Người bị trĩ có nên nằm nhiều không? Tư thế nằm phù hợp

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Bệnh trĩ gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Một số tư thế đứng, ngồi, nằm… không đúng cách có thể làm nặng thêm tình trạng trĩ. Vậy người bệnh trĩ có nên nằm nhiều không? Tư thế nằm thế nào cho đúng? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.

I. Người bị trĩ có nên nằm nhiều không?

Các nghiên cứu cho thấy tư thế nằm ít ảnh hưởng đến tình trạng bệnh trĩ hơn các tư thế ngồi và đứng lâu. Nằm làm giảm áp lực tĩnh mạch trĩ 3 lần so với khi ngồi hoặc đứng nhiều.

Khi nằm, cơ thể bệnh nhân ít vận động dẫn tới giảm tốc độ lưu thông máu tới các cơ quan, kể cả vùng hậu môn. Điều này làm giảm áp lực của máu lên thành mạch, đặc biệt là các búi trĩ. Do đó, người bệnh sẽ giảm đau đớn, khó chịu vùng hậu môn khi nằm đúng cách.

nằm nhiều có bị trĩ không
Người mắc trĩ không nên nằm quá nhiều và lâu

Bên cạnh đó, nếu người bệnh nằm ngủ với tư thế không đúng và quá nhiều cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ. Bởi khi nằm lâu, cơ thể ít hoạt động có thể khiến quá trình lưu thông máu bị đình trệ. Đồng thời, khi thay đổi đột ngột từ tư thế nằm sang ngồi hoặc đứng, máu sẽ được lưu thông mạnh trở lại. Điều này khiến cho thành mạch vùng hậu môn phải nhận áp lực lớn đột xuất do quá nhiều máu dồn về. Nếu áp lực này vượt mức có thể gây rạn, vỡ búi trĩ tạo nên tình trạng chảy máu hậu môn.

bị trĩ có nên nằm nhiều không
Bị trĩ có nên nằm nhiều không?

Ngoài ra, khi người bệnh nằm trong thời gian dài, ít vận động sẽ làm giảm co bóp dạ dày và nhu động ruột. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, táo bón… Điều này khiến các búi trĩ bị chèn ép, tăng cảm giác đau đớn và khó chịu khi đi đại tiện.

Chính vì vậy, người bị trĩ không nên nằm một chỗ quá nhiều và quá lâu. Nếu bạn bắt buộc phải nằm lâu trên giường thì hãy cố gắng vận động tay chân hoặc thỉnh thoảng thay đổi tư thế để cơ thể tăng cường lưu thông máu và tiêu hóa tốt.

II. Tư thế nằm phù hợp cho người bị trĩ

Tư thế nằm đúng cách có thể cải thiện tình trạng bệnh trĩ. Vì vậy, mỗi khi nằm bệnh nhân nên duy trì tư thế hợp lý tránh tạo áp lực lên vùng hậu môn. Dưới đây là một số gợi ý về tư thế nằm phù hợp cho người bị trĩ mà bạn nên tham khảo:

2.1 Không nằm ngửa

Các chuyên gia khuyên rằng người bị trĩ không nên nằm ngửa khi ngủ. Bởi tư thế này làm tăng áp lực lên hậu môn và trực tràng khiến búi trĩ bị chèn ép gây ra đau đớn cho người bệnh khi tỉnh dậy. Bạn hãy hạn chế nằm ngửa để tránh làm trầm trọng thêm cấp độ bệnh trĩ.

nằm nhiều có bị trĩ không

2.2 Nằm nghiêng về 2 phía

Tư thế nằm nghiêng sẽ ít tạo áp lực lên vùng hậu môn hơn khi nằm ngửa. Đặc biệt, nằm nghiêng về bên trái tốt hơn do làm giảm áp lực cho gan, tăng cường giải độc gan đồng thời thúc đẩy tuần hoàn bằng cách đưa máu về tim nhiều hơn.

