Búi trĩ ngoại nằm ở rìa hậu môn, búi trĩ nội sa ra từ lòng ống hậu môn. Tuy nhiên, trĩ nội sa thường bị nhầm lẫn với trĩ ngoại. Việc phát hiện sớm, phát hiện đúng bệnh giúp quá trình điều trị đơn giản và hiệu quả.
Mục lục
Bệnh trĩ là gì?
Ở hậu môn chúng ta có những đám rối tĩnh mạch trĩ, tùy theo vị trí mà phân thành các đám rối tĩnh mạch trĩ trong và đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Các đám rối tĩnh mạch trĩ này có chức năng giúp cho máu từ vùng hậu môn trực tràng trở về tim theo vòng tuần hoàn máu, và có vai trò như một lớp đệm giúp cho hậu môn được khép kín lại.
Bệnh trĩ (hay còn gọi là bệnh lòi dom) hình thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ, là một trong những bệnh phổ biến nhất ở vùng hậu môn- trực tràng. Theo con số thống kê chưa chính thức, có khoảng 50-66% dân số có vấn đề với bệnh trĩ.
Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại
Nhận biết trĩ nội
Bệnh trĩ nội hình thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ trong. Ban đầu, các búi trĩ nằm trong ống hậu môn, được bao bọc bởi niêm mạc. Khi búi trĩ to dần ra, sa xuống ra ngoài hậu môn, do đó người bệnh thường nhầm lẫn giữa trĩ nội sa và trĩ ngoại.

– Tùy theo mức độ, mà trĩ nội được chia làm 4 mức:
Trĩ nội độ 1: đám rối tĩnh mạch trĩ trong giãn nhẹ làm phồng niêm mạc lên, búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
Trĩ nội độ 2: búi trĩ hình thành một cách rõ rệt, nằm hoàn toàn trong ống hậu môn ở điều kiện bình thường, nhưng khi rặn đại tiện, búi trĩ thò ra ngoài lỗ hậu môn có thể nhìn thấy được. Sau khi đại tiện xong búi trĩ tự co vào.
Trĩ nội độ 3: búi trĩ sa ra ngoài hậu môn một cách thường xuyên, khi rặn đại tiện, khi ngồi xổm hoặc làm việc nặng. Sau khi sa ra ngoài, bệnh nhân cần nghỉ ngơi để búi trĩ tụt vào hoặc phải dùng tay nhét mới tụt vào trong.
Trĩ nội độ 4: búi trĩ nằm thường xuyên ở ngoài ống hậu môn, có dùng tay đẩy vào, nhưng vẫn tụt ra ngoài.
Nhận biết trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại hình thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Các búi trĩ li ti ở bên ngoài hậu môn và được bao bọc bởi lớp da mỏng. Theo thời gian, các búi trĩ phình to dần, người bệnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Trĩ ngoại đôi khi có thể bị nhầm với trĩ nội sa. Ngoài điểm khác nhau ở vị trí (búi trĩ ngoại ở rìa hậu môn, trong khi trĩ nội sa ra từ lòng ống hậu môn), đặc điểm quan trọng khác giúp phân biệt là búi trĩ ngoại được bao bọc bởi da hậu môn, còn búi trĩ nội được bao bởi niêm mạc ống hậu môn.
Cách điều trị trĩ nội và trĩ ngoại
Bệnh trĩ nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng như tắc mạch, sa nghẹt búi trĩ, nhiễm khuẩn,…Tuy nhiên, do vị trí nhạy cảm, giai đoạn đầu chưa ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt nên người bệnh thường bỏ qua. Đa số các bệnh nhân chỉ đi khám khi bị sa búi trĩ, gây đau rát, cộm và ngồi khó khăn. Điều trị bệnh trĩ sẽ đơn giản, chi phí thấp, không gây đau đớn cho người bệnh nếu như được phát hiện sớm, phát hiện đúng bệnh.
Có 3 phương pháp điều trị bệnh trĩ: Điều trị nội khoa bằng các loại thuốc uống/bôi, điều trị bằng phẫu thuật và điều trị bằng y học cổ truyền. Tùy thuộc vào các cấp độ của bệnh mà các biện pháp chữa trị có sự thay đổi để phù hợp với từng bệnh nhân.
Trĩ ngoại gây ra tổn thương, viêm nhiễm, thường được điều trị bằng nội khoa và thay đổi chế độ ăn uống hợp lý.

Đối với trĩ nội,người bệnh bị trĩ nội độ 1, 2, 3 nên lựa chọn điều trị nội khoa và kết hợp chế độ ăn uống, vận động.
Một số trường hợp, người bệnh không kiên trì điều trị, tạm ngưng dùng thuốc ngay khi các triệu chứng ban đầu giảm, khiến bệnh dễ tái phát. Việc chữa dứt điểm bệnh trĩ phụ thuộc vào việc người bệnh tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ và liệu trình sử dụng thuốc.
