Bệnh trĩ ngoại là loại bệnh trĩ xuất hiện ở ngoài hậu môn. Bệnh hình thành do các tĩnh mạch ngoài nằm cạnh hậu môn sưng lên, người bệnh có thể nhìn thấy sự căng lên của tĩnh mạch, xung huyết và búi trĩ bị sa ra bên ngoài ống hậu môn. Bệnh trĩ ngoại có các dấu hiệu rất đặc trưng, có thể tự phát hiện và nhận biết được.

Mục lục
Nguồn gốc của bệnh trĩ ngoại
Các cấu trúc giải phẫu cơ bản của ống hậu môn- trực tràng từ ngoài vào trong bao gồm:
- Lớp cơ (cơ thắt trong , cơ thắt ngoài, cơ nâng hậu môn) tạo nên trương lực thắt hậu môn, làm khép lỗ hậu môn.
- Lớp niêm mạc tạo thành các van trực tràng, làm chậm sự tống phân từ đại tràng chậu hông xuống trực tràng.
- Lớp dưới niêm mạc
- Hệ thống mạch máu – thần kinh có tác dụng nuôi trực tràng – hậu môn. Ngoài ra, các búi tĩnh mạch nằm dưới niêm mạc còn đóng vai trò như một cái nệm đóng kín ống hậu môn, do có tính chất cương và phồng xẹp. Áp lực tạo ra bởi các búi tĩnh mạch trĩ giúp nó đóng một phần vai trò trong khả năng tự chủ của hậu môn.
Nguyên nhân bị bệnh trĩ ngoại do khi các đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài nằm dưới niêm mạc, vùng xung quanh hậu môn (ngay rìa hậu môn) bị chèn ép, giãn quá mức gây ra sự sưng phồng, hình thành nên bệnh trĩ ngoại.

Nguyên nhân khác là các nếp gấp viền hậu môn bị sưng to, viêm nhiễm, các mô liên kết tăng trưởng quá mức, tụ máu đều sẽ hình thành trĩ ngoại.
Một số tình trạng trĩ ngoại khác là trĩ ngoại do tổ chức tế bào, trĩ ngoại do viêm nhiễm và trĩ ngoại do máu cục, máu đông.
Nguyên nhân và nguồn gốc gây bệnh trĩ ngoại
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ chưa được xác định chính xác. Một số yếu tố được coi là nguồn gốc gây bệnh như:
➤ Bệnh trĩ ngoại do di truyền.
➤ Thói quen đứng quá lâu hay ngồi quá nhiều. Việc duy trì các tư thế đứng hay ngồi quá lâu làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ gấp 3 lần so với tư thế nằm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
➤ Do phải rặn nhiều mỗi khi đi đại tiện, làm tăng áp lực hậu môn, gia tăng nguy cơ bị bệnh trĩ ngoại.
➤ Tăng áp lực trong khoang bụng làm tăng áp lực tĩnh mạch hậu môn. Một số bệnh làm tăng áp lực khoang bụng như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, suy tim.
➤ Do mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân thường có nhiều cơn đau quặn bụng và mót đại tiện mỗi ngày dẫn đến phải đi đại tiện và rặn nhiều.
➤ Do có khối u ở khu vực hậu môn trực tràng và tiểu khung. Khối u làm cản trở lưu thông máu hậu môn trực tràng, gây nên bệnh trĩ ngoại.
➤ Bệnh trĩ ngoại cũng thường xuất hiện ở phụ nữ có thai các tháng cuối, bệnh ung thư trực tràng… do máu bị chèn ép và cản trở lưu thông trong lòng mạch, làm cho các búi trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ.
Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại
Dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh trĩ ngoại là sưng phồng, chảy máu, sa búi trĩ và đau.
Sưng phồng quanh lỗ hậu môn
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh trĩ ngoại là sự sưng phồng lên, căng bóng làm mất nếp nhăn bình thường của da khu vực xung quanh lỗ hậu môn.
Búi trĩ ngoại phồng căng có màu đỏ sẫm, bề mặt khô. Khi có huyết khối trong búi trĩ ngoại, các cục huyết khối là các nốt màu tím sẫm, ấn có cảm giác cứng chắc và gây đau.
Đi ngoài ra máu
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh trĩ ngoại, búi trĩ chỉ chảy máu khi đi đại tiện. Dấu hiệu thường là đi tiêu máu đỏ tươi, máu thường ra sau phân và không lẫn với phân. Mức độ ra máu có thể thay đổi, từ thấm chút ít máu ở giấy vệ sinh, máu nhỏ giọt cho đến máu phun thành tia.

