Bệnh trĩ ở nữ giới: Nguyên nhân và cách điều trị đặc hiệu

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Trĩ là bệnh phổ biến không loại trừ bất cứ ai kể cả nam hay nữ. Và theo thống kê tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở nữ giới cao gấp đôi so với nam giới. Vậy nguyên nhân mắc bệnh từ đâu? Dấu hiệu và cách phòng ngừa ra sao? Muốn tìm hiểu thì đừng bỏ qua những thông tin có trong bài viết dưới đây nhé!

I. Bệnh trĩ ở nữ giới có nguy hiểm không?

Trĩ có thể diễn biến âm thầm nhưng hậu quả nó để lại thì không hề đơn giản nếu như bạn không phát hiện và tìm ra phương pháp điều trị kịp thời. Ngoài những cơn đau gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày thì bệnh trĩ còn đem lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Bệnh trĩ ở nữ giới
Bệnh trĩ ở nữ giới
  • Gây đau đớn, mất tập trung trong công việc: Trĩ gây ra cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, vướng khiến người bệnh luôn trong trạng thái bất an, mệt mỏi, khó chịu. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống và hiệu quả trong công việc.
  • Gây mất máu mãn tính: Bên cạnh việc để lại những cơn đau khó chịu nó còn làm chảy máu hậu môn. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mất máu mạn tính, từ đó có thể làm suy giảm sức khỏe, sa sút trí nhớ nặng hơn là gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. 
  • Bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Sa búi trĩ dễ làm vi khuẩn xâm nhập vào hậu môn gây viêm nhiễm. Hiện tượng này kéo dài sẽ khiến hậu môn bị hoại tử vừa làm ảnh hưởng đến chức năng lại vừa tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào vùng kín. 
  • Tác động xấu đến đời sống vợ chồng: Hoạt động sinh hoạt của vợ chồng cũng bị ảnh hưởng nếu bệnh trĩ ở nữ giới kéo dài không chấm dứt triệt để. 
  • Ung thư trực tràng: Là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ nếu như không được chữa trị kịp thời. Ung thư có thể di căn và dẫn đến tử vong.

||Bạn có biết: #7 Biến chứng của bệnh trĩ, Tác hại nguy hiểm của bệnh trĩ

II. Dấu hiệu, triệu chứng bệnh trĩ ở nữ giới 

2.1 Đại tiện ra máu 

Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh trĩ ở nữ giới đó là tình trạng đại tiện ra máu, xảy ra nhiều hơn với người bị trĩ nội. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc tổn thương và viêm nhiễm ở ống hậu môn từ đó làm cho đại tiện ra máu hoặc có thể máu xuất hiện dạng tia máu nhỏ giọt.

nguyên nhân Bệnh trĩ ở phụ nữ
Đi ngoài ra máu là 1 triệu chứng phổ biến của trĩ

Nhưng thông thường sẽ là hiện tượng máu kèm phân kèm theo cảm giác đau rát hậu môn khi đi ngoài khiến cho người bệnh luôn luôn thấy sợ khi đi đại tiện. 

2.2 Đau hậu môn

Đau hậu môn có thể gặp ở cả trĩ nội hay trĩ ngoại, với bất cứ tình trạng trĩ nào thì đều mang lại cảm giác đau rát. Đặc biệt là khi đi đại tiện, lúc đứng lên ngồi xuống hoặc khi hoạt động làm việc nặng.

Bệnh trĩ ở nữ giới
Đau hậu môn triệu chứng phổ biến nhất đối với phụ nữ khi bị bệnh trĩ

Tùy thuộc vào tình trạng, mức độ bệnh sẽ xuất hiện cơn đau trong nhiều giờ, đau thành từng cơn thậm chí là đau liên tục trong nhiều ngày. 

2.3 Búi trĩ sa ra ngoài

Nếu như búi trĩ không thể tự co hoặc teo lại thì mặc định nó sẽ bị sa ra bên ngoài, lúc này bạn có thể sờ thấy hoặc soi gương sẽ thấy thịt thừa nằm ở kẽ hậu môn.

