Sau mổ trĩ nên ăn gì và nên kiêng cữ gì để vết mổ mau lành là vấn đề được nhiều người bệnh trĩ quan tâm. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm người bệnh sau mổ trĩ nên ăn và nên kiêng cữ mà cotripro.vn tổng hợp được. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé.
Mục lục
- I. Vì sao sau mổ trĩ rất cần chú ý vấn đề ăn uống?
- II. Sau mổ trĩ nên ăn gì?
- III. Sau mổ trĩ không nên ăn gì?
- IV. Món ăn tốt cho người mới mổ trĩ
- V. Sau mổ trĩ cần kiêng cữ gì để vết thương mau lành?
- VI. Câu hỏi thường gặp trong chế độ ăn uống của người sau phẫu thuật trĩ
- VI. Sau mổ trĩ cần kiêng cữ gì để tránh tái phát trĩ?
I. Vì sao sau mổ trĩ rất cần chú ý vấn đề ăn uống?
Mổ trĩ hay còn gọi là phẫu thuật cắt trĩ được xem là phương pháp điều trị bệnh trĩ cuối cùng để xử lý bệnh nhanh, tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Mổ trĩ thường được chỉ định ở bệnh nhân bị trĩ nội cấp độ 4 – cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ. Cũng có một số bệnh nhân có chỉ định mổ trĩ ở cuối trĩ độ 3 do mức độ bệnh phức tạp và có nguy cơ biến chứng sớm.

Sau mổ trĩ rất cần chú ý tới vấn đề ăn uống là bởi:
- Vùng hậu môn của người bệnh vừa trải qua phẫu thuật, bị thương tổn nên cần lựa chọn các thức ăn phù hợp để vết thương mau lành, tránh tình trạng đi ngoài ra máu tươi do tổn thương hậu môn.
- Tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Giúp người bệnh ăn được nhiều hơn, sức khỏe phục hồi nhanh hơn.
- Phòng ngừa bệnh trĩ tái phát sau khi đã điều trị khỏi.
Bổ sung dinh dưỡng phù hợp sau phẫu thuật trĩ góp phần lớn hỗ trợ nâng cao sức khỏe, hạn chế xảy ra biến chứng. Nhóm thực phẩm sau sẽ hỗ trợ tốt nhất để người bệnh sớm phục hồi.
- Thực phẩm dễ tiêu hóa: thực phẩm lỏng, mềm dễ tiêu hóa (cháo, súp, sữa, canh,…) luôn được ưu tiên cho người bệnh sau phẫu thuật trĩ. Nhóm này có thể bổ sung ngay 1 – 2 ngày sau phẫu thuật giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng. Nên ăn đủ 3 bữa/ngày, mỗi bữa 1 – 2 chén nhỏ, kết hợp với uống sữa và các bữa phụ.
- Thực phẩm chống táo bón, dễ đi ngoài: nước, chất xơ, sữa chua, Omega-3
- Thực phẩm giảm sưng viêm: Vitamin C, Vitamin E, Magie, kẽm, colagen
II. Sau mổ trĩ nên ăn gì?
Người bệnh sau mổ trĩ có thể tham khảo thêm một số nhóm thực phẩm nên ăn và nên kiêng dưới đây để giúp vết mổ mau lành hơn.
2.1 Sau mổ trĩ nên ăn đủ chất đạm
Để nhanh lành vết mổ, điều quan trọng là bệnh nhân phải ăn uống đầy đủ chất đạm (protein). Chất đạm tốt có nhiều trong các loại thịt nạc, đậu phụ, thịt lợn nạc; ức gà; thăn bò; cá hồi; cá ngừ; trứng cá hồi; bông cải xanh; các loại hạt họ đậu như: hạt đậu nành; hạt mè; hạt ngũ cốc như hạnh nhân; hạt điều; hạt óc chó….

Nên hạn chế các sản phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa chua) vì có thể gây táo bón. Riêng với sữa chua, sau mổ trĩ nên ăn 1 hộp sữa chua/ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng, tránh táo bón.
Nên bổ sung chất béo từ dầu thực vật khi chế biến thức ăn. Không ăn hoặc hạn chế ăn chất béo từ động vật, tránh ăn nước béo trong nước dùng phở, bún; tránh ăn da gà, vịt.
