Bệnh trĩ gây sưng, viêm tĩnh mạch trong hậu môn, thường gây ra đau đớn, chảy máu khi đi đại tiện. Bạn có thể giảm những triệu chứng khó chịu này từ một số thay đổi đơn giản trong lối sống.
Mục lục
Bệnh trĩ nên kiêng ăn gì?
Bệnh trĩ nên kiêng ăn thực phẩm cay nóng
Các thức ăn cay nóng như ớt, tiêu sẽ kích ứng dạ dày, gây đau rát hậu môn khi đi cầu. Các thức ăn này còn gia tăng nguy cơ táo bón – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ.
Những thức ăn cay và nóng, các chất kích thích có thể làm tắc nghẽn xoang hậu môn, gây nên bệnh trĩ ngoại, và gây chảy máu nhiều hơn. Kiêng ăn cay nếu bạn không muốn sống chung với bệnh trĩ cả đời.
Bệnh trĩ nên kiêng ăn thực phẩm ít chất xơ
Thiếu chất xơ là thủ phạm phổ biến nhất. Nếu thực phẩm bạn dung nạp không đủ hàm lượng chất xơ để cung cấp cho cơ thể, chứng táo bón có thể nặng nề thêm và khiến bệnh trĩ thêm tồi tệ. Người bệnh trĩ nên kiêng ăn các thực phẩm có ít chất xơ, tăng cường ăn các thực phẩm như rau củ, trái cây, thực phẩm nguyên hạt…
Bệnh trĩ không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ khó tiêu
Các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa làm cho bạn rơi vào cảnh táo bón thường xuyên, làm trầm trọng hơn căn bệnh trĩ.
Bệnh trĩ nên hạn chế ăn thực phẩm mặn
Muối có đặc tính là hút nước. Thường xuyên tiêu thụ thức ăn mặn sẽ khiến cho đường ruột bị rút bớt nước. Điều này làm cho phân trở nên khô cứng, người bệnh trĩ phải rặn nhiều khi đi tiêu, rất có hại cho căn bệnh trĩ. Muối còn làm gia tăng áp lực lên các mạch máu và tế bào khiến cho búi trĩ sưng to và gây đau đớn.
Bệnh trĩ cần kiêng bánh kẹo ngọt
Bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường. Đó chính là một trong những nguyên nhân gây táo bón và kích thích phản ứng viêm phát triển, gây sưng đau búi trĩ và ngứa ngáy ở hậu môn mỗi khi đi ngoài.
Bị trĩ nên kiêng đồ uống có gas hoặc chứa cồn
Một khi đã bị trĩ bạn nên hạn chế uống các loại nước ngọt có ga, cà phê, trà đặc và nói không với rượu bia. Lý do bởi khi vào cơ thể chúng làm gia tăng áp lực lên thành ruột và khiến cho bệnh trĩ ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Bệnh trĩ nên kiêng làm gì?
Bệnh trĩ không nên ăn vội vàng
Nhai thức ăn chậm và tốt để hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Thói quen này thường bị bỏ qua trong cuộc sống hiện đại khi nhịp độ ăn uống, giao tiếp, làm việc đều tăng nhanh… Nhai là giai đoạn đầu tiên của sự tiêu hóa đầy đủ và khỏe mạnh.
Một số người có thói quen ăn uống thất thường, bạ lúc nào ăn lúc đấy hoặc chỉ thích ăn thịt mà không ăn rau. Điều này khiến cho đường ruột hoạt động kém hiệu quả và dễ dẫn đến táo bón.
Bệnh trĩ cần kiêng việc lười uống nước
Nước là chìa khóa giúp chất xơ hoạt động trơn tru, nước như một liều thuốc giải độc cho táo bón. Ngoài chức năng hỗ trợ đường tiêu hóa, kích thích sự trao đổi chất nước còn giúp làm mềm phân, phòng chống táo bón.
Người mắc bệnh trĩ nên uống nước nhiều hơn để hệ tiêu hóa cũng như toàn bộ cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.
Bệnh trĩ không nên ngồi hoặc đứng quá lâu
Việc ngồi quá lâu sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại lên tới 72,9%. Do đó, nếu đặc thù công việc bạn phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động như nhân viên bán hàng, lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng,… thì nên đứng lên và vận động đi lại sau mỗi 45 – 60 phút. Nếu đang ngồi xổm thì cứ 30 phút nên đứng lên đi lại một lần.
Bị trĩ cần kiêng nhịn đi đại tiện
Có nhiều lý do để bạn nhịn đi đại tiện như đang làm dở việc, không có nhà vệ sinh phù hợp, đau đớn khi táo bón… Thói quen này rất nguy hại vì nó càng khiến bạn quen với việc trì trệ đi đại tiện, càng khiến cho táo bón thêm nặng, tạo áp lực lớn lên hậu môn trực tràng do phân trở nên cứng và khô, tồn đọng nhiều trong hậu môn, càng khiến bạn khó đi cầu hơn nữa.
Hãy đi vào phòng tắm bất cứ khi nào sự thôi thúc nảy sinh. Ngoài ra, tránh căng thẳng và ngồi quá lâu trên nhà vệ sinh, vì nó có thể dẫn giãn dây chằng trực tràng và dồn máu nhiều vào tĩnh mạch trĩ. Nếu bạn căng thẳng và phải rặn nhiều khi đi đại tiện, nguy cơ bệnh trĩ lại càng tệ hại hơn.
Hãy nhớ khi ngồi trên bồn cầu, nhớ giữ cho đầu gối cao hơn hông bằng cách đặt hai bàn chân trên ghế thấp đặt phía trước mặt.
Bệnh trĩ không nên ngồi lâu trong nhà vệ sinh
Ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, bạn càng bị căng thẳng về đường tiêu hóa.
Ngoài ra, ngồi lâu sẽ dồn nhiều áp lực lên các mạch máu hậu môn của bạn. Cả hai yếu tố này đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Hãy vào nhà vệ sinh khi cần thiết, không nên có tư duy tôi vào đó để giải trí, xem điện thoại, xem sách.
Nếu nhà vệ sinh của bạn có chồng sách hoặc tạp chí, hãy dọn sạch chúng.
Bệnh trĩ cần kiêng rặn mạnh khi đi đại tiện
Nếu bệnh nhân trĩ bị táo bón, thì không nên cố gắng rặn, sẽ làm tổn thương hậu môn và tác động mạnh lên búi trĩ ngoại. Ngoài ra, phân cứng do táo bón sẽ cọ xát gây đau rát chảy máu. Nếu không đi được thì không nên ráng cố gắng mà tìm các cách khác giúp nhuận tràng, mềm phân…
Bệnh trĩ nên kiêng mang vác vật nặng
Mang vác vật nặng gây thêm áp lực lên hậu môn, gây trầm trọng thêm cho bệnh trĩ. Vì vậy, hãy tránh mang vác vật nặng bằng mọi giá.
Bệnh trĩ không nên lười vận động
Hoạt động thể chất làm tăng hoạt động cơ bắp trong ruột của bạn. Vì vậy hãy cố gắng hòa hợp công việc với việc vận động. luyện tập thể dục các ngày trong tuần. Tập thể dục đặc biệt có thể hữu ích vào buổi sáng để làm cho hệ thống tiêu hóa được kích hoạt, làm dịu căng thẳng và giúp bạn có một suy nghĩ tích cực.
Thể thao vận động nhẹ nhàng giúp vùng hậu môn lưu thông máu, làm giảm sự lắng đọng và tích tụ máu trong các búi trĩ, làm hạn chế sự mất máu, hỗ trợ việc điều trị bệnh trĩ.
Bạn có thể duy trì các môn thể thao có cường độ vừa sức như cầu lông, bóng bàn, tennis… hoặc những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy chậm, yoga, bơi lội, hoặc khiêu vũ…
Tuy nhiên, tránh những hoạt động mạnh, không nên chơi các môn thể thao làm gia tăng áp lực cho vùng chậu, áp lực lên các búi tĩnh mạch trĩ như nâng tạ, gập bụng, chạy nước rút.
Chế độ ăn uống tốt cho người bệnh trĩ
Dưới đây là một số gợi ý về những thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ. Cùng tham khảo để tự thiết lập một chế độ ăn uống tốt cho người bệnh trĩ nhé.
1.Chế độ ăn uống với nhiều hàm lượng chất xơ
Chất xơ đặc biệt là các loại rau xanh, các loại củ, hạt ngũ cốc, hoa quả không chỉ giúp bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể mà chúng còn là thứ “vũ khí” lợi hại giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh đồng thời điều trị và ngăn ngừa chứng táo bón – là một trong những yếu tố hàng đầu gây tác động hình thành bệnh trĩ.