☛ Xem thêm: Thuốc điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất
Chế độ ăn nhiều cay nóng, ít chất xơ, uống ít nước, ít vận động thường dẫn tới táo bón, một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ. Do vậy, trong quá trình điều trị người bệnh cần lưu ý chế độ ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước, thường xuyên tập thể dục.
Đối với những bệnh trĩ ở giai đoạn nặng – trĩ cấp độ 4, do kích thước búi trĩ quá lớn nên việc điều trị nội khoa bằng thuốc hầu như mất tác dụng. Bởi vậy có thể bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt trĩ để xử lý nhanh búi trĩ tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Các phương pháp cắt trĩ thường gặp như: phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo; Cắt trĩ PPH; cắt trĩ bằng sóng cao tần HCTP… (xem thêm: Nên cắt trĩ bằng phương pháp nào tốt nhất?)
Sau hậu phẫu người bệnh cần chú ý ăn những thức ăn nhuận tràng để không gây đau đớn khi đi đại tiện. Lưu ý, bệnh trĩ gây ra do việc giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch hậu môn, nên phẫu thuật xong vẫn có thể bị tái phát. Do đó, người bệnh cần duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ, tránh cay nóng, uống nhiều nước, thường xuyên tập thể dục, và có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ làm tăng sức bền thành mạch hậu môn.
Phụ nữ đang có thai và sau sinh cũng thường phải đối mặt với bệnh trĩ.
Trong suốt quá trình mang thai áp lực trong ổ bụng áp lực lên các đám rối tĩnh mạch trĩ tăng, đồng thời, ở những tháng cuối của thai kỳ tử cung lớn chèn ép ruột khiến chuyển động trong ruột khó khăn, thai phụ thường bị táo bón. Hai nguyên nhân này khiến bà bầu bị trĩ trong quá trình mang thai.
Sau sinh, chế độ ăn uống kiêng khem, ít vận động, cũng với những ảnh hưởng từ quá trình sinh nở khiến các búi trĩ dễ sa ra ngoài. Ở giai đoạn này, để tránh ảnh hưởng tới em bé, người bệnh có thể tìm tới các biện pháp điều trị bằng thảo dược hoặc y học cổ truyền.
Gel bôi Cotripro giúp co trĩ và giảm đau rát nhanh chóng
CotriPro là sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên với dây chuyền sản xuất theo công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP. Cotripro thấm trực tiếp vào búi trĩ làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu, sưng viêm ở vùng hậu môn sau 3-5 ngày sử dụng. Trường hợp Trĩ sa, Trĩ lâu năm nên bôi đều đặn từ 1-2 tháng để búi Trĩ săn se và co dần lên.
Thành phần và cơ chế hoạt động của Cotripro
- Hoạt chất Quercetin trong Cúc Tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm.
- Tinh chất Nghệ tác động hiệp đồng với chất Piperin trong Lá Lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương.
- Hoạt chất Yomogin (Sesquiterpen) trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó săn se búi trĩ. Kết hợp với lá Sung làm tăng sức bền trong thành mạch, ngăn chặn việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức, từ đó ngăn bệnh trĩ tái phát.
- Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các dược chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả.
Ngoài ra, Cotripro hiện nay còn có dạng viên uống tiện dụng. Viên uống Cotripro bổ sung thêm thành phần Slippery Elm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Tumero Pine giúp tác động sâu vào bên trong, làm tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ , giảm táo bón, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ tái phát bệnh trĩ.
Bác sỹ cho e hỏi? bị trĩ nội không thấy bũi trí thò ra ngoài nhưng đi ngoài là mãu tươi chảy ra. vậy có dùng được kem bôi Cotripro ko? cách dùng như thế nào ah?
Chào bạn Vũ Thị Thơm!
Bệnh trĩ là sự giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch trĩ ở vùng trực tràng, hậu môn, gây ra các triệu chứng đau rát, chảy máu tươi. Theo như triệu chứng bạn chia sẻ bạn bị trĩ nội cấp độ 1. Bạn nên dùng sản phẩm Gel bôi Cotripro với các thành phần từ cúc tần, lá sung, ngải cứu ….giúp tăng sức bền thành mạch, chống nhiễm khuẩn. Cotripro Gel giúp chấm dứt triệu chứng chảy máu ở vùng hậu môn sau 5-7 ngày sử dụng.
Hiện sản phẩm đang được bán rộng rãi tại nhiều quầy thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo điểm bán gần nhà theo link sau: https://cotripro.vn/diem-ban/.
Để được tư vấn thêm, bạn có thể gọi lên tổng đài miễn cước 18006293 trong giờ hành chính nhé.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!