2.2 Rau và thực phẩm giàu chất xơ
Sau mổ trĩ nên ăn nhiều rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ có tính nhuận tràng như rau mùng tơi, rau đay; rau bina; rau chùm ngây; cải xoăn; khoai lang; khoai tây; bông cải xanh; bắp cải; rau ngót; mướp đắng; bí; bầu… để giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng; tránh táo bón; chất thải phân tạo ra mềm giúp người bệnh dễ đi đại tiện và không gây nhiều thương tổn cho vết mổ trĩ.

Ở những ngày đầu tiên sau khi mổ trĩ người bệnh chỉ nên ăn các loại rau củ có thể hầm nhừ, xay nhuyễn, nấu canh dạng soup để hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng và người bệnh cũng dễ ăn hơn.
2.3 Ăn trái cây giàu vitamin C và vitamin E
Mổ trĩ xong nên ăn trái cây giàu vitamin C bởi đây là chất chống oxy hóa rất tốt có khả năng giúp nhanh lành vết mổ và nâng cao sức đề kháng cơ thể, hỗ trợ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ. Bên cạnh đó, vitamin C cũng giúp duy trì mạch máu khỏe mạnh và phòng ngừa các nguy cơ tiềm ẩn.
Hoa quả giàu vitamin E cũng là thực phẩm người bệnh trĩ nên ăn sau mổ trĩ bởi vitamin E đóng vai trò khá quan trọng với màng tế bào nên có thể hỗ trợ làm lành các mô bị viêm, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và giảm sưng cho vết thương sau mổ trĩ.

Các loại trái cây giàu vitamin C và vitamin E người bệnh sau mổ trĩ nên ăn như: cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi, đu đủ, nho đen, nho xanh; táo; xoài; mãng cầu; chuối; bơ; ổi chín (chỉ nên ăn cùi ổi, tuyệt đối không nên ăn hạt ổi để tránh táo bón)…
2.4 Thực phẩm giàu magie và kẽm
Hai loại khoáng chất magie và kẽm có vai trò làm ổn định mạch máu, hỗ trợ chống viêm nhiễm thương tổn và giúp vết thương sau mổ trĩ nhanh lành. Ngoài ra, 2 khoáng chất này cũng giúp duy trì sự phát triển của các mô cơ rất hiệu quả.
Vây nên người bệnh sau phẫu thuật cắt trĩ nên ăn những thực phẩm giàu kẽm và magie như: đậu lăng, đậu cove; đậu Hà lan; đậu tương; các loại hạt ngũ cốc như hạt hạnh nhân, hạt điều; hạt bí ngô, quả hồ đào, hạt hướng dương, đậu phộng; hạt lanh; cá hồi; cá thu; cá bơn; cải xoăn; củ cải; các loại rau lá xanh; bơ chín; chuối; nho…

2.5 Thực phẩm giàu Omega – 3
Người sau mổ trĩ nên ăn các loại thực phẩm giàu Omega-3 như: cá thu, cá hồi, cá trích, cá cơm; cá mòi; trứng cá muối; hạt lanh; hạt chia; hạt óc chó… để các lớp màng nhầy niêm mạc ruột được duy trì ổn định, từ đó hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, bổ sung thực phẩm giàu Omega-3 cũng là một cách hỗ trợ chống viêm, giảm sưng đau vết thương sau phẫu thuật cắt trĩ.
Tuy nhiên do chứa nhiều chất béo nên để có lợi cho sức khỏe mà vẫn giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định thì người bệnh sau mổ trĩ chỉ nên ăn các thực phẩm giàu Omega-3 từ 1 – 2 bữa/tuần.
2.6 Uống nhiều nước
Nước cung cấp chất khoáng cho cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, làm mềm phân và phòng táo bón hiệu quả. Vậy nên uống nhiều nước là thói quen tốt cho người bệnh sau mổ trĩ; giúp chữa trị bệnh trĩ tại nhà đơn giản không nên bỏ qua.

Các bác sĩ khuyên người bệnh sau phẫu thuật cắt trĩ nên uống một cốc nước khoảng 100ml sau mỗi giờ. Tổng lượng nước lên uống mỗi ngày từ 1,5 lít đến 2,5 lít tùy theo nhu cầu của cơ thể và công việc. Đặc biệt, những bạn ngồi nhiều trong phòng điều hòa mát không có cảm giác khát, thường quên uống nước, nên duy trì thói quen uống nước thường xuyên hơn.