Đối với phụ nữ thông thường sa búi trĩ sẽ xảy ra ở vị trí giữ cửa hậu môn và tầng sinh môn. Khi búi trĩ sa ra ngoài sẽ bị cọ sát với quần lót tạo cảm giác đau cho người bệnh, nặng hơn búi trĩ sa nhiều sẽ gây tổn thương, viêm nhiễm làm cho bệnh ngày càng nặng hơn.

>>>Xem thêm: Bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Cách làm co búi trĩ nhanh

2.4 Ngứa hậu môn 

Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất ở phụ nữ khi mắc bệnh trĩ đó là ngứa ngáy xung quanh khu vực hậu môn. Trĩ gây nên tình trạng viêm nhiễm, bên cạnh đó việc tiết dịch nhầy thường xuyên làm cho vùng hậu môn luôn ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ngứa hậu môn. 

III. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở nữ giới 

3.1 Do táo bón

Táo bón do ăn uống thiếu chất, thực đơn ăn uống hàng ngày không khoa học. Ăn quá ít trái cây, rau xanh, chất xơ thay vào đó bạn lại ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng chính là nguyên nhân dẫn đến táo bón. 

Và khi tình trạng táo bón kéo dài trong nhiều ngày khiến cho bệnh nhân khó đi đại tiện, rặn khi đi đại tiện làm cho hậu môn bị tổn thương và làm sa búi trĩ ra bên ngoài. Đây chính là yếu tố hàng đầu hình thành nên bệnh trĩ ở nữ giới

3.2 Ngồi một chỗ quá lâu 

Theo các chuyên gia, tính chất công việc cũng là yếu tố tác động rất nhiều đến nguy cơ mắc trĩ ở phụ nữ. Đặc biệt là với những công việc vận động ít, thường ngồi 1 chỗ như công nhân may, nhân viên văn phòng….. Khi tình trạng ngồi quá lâu trong 1 tư thế sẽ làm phần trọng lượng của cơ thể bị đè nén, từ đó tạo áp lực cho vùng cơ chậu.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở nữ giới
Ngồi quá lâu tạo áp lực lên cơ chậu khiến hậu môn bị tổn thương

Đây chính là lý do khiến cho bộ phận tĩnh mạch của hậu môn bị phình to dần dần sẽ hình thành nên bệnh trĩ. Đồng thời ít vận động của làm hoạt động của nhu động ruột giảm làm việc đi đại tiện trở nên khó khăn cũng là tác nhân hàng đầu gây nên trĩ.

||Xem thêm: Ngồi nhiều bị trĩ: Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ giảm đau

3.3 Do mang thai và sinh con

Thông thường thai nhi sẽ phát triển mạnh ở những tháng cuối của thai kỳ. Khi này phần trọng lượng kết hợp với những yếu tố khác của thai như bánh rau, nước ối đè nén gây áp lực lên vùng chậu. Việc này tưởng chừng đơn giản nhưng nó lại là nguyên nhân làm cản trở hoạt động lưu thông máu, làm cho phần tĩnh mạch giãn phình to ra.

Bệnh trĩ ở phụ nữ
Mang thai ở 3 tháng cuối là thời điểm dễ mắc trĩ

Ngoài ra, trong lúc sinh con thai phụ thường có xu hướng rặn mạnh để đưa em bé ra ngoài, điều này làm cho búi trĩ phình lên và sa ra ngoài. Trường hợp này thường xảy ra với trường hợp sinh thường.

3.4 Sinh hoạt không khoa học, hợp lý

Duy trì thói quen sinh hoạt không khoa học cũng sẽ gây bệnh trĩ ở nữ giới. Điển hình như lười vận động, không luyện tập thể dục thể thao, ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, rặn mạnh trong quá trình đi đại tiện, quan hệ tình dục qua đường hậu môn……Đây đều là hành động gián tiếp làm tăng áp lực lên tĩnh mạch lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh trĩ.

3.5 Một vài nguyên nhân khác 

Ngoài những nguyên nhân trên còn có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến bệnh trĩ ở nữ giới. Nhất là đối với những bệnh nhân có tiền sử mắc viêm phế quản mãn tính hoặc giãn phế quản bởi trong khi này người bệnh thường ho nhiều ho mạnh làm sa búi trĩ.

Bên cạnh đó, đối với nhóm người lao động nặng hoặc nhóm người mắc bệnh tăng đông máu cũng thuộc nhóm có nguy cơ mắc trĩ cao hơn so với người bình thường.

