Đi ngoài ra máu là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh như: bệnh trĩ, bệnh ung thư đại trực tràng, bệnh polyp trực tràng, nứt kẽ hậu môn, bệnh kiết lị, ung thư dạ dày. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cơ thể bị mất một lượng máu lớn, đột ngột trong thời gian ngắn. Vậy người bệnh đi ngoài ra máu nên ăn gì để bổ sung lượng máu mất? Hãy cùng cotripro.vn đi tìm các nhóm thực phẩm người bệnh đi ngoài ra máu nên ăn nhé.
Nên ăn gì để có sức khỏe tốt và hỗ trợ điều trị bệnh?
Mục lục
Triệu chứng đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu (hay còn gọi là đi cầu ra máu) khiến cơ thể bị mất máu một cách nhanh chóng qua ống hậu môn. Nếu không được ngăn chặn và cải thiện kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh bằng nhiều chứng bệnh như: thiếu máu, vàng da, vàng mắt, suy nhược cơ thể, hãy bị chứng hoa mắt chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi kéo dài khiến sinh hoạt, công việc và cuộc sống người bệnh bị đảo lộn.
Đây cũng có thể là cách “gõ cửa hỏi thăm” của nhiều chứng bệnh nguy hiểm đến sức khỏe của bạn như: bệnh trĩ, bệnh viêm loét đại tràng, polyp hậu môn… hoặc nguy hiểm hơn có thể là ung thư đại trực tràng.
Để ngăn chặn chứng đi cầu ra máu, ngoài việc tìm nguyên nhân và điều trị bệnh từ gốc; bổ sung các dạng vitamin, thực phẩm chức năng bồi bổ cơ thể; người bệnh cần quan tâm đặc biệt đến chế độ ăn uống hàng ngày bởi đây là một trong các phương thức tái tạo phục hồi máu nhanh, đồng thời giúp các bộ phận hoạt động tốt và có tính an toàn cao.
Người bệnh đi ngoài ra máu nên ăn gì?
Dưới đây là một số nhóm thực phẩm giúp bổ sung lại lượng máu đã mất nhanh nhất cho người mắc chứng đi cầu ra máu:
Thực phẩm chứa nhiều chất sắt
Sắt là nguyên tố vi lượng rất cần thiết để cơ thể tổng hợp hồng cầu nên bổ sung sắt là một trong những cách đơn giản và nhanh nhất giúp người bệnh “lấy lại” lượng máu đã mất. Một số thực phẩm hàng ngày chứa nhiều sắt người bệnh có thể tham khảo như:
Thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng và sắt
- Thịt: thịt bò, thịt gà, thịt ba chỉ, thịt chim bồ câu, trứng gà, trứng vịt, sữa bò nguyên chất…
- Một số loại nội tạng động vật như: Gan gà, gan lợn, tim bò, tim lợn, tim gà, bầu dục bò, bầu dục lợn…
- Hải sản: Cá chéo, cá hồi, cá chích, cá quả, tôm, tôm khô, cua đồng…
- Hạt ngũ cốc: mè đen (vừng đen), hạnh nhân, đậu tương, hạt điều, quả óc chó, đậu đỏ, đậu phộng…
- Hoa quả: quả cherry, dâu tây, chuối, mận, dưa hấu, bưởi, cam, nho khô, xoài, cóc, ổi, táo, lê, đu đủ…
Các loại thực phẩm giàu vitamin C tự nhiên
Ngoài khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tăng quá trình hấp thu và chuyển hóa sắt, vitamin C còn là “thực phẩm vàng” giúp hỗ trợ điều trị chứng đi cầu ra máu hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh nên ưu tiên bổ sung các nguồn vitamin C tự nhiên thông qua đường ăn uống hàng ngày hơn là các nguồn khác để đảm bảo sức khỏe cũng như ngăn ngừa tình trạng dư thừa vitamin C trong cơ thể. Một số loại thực phẩm chứ nhiều vitamin C mà người bệnh có thể tham khảo như:
Các loại hoa quả: lê, mận, kiwi, ổi, cam, chanh, chuối… Đây là các loại hoa quả không chỉ chứa lượng vitamin C dồi dào mà nó còn là nguồi chất xơ rất tốt cho quá trình tiêu hóa giúp ngăn ngừa táo bón ở người.
Các loại củ quả họ đậu: các loại đậu đỗ, đậu cove, đậu tương, đậu đen, đậu đỏ đều là các loại rau củ, ngũ cốc chứa nhiều vitamin A, C, chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp các chất cặn bã không bị khô cứng và đi qua ruột già một cách dễ dàng.
Rau xanh và các thực phẩm nhiều chất xơ
Rau bina
Táo bón là nguyên nhân khiến chứng đi ngoài ra máu phát triển nhanh, lượng máu chảy ra mỗi lần đi đại tiện nhiều hơn. Vậy nên để điều trị cũng như ngăn ngừa chứng bệnh này, việc bổ sung chất xơ và các loại rau xanh hàng ngày không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, điều trị và ngăn ngừa chứng táo bón mà nó còn giúp bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể, làm trẻ hóa làn da cho các chị em phụ nữ.
