng: việc đi đại tiện ra máu đông thường khiến người bệnh lo sợ, đặc biệt khi hiện tượng này xảy ra nhiều lần và lượng máu ngày càng nhiều. Điều này có thể gây tâm lý hoảng hốt, khó chịu thường cáu gắt, không tập trung được vào công việc, ảnh hưởng tới nhiều mặt của cuộc sống.
  • Ảnh hưởng tới hấp thu: đường tiêu hóa gặp vấn đề chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới quá trình hấp thu các chất của cơ thể, ảnh hưởng tới các hoạt động chức năng khác.

V. Đi cầu ra máu vón cục nên làm gì?

Với sự nguy hiểm cùng những bệnh lý có thể gặp phải khi đi cầu ra máu đông, người bệnh không nên chủ quan mà cần chú ý để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Khi gặp triệu chứng này người bệnh cần:

5.1 Thăm khám, điều trị y tế

Khi cảm nhận được cơ thể có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên lập tức đến bệnh viện để làm xét nghiệm, kiểm tra và chẩn đoán bệnh sẽ mang lại kết quả chính xác, nhanh chóng. Tuyệt đối không nên mua thuốc bên ngoài để sử dụng khi chưa nắm  rõ được tình trạng bệnh cũng như chưa nhận được sự chỉ định của bác sĩ. Khi đến bệnh viện, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đem lại kết quả tốt nhất.

5.2 Thay đổi thói quen sinh hoạt

đi đại tiện ra máu đông
Chế độ ăn nhiều chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa
  • Tăng cường bổ sung vitamin và chất xơ trong các bữa ăn để giúp hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này cũng mang lại khả năng làm mềm phân và kích ứng nhu động ruột tốt hơn.
  • Tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng. Tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, nước ngọt có ga).
  • Uống đủ nước cần thiết cho cơ thể hàng ngày để làm mềm phân, dễ đi đại tiện hơn. Ngoài nước khoáng, người bệnh có thể bổ sung các loại nước ép từ rau củ quả.
  • Không sử dụng các loại thuốc khác nhau trong quá trình bác sĩ tiến hành điều trị, đặc biệt là các loại thuốc mang chất kháng viêm.
  • Tuyệt đối không nên nhịn đại tiện, cố gắng đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, cũng nên tập thói quen đi vệ sinh trong một khung giờ cố định (buổi sáng là tốt nhất).
  • Có chế độ sinh hoạt ăn, nghỉ ngơi hợp lý. Không để đầu óc căng thẳng sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa. Nên chia nhỏ bữa ăn để quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Luôn vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi ngoài.

||Xem thêm: Đi ngoài ra máu nên ăn gì, kiêng gì? giúp cải thiện triệu chứng

VI. Cách chữa đi cầu ra máu đông hiệu quả tại nhà

Với những trường hợp đi cầu ra máu vón cục ở thể nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một vài cách chữa tại nhà sau khi đã đến bệnh viện kiểm tra tình trạng bệnh của mình.

6.1 Các món ăn chữa đi cầu ra máu

Chế độ ăn uống có vai trò hết sức quan trọng  trong việc bảo vệ sức khỏe. Với những người gặp phải tình trạng đi ngoài ra máu đông thì việc ăn uống như thế nào đống vai trò quan trọng trong việc điều trị và phục hồi. Một số món ăn sau được nhiều chứng minh sẽ mang lại hiệu quả trong việc điều trị đi ngoài ra máu đông:

  • Canh hoa hòe: sử dụng 250g ruột già heo, 15g hoa hòe tươi nấu canh ăn hàng ngày. (Hoa hòe mang tác dụng cầm máu tốt, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan đến trực tràng, trĩ, táo bón,…)
  • Mộc nhĩ hầm táo đỏ: sử dụng 10g mộc nhĩ trắng, 15g táo đỏ sau đó đem hầm nhỏ lửa đến khi chín rồi ăn  sẽ giúp cầm máu và cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu cục.

6.2 Cách chữa bên ngoài

Ngoài biện pháp sử dụng món ăn chữa đi cầu ra máu đông, người bệnh cũng có thể sử dụng các biện pháp bên dưới để cải thiện tình trạng bệnh.