Nếu cảm thấy không thoải mái khi cứ nằm nghiêng về một phía thì bạn hãy di chuyển và đổi bên hoặc thay đổi sang tư thế nằm khác. Tránh tình trạng bạn cố gắng chỉ nằm nghiêng về bên trái khiến cho hông trái bị mỏi, đau khi tỉnh dậy.

tư thế nằm ngủ khi bị trĩ

Bên cạnh đó, người bệnh trĩ khi nằm nghiêng nên kê thêm 1 chiếc gối mỏng ở phần hông. Điều này giúp giảm trọng lượng cơ thể tạo áp lực lên thành mạch hậu môn. Từ đó, làm giảm triệu chứng sưng đau búi trĩ giúp cải thiện bệnh trĩ hiệu quả.

2.3 Nằm sấp

Tư thế nằm sấp thường ít được mọi người lựa chọn khi nằm ngủ. Do khi duy trì tư thế này trong thời gian dài khiến cho trọng lực đè lên mặt, vùng cổ, vai… nên khi tỉnh dậy chúng ta thường thấy rất nặng mặt, mỏi cổ, vai, gáy.

Tuy nhiên, nằm sấp lại là tư thế phù hợp cho người bị trĩ, đặc biệt khi có thêm một chiếc gối hoặc đệm lót dưới bụng. Khi đó, vùng hậu môn quay lên phía trên nên các búi trĩ sẽ không phải chịu áp lực từ cơ thể. Vậy nên, búi trĩ có thời gian nghỉ ngơi, tạo điều kiện tốt để làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

tư thế nằm khi bị trĩ

Bệnh nhân trĩ hãy cân nhắc sự phù hợp của tư thế nằm sấp với bản thân. Nếu cảm thấy thoải mái thì bạn hãy thực hiện nằm ngủ theo tư thế này sẽ rất có lợi. Ngược lại, bạn thấy không thoải mái thì hãy lựa chọn các tư thế ngủ khác phù hợp.

Người bệnh nên thay đổi linh hoạt giữa các tư thế ngủ phù hợp để tránh gây ra hiện tượng đau mỏi cơ thể khi duy trì một tư thế quá lâu.

III. Lưu ý khi nằm giúp cải thiện bệnh trĩ

bị trĩ nên nằm như thế nào

Để cải thiện bệnh trĩ hiệu quả, người bệnh nên thực hiện một số lưu ý khi nằm dưới đây:

  • Nên ngủ trên đệm mềm. Đệm cứng vừa gây đau nhức cơ thể vừa làm nặng thêm tình trạng bệnh trĩ nếu bạn nằm ngửa.
  • Mặc đồ thoải mái khi ngủ, không mặc quần áo bó sát để tránh vải cọ vào hậu môn gây ngứa và sưng đau.
  • Nếu có thể, hãy ngủ mà không mặc quần lót. Cách này sẽ giúp da ở vùng hậu môn có không gian để nghỉ ngơi và hồi phục.
  • Tắm hoặc ngâm vùng hậu môn trong nước ấm có thể giúp người bệnh giảm đau và viêm búi trĩ. Bởi nước ấm khiến các mạch máu trực tràng giãn ra, nới lỏng cơ hậu môn và giảm kích ứng. Mỗi ngày bạn nên ngâm khoảng 10-15 phút.
  • Không ăn bất kỳ thức ăn cay nào trước khi đi ngủ. Ăn thức ăn cay và nhiều dầu mỡ có thể khiến bạn muốn đi vệ sinh nhiều lần, điều này không tốt cho bệnh trĩ (xem thêm: Bị trĩ nên ăn gì?)
  • Uống đủ nước mỗi ngày. Các chuyên gia đã khuyến cáo lượng nước bổ sung hàng ngày đối với nữ là 1.5 – 2 lít nước và nam là 2 – 2.5 lít nước.
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá trước khi ngủ.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ từ các loại rau xanh, ngũ cốc, hoa quả mọng nước… để thúc đẩy tiêu hóa, đại tiện dễ dàng.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường lưu thông máu và thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm áp lực cho hậu môn.

IV. Sử dụng sản phẩm Cotripro hỗ trợ điều trị trĩ

Cotripro Gel là sản phẩm có thành phần chủ yếu là các thảo dược lành tính, dùng khi bị trĩ, táo bón, nứt hoặc đau rát hậu môn. Cotripro được sản xuất tại Việt Nam áp dụng công nghệ chiết xuất dược liệu hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng.

tư thế nằm ngủ khi bị trĩ

Với các thành phần chiết xuất từ dược liệu tự nhiên trên, Cotripro Gel là một trong số ít sản phẩm có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai, mẹ bỉm sữa sau sinh mắc bệnh trĩ.

Gel bôi trĩ Cotripro giúp giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu sau 3-5 ngày sử dụng. Tuy nhiên, tùy vào mức độ, người bệnh cần sử dụng từ 3-6 tuýp Cotripro Gel để thấy hiệu quả co búi trĩ rõ rệt.

  • Đối với người bị trĩ nhẹ, nứt kẽ hậu môn khi bôi gel đều đặn hàng ngày sẽ giúp săn se vùng da hậu môn, giảm đau, rát và ngăn ngừa chảy máu.
  • Đối với người bị trĩ nặng như sa búi trĩ cần kiên trì sử dụng từ 1-3 tháng để giúp búi trĩ co lên, phòng ngừa các biến chứng của bệnh.

Bên cạnh đó, đi đôi với dạng gel bôi trực tiếp, Cotripro còn có dạng bào chế viên uống tiện dụng. Sử dụng kết hợp bộ đôi Cotripro Gel và viên uống giúp cải thiện bệnh trĩ hiệu quả. Bởi dạng gel bôi thấm trực tiếp giúp giảm các triệu chứng nhanh chóng, dạng viên uống sẽ tác động từ bên trong nhờ có thêm thành phần Slippery elm và TumeroPine có tác dụng tăng sức bền thành mạch, giảm sa búi trĩ.

Liều dùng đối với viên uống là 4 – 6 viên/ngày chia 2 lần. Khi tình trạng bệnh trĩ đã giảm nhẹ thì chuyển sang sử dụng liều duy trì 4 viên/ngày chia 2 lần trong khoảng 1 – 2 tháng để giảm nguy cơ tái phát.

Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.

Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY

Tóm lại, người bệnh trĩ nên nằm ngủ đúng cách trong thời gian hợp lý, không nên nằm một chỗ quá lâu. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn có thể lựa chọn được tư thế nằm phù hợp với bản thân để cải thiện bệnh trĩ hiệu quả tại nhà!

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 31/01/2024

Người bị trĩ có nên nằm nhiều không? Tư thế nằm phù hợp

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Bệnh trĩ gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Một số tư thế đứng, ngồi, nằm… không đúng cách có thể làm nặng thêm tình trạng trĩ. Vậy người bệnh trĩ có nên nằm nhiều không? Tư thế nằm thế nào cho đúng? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.

I. Người bị trĩ có nên nằm nhiều không?

Các nghiên cứu cho thấy tư thế nằm ít ảnh hưởng đến tình trạng bệnh trĩ hơn các tư thế ngồi và đứng lâu. Nằm làm giảm áp lực tĩnh mạch trĩ 3 lần so với khi ngồi hoặc đứng nhiều.

Khi nằm, cơ thể bệnh nhân ít vận động dẫn tới giảm tốc độ lưu thông máu tới các cơ quan, kể cả vùng hậu môn. Điều này làm giảm áp lực của máu lên thành mạch, đặc biệt là các búi trĩ. Do đó, người bệnh sẽ giảm đau đớn, khó chịu vùng hậu môn khi nằm đúng cách.

nằm nhiều có bị trĩ không
Người mắc trĩ không nên nằm quá nhiều và lâu

Bên cạnh đó, nếu người bệnh nằm ngủ với tư thế không đúng và quá nhiều cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ. Bởi khi nằm lâu, cơ thể ít hoạt động có thể khiến quá trình lưu thông máu bị đình trệ. Đồng thời, khi thay đổi đột ngột từ tư thế nằm sang ngồi hoặc đứng, máu sẽ được lưu thông mạnh trở lại. Điều này khiến cho thành mạch vùng hậu môn phải nhận áp lực lớn đột xuất do quá nhiều máu dồn về. Nếu áp lực này vượt mức có thể gây rạn, vỡ búi trĩ tạo nên tình trạng chảy máu hậu môn.

bị trĩ có nên nằm nhiều không
Bị trĩ có nên nằm nhiều không?

Ngoài ra, khi người bệnh nằm trong thời gian dài, ít vận động sẽ làm giảm co bóp dạ dày và nhu động ruột. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, táo bón… Điều này khiến các búi trĩ bị chèn ép, tăng cảm giác đau đớn và khó chịu khi đi đại tiện.

Chính vì vậy, người bị trĩ không nên nằm một chỗ quá nhiều và quá lâu. Nếu bạn bắt buộc phải nằm lâu trên giường thì hãy cố gắng vận động tay chân hoặc thỉnh thoảng thay đổi tư thế để cơ thể tăng cường lưu thông máu và tiêu hóa tốt.

II. Tư thế nằm phù hợp cho người bị trĩ

Tư thế nằm đúng cách có thể cải thiện tình trạng bệnh trĩ. Vì vậy, mỗi khi nằm bệnh nhân nên duy trì tư thế hợp lý tránh tạo áp lực lên vùng hậu môn. Dưới đây là một số gợi ý về tư thế nằm phù hợp cho người bị trĩ mà bạn nên tham khảo:

2.1 Không nằm ngửa

Các chuyên gia khuyên rằng người bị trĩ không nên nằm ngửa khi ngủ. Bởi tư thế này làm tăng áp lực lên hậu môn và trực tràng khiến búi trĩ bị chèn ép gây ra đau đớn cho người bệnh khi tỉnh dậy. Bạn hãy hạn chế nằm ngửa để tránh làm trầm trọng thêm cấp độ bệnh trĩ.

nằm nhiều có bị trĩ không

2.2 Nằm nghiêng về 2 phía

Tư thế nằm nghiêng sẽ ít tạo áp lực lên vùng hậu môn hơn khi nằm ngửa. Đặc biệt, nằm nghiêng về bên trái tốt hơn do làm giảm áp lực cho gan, tăng cường giải độc gan đồng thời thúc đẩy tuần hoàn bằng cách đưa máu về tim nhiều hơn.

Nếu cảm thấy không thoải mái khi cứ nằm nghiêng về một phía thì bạn hãy di chuyển và đổi bên hoặc thay đổi sang tư thế nằm khác. Tránh tình trạng bạn cố gắng chỉ nằm nghiêng về bên trái khiến cho hông trái bị mỏi, đau khi tỉnh dậy.

tư thế nằm ngủ khi bị trĩ

Bên cạnh đó, người bệnh trĩ khi nằm nghiêng nên kê thêm 1 chiếc gối mỏng ở phần hông. Điều này giúp giảm trọng lượng cơ thể tạo áp lực lên thành mạch hậu môn. Từ đó, làm giảm triệu chứng sưng đau búi trĩ giúp cải thiện bệnh trĩ hiệu quả.

2.3 Nằm sấp

Tư thế nằm sấp thường ít được mọi người lựa chọn khi nằm ngủ. Do khi duy trì tư thế này trong thời gian dài khiến cho trọng lực đè lên mặt, vùng cổ, vai… nên khi tỉnh dậy chúng ta thường thấy rất nặng mặt, mỏi cổ, vai, gáy.

Tuy nhiên, nằm sấp lại là tư thế phù hợp cho người bị trĩ, đặc biệt khi có thêm một chiếc gối hoặc đệm lót dưới bụng. Khi đó, vùng hậu môn quay lên phía trên nên các búi trĩ sẽ không phải chịu áp lực từ cơ thể. Vậy nên, búi trĩ có thời gian nghỉ ngơi, tạo điều kiện tốt để làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

tư thế nằm khi bị trĩ

Bệnh nhân trĩ hãy cân nhắc sự phù hợp của tư thế nằm sấp với bản thân. Nếu cảm thấy thoải mái thì bạn hãy thực hiện nằm ngủ theo tư thế này sẽ rất có lợi. Ngược lại, bạn thấy không thoải mái thì hãy lựa chọn các tư thế ngủ khác phù hợp.

Người bệnh nên thay đổi linh hoạt giữa các tư thế ngủ phù hợp để tránh gây ra hiện tượng đau mỏi cơ thể khi duy trì một tư thế quá lâu.

III. Lưu ý khi nằm giúp cải thiện bệnh trĩ

bị trĩ nên nằm như thế nào

Để cải thiện bệnh trĩ hiệu quả, người bệnh nên thực hiện một số lưu ý khi nằm dưới đây:

  • Nên ngủ trên đệm mềm. Đệm cứng vừa gây đau nhức cơ thể vừa làm nặng thêm tình trạng bệnh trĩ nếu bạn nằm ngửa.
  • Mặc đồ thoải mái khi ngủ, không mặc quần áo bó sát để tránh vải cọ vào hậu môn gây ngứa và sưng đau.
  • Nếu có thể, hãy ngủ mà không mặc quần lót. Cách này sẽ giúp da ở vùng hậu môn có không gian để nghỉ ngơi và hồi phục.
  • Tắm hoặc ngâm vùng hậu môn trong nước ấm có thể giúp người bệnh giảm đau và viêm búi trĩ. Bởi nước ấm khiến các mạch máu trực tràng giãn ra, nới lỏng cơ hậu môn và giảm kích ứng. Mỗi ngày bạn nên ngâm khoảng 10-15 phút.
  • Không ăn bất kỳ thức ăn cay nào trước khi đi ngủ. Ăn thức ăn cay và nhiều dầu mỡ có thể khiến bạn muốn đi vệ sinh nhiều lần, điều này không tốt cho bệnh trĩ (xem thêm: Bị trĩ nên ăn gì?)
  • Uống đủ nước mỗi ngày. Các chuyên gia đã khuyến cáo lượng nước bổ sung hàng ngày đối với nữ là 1.5 – 2 lít nước và nam là 2 – 2.5 lít nước.
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá trước khi ngủ.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ từ các loại rau xanh, ngũ cốc, hoa quả mọng nước… để thúc đẩy tiêu hóa, đại tiện dễ dàng.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường lưu thông máu và thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm áp lực cho hậu môn.

IV. Sử dụng sản phẩm Cotripro hỗ trợ điều trị trĩ

Cotripro Gel là sản phẩm có thành phần chủ yếu là các thảo dược lành tính, dùng khi bị trĩ, táo bón, nứt hoặc đau rát hậu môn. Cotripro được sản xuất tại Việt Nam áp dụng công nghệ chiết xuất dược liệu hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng.

tư thế nằm ngủ khi bị trĩ

Với các thành phần chiết xuất từ dược liệu tự nhiên trên, Cotripro Gel là một trong số ít sản phẩm có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai, mẹ bỉm sữa sau sinh mắc bệnh trĩ.

Gel bôi trĩ Cotripro giúp giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu sau 3-5 ngày sử dụng. Tuy nhiên, tùy vào mức độ, người bệnh cần sử dụng từ 3-6 tuýp Cotripro Gel để thấy hiệu quả co búi trĩ rõ rệt.

  • Đối với người bị trĩ nhẹ, nứt kẽ hậu môn khi bôi gel đều đặn hàng ngày sẽ giúp săn se vùng da hậu môn, giảm đau, rát và ngăn ngừa chảy máu.
  • Đối với người bị trĩ nặng như sa búi trĩ cần kiên trì sử dụng từ 1-3 tháng để giúp búi trĩ co lên, phòng ngừa các biến chứng của bệnh.

Bên cạnh đó, đi đôi với dạng gel bôi trực tiếp, Cotripro còn có dạng bào chế viên uống tiện dụng. Sử dụng kết hợp bộ đôi Cotripro Gel và viên uống giúp cải thiện bệnh trĩ hiệu quả. Bởi dạng gel bôi thấm trực tiếp giúp giảm các triệu chứng nhanh chóng, dạng viên uống sẽ tác động từ bên trong nhờ có thêm thành phần Slippery elm và TumeroPine có tác dụng tăng sức bền thành mạch, giảm sa búi trĩ.

Liều dùng đối với viên uống là 4 – 6 viên/ngày chia 2 lần. Khi tình trạng bệnh trĩ đã giảm nhẹ thì chuyển sang sử dụng liều duy trì 4 viên/ngày chia 2 lần trong khoảng 1 – 2 tháng để giảm nguy cơ tái phát.

Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.

Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY

Tóm lại, người bệnh trĩ nên nằm ngủ đúng cách trong thời gian hợp lý, không nên nằm một chỗ quá lâu. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn có thể lựa chọn được tư thế nằm phù hợp với bản thân để cải thiện bệnh trĩ hiệu quả tại nhà!

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 31/01/2024

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...