IV. Phương pháp điều trị trĩ ở phụ nữ

Phương pháp điều trị trĩ phụ thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh. Hiện nay có 2 phương pháp chữa trĩ phổ biến là điều trị bằng thuốc hoặc cắt trĩ. 

4.1 Điều trị bệnh trĩ ở nữ giới bằng thuốc 

Dựa vào dấu hiệu của bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc riêng. Thông thường đó là thuốc chống viêm, thuốc làm giãn cơ tĩnh mạch, thuốc nhuận tràng, thuốc kháng sinh… Tuy nhiên mỗi người sẽ có mức độ bệnh khác nhau nên cần thăm khám kiểm tra chứ không nên tự uống thuốc không kê đơn. 

Bệnh trĩ ở phụ nữ
Điều trị bằng thuốc cũng chính là cách hiệu quả để điều trị trĩ ở giai đoạn đầu

Đặc biệt đối với các loại thuốc bôi hậu môn thì người bệnh càng nên cẩn trọng hơn. Nếu dùng sai loại sẽ làm bệnh trở nên nặng hơn kèm theo đó là những biến chứng khó lường.

4.2 Điều trị bệnh trĩ ở nữ giới bằng cách phẫu thuật

Bệnh trĩ ở phụ nữ
Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ bằng các phương pháp phẫu thuật

Phương pháp này chỉ áp dụng đối với người đang bị trĩ ở mức độ nặng, nghẹt, tắc…..Với sự phát triển của y học, hiện nay ngoài cách mổ truyền thống thì cắt trĩ bằng Longo được xem là hiệu quả nhất. Với phương pháp này người bệnh sẽ bớt đau, nhanh chóng phục hồi và sớm trở về cuộc sống sinh hoạt trước đây.

V. Lưu ý trong quá trình điều trị trĩ

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật thì người bệnh cần kết hợp với ăn uống, sinh hoạt để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng bệnh: 

  • Uống đủ nước: Hàng ngày cơ thể cần bổ sung từ 1,5 – 2 lít nước để thực hiện hoạt động trao đổi chất. Do đó đừng quên bổ sung nước đều đặn cho cơ thể hàng ngày và có thể uống thêm nước ép rau củ, trái cây tự nhiên để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể nhé.
Bệnh trĩ ở phụ nữ
Nên uống đủ nước trong ngày đảm bảo cơ thể trao đổi chất
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ mỗi ngày: Với bất kể là nam hay nữ thì việc vệ sinh hậu môn sau khi đi đại tiện là rất quan trọng. Bệnh nhân nên rửa bằng nước ấm, điều này sẽ làm hạn chế sự lây lan vi khuẩn từ hậu môn sang vùng kín. Ngoài ra, nếu có nhiều thời gian bạn cũng có thể ngâm hậu môn mỗi ngày để xoa dịu cơn đau do trĩ gây ra. 
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể: Nên ăn đồ ăn dễ tiêu hóa như rau xanh, trái cây, sữa chua, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, chiên rán. Đặc biệt những thực phẩm giàu chất xơ luôn phải có mặt trong bữa ăn của người bệnh trĩ bởi điều này sẽ ngăn sự hình thành của táo bón và hạn chế sự phát triển của trĩ. 
  • Rèn luyện sức khỏe mỗi ngày: Bệnh trĩ ở nữ giới có thể được cải thiện nếu người bệnh thường xuyên vận động và tập luyện bài tập nhẹ nhàng tại nhà. Tuy nhiên tránh các bài tập mạnh tác động trực tiếp lên vùng hậu môn. Một trong những bài tập được khuyên nên tập nhiều nhất đó là bài tập yoga kegel. 

Ty lệ ca mắc bệnh trĩ ở nữ giới đang có xu hướng tăng nhưng đây là bệnh ở vùng nhạy cảm nên nhiều chị em thường e ngại khi đi điều trị. Việc này có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm và hậu quả đáng tiếc. Chính vì thế khi phát hiện bệnh đừng quá lo lắng hãy chủ động tìm đến cơ sở y tế để được điều trị sớm nhất có thể bởi bệnh trĩ càng điều trị sớm ở giai đoạn đầu thì hiệu quả càng cao.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 21/02/2024

Bệnh trĩ ở nữ giới: Nguyên nhân và cách điều trị đặc hiệu

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Trĩ là bệnh phổ biến không loại trừ bất cứ ai kể cả nam hay nữ. Và theo thống kê tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở nữ giới cao gấp đôi so với nam giới. Vậy nguyên nhân mắc bệnh từ đâu? Dấu hiệu và cách phòng ngừa ra sao? Muốn tìm hiểu thì đừng bỏ qua những thông tin có trong bài viết dưới đây nhé!

