Khám Bệnh Trĩ Như Thế Nào? Quy Trình Khám Bệnh Trĩ

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Trĩ là một căn bệnh phổ biến ở trực tràng, gây nhiều đau đớn, bất tiện cho bệnh nhân. Vì thế việc thăm khám, kiểm tra bệnh có ý nghĩa quan trọng trong hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh. Vậy quy trình thăm khám bệnh trĩ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời chi tiết nhất.

I. Khám bệnh trĩ là gì?

Nếu người bệnh cảm thấy bản thân bị táo bón kéo dài kèm theo một số biểu hiện như đi ngoài ra máu tươi, đại tiện đau rát, ngứa hậu môn,… thì cần liên hệ đến các phòng khám để thực hiện khám bệnh trĩ. Bởi đây là những dấu hiệu bệnh trĩ ban đầu xuất hiện.

Khám bệnh trĩ như thế nào
Khám bệnh trĩ như thế nào?

Khám trĩ là một hình thức chẩn đoán bệnh lý thông qua việc khám lâm sàng, nội soi giúp các bác sĩ nắm được tình hình bệnh của bệnh nhân và có phương pháp điều trị thích hợp với từng đối tượng.

Trước hết các bác sĩ tiến hành về một số triệu chứng của bệnh xem bạn có thể gặp phải không. Sau đó sẽ tiến hành quan sát hậu môn và nội soi trực tràng nhằm xác định loại trĩ và cấp độ. Vì vậy, nếu các bạn nhận thấy cơ thể gặp phải những điều bất thường cần nhanh chóng thăm khám để giúp bệnh được đẩy lùi hiệu quả.

1.1 Khi nào cần khám trĩ?

Bạn cần đến bệnh viện để khám trĩ nếu có những dấu hiệu bất thường của trĩ như: đau rát, ngứa, ẩm ướt hậu môn, khó đi ngoài à chảy máu trong lúc đại tiện, cơ thể xuất hiện tình trạng thiếu máu, mệt mỏi.

1.2 Bệnh trĩ thuộc khoa nào?

Khi có các dấu hiệu trên, bạn cần đến khoa ngoại tiêu hóa hoặc chuyên khoa hậu môn, trực tràng ở những bệnh viên uy tín để kiểm tra.

II. Quy trình Khám bệnh trĩ như thế nào? 

Quá trình hay quy trình khám bệnh trĩ như thế nào?” là thắc mắc chung của nhiều người bệnh đang tìm hiểu về quy trình khám trĩ. Trên thực tế, khám trĩ cần trải qua 6 giai đoạn, bao gồm:

Giai đoạn 1: Khám sơ bộ

Đầu tiên, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt một vài câu hỏi cho người bệnh. Chẳng hạn như:

  • Công việc của bạn là gì?
  • Trong quá trình làm việc, bạn thường vận động nhiều hay ít?
  • Có hay ăn đồ dầu mỡ, cay nóng hay không?
  • Đã hoặc đang mắc táo bón hay không?
  • Các triệu chứng bất thường khi đi ngoài?
  • Đã hoặc đang sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị trĩ nào trước đó chưa?
  • Đã từng đi khám trĩ trước đó chưa?
  • Hàng ngày hay uống loại nước gì? Có uống đủ nước không?
  • Đã có tiền sử mắc bệnh trĩ trước đó chưa?
  • Có đang mang thai không?
  • Trước giờ có sử dụng loại thực phẩm chức năng nào không?
  • Thói quen sinh hoạt, đi vệ sinh ra sao?
  • Thời gian phát hiện các triệu chứng đến khi đi khám bệnh là bao lâu?

Lưu ý, người bệnh cần lắng nghe kỹ và thành thật trả lời đúng với tình trạng của bản thân để bác sĩ dễ dàng đưa ra kết luận về bệnh tình. 