Một số loại rau xanh chứa nhiều sắt như: rau bina, cải bó xôi, bông cải xanh, mộc nhĩ, nấm hương khô, cùi dừa già, rau câu khô…
Các loại rau có tác dụng nhuận tràng: rau lang, rau đay, rau chân vịt, rền trắng, rau rền đỏ, khoai tây…
Các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ như: xu hào, cải bắp, các loại đậu đỗ, rau cần tây, cải thảo, rau muống…
Uống đủ nước
Thói quen lười uống nước cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề như: rối loạn tiêu hóa, chứng táo bón, hiện tượng da nhăn nheo nhanh lão hóa… Theo các chuyên gia sức khỏe, một người bình thường trung bình một ngày cần cung cấp 1,5 – 2 lit nước cho cơ thể nhằm đẩy nhanh quá trình tuần hoàn, quá trình trao đổi chất cũng như ngăn ngừa chứng táo bón.
Ngoài nước lọc, các loại nước ép trái cây, nước ép rau củ, sữa tươi không đường, sữa chua, detox … cũng là những thức uống thay thế rất tốt cho sức khỏe và đồng thời giúp hỗ trợ điều trị chứng đi ngoài ra máu hiệu quả.
Người bệnh đi ngoài ra máu không nên ăn gì?
Ngoài các thực phẩm có tác dụng thúc đẩy quá trình tạo máu phục hồi lượng máu đã mất, người bệnh đi cầu ra máu cũng cần lưu ý tránh một số loại thực phẩm khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn như:
Thuốc lá, rượu bia là những thực phẩm “tối kị” với người bị chứng đi cầu ra máu
- Chocolate, cacao: đây là đồ ăn vặt được rất nhiều người ưa thích. Nhưng việc ăn nhiều Chocolate, cacao có thể khiến cơ thể bị nóng trong, nhu động ruột hoạt động kém hiệu quả, làm tăng chất béo không no và lượng đường trong máu, gia tăng nguy cơ mắc chứng táo bón, tiểu đường và khiến máu chảy nhiều hơn khi người bệnh đi đại tiện.
- Gia vị cay nóng: Các món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng như lẩu chua cay, kim chi…
- Các đồ uống chứa cồn, chất kích thích như: rượu, bia, cafe, thuốc lá…
- Bên cạnh đó, việc thực hiện một số thói quen tốt như: tập đi đại tiện theo khung giờ cố định (tốt nhất vào buổi sáng), không sử dụng các thiết bị giải trí, điện thoại di động, ipad trong thời gian đi đại tiện, không ngồi xổm quá lâu… kết hợp với việc ăn uống hợp lý là cách làm hợp lý giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa chứng đi ngoài ra máu tái phát.
Chế độ ăn uống không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tái phát sau khi đã điều trị khỏi. Vì vậy việc lưu ý chế độ ăn uống, thể thao vận động nhẹ nhàng hàng ngày là việc làm người bệnh nên lưu ý và chủ động thực hiện ngay trong thời gian đầu điều trị đi ngoài ra máu.
Theo cotripro.vn
Tôi 16 tuổi bị mắc bệnh trĩ nay đi vệ sinh ra máu đau rát. Tư vấn giúp tôi.
Chào bạn Hoàng.
Bệnh trĩ là tình trạng giãn quá mức tĩnh mạch trực tràng hậu môn gây nên các triệu chứng khó chịu như đi ngoài ra máu, đau rát.
Với tình trạng này bạn nên dùng sản phẩm Cotripro Gel với thành phần từ thảo dược như lá lốt, lá sung, cúc tần, nghệ..có tác dụng giúp co búi trĩ rất tốt và giảm triệu chứng đau rát, chảy máu chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Ngoài ra, bạn nên kết hợp ăn uống nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước để giúp nhuận tràng, tránh táo bón và phòng ngừa bệnh lý tái phát.
Hiện Cotripro Gel được bán rộng rãi tại các nhà thuốc tây trên toàn quốc, bạn tham khảo link điểm bán gần nhà tại đây : https://cotripro.vn/diem-ban/
Cần tư vấn hỗ trợ thêm bạn chủ động liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước phí 18006293 vào giờ hành chính.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Chào bác sĩ, tôi bị lồi một cục thịt nhỏ nhỏ ra ngoài và sờ vào thì nó mềm mềm. Tôi đi ngoài thì không bị chảy máu và ngồi xuống thì không bị đau. Không biết tôi có bị bệnh trĩ không . Nhờ bác sĩ giải thích hộ tôi với. Cảm ơn bác sĩ
Chào bạn Huyền Mai,
Bệnh trĩ là tình trạng giãn quá mức tĩnh mạch trực tràng hậu môn gây nên các triệu chứng khó chịu như đi ngoài ra máu, sa búi trĩ ra ngoài.
Với tình trạng này bạn nên dùng sản phẩm Cotripro Gel với thành phần từ thảo dược như lá lốt, lá sung, cúc tần, nghệ..có tác dụng giúp co búi trĩ rất tốt đồng thời giảm triệu chứng đau rát, chảy máu sau 3-5 ngày dùng.Liệu trình trĩ cấp độ 3 bạn dùng từ 4-6 tuýp bạn nhé.
Hiện Cotripro Gel được bán rộng rãi tại các nhà thuốc tây trên toàn quốc, bạn tham khảo link điểm bán gần nhà tại đây : https://cotripro.vn/diem-ban/
Cần tư vấn hỗ trợ thêm bạn chủ động liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước phí 18006293 vào giờ hành chính.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh.