Đi ngoài ra máu tươi do trĩ khám ở đâu tốt nhất tại TP.HCM?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Câu hỏi:

Chào chuyên gia, tôi năm nay 37 tuổi, hiện đang là nhân viên văn phòng. Do thói quen ăn uống nên tôi thường bị táo bón và hay gặp khó khăn khi đi đại tiện. Đặc biệt, 2 tuần gần đây tôi phát hiện mình thường xuyên bị đi ngoài ra máu tươi dính trên giấy vệ sinh, đồng thời khi rặn đại tiện thấy hậu môn bị lồi thịt không đau rát.

Tôi tự lên mạng để tìm thấy giống dấu hiệu của bệnh trĩ nên rất lo lắng. Vậy mong chuyên gia tư vấn giúp tôi có phải tôi bị đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ không? Và tôi muốn đi khám thì nên thăm khám ở đâu tại TP HCM thì uy tín? Tôi xin cảm ơn.

(Chị Nguyễn Thanh Nhàn – 46 tuổi – Tp Hồ Chí Minh)


Trả lời:

Chào bác Nhàn, lời đầu tiên chúng tôi xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới đội ngũ chuyên gia của chúng tôi. Với thắc mắc ” có phải tôi bị đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ không? Đi ngoài ra máu tươi do trĩ khám ở đâu tại TP HCM thì uy tín? của bác, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Tìm hiểu về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh lý vùng hậu môn trực tràng, xuất hiện khi hệ thống tĩnh mạch hậu môn bị phình giãn quá mức do thường xuyên phải chịu áp lực lớn diễn ra trong thời gian dài, dần sưng phồng và hình thành nên các búi trĩ. Các búi trĩ được nuôi dưỡng to dần ra nhờ dòng máu giàu oxy chảy vào và lắng đọng bên trong khoang rỗng búi trĩ.

Tìm hiểu về bệnh trĩ 1
Bệnh trĩ gây đi ngoài ra máu

Trĩ nội và trĩ ngoại là 2 loại bệnh trĩ thường gặp nhất. Trong đó:

  • Trĩ nội là những búi trĩ hình thành phía trên đường lược, thường nằm sâu trong ống hậu môn, nên ở giai đoạn đầu người bệnh khó phát hiện trĩ nội.
  • Ngược lại với trĩ nội, trĩ ngoại là những búi trĩ hình thành ở dưới đường lược, thường xuất hiện ở ngay rìa lỗ hậu môn khiến lớp da quanh lỗ hậu môn căng phồng bất thường, người bệnh có thể dễ dàng phát hiện búi trĩ ngay từ giai đoạn sớm.

Bệnh trĩ phát triển qua 4 giai đoạn tương ứng với 4 cấp độ bệnh, cụ thể là:

  • Bệnh trĩ cấp độ 1: Đây là giai đoạn bệnh mới hình thành, búi trĩ nhỏ, các triệu chứng bệnh nhẹ.
  • Bệnh trĩ cấp độ 2: Bệnh bắt đầu phát triển, búi trĩ gia tăng kích thước, các triệu chứng bệnh cũng tăng dần.
  • Bệnh trĩ độ 3: Đây là giai đoạn phát triển mạnh của bệnh trĩ, kích thước búi trĩ lớn, các triệu chứng bệnh trở lên trầm trọng.
  • Bệnh trĩ độ 4: Là cấp độ nặng nhất của bệnh, búi trĩ đạt kích thước cực đại có thể xảy ra biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời.

Các dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ mà bạn có thể phát hiện được là:

– Đi ngoài ra máu tươi

Đi ngoài ra máu tươi do trĩ là dấu hiệu thường xuất hiện đầu tiên và dễ gặp nhất. Nguyên nhân có thể do các búi trĩ bị tăng áp lực khi người bệnh rặn đại tiện hoặc phân chà sát qua bề mặt búi trĩ làm gây ra hiện tượng bệnh trĩ chảy máu tươi.

Tùy từng cấp độ bệnh trĩ mà tình trạng đi ngoài ra máu khác nhau, cụ thể là:

  • Đối với trĩ độ 1 người bệnh thường khó phát hiện tình trạng đi ngoài ra máu do lượng máu chảy ra ít.
  • Khi trĩ phát triển đến độ 2 lượng máu chảy ra bắt đầu nhiều hơn và thường được người bệnh phát hiện khi có máu dính trên giấy vệ sinh.
  • Đặc biệt khi bị trĩ cấp độ 3,4 máu chảy ra có thể nhỏ giọt, thành dòng hay thành tia khiến người bệnh lo sợ.

– Sa búi trĩ

Đây là tình trạng các búi trĩ nội phát triển lớn bị đẩy lòi ra ngoài khi đi đại tiện. Ở trĩ độ 1, búi trĩ khó nhìn bằng mắt thường do kích thước nhỏ (búi trĩ ngoại độ 1 sẽ dễ phát hiện hơn trĩ nội độ 1). Từ trĩ độ 2 hiện tượng sa búi trĩ mới biểu hiện rõ. Cụ thể:

Tìm hiểu về bệnh trĩ 2

Trĩ nội cấp độ 2 búi trĩ thường bị đẩy lòi ra ngoài khi người bệnh rặn đại tiện, đặc biệt là khi táo bón, tuy nhiên búi trĩ có thể tự thụt vào bên trong hậu môn sau khi đi đại tiện.