Quy trình khám bệnh trĩ
Khám sơ bộ giúp bác sĩ nắm được cơ bản về các tình trạng người bệnh mắc phải

Trong quá trình khám trĩ, người bệnh cũng có thể trao đổi, đặt câu hỏi với bác sĩ để hiểu chính xác vấn đề mình đang gặp phải và tìm ra giải pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số câu hỏi mà người bệnh có thể hỏi bác sĩ khi khám sơ bộ:

  • Những dấu hiệu trĩ này xảy ra trong thời gian ngắn hay vĩnh viễn?
  • Trong hoặc sau khi bị trĩ, tôi có thể gặp các biến chứng nguy hiểm nào không?
  • Phương pháp điều trị nào mang lại kết quả tối ưu nhất?
  • Các triệu chứng mà tôi đang gặp phải, nguyên nhân là do đâu?
  • Bệnh trĩ của tôi có thể chữa trị dứt điểm được không?

Giai đoạn 2: Khám bên ngoài hậu môn

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ thăm khám bên ngoài hậu môn của bệnh nhân để nắm chính xác về các biểu hiện liên quan đến bệnh. Ví dụ: các vết nứt ở hậu môn, búi trĩ có biểu hiện sa xuống, vùng da hậu môn bị kích ứng, có nhiều chất nhầy ở hậu môn, hậu môn có dấu hiệu sưng/nổi cục, xuất hiện các cục máu đông trong tĩnh mạch,…

Giai đoạn 3: Khám trực tràng

Khám trực tràng là một trong những bước khám bệnh trĩ mà bắt buộc người bệnh phải trải qua. Nhờ đó mà bác có thể chẩn đoán chính xác về mức độ và tình trạng búi trĩ ở bệnh nhân. 

Mặc dù vậy, đây lại là giai đoạn thăm khám mà khá nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ cảm thấy xấu hổ do phải cởi bỏ trang phục của mình để bác sĩ kiểm tra. Tuy nhiên, khi thăm khám, các bác sĩ luôn tâm lý, nhẹ nhàng và rất ân cần nên thay vì lo lắng, bệnh nhân hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần thoải mái, vui vẻ để quá trình khám bệnh trĩ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Quy trình khám trực tràng được diễn ra như sau:

  • Bước 1: Người bệnh phải thay đồ của bệnh viện để thuận tiện cho việc thăm khám.
  • Bước 2: Bác sĩ tiến hành khám trực tràng bằng cách nội soi để nhận biết các tổn thương bên trong trực tràng, hậu môn.
Khám bệnh trĩ như thế nào
Hình ảnh thu được khi tiến hành khám bệnh trĩ
  • Bước 3: Để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất, bệnh nhân có thể thực hiện các xét nghiệm liên quan như: nội soi hậu môn trực tràng, xét nghiệm máu,…

Giai đoạn 4: làm các xét nghiệm

Để chẩn đoán được chính xác, người bệnh cần làm thêm một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu để phát hiện bệnh thiếu máu và xem lượng bạch cầu trong máu có tăng lên hay không. Bởi đây là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ.
  • Nội soi hậu môn trực tràng: Là phương pháp mang lại độ chính xác cao. Các bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi chuyên dụng trong y tế rồi đưa vào hậu môn và trực tràng để quan sát. Lúc này các bác sĩ sẽ nắm bắt được chắc chắn tình hình bệnh nhân gặp phải.

Giai đoạn 5: Chẩn đoán phân biệt

Dấu hiệu, triệu chứng điển hình của trĩ thường là đau, rát kèm chảy máu khi đi đại tiện. Tuy nhiên, chúng cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác, thế nên bác sĩ cần phải kiểm tra, chẩn đoán phân biệt nhằm kết luận ra vấn đề thực sự của bệnh nhân. Ví dụ:

– Bệnh viêm ruột

Viêm ruột chủ yếu do vi khuẩn và virus gây ra, thường bao gồm các bệnh như: Crohn, viêm loét đại tràng, viêm đại tràng co thắt. Dấu hiệu phổ biến của các loại bệnh liên quan đến đường ruột thường là đi ngoài ra máu, đau bụng dưới, có chất nhầy kèm tiêu chảy,…

Để phân biệt bệnh viêm ruột với bệnh trĩ, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi trực tràng hoặc làm các xét nghiệm chuyên khoa khác.

– Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một bệnh lý nguy hiểm, có những vết nứt, rách ở hậu môn tương tự hình giọt nước. Lâu dần, các vết nứt này sẽ bị ăn sâu, gây đau đớn, chảy máu niêm mạc hậu môn và khiến các hoạt động đi đứng của người bệnh gặp cản trở.