III. Sau mổ trĩ không nên ăn gì?
Người bị trĩ hoặc mới phẫu thuật cắt trĩ nên hạn chế ăn những loại thực phẩm sau:
- Ngũ cốc tinh chế: gồm ngũ cốc xay nhuyễn và loại bỏ lớp vỏ cám. Chúng dễ gây táo bón, làm trầm trọng thêm tình trạng trĩ, khiến bệnh nhân đau đớn khi đi đại tiện.
- Thịt: thịt là thực phẩm cung cấp nhiều protein nhưng không chứa nhiều chất xơ nên dễ gây khó tiêu, đây bụng. Tiêu thụ quá nhiều thịt có thể dẫn đến táo bón. Để điều hòa việc ăn uống hợp lý, người mắc mới cắt trĩ nên hạn chế ăn thịt, có thể chế biến thịt cùng với rau xanh và các chất béo lành mạnh để cơ thể tiêu hóa dễ dàng.
- Thức ăn cay nóng: tránh tình trạng trĩ nặng thêm, bệnh nhân nên hạn chế các món cay. Các gia vị cay như: tiêu, ớt, gừng, mù tạt,… khi hấp thụ vào cơ thể có thể tăng huyết áp, đổ mồ hôi. Nếu người bệnh ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nóng trong, gây táo bón.
- Thức ăn nhiều muối: thực phẩm nhiều muối khiến phân trở nên cứng hơn, nên đi ngoài càng khó khăn khiến người bệnh dễ bị táo bón, làm bệnh trĩ nặng hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều dầu: thực phẩm chứa nhiều dầu khiến người bệnh trĩ dễ đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ mắc táo bón.
- Thức ăn nhiều đường, tinh bột: Việc ăn quá nhiều đường và tinh bột tạo áp lực lên thành ruột, khiến người bệnh dễ bị táo bón, ngứa hậu môn, làm bệnh trĩ nặng hơn.
- Đồ uống có cồn, chất kích thích: nhóm đồ uống này khiến nội tạng bị tích nhiệt hoặc gây đầy bụng, cơ thể bị mất nước khiến phân bị khô, gây táo bón.
- Sau mổ trĩ phải kiêng uống rượu bia nếu bạn không muốn trĩ tái phát
Sau khi phẫu thuật bệnh trĩ, bệnh nhân cần tuân thủ mọi khuyến khích của bác sĩ. Việc duy trì một chế độ ăn khoa học, lành mạnh sau khi cắt trĩ giúp vết mổ phục hồi nhanh hơn.
☛ Xem thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho trĩ
IV. Món ăn tốt cho người mới mổ trĩ
Dưới đây là một số món ăn có lợi cho người mổ trĩ, mời bạn cùng tham khảo thêm:
4.1 Món táo đỏ nấu đường phèn
- Nguyên liệu: 300g táo đỏ + 60g đường phèn.
- Cách làm: Táo đỏ rửa sạch sẽ, có thể bổ làm đôi hoặc làm 4 rồi cho vào nồi đun cùng 600ml nước sạch. Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 10 phút, sau đó cho đường phèn vào khuấy đều, tiếp tục đun khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.
Lúc này, nồi táo đỏ đường phèn còn khoảng 500ml. Chia thành nhiều bữa nhỏ. Dùng ăn hết trong ngày. Nên thực hiện 1 lần/tuần.
4.2 Cà tím hấp
- Nguyên liệu: 150g cà tím,
- Cách làm: đem rửa sạch cà tím, bỏ cuống rồi thái thành lát khoảng 1cm. Cho cà tím vào 1 bát tô lớn, nêm gia vị vừa vặn sau đó cho vào nồi hấp cách thủy. Nhớ cho lượng nước bằng 1/2 bát tô để tránh nước bị tràn vào bát cà tím. Khi cà chín thì dùng ăn với cơm hoặc ăn trực tiếp. Nên ăn 1 – 2 bữa/tuần.
4.3 Món rau dền nấu đại tràng heo
- Nguyên liệu: 100g gốc rau dền + 200g đại tràng heo. Đại tràng heo thái miếng, rửa sạch rồi sát muối, sau đó rửa sạch thêm 1 lần nữa. Rau dền rửa sạch và thái khúc.
- Cách làm: Cho đại tràng heo vào 700ml nước sạch đun sôi, hạ nhỏ lửa và ninh trong khoảng 1h. Sau đó tiếp tục cho rau dền vào đun khoảng 3 – 5 phút, khi rau chín thì tắt nồi và nên ăn khi còn nóng. Nên ăn 1 – 2 bữa/tuần.