Bệnh nội trĩ độ 3 búi trĩ có thể bị đẩy lòi ra ngoài khi bị đi đại tiện, mang vác đồ nặng, ngồi xổm lâu,.. nhưng không thể tự thụt vào trong hậu môn, tuy nhiên bạn có thể dùng tay đẩy búi trĩ trở lại vị trí cũ.

Khi trĩ đã tiến triển đến độ 4 búi trĩ sẽ hoàn toàn bị sa ra ngoài, và không thể đẩy búi trĩ vào trong hậu môn.

Khi phát hiện búi trĩ lòi ra khi đi đại tiện, khả năng cao bệnh trĩ của bạn đã ở độ 2 trở lên, lúc này búi trĩ có thể tăng kích thước nhanh chóng nếu không được điều trị.

– Bị đau rát sưng phù hậu môn đặc biệt là sau khi đi đại tiện. Đồng thời, vùng hậu môn có thể có hiện tượng ẩm ướt nhầy dính và ngứa rát do búi trĩ xuất tiết nhiều dịch nhầy.

Theo như những thông tin bác Nhàn chia sẻ, rất có thể chị đang bị bệnh trĩ giai đoạn đầu, thông thường ở giai đoạn này người bệnh không đau rát hậu môn, chảy máu và sa búi trĩ thường xảy ra khi bị táo bón do người bệnh phải rặn nhiều. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, bệnh có thể dễ dàng diễn biến nặng.

Đi ngoài ra máu tươi do trĩ để lâu có sao không?

Khi bị đi ngoài ra máu tươi do trĩ bạn không nên để lâu do bệnh trĩ có thể tiến triển nhanh, các triệu chứng bệnh trở lên trầm trọng và làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Đi ngoài ra máu tươi do trĩ để lâu có sao không? 1
Búi trĩ kích thước lớn bị sa ra ngoài

Nếu bệnh trĩ không được điều trị sớm kết hợp với tình trạng táo bón mà bạn thường xuyên gặp phải, búi trĩ có thể nhanh chóng gia tăng kích thước tiến triển thành trĩ cấp độ nặng (cấp độ 3 và cấp độ 4) với các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt. Cụ thể như:

– Đi ngoài ra máu: khi bệnh trĩ tiến triển nặng, búi trĩ kích thước lớn, lượng máu chứa trong đó nhiều, bạn có thể gặp tình trạng đi đại tiện ra máu đông, máu chảy nhiều nhỏ giọt thậm chí chảy thành dòng, thành tia.

– Sa búi trĩ: búi trĩ kích thước quá lớn có thể bị lòi ra ngoài hậu môn, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, chảy máu búi trĩ và đặc biệt khiến người bệnh mất tự tin, ngại chia sẻ.

– Không chỉ thế, người bệnh trĩ cấp độ nặng còn phải đối mặt với tình trạng đau rát, ẩm ướt nhầy dính gây khó chịu vùng hậu môn.

Khi bệnh trĩ không được điều trị, người bệnh có nguy cơ cao gặp các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Tình trạng thiếu máu do đi ngoài ra máu kéo dài, khiến người bệnh thường xuyên đau đầu, hoa mắt chóng mặt, xanh xao, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng tới hoạt động tim mạch,…
  • Nhiễm khuẩn búi trĩ: các tổn thương tại búi trĩ có thể bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm khuẩn, viêm đau, ngứa rát cho bệnh nhân, nhiễm khuẩn nặng có thể gây hoạt tử búi trĩ.
  • Sa nghẹt hậu môn: các búi trĩ lớn có thể gây bít tắc ống hậu môn khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện thậm trí gây nứt hậu môn khiến người bệnh đau đớn.
  • Tắc mạch búi trĩ: máu tồn đọng trong búi trĩ có thể hình thành nên các cục máu đông gây tắc các mạch máu nhỏ, có thể dẫn tới hoại tử một phần hậu môn.

Vậy nên, để tránh các biến chứng đi ngoài ra máu tươi do trĩ, bác Nhàn nên thu xếp thời gian đi thăm khám sớm nhất có thể để tìm chính xác mức độ bệnh trĩ, từ đó có hướng chữa trị bệnh kịp thời tránh các biến chứng gây nguy hại cho sức khỏe.

Đi ngoài ra máu tươi do trĩ để lâu có sao không? 2
Bạn cần đi khám khi phát hiện mình bị đi ngoài ra máu

Tiêu chí lựa chọn địa chỉ khám đi ngoài ra máu tốt

Để việc khám bệnh an toàn, có độ chính xác cao, bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín chất lượng theo các tiêu chí sau:

  • Cơ sở y tế phải có sự cấp phép hoạt động từ Bộ Y tế.
  • Đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện là những người có chuyên môn về khám, điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng, có kinh nghiệm, uy tín, tay nghề giỏi đã chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân, được nhiều người đánh giá cao.
  • Có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ khám bệnh lý hậu môn trực tràng như: máy nội soi, chụp X quang, siêu âm,… Trang thiết bị y tế luôn đảm bảo tính an toàn, chính xác hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh.
  • Các phương pháp điều trị bệnh tại bệnh viện cần đa dạng, hiệu quả, an toàn, phù hợp với nhiều tình trạng người bệnh.
  • Chi phí khám chữa bệnh luôn được công khai minh bạch, rõ ràng và niêm yết đúng giá theo quy định từ Bộ Y tế.

Đi ngoài ra máu do trĩ khám ở đâu TP Hồ Chí Minh?