Bệnh lý này khá dễ dàng phân biệt với bệnh trĩ, bác sĩ chỉ cần quan sát bằng mắt thường thông qua các vết nứt ở xung quanh hậu môn của bệnh nhân.

– Rò hậu môn

Rò hậu môn thường là bệnh lý phát triển thông qua áp xe chưa nhiều dịch mủ không được chữa trị kịp thời. Khi ấy, cơ thể sẽ xuất hiện một rãnh nhỏ nối thông từ niêm mạc trong ống hậu môn đến vùng da bên ngoài hậu môn.

Khám bệnh trĩ như thế nào
Rò hậu môn là bệnh lý có nhiều triệu chứng tương đồng với trĩ

Triệu chứng của rò hậu môn khá giống với bệnh trĩ: đi ngoài ra máu, sưng tấy vùng hậu môn, đau rát mỗi khi đi cầu hoặc đi đứng. Vì thế, bác sĩ sẽ kiểm tra xem hậu môn người bệnh có lỗ rò hay không nhằm phân biệt bệnh lý này với bệnh trĩ.

– Polyp đại trực tràng

Bệnh lý này thường gặp ở những bệnh nhân trên 50 tuổi, có các khối u lồi do niêm mạc đại trực tràng phát triển, tăng sinh quá mức.

Khi khối polyp đại trực tràng còn nhỏ, các biểu hiện thường không rõ ràng. Nhưng khi bệnh đã biến chuyển nghiêm trọng, người bệnh bắt đầu có những triệu chứng như đi ngoài ra máu tươi, đau bụng, phân luôn ở dạng lỏng,…

Để phân biệt bệnh Polyp đại trực tràng và bệnh trĩ, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi.

Giai đoạn 6: Kết luận

Sau khi thăm khám xong, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh và và tư vấn lộ trình điều trị phù hợp cho bệnh nhân. 

Trong quá trình điều trị, bác sĩ cũng sẽ đưa ra danh sách gợi ý các món ăn nên bổ sung, chế độ sinh hoạt khoa học nhằm giúp quá trình điều trị trĩ được diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.

>>>||Xem thêm: #18 cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

III. Lưu ý quan trọng khi đi khám trĩ

Theo kinh nghiệm khám trĩ lâu năm, người bệnh nên khám trĩ tại các phòng khám, cơ sở uy tín ngay khi có các dấu hiệu/triệu chứng của bệnh nhằm chẩn đoán và có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Trước khi tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để khám bệnh trĩ, người bệnh cần vệ sinh cơ thể và vùng hậu môn sạch sẽ; không sử dụng chất kích thích; mang theo các loại giấy tờ tùy thân;…

Để tránh bị đau bụng, muốn đi vệ sinh trong quá trình thăm khám, bạn nên nhịn ăn tối thiểu 0.5 ngày trước khi tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để khám bệnh trĩ. Sau khi nội soi, người bệnh cần ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong ít nhất 3 ngày đầu.

Khám bệnh trĩ như thế nào
Sau khi nội soi trĩ, bệnh nhân nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá

Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về chế độ sinh hoạt, thực đơn hàng ngày. Hơn nữa, người bệnh cũng nên chủ động, tái khám đúng lịch để kịp thời xử lý biến chứng hoặc các phương pháp phức tạp khác.

Không khuyến khích nội soi trĩ cho những đối tượng có hậu môn hẹp, đường ruột hẹp/dị dạng, cao huyết áp, đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai. 

trong quá trình nội soi, nếu người bệnh cảm thấy đau, rát hoặc một vài triệu chứng bất thường nên báo ngay với bác sĩ để dừng việc nội soi, tránh gây ra những tổn thương đáng tiếc. Ngoài ra, sau khi nội soi, nếu gặp tình trạng chảy máu hậu môn kéo dài, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra, xử lý kịp thời.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về vấn đề khám bệnh trĩ như thế nào. Hy vọng bạn đã nhận ra được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khám trĩ trong quá trình điều trị bệnh trĩ của bản thân. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc về trĩ, vui lòng liên hệ tới hotline 1800 6293 hoặc truy cập website https://cotripro.vn/ để tìm hiểu thêm về trĩ và những giải pháp hỗ trợ điều trị an toàn, không gây tác dụng phụ.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 11/12/2023

Khám Bệnh Trĩ Như Thế Nào? Quy Trình Khám Bệnh Trĩ

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Trĩ là một căn bệnh phổ biến ở trực tràng, gây nhiều đau đớn, bất tiện cho bệnh nhân. Vì thế việc thăm khám, kiểm tra bệnh có ý nghĩa quan trọng trong hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh. Vậy quy trình thăm khám bệnh trĩ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời chi tiết nhất.

I. Khám bệnh trĩ là gì?

Nếu người bệnh cảm thấy bản thân bị táo bón kéo dài kèm theo một số biểu hiện như đi ngoài ra máu tươi, đại tiện đau rát, ngứa hậu môn,… thì cần liên hệ đến các phòng khám để thực hiện khám bệnh trĩ. Bởi đây là những dấu hiệu bệnh trĩ ban đầu xuất hiện.

Khám bệnh trĩ như thế nào
Khám bệnh trĩ như thế nào?

Khám trĩ là một hình thức chẩn đoán bệnh lý thông qua việc khám lâm sàng, nội soi giúp các bác sĩ nắm được tình hình bệnh của bệnh nhân và có phương pháp điều trị thích hợp với từng đối tượng.

Trước hết các bác sĩ tiến hành về một số triệu chứng của bệnh xem bạn có thể gặp phải không. Sau đó sẽ tiến hành quan sát hậu môn và nội soi trực tràng nhằm xác định loại trĩ và cấp độ. Vì vậy, nếu các bạn nhận thấy cơ thể gặp phải những điều bất thường cần nhanh chóng thăm khám để giúp bệnh được đẩy lùi hiệu quả.

1.1 Khi nào cần khám trĩ?

Bạn cần đến bệnh viện để khám trĩ nếu có những dấu hiệu bất thường của trĩ như: đau rát, ngứa, ẩm ướt hậu môn, khó đi ngoài à chảy máu trong lúc đại tiện, cơ thể xuất hiện tình trạng thiếu máu, mệt mỏi.

1.2 Bệnh trĩ thuộc khoa nào?

Khi có các dấu hiệu trên, bạn cần đến khoa ngoại tiêu hóa hoặc chuyên khoa hậu môn, trực tràng ở những bệnh viên uy tín để kiểm tra.

II. Quy trình Khám bệnh trĩ như thế nào? 

Quá trình hay quy trình khám bệnh trĩ như thế nào?” là thắc mắc chung của nhiều người bệnh đang tìm hiểu về quy trình khám trĩ. Trên thực tế, khám trĩ cần trải qua 6 giai đoạn, bao gồm:

Giai đoạn 1: Khám sơ bộ

Đầu tiên, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt một vài câu hỏi cho người bệnh. Chẳng hạn như:

  • Công việc của bạn là gì?
  • Trong quá trình làm việc, bạn thường vận động nhiều hay ít?
  • Có hay ăn đồ dầu mỡ, cay nóng hay không?
  • Đã hoặc đang mắc táo bón hay không?
  • Các triệu chứng bất thường khi đi ngoài?
  • Đã hoặc đang sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị trĩ nào trước đó chưa?
  • Đã từng đi khám trĩ trước đó chưa?
  • Hàng ngày hay uống loại nước gì? Có uống đủ nước không?
  • Đã có tiền sử mắc bệnh trĩ trước đó chưa?
  • Có đang mang thai không?
  • Trước giờ có sử dụng loại thực phẩm chức năng nào không?
  • Thói quen sinh hoạt, đi vệ sinh ra sao?
  • Thời gian phát hiện các triệu chứng đến khi đi khám bệnh là bao lâu?

Lưu ý, người bệnh cần lắng nghe kỹ và thành thật trả lời đúng với tình trạng của bản thân để bác sĩ dễ dàng đưa ra kết luận về bệnh tình. 

Quy trình khám bệnh trĩ
Khám sơ bộ giúp bác sĩ nắm được cơ bản về các tình trạng người bệnh mắc phải

Trong quá trình khám trĩ, người bệnh cũng có thể trao đổi, đặt câu hỏi với bác sĩ để hiểu chính xác vấn đề mình đang gặp phải và tìm ra giải pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số câu hỏi mà người bệnh có thể hỏi bác sĩ khi khám sơ bộ:

  • Những dấu hiệu trĩ này xảy ra trong thời gian ngắn hay vĩnh viễn?
  • Trong hoặc sau khi bị trĩ, tôi có thể gặp các biến chứng nguy hiểm nào không?
  • Phương pháp điều trị nào mang lại kết quả tối ưu nhất?
  • Các triệu chứng mà tôi đang gặp phải, nguyên nhân là do đâu?
  • Bệnh trĩ của tôi có thể chữa trị dứt điểm được không?

Giai đoạn 2: Khám bên ngoài hậu môn

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ thăm khám bên ngoài hậu môn của bệnh nhân để nắm chính xác về các biểu hiện liên quan đến bệnh. Ví dụ: các vết nứt ở hậu môn, búi trĩ có biểu hiện sa xuống, vùng da hậu môn bị kích ứng, có nhiều chất nhầy ở hậu môn, hậu môn có dấu hiệu sưng/nổi cục, xuất hiện các cục máu đông trong tĩnh mạch,…

Giai đoạn 3: Khám trực tràng

Khám trực tràng là một trong những bước khám bệnh trĩ mà bắt buộc người bệnh phải trải qua. Nhờ đó mà bác có thể chẩn đoán chính xác về mức độ và tình trạng búi trĩ ở bệnh nhân. 

Mặc dù vậy, đây lại là giai đoạn thăm khám mà khá nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ cảm thấy xấu hổ do phải cởi bỏ trang phục của mình để bác sĩ kiểm tra. Tuy nhiên, khi thăm khám, các bác sĩ luôn tâm lý, nhẹ nhàng và rất ân cần nên thay vì lo lắng, bệnh nhân hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần thoải mái, vui vẻ để quá trình khám bệnh trĩ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Quy trình khám trực tràng được diễn ra như sau:

  • Bước 1: Người bệnh phải thay đồ của bệnh viện để thuận tiện cho việc thăm khám.
  • Bước 2: Bác sĩ tiến hành khám trực tràng bằng cách nội soi để nhận biết các tổn thương bên trong trực tràng, hậu môn.
Khám bệnh trĩ như thế nào
Hình ảnh thu được khi tiến hành khám bệnh trĩ
  • Bước 3: Để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất, bệnh nhân có thể thực hiện các xét nghiệm liên quan như: nội soi hậu môn trực tràng, xét nghiệm máu,…

Giai đoạn 4: làm các xét nghiệm

Để chẩn đoán được chính xác, người bệnh cần làm thêm một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu để phát hiện bệnh thiếu máu và xem lượng bạch cầu trong máu có tăng lên hay không. Bởi đây là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ.
  • Nội soi hậu môn trực tràng: Là phương pháp mang lại độ chính xác cao. Các bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi chuyên dụng trong y tế rồi đưa vào hậu môn và trực tràng để quan sát. Lúc này các bác sĩ sẽ nắm bắt được chắc chắn tình hình bệnh nhân gặp phải.

Giai đoạn 5: Chẩn đoán phân biệt

Dấu hiệu, triệu chứng điển hình của trĩ thường là đau, rát kèm chảy máu khi đi đại tiện. Tuy nhiên, chúng cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác, thế nên bác sĩ cần phải kiểm tra, chẩn đoán phân biệt nhằm kết luận ra vấn đề thực sự của bệnh nhân. Ví dụ:

– Bệnh viêm ruột

Viêm ruột chủ yếu do vi khuẩn và virus gây ra, thường bao gồm các bệnh như: Crohn, viêm loét đại tràng, viêm đại tràng co thắt. Dấu hiệu phổ biến của các loại bệnh liên quan đến đường ruột thường là đi ngoài ra máu, đau bụng dưới, có chất nhầy kèm tiêu chảy,…

Để phân biệt bệnh viêm ruột với bệnh trĩ, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi trực tràng hoặc làm các xét nghiệm chuyên khoa khác.

– Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một bệnh lý nguy hiểm, có những vết nứt, rách ở hậu môn tương tự hình giọt nước. Lâu dần, các vết nứt này sẽ bị ăn sâu, gây đau đớn, chảy máu niêm mạc hậu môn và khiến các hoạt động đi đứng của người bệnh gặp cản trở.