I. Bệnh trĩ ở nữ giới có nguy hiểm không?

Trĩ có thể diễn biến âm thầm nhưng hậu quả nó để lại thì không hề đơn giản nếu như bạn không phát hiện và tìm ra phương pháp điều trị kịp thời. Ngoài những cơn đau gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày thì bệnh trĩ còn đem lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Bệnh trĩ ở nữ giới
Bệnh trĩ ở nữ giới
  • Gây đau đớn, mất tập trung trong công việc: Trĩ gây ra cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, vướng khiến người bệnh luôn trong trạng thái bất an, mệt mỏi, khó chịu. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống và hiệu quả trong công việc.
  • Gây mất máu mãn tính: Bên cạnh việc để lại những cơn đau khó chịu nó còn làm chảy máu hậu môn. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mất máu mạn tính, từ đó có thể làm suy giảm sức khỏe, sa sút trí nhớ nặng hơn là gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. 
  • Bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Sa búi trĩ dễ làm vi khuẩn xâm nhập vào hậu môn gây viêm nhiễm. Hiện tượng này kéo dài sẽ khiến hậu môn bị hoại tử vừa làm ảnh hưởng đến chức năng lại vừa tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào vùng kín. 
  • Tác động xấu đến đời sống vợ chồng: Hoạt động sinh hoạt của vợ chồng cũng bị ảnh hưởng nếu bệnh trĩ ở nữ giới kéo dài không chấm dứt triệt để. 
  • Ung thư trực tràng: Là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ nếu như không được chữa trị kịp thời. Ung thư có thể di căn và dẫn đến tử vong.

||Bạn có biết: #7 Biến chứng của bệnh trĩ, Tác hại nguy hiểm của bệnh trĩ

II. Dấu hiệu, triệu chứng bệnh trĩ ở nữ giới 

2.1 Đại tiện ra máu 

Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh trĩ ở nữ giới đó là tình trạng đại tiện ra máu, xảy ra nhiều hơn với người bị trĩ nội. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc tổn thương và viêm nhiễm ở ống hậu môn từ đó làm cho đại tiện ra máu hoặc có thể máu xuất hiện dạng tia máu nhỏ giọt.

nguyên nhân Bệnh trĩ ở phụ nữ
Đi ngoài ra máu là 1 triệu chứng phổ biến của trĩ

Nhưng thông thường sẽ là hiện tượng máu kèm phân kèm theo cảm giác đau rát hậu môn khi đi ngoài khiến cho người bệnh luôn luôn thấy sợ khi đi đại tiện. 

2.2 Đau hậu môn

Đau hậu môn có thể gặp ở cả trĩ nội hay trĩ ngoại, với bất cứ tình trạng trĩ nào thì đều mang lại cảm giác đau rát. Đặc biệt là khi đi đại tiện, lúc đứng lên ngồi xuống hoặc khi hoạt động làm việc nặng.

Bệnh trĩ ở nữ giới
Đau hậu môn triệu chứng phổ biến nhất đối với phụ nữ khi bị bệnh trĩ

Tùy thuộc vào tình trạng, mức độ bệnh sẽ xuất hiện cơn đau trong nhiều giờ, đau thành từng cơn thậm chí là đau liên tục trong nhiều ngày. 

2.3 Búi trĩ sa ra ngoài

Nếu như búi trĩ không thể tự co hoặc teo lại thì mặc định nó sẽ bị sa ra bên ngoài, lúc này bạn có thể sờ thấy hoặc soi gương sẽ thấy thịt thừa nằm ở kẽ hậu môn.