Tại TP Hồ Chí Minh bạn có thể tham khảo một số bệnh viện khám và điều trị đi ngoài ra máu do trĩ uy tín như:

1. Khoa tiêu hóa bệnh viên Chợ Rẫy

  • Địa chỉ: 201B, Nguyễn Chí Thanh, Quận 10, TP Hồ Chí Minh.
  • Thời gian khám bệnh: 7h – 16h (từ thứ 2 đến thứ 6) và 7h – 11h (thứ 7).
1. Khoa tiêu hóa bệnh viên Chợ Rẫy 1
Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viên Chợ Rẫy chính là địa điểm khám và chữa bệnh tin cậy tại Tp Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo lựa chọn.

Khoa tiêu hóa tại bệnh viện Chợ Rẫy hiện có chức năng thăm khám, hội chẩn và điều trị cho bệnh nhân gặp phải vấn đề về gan, mật, tụy, thực quản, đi ngoài ra máu, bệnh trĩ, trĩ ngoại tắc mạch, polyp trực tràng, nứt kẽ hậu môn… với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn về hậu môn – trực tràng từng được đi tu dưỡng tại nước ngoài như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,… đặc biệt, các bác sĩ tại đây còn có nhiều năm kinh nghiệm, đã đạt được nhiều thành tích trong quá trình công tác.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhiều công nghệ kỹ thuật tiên tiến, nhiều năm qua, khoa tiêu hóa của bệnh viện Chợ Rẫy đã chữa trị cho không ít người bệnh thoát khỏi tình trạng đi ngoài ra máu tươi do trĩ hiệu quả.

2. Bệnh viện Nhân dân 115

  • Địa chỉ: Số 88 Thành Thái, phường 12, quận 10, TP Hồ Chí Minh.
  • Thời gian khám bệnh: 7h đến 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6.
2. Bệnh viện Nhân dân 115 1
Bệnh viện Nhân Dân 115

Bệnh viện Nhân Dân 115 là bệnh viện hạng I tại TP Hồ Chí Minh, với cơ sở vật chất tiên tiến hiện đại được đầu tư kỹ lưỡng, các chuyên khoa có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong đó có khoa Tiêu hóa.

Nơi đây luôn được đánh giá là một trong những bệnh viện chất lượng nhất tại TP Hồ Chí Minh, đã và đang điều trị cho nhiều bệnh nhân đi ngoài ra máu do các bệnh liên quan tới tiêu hóa như bệnh trĩ, polyp trực tràng, viêm loét đại tràng,… Vì thế, bạn có thể cân nhắc lựa chọn nơi đây để điều trị đi ngoài ra máu tươi do trĩ.

3. Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
  • Thời gian khám bệnh: 6h30 đến 16h30 (từ thứ 2 đến thứ 6), 6h30 đến 11h30 (thứ 7).
3. Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh 1
Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh là đơn vị y tế uy tín, chất lượng, đáng tin cậy với các ưu điểm nổi bật sau:

  • Cơ sở hạ tầng khang trang, tiên tiến và đủ tiện nghi.
  • Thiết bị máy móc phụ vụ khám chữa bệnh hiện đại, tiên tiến, đạt tiêu chuẩn mang đến kết quả kiểm tra chuẩn xác và nhanh chóng.
  • Đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa có trình độ kiến thức, kỹ thuật chuyên môn cao, áp dụng nhiều phương pháp tiên tiến giúp điều trị trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả.

Chính vì vậy, Bệnh viện Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh là một địa chỉ uy tín mà bạn có thể tham khảo lựa chọn để khám và điều trị đi ngoài ra máu do trĩ.

4. Bệnh viện Bình Dân

  • Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.
  • Thời gian khám bệnh: 6h – 11h30 và 13h – 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6
3. Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh 2
Bệnh viện Bình Dân

Khoa Hậu môn – Trực tràng của bệnh viện Bình Dân là nơi đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân đi ngoài ra máu đặc biệt là do bệnh trĩ. Khoa hậu môn – thực tràng của bệnh viện có khả năng chẩn đoán, điều trị các bệnh hậu môn trực tràng như: bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, polyp trực tràng, viêm loét đại trực tràng,…

Đặc biệt, tại đây, nhiều người bệnh đi ngoài ra máu nặng do bệnh trĩ còn được điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật hiện đại như: phẫu thuật Longo; khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu âm (THD); Milligan – Morgan, …Thăm khám và chữa tình trạng đi ngoài ra máu tại bệnh viện Bình Dân là một trong những lựa chọn tốt tại TP Hồ Chí Minh mà bạn có thể tham khảo.

5. Viện Y dược học dân tộc

  • Địa chỉ: số 273 Nguyễn Văn Trỗi, phường 10, quận 10, TP Hồ Chí Minh.
  • Thời gian khám bệnh: từ 6h30 đến 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6.
5. Viện Y dược học dân tộc 1
Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh

Viện Y dược học Dân tộc được thành lập năm 1975, là đơn vị đầu tiên phụ trách khám chữa bệnh bằng các y dược cổ truyền tại TP Hồ Chí Minh. Đối với trường hợp đi ngoài ra máu nghi ngờ khả năng cao do bệnh trĩ, bạn có thể tham khảo lựa chọn nơi đây để khám và điều trị bệnh.

Khi chữa bệnh trĩ tại đây, người bệnh thường được tiêm xơ búi trĩ bằng thuốc có thành phần phenol và glycerin. phương pháp đã được áp dụng cho nhiều bệnh nhân và cho thấy hiệu quả cao. Kết thúc liệu trình điều trị, các búi trĩ sẽ co nhỏ lại, không chảy máu khi đi đại tiện, trĩ không còn lòi ra ngoài và các chức năng của hậu môn sẽ hoạt động bình thường.