đi đại tiện ra máu cục
Tùy theo tình trạng bệnh sẽ có cách điều trị phù hợp
  • Xông hơi: là biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả điều trị chứng đi ngoài ra máu đông. Để thực hiện, người bệnh cần chuẩn bị a giao (30g), giấm ăn (500g). Sau đó đem a giao ngâm với giấm đến khi tan rồi đem chưng lên thành cao. Tiếp đó, người bệnh đung nóng lên và tiến hành xông hơi cho hậu môn. Nên thực hiện 2 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Bôi thuốc: Chuẩn bị dầu thanh lương, bột chu hoàng (1g). Đem trộn đều 2 nguyên liệu này và bôi bên ngoài hậu môn sẽ giúp cải thiện tình trạng của bệnh.
  • Đắp thuốc: đây cũng là biện pháp giúp hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu đông. Người bệnh cần lấy lá ngải dại (lá khao tử) giã nát rồi đắp vào hậu môn bị chảy máu, sau đó băng cố định lại.

6.3 Chữa đi ngoài ra máu đông bằng phương pháp dân gian

 – Chữa đi ngoài ra cục máu đông bằng rau diếp cá

Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, sát trùng, lợi tiểu làm bền mao mạch. Vì vậy sử dụng rau diếp cá là cách chữa đi ngoài ra máu là phương pháp đơn giản, tiết kiệm.

Người bệnh có thể hái lá rau diếp cá ăn sống. Đầu tiên là cần rửa sạch ngâm với nước muối loãng 15 phút, sau đó rửa sạch rồi dùng trong bữa ăn hàng ngày thay cho những loại rau khác.

 – Chữa đi ngoài ra máu đông bằng lá ngải cứu

Bên cạnh lá diếp cá thì lá ngải cứu cũng được xem là một trong những vị thuốc mang lại hiệu quả cao trong việc chữa trị đi ngoài ra máu. Với vị đắng, tính ấm, khả năng kháng viêm và nhuận tràng thì ngải cứu thực sự là loại thuốc tốt để làm giảm triệu chứng đi ngoài ra máu cục.

Cách thực hiện: chuẩn bị một nắm lá ngải cứu sau đó đem rửa sạch. Đem ngải cứu thái nhỏ và rán với trứng để ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể đem lá ngải cứu giã nhuyễn rồi đem đắp hậu môn sẽ giúp vùng hậu môn bớt đau rát và kháng viêm khi đi cầu ra máu. Biện pháp này có thể thực hiện đều đặn hàng ngày để mang lại tác dụng tốt.

 – Chữa đi cầu ra máu đông bằng rau sam

Rau sam là loại rau dễ tìm thấy. Có tác dụng kháng viêm, nhuận tràng, kích thích lưu thông máu nên loại rau này thường được áp dụng trong các bài thuốc trị táo bón, đi ngoài ra máu cục.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: chuẩn bị một nắm lá rau sam, sau đó đem rửa sạch, để ráo nước
  • Bước 2: đem số lá rau sam đã rửa sạch giã nát và chắt lấy phần nước cốt.
  • Bước 3: sử dụng phần nước cốt đó uống kèm đường (mật ong) khi đói sẽ cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu đông.

CotriPro Gel hỗ trợ cải thiện nhanh chóng đại tiện ra máu đông do bệnh trĩ

Người bệnh trĩ có lẽ luôn muốn tìm kiếm một sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược an toàn lành tính và nhanh chóng đem lại hiệu quả làm giảm các triệu chứng sưng viêm, chảy máu búi trĩ, giúp làm co búi trĩ hiệu quả. Nếu vậy, bạn không nên bỏ qua gel bôi trĩ Cotripro.

đi cầu ra máu đông
CotriPro cải thiện tình trạng đại tiện ra máu nhanh chóng

Cotripro Gel với các thành phần chủ yếu là thảo dược tự nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung, tinh chất nghệ an toàn lành tính. Cotripro giúp giảm tình trạng đau rát, sưng viêm và chảy máu chỉ sau 3 – 5 ngày sử dụng, khi dùng đủ liệu trình 3-5 típ bạn sẽ thấy rõ được hiệu quả búi trĩ co dần lên.

Sản phẩm có dạng gel, bôi trực tiếp vào búi trĩ giúp tạo ra tác dụng nhanh chóng đồng thời không tạo tác dụng toàn thân đối với người sử dụng nên rất an toàn, đây cũng là một trong số ít những sản phẩm dùng được cho cả phụ nữ co thai và người đang cho con bú.

Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.

Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY

Đại tiện ra máu đông là một tình trạng đáng báo động của các bệnh lý hậu môn trực tràng, vậy nên bạn cần sớm đến các cơ sở y tế để khám, tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp, hạn chế nguy cơ bệnh diễn biến nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 20/02/2024

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...