V. Sau mổ trĩ cần kiêng cữ gì để vết thương mau lành?
Một số việc làm người bệnh cần kiêng cữ sau mổ trĩ để giúp vết thương mau lành như:

- Người bệnh kiêng đi lại trong vòng 24h sau mổ trĩ để tránh làm vết thương chảy máu.
- Nên ăn các món cháo, soup trong 2 – 3 ngày đầu tiên sau mổ trĩ. Có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.
- Nên tập vận động đi lại sau mổ trĩ 2 ngày để máu được lưu thông và cơ thể được vận động.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
- Uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng để tránh vết thương bị nhiễm trùng, thương tổn.
- Kiêng vận động mạnh đến khi vết mổ lành hẳn.
- Sau khi vết mổ lành nên kiêng vận động nặng hoặc lao động quá sức.
- Kiêng quan hệ tình dục sau mổ trĩ để tránh vết thương bị tổn thương, viêm nhiễm.
- Kiêng không đi xe đap, xe máy ít nhất 4 tuần để các tĩnh mạch trĩ tại vùng trực tràng – hậu môn không bị ảnh hưởng.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn để theo dõi kết quả sau mổ trĩ cũng như phát hiện các biến chứng hậu phẫu nếu có.
☛ Chi tiết: Cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ an toàn
VI. Câu hỏi thường gặp trong chế độ ăn uống của người sau phẫu thuật trĩ
Sau đây là một số thắc mắc phổ biến của người bệnh về chế độ ăn uống sau phẫu thuật trĩ:
– Câu hỏi 1: Thời gian hồi phục sau phẫu thuật trĩ là bao lâu?
Trả lời: Thời gian hồi phục sau phẫu thuật trĩ phụ thuộc vào thể trạng và sức khỏe của bệnh nhân. Thông thường người bệnh có sức khỏe ổn định sẽ phục hồi trở lại cuộc sống bình thường sau 12 – 15 ngày.
– Câu hỏi 2: Sau phẫu thuật trĩ có ăn rau muống được không?
Trả lời: theo quan niệm, rau muốn sẽ làm cho sẹo lồi và có thể khiến búi trĩ bị sa hơn. Tuy nhiên, theo thành phần dinh dưỡng, rau muống không ảnh hưởng đến quá trình điều trị và hồi phục sau mổ trĩ. Dù vậy, bạn vẫn nên hỏi bác sĩ trước khi ăn.
– Câu hỏi 3: Sau khi mổ trĩ có được ăn thịt bò không?
Cũng tương tự như hải sản, Thịt bò là loại thực phẩm cung cấp cho cơ thể lượng đạm, chất béo cao nhưng lại ít chất xơ, nên khi ăn thịt bò quá nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa của người bệnh sau mổ trĩ phải hoạt động mạnh hơn để tiêu hóa hết thức ăn. Từ đây có thể làm giảm quá trình lưu thông máu trong cơ thể; dễ gây chứng khó tiêu, đầy bụng.
Cũng bởi là thực phẩm nghèo nàn chất xơ nên nếu ăn quá nhiều thịt bò có thể khiến phân bị khô cứng, người bệnh khó đi đại tiện và vết mổ trĩ có thể bị tổn thương chảy máu; dễ gây chứng táo bón.

Vậy nên, sau khi mổ trĩ người bệnh không nên kiêng ăn thịt bò hoàn toàn mà nên ăn thịt bò với số lượng ít khoảng 1 – 2 bữa/tuần để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và protein cho cơ thể mà không gây ảnh hưởng đến hoạt động hệ tiêu hóa.
– Câu hỏi 4: Sau phẫu thuật trĩ có ăn gà được không?
Trả lời: Tương tự như hải sản, thịt bò, thịt gà cũng là một trong những thực phẩm không được ưu tiên trong danh sách thực đơn của người bệnh trĩ.
VI. Sau mổ trĩ cần kiêng cữ gì để tránh tái phát trĩ?
Việc làm cần kiêng cữ để tránh bệnh trĩ tái phát sau khi đã chữa trị khỏi như:
- Kiêng đi lại trong 24h sau phẫu thuật: nhằm tránh những va chạm gây ảnh hưởng đến vết thương
- Kiêng vận động mạnh: không nên mang vác nặng hay chơi các môn thể thao vận động mạnh. Khiến vết mổ bị tổn thương, chảy máu sẽ lâu lành hơn.