Đối với phụ nữ thông thường sa búi trĩ sẽ xảy ra ở vị trí giữ cửa hậu môn và tầng sinh môn. Khi búi trĩ sa ra ngoài sẽ bị cọ sát với quần lót tạo cảm giác đau cho người bệnh, nặng hơn búi trĩ sa nhiều sẽ gây tổn thương, viêm nhiễm làm cho bệnh ngày càng nặng hơn.

>>>Xem thêm: Bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Cách làm co búi trĩ nhanh

2.4 Ngứa hậu môn 

Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất ở phụ nữ khi mắc bệnh trĩ đó là ngứa ngáy xung quanh khu vực hậu môn. Trĩ gây nên tình trạng viêm nhiễm, bên cạnh đó việc tiết dịch nhầy thường xuyên làm cho vùng hậu môn luôn ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ngứa hậu môn. 

III. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở nữ giới 

3.1 Do táo bón

Táo bón do ăn uống thiếu chất, thực đơn ăn uống hàng ngày không khoa học. Ăn quá ít trái cây, rau xanh, chất xơ thay vào đó bạn lại ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng chính là nguyên nhân dẫn đến táo bón. 

Và khi tình trạng táo bón kéo dài trong nhiều ngày khiến cho bệnh nhân khó đi đại tiện, rặn khi đi đại tiện làm cho hậu môn bị tổn thương và làm sa búi trĩ ra bên ngoài. Đây chính là yếu tố hàng đầu hình thành nên bệnh trĩ ở nữ giới

3.2 Ngồi một chỗ quá lâu 

Theo các chuyên gia, tính chất công việc cũng là yếu tố tác động rất nhiều đến nguy cơ mắc trĩ ở phụ nữ. Đặc biệt là với những công việc vận động ít, thường ngồi 1 chỗ như công nhân may, nhân viên văn phòng….. Khi tình trạng ngồi quá lâu trong 1 tư thế sẽ làm phần trọng lượng của cơ thể bị đè nén, từ đó tạo áp lực cho vùng cơ chậu.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở nữ giới
Ngồi quá lâu tạo áp lực lên cơ chậu khiến hậu môn bị tổn thương

Đây chính là lý do khiến cho bộ phận tĩnh mạch của hậu môn bị phình to dần dần sẽ hình thành nên bệnh trĩ. Đồng thời ít vận động của làm hoạt động của nhu động ruột giảm làm việc đi đại tiện trở nên khó khăn cũng là tác nhân hàng đầu gây nên trĩ.

||Xem thêm: Ngồi nhiều bị trĩ: Tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ giảm đau

3.3 Do mang thai và sinh con

Thông thường thai nhi sẽ phát triển mạnh ở những tháng cuối của thai kỳ. Khi này phần trọng lượng kết hợp với những yếu tố khác của thai như bánh rau, nước ối đè nén gây áp lực lên vùng chậu. Việc này tưởng chừng đơn giản nhưng nó lại là nguyên nhân làm cản trở hoạt động lưu thông máu, làm cho phần tĩnh mạch giãn phình to ra.

Bệnh trĩ ở phụ nữ
Mang thai ở 3 tháng cuối là thời điểm dễ mắc trĩ

Ngoài ra, trong lúc sinh con thai phụ thường có xu hướng rặn mạnh để đưa em bé ra ngoài, điều này làm cho búi trĩ phình lên và sa ra ngoài. Trường hợp này thường xảy ra với trường hợp sinh thường.

3.4 Sinh hoạt không khoa học, hợp lý

Duy trì thói quen sinh hoạt không khoa học cũng sẽ gây bệnh trĩ ở nữ giới. Điển hình như lười vận động, không luyện tập thể dục thể thao, ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, rặn mạnh trong quá trình đi đại tiện, quan hệ tình dục qua đường hậu môn……Đây đều là hành động gián tiếp làm tăng áp lực lên tĩnh mạch lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh trĩ.

3.5 Một vài nguyên nhân khác 

Ngoài những nguyên nhân trên còn có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến bệnh trĩ ở nữ giới. Nhất là đối với những bệnh nhân có tiền sử mắc viêm phế quản mãn tính hoặc giãn phế quản bởi trong khi này người bệnh thường ho nhiều ho mạnh làm sa búi trĩ.

Bên cạnh đó, đối với nhóm người lao động nặng hoặc nhóm người mắc bệnh tăng đông máu cũng thuộc nhóm có nguy cơ mắc trĩ cao hơn so với người bình thường.

