Phương pháp thắt búi trĩ là dùng ống cứng soi ống hậu môn và thắt búi trĩ bằng vòng cao su. Phương pháp này thường được áp dụng cho người bệnh mắc trĩ nội độ 1, trĩ nội độ 2 có chảy máu. Phương pháp này sẽ không gây đau đớn cho bệnh nhân nếu được thực hiện chính xác.
Mục lục
- I. Phương pháp Thắt búi trĩ là gì?
- II. Các bước thực hiện thắt búi trĩ
- III. Hướng dẫn chăm sóc sau thắt búi trĩ
- IV. Thắt búi trĩ có đau không?
- V. Thắt búi trĩ bao lâu thì rụng?
- VI. Thắt búi trĩ có gặp biến chứng không?
- VII. Thắt búi trĩ sau khi khỏi có tái phát lại không?
- Gel bôi CotriPro – Bí quyết thoát trĩ an toàn từ thảo dược
I. Phương pháp Thắt búi trĩ là gì?
Thắt búi trĩ có thể thực hiện bằng sợi chỉ hoặc bằng vòng cao su (qua dụng cụ bắn vòng cao su vào chân búi trĩ). Đây là phương pháp triệt để nhưng chỉ tốt với loại trĩ có cuống dài. Loại trĩ vòng quanh hậu môn rất khó thắt, khi thắt dễ có biến chứng đau, chảy máu.

Phương pháp thắt búi trĩ được chỉ định cho các bệnh nhân bị trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2 sau khi đã được điều trị bằng các phương pháp khác nhưng không hiệu quả.
Chống chỉ định: Phương pháp này không nên áp dụng với các trường hợp bệnh nhân:
- Các bệnh nhân mắc trĩ nội độ 3, trĩ nội độ 4, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng bởi đây là các loại bệnh trĩ nặng, kích thước búi trĩ to nên rất khó thắt chặt búi trĩ, vòng cao su dễ tuột khiến việc điều trị không hiệu quả.
- Bệnh nhân có viêm nhiễm vùng hậu môn
- Bệnh nhân mắc các bệnh rối loạn đông máu, bệnh toàn thân ở giai đoạn cấp, suy giảm miễn dịch.
- Búi trĩ không đủ mô để có thể kéo vào lòng dụng cụ thắt trĩ.
II. Các bước thực hiện thắt búi trĩ
- Người bệnh chổng mông, quỳ hai đầu gối hoặc tư thế nằm nghiêng trái, co chân trên bàn phẳng nằm ngang.
- Bác sĩ thăm hậu môn, soi hậu môn xác định lại chẩn đoán và chọn các búi trĩ sẽ thắt.
- Bôi thuốc khử khuẩn dịu như betadine để lau sạch hậu môn. Nếu còn ít phân có thể đặt một miếng gạc để đẩy phân về phía trực tràng. Sau khi xong thủ thuật sẽ lấy miếng gạc ra.
- Cho dụng cụ thắt trĩ vào, dùng kìm hay máy hút kéo búi trĩ vào trong lòng ống hình trụ, bật lẫy cho vòng cao su ôm vào cổ búi trĩ. Có thể thắt từ 1 đến 3 búi trĩ trong một lần điều trị.
- Bác sĩ sẽ thắt ở trên đường lược ít nhất 5mm để người bệnh không đau.
- Có thể phối hợp tiêm thuốc gây xơ, cồn tuyệt đối, xylocain, điều trị ngay.
- Lần thắt trĩ tiếp theo sẽ ít nhất là 3 tuần lễ.
III. Hướng dẫn chăm sóc sau thắt búi trĩ
Dưới đây là một số hướng dẫn và lưu ý người bệnh nên biết khi chăm sóc sau thực hiện thắt búi trĩ điều trị bệnh trĩ:
- Sau khi thắt trĩ, bệnh nhân nên đứng dậy từ từ.
- Sau khi thực hiện thắt búi trĩ, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như đau ở vùng bụng dưới, mót đi tiêu. Nhưng dấu hiệu này không tự hết hoặc có dấu hiệu nặng lên cần thông báo cho bác sĩ điều trị để có hướng xử lý kịp thời.
