Bệnh trĩ để lâu có sao không? Bệnh trĩ có tự khỏi được không? là băn khoăn và cũng là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh này. Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn đọc.
Mục lục
Các giai đoạn hình thành và phát triển bệnh trĩ
Bệnh trĩ là bệnh xảy ra tại vùng hậu môn – trực tràng. Các đám rối tĩnh mạch trĩ trong và đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài bị giãn quá mức do các tác động và thói quen không tốt hàng ngày của người bệnh là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thường gặp nhất.
Những thói quen không tốt phải kể đến ở đây như: chế độ ăn uống chưa hợp lí, thiếu chất xơ, dùng đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cafe…hoặc do tính chất công việc phải ngồi hoặc đứng liên tục trong thời gian dài; Do áp lực công việc, stress hoặc do mang thai và sinh nở (ở phụ nữ).
Bệnh trĩ có 2 loại dễ gặp nhất là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh trĩ hình thành, phát triển và biến chứng theo 4 cấp độ sau:
Giai đoạn trĩ cấp độ 1
Các đám rối tĩnh mạch trĩ trong và trĩ ngoài giãn nở chính là sự đánh dấu bệnh trĩ độ 1 được hình thành. Và đi ngoài ra máu tươi là triệu chứng đầu tiên “đại diện” bệnh trĩ đang “gõ cửa” hỏi thăm sức khỏe của bạn. Bạn có thể thấy máu chảy sau phân và không lẫn vào phân khi đi đại tiện (nhìn được bằng mắt thường qua giấy vệ sinh) và có cảm giác đau, rát.
Giai đoạn trĩ cấp độ 2
Khi đi đại tiện, máu chảy với mật độ nhiều hơn, chảy thành giọt, người bệnh bắt đầu có cảm giác khó chịu. Các đám rối tĩnh mạch trĩ giãn nhiều hơn gây ra hiện tượng sa búi trĩ (Trĩ nội) hoặc bệnh Trĩ ngoại.
Hình ảnh 4 cấp độ phát triển của bệnh trĩ
– Búi trĩ nội độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi người bệnh rặn đại tiện (có thể nhìn thấy bằng mắt thường) . Nhưng ngay sau đó lập tức co lại vào bên trong ống hậu môn. Người bệnh bị sưng hoặc phù nề trong thành hậu môn.
– Bệnh trĩ ngoại: Quan sát bằng mắt thường có thể thấy xuất hiện các nốt tròn có kích thước nhỏ, căng mọng ở rìa hậu môn, làm hậu môn mất đi các nếp nhăn bình thường.
Giai đoạn trĩ cấp độ 3
Máu bắt đầu chảy rất nhiều khi người bệnh đi đại tiện, có trường hợp máu phun thành tia. Nếu không ngăn chặn kịp thời người bệnh có thể bị mất máu, thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi… Các búi trĩ phát triển với kích thước to do các đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn quá mức
– Sa búi trĩ nội: Ở trĩ cấp độ 3, khi người bệnh đi đại tiện búi trĩ nội sa ra khỏi hậu môn và không thể tự co lại. Người bệnh phải dùng tay tác động (ấn) thì búi trĩ mới thụt vào được bên trong hậu môn. Xảy ra hiện tượng sa búi trĩ nội mất kiểm soát: ngoài đi đại tiện, người bệnh có thể bị sa búi trĩ khi ngồi quá lâu, đứng quá lâu hoặc vận động mạnh.
– Bệnh trĩ ngoại: Kích thước búi trĩ ngoại tăng lên, các nốt tròn và căng bóng quanh rìa hậu môn.
Giai đoạn trĩ cấp độ 4
Máu chảy nhiều, người bệnh có cảm giác đau, rát khó chịu và tình trạng sa búi trĩ ngày càng nghiêm trọng:
– Sa búi trĩ nội: Máu chảy nhiều, búi trĩ lòi ra ngoài ống hậu môn và không thể tự co lại được cho dù người bệnh có tác động (Cũng có trường hợp Trĩ độ 4 không bị chảy máu hoặc không có triệu chứng, tuy nhiên búi Trĩ đã sa hẳn ra ngoài nên rất dễ bị viêm nhiễm gây biến chứng nguy hiểm).