IV. Phương pháp điều trị trĩ ở phụ nữ

Phương pháp điều trị trĩ phụ thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh. Hiện nay có 2 phương pháp chữa trĩ phổ biến là điều trị bằng thuốc hoặc cắt trĩ. 

4.1 Điều trị bệnh trĩ ở nữ giới bằng thuốc 

Dựa vào dấu hiệu của bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc riêng. Thông thường đó là thuốc chống viêm, thuốc làm giãn cơ tĩnh mạch, thuốc nhuận tràng, thuốc kháng sinh… Tuy nhiên mỗi người sẽ có mức độ bệnh khác nhau nên cần thăm khám kiểm tra chứ không nên tự uống thuốc không kê đơn. 

Bệnh trĩ ở phụ nữ
Điều trị bằng thuốc cũng chính là cách hiệu quả để điều trị trĩ ở giai đoạn đầu

Đặc biệt đối với các loại thuốc bôi hậu môn thì người bệnh càng nên cẩn trọng hơn. Nếu dùng sai loại sẽ làm bệnh trở nên nặng hơn kèm theo đó là những biến chứng khó lường.

4.2 Điều trị bệnh trĩ ở nữ giới bằng cách phẫu thuật

Bệnh trĩ ở phụ nữ
Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ bằng các phương pháp phẫu thuật

Phương pháp này chỉ áp dụng đối với người đang bị trĩ ở mức độ nặng, nghẹt, tắc…..Với sự phát triển của y học, hiện nay ngoài cách mổ truyền thống thì cắt trĩ bằng Longo được xem là hiệu quả nhất. Với phương pháp này người bệnh sẽ bớt đau, nhanh chóng phục hồi và sớm trở về cuộc sống sinh hoạt trước đây.

V. Lưu ý trong quá trình điều trị trĩ

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật thì người bệnh cần kết hợp với ăn uống, sinh hoạt để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng bệnh: 

  • Uống đủ nước: Hàng ngày cơ thể cần bổ sung từ 1,5 – 2 lít nước để thực hiện hoạt động trao đổi chất. Do đó đừng quên bổ sung nước đều đặn cho cơ thể hàng ngày và có thể uống thêm nước ép rau củ, trái cây tự nhiên để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể nhé.
Bệnh trĩ ở phụ nữ
Nên uống đủ nước trong ngày đảm bảo cơ thể trao đổi chất
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ mỗi ngày: Với bất kể là nam hay nữ thì việc vệ sinh hậu môn sau khi đi đại tiện là rất quan trọng. Bệnh nhân nên rửa bằng nước ấm, điều này sẽ làm hạn chế sự lây lan vi khuẩn từ hậu môn sang vùng kín. Ngoài ra, nếu có nhiều thời gian bạn cũng có thể ngâm hậu môn mỗi ngày để xoa dịu cơn đau do trĩ gây ra. 
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể: Nên ăn đồ ăn dễ tiêu hóa như rau xanh, trái cây, sữa chua, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, chiên rán. Đặc biệt những thực phẩm giàu chất xơ luôn phải có mặt trong bữa ăn của người bệnh trĩ bởi điều này sẽ ngăn sự hình thành của táo bón và hạn chế sự phát triển của trĩ. 
  • Rèn luyện sức khỏe mỗi ngày: Bệnh trĩ ở nữ giới có thể được cải thiện nếu người bệnh thường xuyên vận động và tập luyện bài tập nhẹ nhàng tại nhà. Tuy nhiên tránh các bài tập mạnh tác động trực tiếp lên vùng hậu môn. Một trong những bài tập được khuyên nên tập nhiều nhất đó là bài tập yoga kegel. 

Ty lệ ca mắc bệnh trĩ ở nữ giới đang có xu hướng tăng nhưng đây là bệnh ở vùng nhạy cảm nên nhiều chị em thường e ngại khi đi điều trị. Việc này có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm và hậu quả đáng tiếc. Chính vì thế khi phát hiện bệnh đừng quá lo lắng hãy chủ động tìm đến cơ sở y tế để được điều trị sớm nhất có thể bởi bệnh trĩ càng điều trị sớm ở giai đoạn đầu thì hiệu quả càng cao.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 21/02/2024

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...