Một số trường hợp bệnh nhân trĩ ngoại thiếu máu nặng do chảy máu dẫn đến da xanh hoặc vàng, chóng mặt khi ngồi xuống đứng lên. Thiếu máu nặng có thể làm bệnh nhân hạn chế gắng sức, nhanh mệt, tụt huyết áp.
Đau
Bệnh trĩ ngoại gây đau khi đã xảy ra một số biến chứng như tắc mạch, huyết khối, hoặc do co thắt cơ, hoặc có nứt hậu môn kèm trĩ. Khi tắc mạch cấp tính, người bị trĩ ngoại rất đau, không dám ngồi thẳng trên ghế mà chỉ ngồi bằng một bên mông. Nếu tắc mạch lâu ngày có thể cảm nhận được một điểm đau, luôn có cảm giác chói chói, cộm cộm.
Da thừa hậu môn
Búi trĩ ngoại bị huyết khối có thể diễn tiến xơ hoá sau 10-14 ngày, tạo thành mẫu da thừa. Vì thế, bệnh nhân bị trĩ ngoại không thể làm vệ sinh sạch vùng hậu môn vì bị các mẫu da thừa này cản trở.
Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn nặng
Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn nặng thường là tắc mạch, nhiễm khuẩn.

Tắc mạch: Cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch gây tắc khiến bệnh nhân đau rát.
Nhiễm khuẩn: Tổn thương do trĩ ngoại dễ gây nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm trong ống hậu môn gây cảm giác ngứa ngáy, nóng rát cho người bị trĩ ngoại, khi thăm khám thấy đau, soi thấy phù nề, sưng, có thể loét trong hậu môn.
Nứt hậu môn: Biến chứng này khiến bệnh nhân đau đớn nhiều khi đi đại tiện.
Bệnh trĩ ngoại tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng thường được chữa trị muộn, sau nhiều năm bị bệnh nên kéo theo nhiều đau đớn và quá trình chữa trị phức tạp hơn so với giai đoạn sớm.
➤ Tin liên quan:
Khi có các dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại như trên, bạn cần chú ý theo dõi và tìm phương pháp điều trị sớm, để bệnh có thể nhanh chóng được giải quyết hiệu quả.
Cotripro – Bộ đôi từ thảo dược giúp co nhỏ búi trĩ, giảm đau rát trĩ
Gel bôi CotriPro Gel với thành phần từ các thảo dược Việt như cúc tần, ngải cứu, lá lốt, tinh nghệ có khả năng thẩm thấu trực tiếp vào búi trĩ, giảm đau rát chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, đồng thời làm săn se và co lên hiệu quả. Với thành phần lành tính chiết xuất từ tự nhiên, Cotripro Gel có thể dùng được cho mẹ sau sinh và bà bầu bị trĩ.
Tác dụng chuyên biệt của các hoạt chất trong CotriPro:
- Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.
- CotriPro Gel với tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương.
- Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
- Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả.
Chuyên gia nói về tác dụng và tính an toàn của các thảo dược có trong Gel bôi CotriPro trên chương trình “Mỗi ngày một niềm vui”
Cotripro dạng viên uống tiện dụng
Viên uống Cotripro được bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và TumeroPine, tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ và ngăn ngừa các nguy cơ tái phát.
Thành phần và Cơ chế hoạt động của viên uống Cotripro:
➤ Slippery Elm: Nhập khẩu từ Hoa Kỳ, giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón
➤ Tumeropine: Chiết xuất từ Lá lốt và Nghệ giúp kháng khuẩn chống viêm, tiêu huyết ứ tại búi trĩ.
➤ Cúc tần & ngải cứu: Giúp giảm đau, cầm máu, kháng viêm, làm săn se búi trĩ
➤ Rutin: Được chiết xuất từ nụ hoa hòe , có tác dung giảm chảy máu, tăng sức bền thành mạch, phòng ngừa tái phát.
➤ Đương quy & rau diếp cá: Giúp co búi trĩ, giảm chảy máu, tránh tái phát
Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.
Tìm nhà thuốc gần nhất có bán COTRIPRO Gel Ở ĐÂY
Em đang có tình trạng đau rát, sa búi trĩ ra ngoài, táo bón thì có dùng được Cotripro không?