6. Bệnh viện Hoàn mỹ Sài Gòn

  • Đại chỉ: 60-60A Phan Xích Long, Phường 1, Q. Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
  • Thời gian khám bệnh: từ 6h30 đến 16h (từ thứ 2 đến thứ 6) và 6h30 đến 11h (thứ 7).
6. Bệnh viện Hoàn mỹ Sài Gòn 1
Bệnh viện Hoàn mỹ Sài Gòn

Đây là bệnh viện với lịch sử hơn 20 năm hình thành và phát triển, được đánh giá là một trong những bệnh viên điều trị bệnh trĩ hàng đầu tại TP HCM. Với cơ sở vật chất được đầu tư kỹ lưỡng, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, kỹ thuật điều trị bệnh tiên tiến, đây là nơi đã điều trị khỏi nhiều ca bệnh trĩ phức tạp, yêu cầu độ khó cao, được nhiều bệnh nhân tin tưởng và tìm đến.

7. Bệnh viện Đa khoa Vạn hạnh

  • Địa chỉ: số 781/1b Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, TP Hồ Chí Minh
  • Thời gian khám bệnh: 7h đến 17h từ thứ 2 đến chủ nhật.
7. Bệnh viện Đa khoa Vạn hạnh 1
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh

Nếu chưa tìm được địa chỉ chữa đi ngoài ra máu tươi do trĩ uy tín tại TP HCM, bạn có thể tham khảo lựa chọn bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh. Đây là bệnh viện Hạng 1 tại TP HCM với lịch sử nhiều năm hoạt động, các chuyên khoa có đội ngũ bác sĩ chuyên môn tốt, áp dụng các kỹ thuật điều trị tiên tiến.

Đặc biệt, khoa tiêu hóa của bệnh viện có đội ngũ bác sĩ điều trị bệnh trĩ được đào tạo chuyên sâu, áp dụng các kỹ thuật chữa bệnh trĩ mới nhất như cắt trĩ theo phương pháp Laser hay phẫu thuật trĩ bằng phương pháp Longo, thắt và thắt búi trĩ bằng dây thun,…

8. Bệnh viên An Sinh

  • Địa chỉ: Số 10 Trần Huy Liệu, phường 12, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
  • Thời gian khám bệnh: 7h30 đến 19h từ thứ 2 đến thứ 7.
8. Bệnh viên An Sinh 1
Bệnh viện An Sinh

Bệnh viện An Sinh có khoa Hậu môn Trực tràng chuyên điều trị các bệnh nhân bị trĩ. Đây cũng là một trong những chuyên khoa phát triển mạnh của bệnh viện với trang thiết bị được đầu tư kỹ lưỡng, đội ngũ bác sĩ chuyên môn tốt, tay nghề cao.

Khoa Hậu môn Trực tràng luôn quan tâm tới việc cập nhật các kỹ thuật hiện đại để phục vụ cho quá trình điều trị các bệnh về hậu môn- trực tràng. Bệnh viện đã và đang triển khai nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ tiên tiến nhất như: phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo có thể xuất viện trong ngày, mổ nội soi,…

Xem thêm: Nên cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất?

Những lưu ý khi đi khám đi ngoài ra máu

Những lưu ý khi đi khám đi ngoài ra máu 1
Nhiều bệnh viện lớn người bệnh phải xếp hàng chờ khám bệnh

Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo hiệu quả khám bệnh, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đi khám đi ngoài ra máu.

  • Đến bệnh viện khám sớm: các bệnh viện lớn thường có số lượng người bệnh đến khám cũng rất đông, vậy nên để tránh phải xếp hàng quá lâu chờ khám, bạn nên sắp xếp thời gian đi sớm để được khám và tư vấn trước.
  • Mặc đồ rộng rãi, thoải mái: khi đi khám đi ngoài ra máu, bạn nên mặc đồ thoải mái đặc biệt nên mặc quần rộng, giúp dễ vận động hoặc thực hiện các yêu cầu của bác sĩ trong quá trình khám đi ngoài ra máu.
  • Nên nhịn ăn sáng: khi khám đi ngoài ra máu, có thể bạn cần thực hiện nội soi hậu môn trực tràng. Để hạn chế tình trạng “tháo thụt” nhiều lần, bạn nên nhịn ăn sáng trước khi đi khám.
  • Khi đi khám đại tiện ra máu do trĩ, bạn cần cung cấp tất cả thông tin về tiền sử bệnh lý, các bệnh đang mắc và các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị phù hợp, tránh các ảnh hưởng không tốt tới các bệnh khác.
  • Nhiều giáo sư, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có tiếng thường chỉ làm việc một số ngày trong tuần. Do đó, nếu muốn được các bác sĩ này khám, bạn nên tìm hiểu trước thông tin về lịch làm việc, cách đăng ký và thời gian khám bệnh để sắp xếp kế hoạch đi khám thuận tiện nhất.
  • Người bệnh và người nhà lưu ý tự bảo vệ tài sản cá nhân của mình tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra.

Với thắc mắc “Có phải bác bị đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ không? Đi ngoài ra máu tươi do trĩ khám ở đâu tại TP HCM thì uy tín? của bác Nhàn, chúng tôi xin được giải đáp trên. Hi vọng gửi tới bác được những thông tin hữu ích.

Chúc bác thật nhiều sức khỏe và sớm khỏi bệnh!

Cập nhật lúc: 09/12/2023

Đi ngoài ra máu tươi do trĩ khám ở đâu tốt nhất tại TP.HCM?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Câu hỏi:

Chào chuyên gia, tôi năm nay 37 tuổi, hiện đang là nhân viên văn phòng. Do thói quen ăn uống nên tôi thường bị táo bón và hay gặp khó khăn khi đi đại tiện. Đặc biệt, 2 tuần gần đây tôi phát hiện mình thường xuyên bị đi ngoài ra máu tươi dính trên giấy vệ sinh, đồng thời khi rặn đại tiện thấy hậu môn bị lồi thịt không đau rát.

Tôi tự lên mạng để tìm thấy giống dấu hiệu của bệnh trĩ nên rất lo lắng. Vậy mong chuyên gia tư vấn giúp tôi có phải tôi bị đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ không? Và tôi muốn đi khám thì nên thăm khám ở đâu tại TP HCM thì uy tín? Tôi xin cảm ơn.

(Chị Nguyễn Thanh Nhàn – 46 tuổi – Tp Hồ Chí Minh)


Trả lời:

Chào bác Nhàn, lời đầu tiên chúng tôi xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới đội ngũ chuyên gia của chúng tôi. Với thắc mắc ” có phải tôi bị đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ không? Đi ngoài ra máu tươi do trĩ khám ở đâu tại TP HCM thì uy tín? của bác, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Tìm hiểu về bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh lý vùng hậu môn trực tràng, xuất hiện khi hệ thống tĩnh mạch hậu môn bị phình giãn quá mức do thường xuyên phải chịu áp lực lớn diễn ra trong thời gian dài, dần sưng phồng và hình thành nên các búi trĩ. Các búi trĩ được nuôi dưỡng to dần ra nhờ dòng máu giàu oxy chảy vào và lắng đọng bên trong khoang rỗng búi trĩ.

Tìm hiểu về bệnh trĩ 1
Bệnh trĩ gây đi ngoài ra máu

Trĩ nội và trĩ ngoại là 2 loại bệnh trĩ thường gặp nhất. Trong đó:

  • Trĩ nội là những búi trĩ hình thành phía trên đường lược, thường nằm sâu trong ống hậu môn, nên ở giai đoạn đầu người bệnh khó phát hiện trĩ nội.
  • Ngược lại với trĩ nội, trĩ ngoại là những búi trĩ hình thành ở dưới đường lược, thường xuất hiện ở ngay rìa lỗ hậu môn khiến lớp da quanh lỗ hậu môn căng phồng bất thường, người bệnh có thể dễ dàng phát hiện búi trĩ ngay từ giai đoạn sớm.

Bệnh trĩ phát triển qua 4 giai đoạn tương ứng với 4 cấp độ bệnh, cụ thể là:

  • Bệnh trĩ cấp độ 1: Đây là giai đoạn bệnh mới hình thành, búi trĩ nhỏ, các triệu chứng bệnh nhẹ.
  • Bệnh trĩ cấp độ 2: Bệnh bắt đầu phát triển, búi trĩ gia tăng kích thước, các triệu chứng bệnh cũng tăng dần.
  • Bệnh trĩ độ 3: Đây là giai đoạn phát triển mạnh của bệnh trĩ, kích thước búi trĩ lớn, các triệu chứng bệnh trở lên trầm trọng.
  • Bệnh trĩ độ 4: Là cấp độ nặng nhất của bệnh, búi trĩ đạt kích thước cực đại có thể xảy ra biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời.

Các dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ mà bạn có thể phát hiện được là:

– Đi ngoài ra máu tươi

Đi ngoài ra máu tươi do trĩ là dấu hiệu thường xuất hiện đầu tiên và dễ gặp nhất. Nguyên nhân có thể do các búi trĩ bị tăng áp lực khi người bệnh rặn đại tiện hoặc phân chà sát qua bề mặt búi trĩ làm gây ra hiện tượng bệnh trĩ chảy máu tươi.

Tùy từng cấp độ bệnh trĩ mà tình trạng đi ngoài ra máu khác nhau, cụ thể là:

  • Đối với trĩ độ 1 người bệnh thường khó phát hiện tình trạng đi ngoài ra máu do lượng máu chảy ra ít.
  • Khi trĩ phát triển đến độ 2 lượng máu chảy ra bắt đầu nhiều hơn và thường được người bệnh phát hiện khi có máu dính trên giấy vệ sinh.
  • Đặc biệt khi bị trĩ cấp độ 3,4 máu chảy ra có thể nhỏ giọt, thành dòng hay thành tia khiến người bệnh lo sợ.

– Sa búi trĩ

Đây là tình trạng các búi trĩ nội phát triển lớn bị đẩy lòi ra ngoài khi đi đại tiện. Ở trĩ độ 1, búi trĩ khó nhìn bằng mắt thường do kích thước nhỏ (búi trĩ ngoại độ 1 sẽ dễ phát hiện hơn trĩ nội độ 1). Từ trĩ độ 2 hiện tượng sa búi trĩ mới biểu hiện rõ. Cụ thể:

Tìm hiểu về bệnh trĩ 2

Trĩ nội cấp độ 2 búi trĩ thường bị đẩy lòi ra ngoài khi người bệnh rặn đại tiện, đặc biệt là khi táo bón, tuy nhiên búi trĩ có thể tự thụt vào bên trong hậu môn sau khi đi đại tiện.

Bệnh nội trĩ độ 3 búi trĩ có thể bị đẩy lòi ra ngoài khi bị đi đại tiện, mang vác đồ nặng, ngồi xổm lâu,.. nhưng không thể tự thụt vào trong hậu môn, tuy nhiên bạn có thể dùng tay đẩy búi trĩ trở lại vị trí cũ.