- Kiêng quan hệ tình dục: Tùy theo phương pháp phẫu thuật mà người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục trong giai đoạn sau phẫu thuật cho đến khi phục hồi tránh gây viêm nhiễm. Thời gian kiêng trung bình khoảng 1 tháng.
- Kiêng đạp xe, đi xe máy ít nhất 3 tuần: khi đi xe đạp, xe máy người bệnh ngồi lên xe có thể gây áp lực, làm tổn thương các tĩnh mạch vùng hậu môn và khiến vết thương lâu khỏi.
- Kiêng đứng, ngồi quá lâu: đứng hay ngồi quá lâu làm cơ thể bị mỏi khi đổi trạng thái và có thể làm ảnh hưởng tới vết mổ.
★★ Thông tin hữu ích: Mổ trĩ có nguy hiểm không? 10+ Biến chứng sau mổ trĩ
Các bác sĩ khẳng định, phẫu thuật trĩ có thể giải quyết nhanh tình trạng bệnh trĩ tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần thay đổi thói quen ăn uống, vận động, đi tiêu hợp lý… thì bệnh trĩ mới không có nguy cơ tái phát lại.
Cotripro gel bôi trĩ với thành phần chứa các thảo dược tự nhiên có khả năng thẩm thấu làm giảm các cơn đau đớn, nóng rát, sưng tấy ở vùng hậu môn sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm thì nên kiên trì dùng đều đặn từ 1-2 tháng (3-6 tuýp) để búi Trĩ co dần lên.
Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ, giảm táo bón, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ tái phát.
Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán CotriPro, bạn hãy xem TẠI ĐÂY
||Xem thêm bài viết khác:
Sau khi mổ trĩ xong 3 ngày có tình trạng tái lại bị đi cầu ra máu. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên ạ?
Chào bạn Hong.
Sau mổ trĩ 3 ngày có tình trạng chảy máu bạn nên quay lại nơi đã phẫu thuật, nhờ bác sĩ mổ cho mình khám lại để yên tâm hơn về vết mổ và điều trị theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Cắt trĩ sau 10 ngày vết thương ra mủ và cảm giác ngưa hậu môn có sao không ạ
Chào bạn An !
Với triệu chứng vết thương ra mủ và ngứa sau khi mổ trĩ được 10 ngày bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân và điều trị sớm. Sau khi vết mổ lành bạn có thể tham khảo dùng sản phẩm Cotripro-gel để ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát trở lại. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin bạn có thể liên hệ tổng đài miễn cước 18006293 trong giờ hành chính bạn nhé
Chúc bạn nhiều sức khỏe !
Cháu chào bác sĩ, cháu có lần đi đại tiện ra máu, mỗi khi đi cháu thường bị đau rát hậu môn. Dù hiện nay cháu không bị ra máu nữa nhưng mỗi lần đi đại tiện có gì đó rất vướng víu, khó chịu ở hậu môn và có cả dịch nhầy nữa. Cho cháu hỏi đó có phải là bệnh trĩ không, cần điều trị thế nào để dứt điểm bệnh?
Chaò bạn Đại Tiến,
Tôi cho đây là câu hỏi của rất nhiều người. Trên thế giới và Việt Nam hiện nay cập nhật rất nhiều về chẩn ò đoán và điều trị bệnh trĩ. Nhiều người thường có suy nghĩ là khi có bất cứ vấn đề gì ở vùng hậu môn mọi người đều cho đó là bệnh trĩ. Thực tế đó là một sai lầm. Qua bạn kể, tôi cho rằng đây là bệnh lý phối hợp hay gặp là bệnh nứt kẽ hậu môn. Điều này dễ bị nhầm lẫn dẫn đến hiệu quả điều trị không đạt như mong muốn. Trĩ chỉ có duy nhất 1 trường hợp bị đau là hiện tượng tắc mạch. Tôi nghĩ cháu đang bị nứt kẽ hậu môn là chính. Cháu nên đi khám để có biện pháp chẩn đoán và điều trị phù hợp để có kết quả tốt nhất.
Chúc cháu nhiều sức khỏe!
Theo tôi được biết, bệnh trĩ là một trong những bệnh thường gặp của giới văn phòng, hoặc những người làm công việc thường xuyên phải ngồi nhiều. Xin bác sĩ tư vấn làm thế nào để phòng tránh mắc bệnh trĩ.