– Sa búi trĩ ngoại: Búi trĩ ngoại tăng kích thước nhanh chóng và có thể xuất hiện thêm nhiều búi trĩ khác quanh rìa hậu môn gây ra sự vướng víu, khó chịu, đau rát khi có va chạm.
Bệnh trĩ khi phát triển đến cấp độ 4 nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng khác như: viêm nhiễm búi trĩ, tắc mạch, sa nghẹt hoặc nứt hậu môn…
Bệnh trĩ phân ra làm 4 loại: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng. Để hiểu chi tiết hơn từng dấu hiệu bệnh trĩ mời bạn tìm đọc: Những biểu hiện của bệnh trĩ
Bệnh trĩ có tự khỏi được không?
Bệnh trĩ có tự khỏi được không? Qua các giai đoạn hình thành và phát triển bệnh trĩ, có thể khẳng định: Bệnh trĩ KHÔNG THỂ tự khỏi. Ngược lại, bệnh trĩ khi để lâu sẽ dễ phát triển nhanh lên các cấp độ trĩ cao hơn, làm tăng nguy cơ biến chứng trĩ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Bệnh trĩ để lâu gây biến chứng nguy hiểm gì?
Khi mới bắt đầu, bệnh trĩ chưa gây khó chịu, biến chứng do không có nhiều dấu hiệu rõ ràng, cụ thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh chủ quan, không điều trị bệnh trĩ ngay từ giai đoạn khởi phát của bệnh.
Khi để lâu, bệnh trĩ sẽ phát triển mạnh theo từng cấp độ 2, 3, 4 và cuối cùng là gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như:
Người bệnh bị thiếu máu, mất máu
Bệnh trĩ làm chảy máu hậu môn khi đi đại tiện. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị chảy máu liên tục, chảy máu thành tia. Tình trạng này kéo dài gây ra hiện tượng thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.

Nhiễm khuẩn búi trĩ
Ống hậu môn – Trực tràng là nơi có rất nhiều vi khuẩn. Búi Trĩ hàng ngày tiếp xúc và cọ xát với chất thải dễ dẫn đến viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị phù nề, sưng to dẫn đến tình trạng viêm ống hậu môn hoặc lở loét trong ống hậu môn.
Tắc mạch búi trĩ
Tắc mạch búi trĩ thường xảy ra khi các cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch gây tắc làm bệnh nhân có cảm giác đau rát, khó chịu khi đi đại tiện. Nếu không được chữa trị kịp thời, tắc mạch búi trĩ có thể gây tình trạng đi căng tức thậm chí vỡ búi trĩ gây đau đớn và nguy hiểm cho người bệnh.
Bị nứt kẽ hậu môn
– Nứt kẽ hậu môn thường là một vết rách nhỏ nằm ở ống hậu môn gây chảy máu, đau rát mỗi khi người bệnh đi đại tiện. Khi bị nứt kẽ hậu môn bệnh nhân dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng hậu môn và búi trĩ, từ đó dễ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm trùng búi trĩ, làm bệnh trĩ phát triển theo hướng xấu.

Sa nghẹt hậu môn
Khi các búi trĩ quá lớn khi sa xuống có thể chặn một phần hoặc làm tắc nghẽn toàn bộ ống hậu môn, từ đó gây tình trạng sa nghẹt hậu môn. Biến chứng sa nghẹt gây ra đau đớn, nếu không xử lí nhanh có thể dẫn đến viêm nhiễm, lở loét, thậm chí có thể gây ra hoại tử vùng hậu môn cho người mắc bệnh trĩ
Bệnh trĩ có thể chữa được tuy nhiên bệnh để càng lâu thì việc điều trị càng khó khăn, tốn kém và tỉ lệ tái phát lại là rất cao. Vì vậy, để tự bảo vệ sức khỏe cũng như lấy lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày, người bệnh cần phải chủ động chữa bệnh khi còn sớm để đạt kết quả điều trị bệnh tốt nhất.
Cotripro – Giúp Co trĩ và giảm đau rát nhanh chóng
Gel bôi Cotripro với thành phần thảo dược tự nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, lá sung, tinh nghệ có khả năng thẩm thấu trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát khó chịu chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả.
Ưu điểm của Gel bôi trĩ Cotripro
- Hiệu quả nhanh: Gel bôi thấm trực tiếp vào búi Trĩ làm giảm triệu chứng đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp có búi trĩ nên dùng 3-5 tuýp để búi trĩ săn se và co dần lên.
- An toàn: Cotripro Gel chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, đường dùng tác dụng tại chỗ nên an toàn và không gây tác dụng toàn thân. Gel bôi CotriPro dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Tiện dụng: Trong mỗi hộp sản phẩm đều có túi găng tay cao su, giúp người bệnh dễ dàng bôi vào phía trong hậu môn trong các trường hợp trĩ nội, đảm bảo an toàn và vệ sinh. Ngày dùng bôi 2 lần sau khi vệ sinh sạch sẽ.
- Tiết kiệm chi phí:Trên mỗi hộp Cotripro Gel 25gr đều có 1 tem tích được 3 điểm. Khi mua 2 tuýp Cotripro 25gr và tích đủ 6 điểm theo hướng dẫn trên tem, Quý khách sẽ được tặng 1 tuýp Cotripro Gel 10gr trị giá 125.000 VNĐ gửi tới tận nhà.
Cotripro còn có dạng viên uống tiện dụng
Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát.
Trên mỗi hộp viên uống Cotripro đều có 1 tem tích được 1 điểm. Khi mua 6 hộp và tích đủ 6 điểm theo hướng dẫn trên tem, Quý khách sẽ được gửi tặng 1 hộp viên uống Cotripro cùng loại gửi tới tận nhà.
Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.
Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY
Gửi câu hỏi cho chuyên gia