- Trong 48 – 72 giờ đầu tiên, khi có cảm giác mắc rặn đại tiện, bệnh nhân cần ngồi ngâm nước ấm trước khi đi.
- Nên vệ sinh hậu môn hàng ngày bằng nước ấm pha muối loãng đã để nguội hoặc dung dịch sát khuẩn Bentadin 10%.
- Không để hậu môn ẩm ướt để tránh nhiễm trùng. Mỗi lần ngâm rửa hậu môn xong người bệnh cần lau khô hậu môn bằng khăn mềm.
- Trong một tuần lễ đầu tiên nên kiêng tất cả các hoạt động nặng hoặc vận động nặng để tránh gây tuột búi trĩ.
- Uống thuốc giảm đau, thuốc kháng sưng viêm… hoặc các thuốc do bác sĩ kê đơn đều đặn để quá trình thắt cao su làm teo rụng búi trĩ đạt hiệu quả.

- Khoảng 1 tuần đầu, bệnh nhân cần ăn những loại thức ăn lỏng như cháo, súp để việc đi tiêu dễ dàng, tránh phải rặn nhiều.
- Trong trường hợp cần thiết, có thể dùng một số thuốc nhuận tràng nhẹ để tránh táo bón.
Ngoài ra, hãy báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu bất thường dưới đây:
- Bị tuột vòng cao su quá sớm.
- Sau khi thắt búi trĩ xong bị chảy máu nhiều.
- Búi trĩ có rụng nhưng khi rụng thấy chảy máu đỏ tươi nhiều, người bệnh có cảm giác hoa mắt chóng mặt.
- Bị nhiễm trùng búi trĩ với các triệu chứng bất thường: sốt cao từ 38 độ trở lên; bị bị tiểu; đau nhiều và rất khó chịu vùng trực tràng – hậu môn.
IV. Thắt búi trĩ có đau không?
Thắt búi trĩ là thủ thuật được bác sĩ thực hiện nhanh và không quá phức tạp. Trong quá trình thực hiện bác sĩ có thể vẫn dùng đến thuốc gây tê nên thường người bệnh không có cảm giác bị đau đớn.
Tuy nhiên sau khi quá trình thực hiện kết thúc, thuốc gây tê tan hết người bệnh có thể cảm thấy khó chịu và bị đau tại vùng trực tràng – hậu môn. Cơn đau có thể nhiều hơn khi người bệnh đi đại tiện hoặc khi bị tác động mạnh đột ngột và phần hông hoặc bụng dưới.
Khi búi trĩ rụng tự khỏi và đi ra ngoài theo phân thì cảm giác đau đớn sẽ tự hết.
V. Thắt búi trĩ bao lâu thì rụng?
Trong thời gian thắt búi trĩ nhưng chưa rụng, mỗi lần người bệnh đi đại tiện có thể bị dính lại một chút máu theo phân, tuy nhiên đây không phải triệu chứng đi ngoài ra máu của bệnh trĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cảm giác hơi đau hoặc đau, khó chịu do phân phải chà sát qua búi trĩ bị thắt để đi ra ngoài.

VI. Thắt búi trĩ có gặp biến chứng không?
Mặc dù hiếm gặp nhưng bệnh nhân sau thủ thuật thắt búi trĩ vẫn có thể gặp một hoặc một số biến chứng như:
- Bệnh nhân có thể bị đau nhiều do không đáp ứng với những phương pháp giảm đau áp dụng sau khi thắt trĩ. Hoặc là có thể do thắt quá sát với những vùng chứa nhiều thụ thể cảm nhận được đau ở trong ống hậu môn, trường hợp này phải tháo dây thắt lại. Nếu làm đúng kỹ thuật, bệnh nhân sẽ không đau, có thể về sau 15 phút nghỉ ngơi.
- Chảy máu hậu môn.
- Bí tiểu.
- Nhiễm trùng ở vùng chậu, vùng hậu môn, nếu để nặng có nguy cơ dẫn đến làm nhiễm trùng huyết.