Bệnh lý này khá dễ dàng phân biệt với bệnh trĩ, bác sĩ chỉ cần quan sát bằng mắt thường thông qua các vết nứt ở xung quanh hậu môn của bệnh nhân.

– Rò hậu môn

Rò hậu môn thường là bệnh lý phát triển thông qua áp xe chưa nhiều dịch mủ không được chữa trị kịp thời. Khi ấy, cơ thể sẽ xuất hiện một rãnh nhỏ nối thông từ niêm mạc trong ống hậu môn đến vùng da bên ngoài hậu môn.

Khám bệnh trĩ như thế nào
Rò hậu môn là bệnh lý có nhiều triệu chứng tương đồng với trĩ

Triệu chứng của rò hậu môn khá giống với bệnh trĩ: đi ngoài ra máu, sưng tấy vùng hậu môn, đau rát mỗi khi đi cầu hoặc đi đứng. Vì thế, bác sĩ sẽ kiểm tra xem hậu môn người bệnh có lỗ rò hay không nhằm phân biệt bệnh lý này với bệnh trĩ.

– Polyp đại trực tràng

Bệnh lý này thường gặp ở những bệnh nhân trên 50 tuổi, có các khối u lồi do niêm mạc đại trực tràng phát triển, tăng sinh quá mức.

Khi khối polyp đại trực tràng còn nhỏ, các biểu hiện thường không rõ ràng. Nhưng khi bệnh đã biến chuyển nghiêm trọng, người bệnh bắt đầu có những triệu chứng như đi ngoài ra máu tươi, đau bụng, phân luôn ở dạng lỏng,…

Để phân biệt bệnh Polyp đại trực tràng và bệnh trĩ, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi.

Giai đoạn 6: Kết luận

Sau khi thăm khám xong, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh và và tư vấn lộ trình điều trị phù hợp cho bệnh nhân. 

Trong quá trình điều trị, bác sĩ cũng sẽ đưa ra danh sách gợi ý các món ăn nên bổ sung, chế độ sinh hoạt khoa học nhằm giúp quá trình điều trị trĩ được diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.

>>>||Xem thêm: #18 cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

III. Lưu ý quan trọng khi đi khám trĩ

Theo kinh nghiệm khám trĩ lâu năm, người bệnh nên khám trĩ tại các phòng khám, cơ sở uy tín ngay khi có các dấu hiệu/triệu chứng của bệnh nhằm chẩn đoán và có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Trước khi tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để khám bệnh trĩ, người bệnh cần vệ sinh cơ thể và vùng hậu môn sạch sẽ; không sử dụng chất kích thích; mang theo các loại giấy tờ tùy thân;…

Để tránh bị đau bụng, muốn đi vệ sinh trong quá trình thăm khám, bạn nên nhịn ăn tối thiểu 0.5 ngày trước khi tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để khám bệnh trĩ. Sau khi nội soi, người bệnh cần ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong ít nhất 3 ngày đầu.

Khám bệnh trĩ như thế nào
Sau khi nội soi trĩ, bệnh nhân nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hoá

Bên cạnh đó, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về chế độ sinh hoạt, thực đơn hàng ngày. Hơn nữa, người bệnh cũng nên chủ động, tái khám đúng lịch để kịp thời xử lý biến chứng hoặc các phương pháp phức tạp khác.

Không khuyến khích nội soi trĩ cho những đối tượng có hậu môn hẹp, đường ruột hẹp/dị dạng, cao huyết áp, đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai. 

trong quá trình nội soi, nếu người bệnh cảm thấy đau, rát hoặc một vài triệu chứng bất thường nên báo ngay với bác sĩ để dừng việc nội soi, tránh gây ra những tổn thương đáng tiếc. Ngoài ra, sau khi nội soi, nếu gặp tình trạng chảy máu hậu môn kéo dài, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra, xử lý kịp thời.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về vấn đề khám bệnh trĩ như thế nào. Hy vọng bạn đã nhận ra được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khám trĩ trong quá trình điều trị bệnh trĩ của bản thân. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc về trĩ, vui lòng liên hệ tới hotline 1800 6293 hoặc truy cập website https://cotripro.vn/ để tìm hiểu thêm về trĩ và những giải pháp hỗ trợ điều trị an toàn, không gây tác dụng phụ.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 11/12/2023

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...