Khi trĩ đã tiến triển đến độ 4 búi trĩ sẽ hoàn toàn bị sa ra ngoài, và không thể đẩy búi trĩ vào trong hậu môn.

Khi phát hiện búi trĩ lòi ra khi đi đại tiện, khả năng cao bệnh trĩ của bạn đã ở độ 2 trở lên, lúc này búi trĩ có thể tăng kích thước nhanh chóng nếu không được điều trị.

– Bị đau rát sưng phù hậu môn đặc biệt là sau khi đi đại tiện. Đồng thời, vùng hậu môn có thể có hiện tượng ẩm ướt nhầy dính và ngứa rát do búi trĩ xuất tiết nhiều dịch nhầy.

Theo như những thông tin bác Nhàn chia sẻ, rất có thể chị đang bị bệnh trĩ giai đoạn đầu, thông thường ở giai đoạn này người bệnh không đau rát hậu môn, chảy máu và sa búi trĩ thường xảy ra khi bị táo bón do người bệnh phải rặn nhiều. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, bệnh có thể dễ dàng diễn biến nặng.

Đi ngoài ra máu tươi do trĩ để lâu có sao không?

Khi bị đi ngoài ra máu tươi do trĩ bạn không nên để lâu do bệnh trĩ có thể tiến triển nhanh, các triệu chứng bệnh trở lên trầm trọng và làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Đi ngoài ra máu tươi do trĩ để lâu có sao không? 1
Búi trĩ kích thước lớn bị sa ra ngoài

Nếu bệnh trĩ không được điều trị sớm kết hợp với tình trạng táo bón mà bạn thường xuyên gặp phải, búi trĩ có thể nhanh chóng gia tăng kích thước tiến triển thành trĩ cấp độ nặng (cấp độ 3 và cấp độ 4) với các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt. Cụ thể như:

– Đi ngoài ra máu: khi bệnh trĩ tiến triển nặng, búi trĩ kích thước lớn, lượng máu chứa trong đó nhiều, bạn có thể gặp tình trạng đi đại tiện ra máu đông, máu chảy nhiều nhỏ giọt thậm chí chảy thành dòng, thành tia.

– Sa búi trĩ: búi trĩ kích thước quá lớn có thể bị lòi ra ngoài hậu môn, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, chảy máu búi trĩ và đặc biệt khiến người bệnh mất tự tin, ngại chia sẻ.

– Không chỉ thế, người bệnh trĩ cấp độ nặng còn phải đối mặt với tình trạng đau rát, ẩm ướt nhầy dính gây khó chịu vùng hậu môn.

Khi bệnh trĩ không được điều trị, người bệnh có nguy cơ cao gặp các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Tình trạng thiếu máu do đi ngoài ra máu kéo dài, khiến người bệnh thường xuyên đau đầu, hoa mắt chóng mặt, xanh xao, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng tới hoạt động tim mạch,…
  • Nhiễm khuẩn búi trĩ: các tổn thương tại búi trĩ có thể bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm khuẩn, viêm đau, ngứa rát cho bệnh nhân, nhiễm khuẩn nặng có thể gây hoạt tử búi trĩ.
  • Sa nghẹt hậu môn: các búi trĩ lớn có thể gây bít tắc ống hậu môn khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện thậm trí gây nứt hậu môn khiến người bệnh đau đớn.
  • Tắc mạch búi trĩ: máu tồn đọng trong búi trĩ có thể hình thành nên các cục máu đông gây tắc các mạch máu nhỏ, có thể dẫn tới hoại tử một phần hậu môn.

Vậy nên, để tránh các biến chứng đi ngoài ra máu tươi do trĩ, bác Nhàn nên thu xếp thời gian đi thăm khám sớm nhất có thể để tìm chính xác mức độ bệnh trĩ, từ đó có hướng chữa trị bệnh kịp thời tránh các biến chứng gây nguy hại cho sức khỏe.

Đi ngoài ra máu tươi do trĩ để lâu có sao không? 2
Bạn cần đi khám khi phát hiện mình bị đi ngoài ra máu

Tiêu chí lựa chọn địa chỉ khám đi ngoài ra máu tốt

Để việc khám bệnh an toàn, có độ chính xác cao, bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín chất lượng theo các tiêu chí sau:

  • Cơ sở y tế phải có sự cấp phép hoạt động từ Bộ Y tế.
  • Đội ngũ y bác sĩ tại các bệnh viện là những người có chuyên môn về khám, điều trị các bệnh lý hậu môn trực tràng, có kinh nghiệm, uy tín, tay nghề giỏi đã chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân, được nhiều người đánh giá cao.
  • Có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ khám bệnh lý hậu môn trực tràng như: máy nội soi, chụp X quang, siêu âm,… Trang thiết bị y tế luôn đảm bảo tính an toàn, chính xác hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh.
  • Các phương pháp điều trị bệnh tại bệnh viện cần đa dạng, hiệu quả, an toàn, phù hợp với nhiều tình trạng người bệnh.
  • Chi phí khám chữa bệnh luôn được công khai minh bạch, rõ ràng và niêm yết đúng giá theo quy định từ Bộ Y tế.

Đi ngoài ra máu do trĩ khám ở đâu TP Hồ Chí Minh?