- Nhiễm khuẩn nặng: ba dấu hiệu là sốt cao, đau nhiều và bí tiểu: cho vào viện ngay, nhất là người bệnh suy giảm miễn dịch.
- Bị tuột dây thun do đi ngoài sớm, cần phải thắt lại
- Xuất hiện cục máu đông, khoảng 5% bệnh nhân, lúc này cần phẫu thuật cắt bỏ cục máu đông.
- Nứt búi trĩ dẫn đến nứt hậu môn, khoảng 1% trường hợp. Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh, tiến hành giảm đau hoặc là phẫu thuật.
- Bị chảy máu khi búi trĩ rụng
- Tắc mạch trĩ
VII. Thắt búi trĩ sau khi khỏi có tái phát lại không?
Vậy nên, để phòng ngừa bệnh trĩ tái phát, người bệnh cần lưu ý thay đổi các thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống hợp lý như:
- Tăng cường ăn các loại rau xanh và chất xơ mỗi ngày.
- Uống đủ nước tối thiểu 2 lit nước/ngày
- Hạn chế ăn các đồ cay nóng để tránh gây táo bón, khó đi đại tiện.
- Không ngồi xổm quá lâu hoặc vận động mạnh vì có thể dẫn tới sa búi trĩ.
- Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày, tốt nhất nên đi vào buổi sáng sau khi thức dậy.
- Dành thời gian vận động thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, tập thể dục, luyện Thiền, Yoga, tập dưỡng sinh…
||Tham khảo bài viết khác:
- 15 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả an toàn dân gian
- 10+ Cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả an toàn nhanh chóng
Thắt búi trĩ được xem là thủ thuật đơn giản và hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ, nếu thao tác đúng kỹ thuật, bệnh nhân sẽ không bị đau đớn. Tuy nhiên phương pháp này cũng để lại nhiều biến chứng, bệnh nhân có thể chọn lựa phương pháp phù hợp để điều trị bệnh trĩ đang gặp phải như sử dụng các phương pháp dân gian hoặc dùng các loại gel bôi trực tiếp có tác dụng tại chỗ, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Gel bôi CotriPro – Bí quyết thoát trĩ an toàn từ thảo dược
Cotripro Gel được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên như cúc tần, ngải cứu, lá sung, lá lốt, tinh chất nghệ, thẩm thấu trực tiếp vào búi trĩ. Từ đó, giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đau rát, chảy máu, sưng viêm chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Đồng thời, bạn sẽ thấy hiệu quả làm săn se và co hồi búi trĩ rõ rệt sau khi dùng đủ liệu trình (3-5 tuýp tùy trường hợp nặng nhẹ).
Ưu đãi đặc biệt “MUA LÀ CÓ QUÀ – TIẾT KIỆM 125.000Đ”
Chỉ trong ngày hôm nay, chúng tôi dành tặng bạn ưu đãi đặc biệt như sau: Tặng ngay 1 tuýp gel bôi trĩ CotriPro 10gr trị giá 125.000đ cho 50 đơn hàng đầu tiên đặt mua CotriPro. Để đăng ký nhận ưu đãi, bạn hãy gọi ngay đến tổng đài 1800.6293 (miễn phí gọi đến). Hoặc bạn hãy để lại thông tin vào form dưới đây để được tổng đài gọi lại hướng dẫn hưởng ưu đãi đặc biệt này.
Dù đây là bệnh lý tế nhị nhưng bạn đừng ngại, hãy gọi về tổng đài tư vấn 18006293 hoặc kết nối Zalo 0384730724 để được các dược sỹ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.
||Tham khảo bài viết khác:
Chào bác sĩ!! Tôi năm nay 28t tôi mới vừa thực hiện thắt 2 búi trĩ ngày hôm qua, nhưng sau khi ve nha luôn cảm thấy mót tiêu, khi đi đại tiên tôi thay ra máu nhiêu….xin hỏi bác sĩ đó co phải hiện tượng binh thường không ah
Chào bạn Phi Nam!trường hợp sau phẫu thuật chưa ổn định nên sẽ có những triệu chứng bạn chia sẻ trên. Bạn theo dõi thêm nếu sau khoảng 1 tuần triệu chứng không hết bạn nên dành thời gian tái khám lại để cải thiện tốt nhất nhé. Cần hỗ trợ thêm thông tin vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước phí 18006293 vào giờ hành chính. Chúc bạn nhiều sức khỏe.