2.Các loại thực phẩm nhuận tràng.
Các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng cần được ưu tiên nhiều hơn trong thực đơn hàng ngày của người bệnh. Bởi lẽ chúng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và các chất thải sẽ mềm hơn, giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn. Các chất thải không gây ma sát, áp lực quá lớn lên vùng trĩ và hậu môn giúp làm giảm cảm giác đau đớn khi đi đại tiện và máu chảy ít hơn.
Một số loại thực phẩm nhuận tràng phải kể đến như: khoai lang, khoai tây, rau đay, rau mùng tơi, rau sam, rau lang, hoặc các loại hoa quả như: đu đủ, chuối, lê…
Khoai lang – thực phẩm nhuận tràng tốt cho người bệnh trĩ
3.Thực phẩm chứa nhiều sắt
Người bệnh trĩ thường bị mất máu nhiều trong quá trình đi đại tiện, vì vậy khi nhắc tới chế độ ăn uống tốt cho người bệnh trĩ thì không thể không kể đến các thực phẩm có chứa sắt. Bổ sung sắt cũng đồng nghĩa với việc người bệnh tăng cường quá trình tạo máu giúp bù lại lượng máu bị mất đi do bệnh trĩ.
Các thực phẩm chứa nhiều sắt người bệnh trĩ nên bổ sung như:
- Hải sản: Cá ngừ, cá thu, cá hồi, cua biển, tôm…
- Thịt: Thịt bò, thịt nạc, ức gà, gan gà, trứng gà, …
- Rau:Rau bina, cải xanh, cải xoăn, bí ngô, củ cải đỏ, bí ngô…
- Các loại hạt ngũ cốc: Hạt dẻ, hạnh nhân, hạt điều, hạt đậu nành, lạc, mè đen, quả óc chó, quả việt quất…
- Hoa quả: Chuối, nho, dưa hấu, lựu, táo, lê, quả chà là, thanh long…
Cá hồi – thực phẩm chứa nhiều sắt và các nhiều loại dinh dưỡng
4.Uống nhiều nước
Mỗi ngày uống tối thiểu 1,5 – 2 lit nước không chỉ là phương pháp làm đẹp da, giúp làn da luôn căng mịn, sáng khỏe của phụ nữ mà đây cũng là cách làm rất hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Cơ thể được cung cấp đủ nước hàng ngày không chỉ giúp các cơ quan hoạt động tốt mà còn làm mềm phân, giúp việc đi đại tiện dễ dàng và làm hạn chế máu chảy.
Ngoài uống nước lọc thường xuyên, người bệnh có thể bổ sung nhiều loại thức uống dạng lỏng khác tốt cho cơ thể như: sữa tươi không đường, các loại nước ép rau, củ, quả, nước ép hoa quả… Đây cũng là một cách giúp người bệnh bổ sung chất xơ bằng đường uống.
Người bệnh trĩ nên uống tối thiểu 1,5 – 2 lit/ngày
Một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, kiêng khem những yếu tố bất lợi sẽ giúp bạn đẩy lùi và hạn chế những sự phát triển của bệnh trĩ.
Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa
Giải pháp co búi Trĩ không cần phẫu thuật
Cotripro là gel bôi trĩ chính hãng đầu tiên của Việt Nam với các thành phần dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến, CotriPro sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, rát, đi ngoài ra máu, giúp làm mềm và dịu mát chỉ sau 3-5 ngày. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt sau khi dùng đủ liệu trình (3-5 tuýp tùy trường hợp nặng nhẹ)…
Bị trĩ nên kiêng gì ạ?
Chào bạn Lê Chỉ Cẩm
Bạn chú ý điều chỉnh chế độ ăn bằng cách ăn nhiều đồ ăn mát như rau xanh, trái cây tươi giúp nhuận tràng và bổ sung vitamin tăng sức đề kháng, kiêng rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước chè, hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, hạn chế đứng lâu hay ngồi lâu bạn nhé. Ngoài ra bạn nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm Cotripro bôi đều 2 lần mỗi ngày giúp co búi trĩ hiệu quả nhé.
Nếu cần tư vấn, bạn vui lòng gọi lên tổng đài miễn phí 18006293 vào giờ hành chính để được hỗ trợ nhé.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!