Chào bạn Thu Nguyễn! Cảm ơn bạn đã quan tâm. Trường hợp của bạn tham khảo dùng sớm sản phẩm bôi Cotripro gel, được bào chế từ các thảo dược như cúc tần, lá lốt, lá sung, nghệ, ngải cứu…giúp co búi trĩ hiệu quả ngay từ 3 hộp đầu tiên, đồng thời giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, đau rát, chảy máu chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Ngoài ra nên kết hợp dạng viên uống 4 viên/ ngày duy trì 2-3 tháng để có hiệu quả co búi trĩ ổn định bạn nhé. Kiên trì bôi khoảng 4-6 hộp để có hiệu quả co búi trĩ ổn định bạn nhé. Hiện sản phẩm đang có bán tại nhiều nhà thuốc lớn trên cả nước, bạn vào link sau để tham khảo nhé https://cotripro.com.vn/diem-ban/. Cần thêm thông tin bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18006293 trong giờ hành chính chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể cho bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Trước đây e bị táo bón 1 thời gian. Khi đi đại tiện ra máu đỏ tươi và búi trĩ sa ra bằng hạt đậu, sau vài tiếng thì tự co lại. Gần đây e bị đau rát và hơi sưng viền hậu môn. Bác sĩ tư vấn giúp e.
Chào bạn Phạm Phượng,
Rất có thể bạn đang bị trĩ nội độ 2, bạn tham khảo sử dụng sớm sản phẩm Cotripro gel giúp săn se, co búi trĩ đồng thời giảm đau rát, chảy máu sau 3-5 ngày dùng. Thông thường sau dùng khoảng 2-3 tuýp búi trĩ bắt đầu co dần, nên sử dụng từ 4-6 tuýp để búi trĩ co ổn định nhất. Bạn nên kiên trì bôi ngày 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần bằng một hạt ngô bạn nhé.
Đồng thời bạn chú ý điều chỉnh chế độ ăn bằng cách ăn nhiều đồ ăn mát như rau xanh, trái cây tươi giúp nhuận tràng giảm tình trạng táo bón.
Hiện Cotripro Gel đang được bán rộng rãi tại các nhà thuốc uy tín, bạn tham khảo nơi bán gần nhà tại đây nhé: https://cotripro.vn/diem-ban/.
Nếu cần tư vấn, bạn vui lòng gọi lên tổng đài miễn phí 18006293 vào giờ hành chính để được hỗ trợ nhé.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Tôi bị đau rát hậu môn, khi rửa vệ sinh thì thấy có 1 mụt nhỏ cở đầu tâm nhang ngoai hậu môn Lúc trước bón đi tiêu có ra ít máu, nay kg còn thấy nửa vậy là bệnh gì?, Cách chửa trị
Chào anh Hiếu,
Với triệu chứng anh chia sẻ, khả năng cao là anh bị trĩ ngoại. Nguyên nhân thường do táo bón lâu ngày làm giãn tĩnh mạch trĩ và xuất hiện búi trĩ. Anh nên điều chỉnh chế độ ăn uống nhiều chất xơ, trái cây tươi để giúp nhuận tràng, tránh táo bón. Bên cạnh đó, anh dùng thêm Cotripro Gel giúp giảm triệu chứng đau rát, chảy máu và teo nhỏ búi trĩ hoàn toàn anh nhé.
Hiện Cotripro Gel đang được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc, anh có thể tham khảo điểm bán gần nhà tại đây: https://cotripro.vn/diem-ban/. Cần tư vấn, anh gọi lên tổng đài 18006293 (miễn cước) để được hỗ trợ nhé.
Cảm ơn anh!
Tôi bị bệnh trĩ ngoại tắc mạch hơn 1 năm nay. Tôi có dùng một số sản phẩm chức năng điều trị bệnh trĩ nhưng đều không khỏi, chỉ giảm táo bón thôi nhưng búi trĩ vẫn không teo lại. Xin hỏi phương pháp nào hiệu quả nhất cho trường hợp của tôi? Liệu có phải đi phẫu thuật không?
Bạn nên đi khám ở một bệnh viên chuyên khoa sâu về hậu môn học để phân loại trĩ chính xác và có liệu trình điều trị phù hợp. Các loại sản phẩm chức năng điều trị bệnh trĩ có tác dụng với những loại trĩ nhẹ. Với những loại trĩ nặng, lớn, cần phải phẫu thuật rồi tiếp tục điều trị bằng các loại thuốc để tránh tái phát. Nếu tình trạng của bạn là trĩ ngoại tắc mạch và không có kết quả khi điều trị bằng thuốc, bạn nên nghĩ đến phẫu thuật.
Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh rò hậu môn có thể uống thuốc mà không cần phẫu thuật hay không? Nếu phải phẩu thuật thì nên đến bệnh viện nào ở miền Nam (tôi đang ở miền Nam). Chân thành cảm ơn
Bệnh rò hậu môn, thế nào cũng chảy dịch ra hậu môn, có thể chảy ra phía ngoài hoặc phía trong hậu môn. Bệnh rò hậu môn chỉ có một phương pháp điều trị là phẫu thuật. Nếu đang sinh sống tại miền Nam, bạn có thể đến bệnh viện Đại học Y dược TP HCM hoặc bệnh viện Chợ Rẫy.