Có
Chào Sơn!
Bạn có thể để lại thông tin về tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải, kèm theo SĐT, hoặc liên hệ trực tiếp lên tổng đài 18006293(miễn cước) trong giờ hành chính, chuyên gia sẽ tư vấn cụ thể cho bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi bị trĩ hơn 4 năm nay. Hiện tại nó đã tạo thành búi nên mỗi khi tôi đi cầu mà rặn mạnh thì búi trĩ đó bị lòi ra nhưng không bị chảy máu. Mong bác sỹ hướng dẫn cách điều trị và uống thuốc gì để tiêu trĩ.
Chào bạn Hưng Trần,
Theo như mô tả thì bạn bị trĩ nội độ 2 trở lên. Bệnh trĩ được chia làm hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, trĩ ngoại có búi trĩ ở ngay phía ngoài ống hậu môn còn trĩ nội có búi trĩ phát sinh bên trong ống hậu môn. Trĩ nội được chia làm 4 độ: độ 1 (búi trĩ chưa sa ra ngoài); độ 2 (búi trĩ đã sa ra ngoài và tự con lên được); độ 3 (búi trĩ đã sa ra ngoài nhưng phải dùng tay ấn mới lên); độ 4 (búi trĩ không tự co lên được). Với trĩ nội độ 3 trở xuống, bạn có thể sử dụng kết hợp dùng kem co trĩ Cotripro giúp săn se và làm co búi trĩ, làm dịu da khi bị đau, nóng rát và khó chịu trong các trường hợp viêm, sưng, đau, ngứa, rát hậu môn, hỗ trợ phòng và điều trị bệnh trĩ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Em năm nay 22 tuổi. Dưới hậu môn có một miếng thịt lồi ra ngoài. Mỗi lần em đi tiểu tiện rất khó khăn và nó làm em đau đớn. Có lúc rỉ máu. Em hỏi mọi người thì em được biết là bệnh trĩ. Em muốn đi khám bác sĩ để chữa bệnh trĩ nhưng em ngại vì không biết bác sĩ sẽ khám như thế nào? Kính mong bác sĩ cho em câu trả lời được không ạ! Vì em rất đau và thấy khó chịu mỗi lần như vậy, em muốn sớm trị hết bệnh trĩ.
Chào bạn!
Tốt nhất bạn nên đi khám tại khoa tiêu hóa hậu môn trực tràng để được thăm khám, xác định chính xác mức độ trĩ và có hướng điều trị kịp thời. Hiện nay đi khám trĩ cũng nhanh và đơn giản, bạn không cần quá lo lắng nhé.
Chào bạn Khánh Hồng,
Để giảm đau rát, bạn cần rửa và vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sinh dục hàng ngày khi tắm và đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, ngâm hậu môn vào chậu nước muối ấm kết hợp kết hợp dùng kem co trĩ Cotripro giúp săn se và làm co búi trĩ, làm dịu da khi bị đau, nóng rát và khó chịu trong các trường hợp viêm, sưng, đau, ngứa, rát hậu môn, hỗ trợ phòng và điều trị bệnh trĩ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Nay em 29 tuổi. Bác sĩ cho em hỏi: Em sức khỏe bình thường, ăn được, ngủ được nhưng thỉnh thoảng đi cầu có hiện tượng lúc “đi” xong thấy có máu tươi khi chùi. Bác sĩ cho hỏi em bị bệnh gì, có phải bệnh trĩ không ạ?
Chào bạn Dương Tú,
Đi cầu ra máu là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, thông thường việc đi cầu ra máu kèm theo đau rát hậu môn là những biểu hiện điển hình của bệnh trĩ. Tuy nhiên biểu hiện ra máu cũng là biểu hiện của một số những bệnh lý khác ..bạn có thể đến cơ sở y tế để được chẩn đoán xác định chính xác bệnh.
Chúc bạn nhiều sức khỏe