Chào bạn Minh Chiến,
Nói về nguyên nhân ra bệnh trĩ, rất nhiều nguyên nhân. Đối tượng mắc bệnh đa dạng: dân văn phòng cũng có, lái xe cũng có, thầy giáo cũng có. Một trong những nguyên nhân nhiều nhất là táo bón kéo dài, chiếm tới 60-70% nguyên nhân gây ra bệnh. Vì cơ chế của trĩ là đám rối tĩnh mạch, trĩ trong hoặc trĩ ngoài sa xuống thành búi. Có người phải đến 3-4 ngày mới đi ngoài, phân lưu cữu, rắn, đi ngoài khó khăn, gây tác động tăng áp lực vùng tiểu khung. Mỗi ngày một tý làm đám rối tĩnh mạch giãn ra, gây búi trĩ. Một trong những nguyên nhân cần quan tâm là táo bón kéo dài.
Nguyên thứ 2 là bệnh lý ở vùng hậu môn, trực tràng
Nguyên nhân thứ 3 là bệnh nghề nghiệp: đứng nhiều, ngồi nhiều, trọng lực dồn ổ bụng, tăng lên làm giãn đám rối tĩnh mạch trong và ngoài. Vì vậy, xét về nghề nghiệp, chẳng hạn như nghề giáo viên, 40-50 tiết dạy 1 tuần, rồi nghề lái xe, các cán bộ văn phòng, khác thời kỳ bao cấp, ở thời đó chúng tôi đi bộ đi làm, đi xe đạp. Cán bộ bây giờ tích búi trĩ một cách đáng sợ do đi ô tô, ngồi máy lạnh, ngồi vi tính, thậm chí trong văn phòng từ bàn này sang bàn kia, chúng ta còn không đứng dậy đi mà đẩy ghế. Trời nắng, cũng không ra ngoài mà alô gọi cơm văn phòng. Cả ngày, phải đến hàng chục tiếng ngồi như vậy, thì trĩ là chuyện thường xảy ra. Dân văn phòng rất coi thường vấn đề vận động, xét cho cùng đó là nguyên nhân gây trĩ. Người công nhân vác bao tải 50kg nặng cũng có thể gây áp lực lên hậu môn trực tràng gây ra búi trĩ.
Nguyên nhân nữa là về mặt sinh lý, đối với phụ nữ mang thai, ngày càng to, nhất là 3 tháng cuối, thai to chèn vào tiểu khung, chèn vào vùng có thể gây ra trĩ, mà người ta gọi là trĩ thời kỳ mang thai.
Cách phòng tránh: dựa vào nguyên nhân, phòng tránh. Một nguyên nhân quan trọng là táo bón, phải tránh táo bón, chủ yếu do chế độ ăn uống, làm việc. Phải đi lại vận động, ăn nhiều rau củ quả. WHO khuyến cáo, mỗi ngày nên ăn 300 gram rau tươi, phải uống ít nhất 2 lít nước, vào mùa hè có thể uống 2-3 lít sữa. Chúng ta có sai lầm là chỉ khát khi uống. Phải điều chỉnh đạm đường bột, phải tăng cường rau củ quả, vì rau củ quả cho chúng ta các loại vitamin chống oxy hoá
Dân văn phòng phải dành thời lượng nhất định đi lại. Lái xe ở trạm nghỉ phải xuống nghỉ, vươn vai. Ít nhất 1 tuần dành 2-3 buổi dành 1-2 tiếng vận động như đi xe đạp, đi bơi phù hợp với lứa tuổi.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Bệnh trĩ hiện nay có thể điều trị theo phương pháp y học hiện đại và y học cổ truyền, có đúng không thưa bác sĩ, xin cho biết cụ thể những phương pháp đó?
Chào bạn Bình An,
Đây là một câu hỏi hay, cần phổ cập tới các bạn đọc quan tâm tới bệnh trĩ. Về góc độ y học cổ truyền, bệnh trĩ là hạ trĩ, có nhiều thể bệnh: huyết ứ, khí huyết hư và thấp nhiệt. Có 2 cách phương pháp điều trị: sử dụng các phương pháp y học cổ truyền và không sử dụng các phương pháp y học cổ truyền. Trong đó, dùng phương pháp y học cổ truyền lại chia làm 2 loại: sử dụng các thuốc dùng ngoài: bôi, xông, đắp và sử dụng thuốc uống, phụ thuộc vào việc khám chữa và kê đơn của các bác sĩ. Còn điều trị không sử dụng phương pháp y học cổ truyền cũng có nhiều dạng như châm cứu, xoa bóp bấm huyết, yoga…..
Chúc bạn nhiều sức khỏe!