Tại TP Hồ Chí Minh bạn có thể tham khảo một số bệnh viện khám và điều trị đi ngoài ra máu do trĩ uy tín như:

1. Khoa tiêu hóa bệnh viên Chợ Rẫy

  • Địa chỉ: 201B, Nguyễn Chí Thanh, Quận 10, TP Hồ Chí Minh.
  • Thời gian khám bệnh: 7h – 16h (từ thứ 2 đến thứ 6) và 7h – 11h (thứ 7).
1. Khoa tiêu hóa bệnh viên Chợ Rẫy 1
Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viên Chợ Rẫy chính là địa điểm khám và chữa bệnh tin cậy tại Tp Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo lựa chọn.

Khoa tiêu hóa tại bệnh viện Chợ Rẫy hiện có chức năng thăm khám, hội chẩn và điều trị cho bệnh nhân gặp phải vấn đề về gan, mật, tụy, thực quản, đi ngoài ra máu, bệnh trĩ, trĩ ngoại tắc mạch, polyp trực tràng, nứt kẽ hậu môn… với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn về hậu môn – trực tràng từng được đi tu dưỡng tại nước ngoài như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,… đặc biệt, các bác sĩ tại đây còn có nhiều năm kinh nghiệm, đã đạt được nhiều thành tích trong quá trình công tác.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhiều công nghệ kỹ thuật tiên tiến, nhiều năm qua, khoa tiêu hóa của bệnh viện Chợ Rẫy đã chữa trị cho không ít người bệnh thoát khỏi tình trạng đi ngoài ra máu tươi do trĩ hiệu quả.

2. Bệnh viện Nhân dân 115

  • Địa chỉ: Số 88 Thành Thái, phường 12, quận 10, TP Hồ Chí Minh.
  • Thời gian khám bệnh: 7h đến 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6.
2. Bệnh viện Nhân dân 115 1
Bệnh viện Nhân Dân 115

Bệnh viện Nhân Dân 115 là bệnh viện hạng I tại TP Hồ Chí Minh, với cơ sở vật chất tiên tiến hiện đại được đầu tư kỹ lưỡng, các chuyên khoa có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong đó có khoa Tiêu hóa.

Nơi đây luôn được đánh giá là một trong những bệnh viện chất lượng nhất tại TP Hồ Chí Minh, đã và đang điều trị cho nhiều bệnh nhân đi ngoài ra máu do các bệnh liên quan tới tiêu hóa như bệnh trĩ, polyp trực tràng, viêm loét đại tràng,… Vì thế, bạn có thể cân nhắc lựa chọn nơi đây để điều trị đi ngoài ra máu tươi do trĩ.

3. Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Quận 5, TP Hồ Chí Minh.
  • Thời gian khám bệnh: 6h30 đến 16h30 (từ thứ 2 đến thứ 6), 6h30 đến 11h30 (thứ 7).
3. Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh 1
Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh là đơn vị y tế uy tín, chất lượng, đáng tin cậy với các ưu điểm nổi bật sau:

  • Cơ sở hạ tầng khang trang, tiên tiến và đủ tiện nghi.
  • Thiết bị máy móc phụ vụ khám chữa bệnh hiện đại, tiên tiến, đạt tiêu chuẩn mang đến kết quả kiểm tra chuẩn xác và nhanh chóng.
  • Đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa có trình độ kiến thức, kỹ thuật chuyên môn cao, áp dụng nhiều phương pháp tiên tiến giúp điều trị trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả.

Chính vì vậy, Bệnh viện Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh là một địa chỉ uy tín mà bạn có thể tham khảo lựa chọn để khám và điều trị đi ngoài ra máu do trĩ.

4. Bệnh viện Bình Dân

  • Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.
  • Thời gian khám bệnh: 6h – 11h30 và 13h – 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6
3. Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh 2
Bệnh viện Bình Dân

Khoa Hậu môn – Trực tràng của bệnh viện Bình Dân là nơi đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân đi ngoài ra máu đặc biệt là do bệnh trĩ. Khoa hậu môn – thực tràng của bệnh viện có khả năng chẩn đoán, điều trị các bệnh hậu môn trực tràng như: bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, polyp trực tràng, viêm loét đại trực tràng,…

Đặc biệt, tại đây, nhiều người bệnh đi ngoài ra máu nặng do bệnh trĩ còn được điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật hiện đại như: phẫu thuật Longo; khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu âm (THD); Milligan – Morgan, …Thăm khám và chữa tình trạng đi ngoài ra máu tại bệnh viện Bình Dân là một trong những lựa chọn tốt tại TP Hồ Chí Minh mà bạn có thể tham khảo.

5. Viện Y dược học dân tộc

  • Địa chỉ: số 273 Nguyễn Văn Trỗi, phường 10, quận 10, TP Hồ Chí Minh.
  • Thời gian khám bệnh: từ 6h30 đến 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6.
5. Viện Y dược học dân tộc 1
Viện Y dược học dân tộc TP Hồ Chí Minh

Viện Y dược học Dân tộc được thành lập năm 1975, là đơn vị đầu tiên phụ trách khám chữa bệnh bằng các y dược cổ truyền tại TP Hồ Chí Minh. Đối với trường hợp đi ngoài ra máu nghi ngờ khả năng cao do bệnh trĩ, bạn có thể tham khảo lựa chọn nơi đây để khám và điều trị bệnh.

Khi chữa bệnh trĩ tại đây, người bệnh thường được tiêm xơ búi trĩ bằng thuốc có thành phần phenol và glycerin. phương pháp đã được áp dụng cho nhiều bệnh nhân và cho thấy hiệu quả cao. Kết thúc liệu trình điều trị, các búi trĩ sẽ co nhỏ lại, không chảy máu khi đi đại tiện, trĩ không còn lòi ra ngoài và các chức năng của hậu môn sẽ hoạt động bình thường.

6. Bệnh viện Hoàn mỹ Sài Gòn

  • Đại chỉ: 60-60A Phan Xích Long, Phường 1, Q. Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.
  • Thời gian khám bệnh: từ 6h30 đến 16h (từ thứ 2 đến thứ 6) và 6h30 đến 11h (thứ 7).
6. Bệnh viện Hoàn mỹ Sài Gòn 1
Bệnh viện Hoàn mỹ Sài Gòn

Đây là bệnh viện với lịch sử hơn 20 năm hình thành và phát triển, được đánh giá là một trong những bệnh viên điều trị bệnh trĩ hàng đầu tại TP HCM. Với cơ sở vật chất được đầu tư kỹ lưỡng, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, kỹ thuật điều trị bệnh tiên tiến, đây là nơi đã điều trị khỏi nhiều ca bệnh trĩ phức tạp, yêu cầu độ khó cao, được nhiều bệnh nhân tin tưởng và tìm đến.

7. Bệnh viện Đa khoa Vạn hạnh

  • Địa chỉ: số 781/1b Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10, TP Hồ Chí Minh
  • Thời gian khám bệnh: 7h đến 17h từ thứ 2 đến chủ nhật.
7. Bệnh viện Đa khoa Vạn hạnh 1
Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh

Nếu chưa tìm được địa chỉ chữa đi ngoài ra máu tươi do trĩ uy tín tại TP HCM, bạn có thể tham khảo lựa chọn bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh. Đây là bệnh viện Hạng 1 tại TP HCM với lịch sử nhiều năm hoạt động, các chuyên khoa có đội ngũ bác sĩ chuyên môn tốt, áp dụng các kỹ thuật điều trị tiên tiến.

Đặc biệt, khoa tiêu hóa của bệnh viện có đội ngũ bác sĩ điều trị bệnh trĩ được đào tạo chuyên sâu, áp dụng các kỹ thuật chữa bệnh trĩ mới nhất như cắt trĩ theo phương pháp Laser hay phẫu thuật trĩ bằng phương pháp Longo, thắt và thắt búi trĩ bằng dây thun,…

8. Bệnh viên An Sinh

  • Địa chỉ: Số 10 Trần Huy Liệu, phường 12, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
  • Thời gian khám bệnh: 7h30 đến 19h từ thứ 2 đến thứ 7.
8. Bệnh viên An Sinh 1
Bệnh viện An Sinh

Bệnh viện An Sinh có khoa Hậu môn Trực tràng chuyên điều trị các bệnh nhân bị trĩ. Đây cũng là một trong những chuyên khoa phát triển mạnh của bệnh viện với trang thiết bị được đầu tư kỹ lưỡng, đội ngũ bác sĩ chuyên môn tốt, tay nghề cao.

Khoa Hậu môn Trực tràng luôn quan tâm tới việc cập nhật các kỹ thuật hiện đại để phục vụ cho quá trình điều trị các bệnh về hậu môn- trực tràng. Bệnh viện đã và đang triển khai nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ tiên tiến nhất như: phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo có thể xuất viện trong ngày, mổ nội soi,…

Xem thêm: Nên cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất?

Những lưu ý khi đi khám đi ngoài ra máu

Những lưu ý khi đi khám đi ngoài ra máu 1
Nhiều bệnh viện lớn người bệnh phải xếp hàng chờ khám bệnh

Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo hiệu quả khám bệnh, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đi khám đi ngoài ra máu.

  • Đến bệnh viện khám sớm: các bệnh viện lớn thường có số lượng người bệnh đến khám cũng rất đông, vậy nên để tránh phải xếp hàng quá lâu chờ khám, bạn nên sắp xếp thời gian đi sớm để được khám và tư vấn trước.
  • Mặc đồ rộng rãi, thoải mái: khi đi khám đi ngoài ra máu, bạn nên mặc đồ thoải mái đặc biệt nên mặc quần rộng, giúp dễ vận động hoặc thực hiện các yêu cầu của bác sĩ trong quá trình khám đi ngoài ra máu.
  • Nên nhịn ăn sáng: khi khám đi ngoài ra máu, có thể bạn cần thực hiện nội soi hậu môn trực tràng. Để hạn chế tình trạng “tháo thụt” nhiều lần, bạn nên nhịn ăn sáng trước khi đi khám.
  • Khi đi khám đại tiện ra máu do trĩ, bạn cần cung cấp tất cả thông tin về tiền sử bệnh lý, các bệnh đang mắc và các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị phù hợp, tránh các ảnh hưởng không tốt tới các bệnh khác.
  • Nhiều giáo sư, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có tiếng thường chỉ làm việc một số ngày trong tuần. Do đó, nếu muốn được các bác sĩ này khám, bạn nên tìm hiểu trước thông tin về lịch làm việc, cách đăng ký và thời gian khám bệnh để sắp xếp kế hoạch đi khám thuận tiện nhất.
  • Người bệnh và người nhà lưu ý tự bảo vệ tài sản cá nhân của mình tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra.

Với thắc mắc “Có phải bác bị đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ không? Đi ngoài ra máu tươi do trĩ khám ở đâu tại TP HCM thì uy tín? của bác Nhàn, chúng tôi xin được giải đáp trên. Hi vọng gửi tới bác được những thông tin hữu ích.

Chúc bác thật nhiều sức khỏe và sớm khỏi bệnh!

Cập nhật lúc: 09/12/2023

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...