Bệnh trĩ có mấy cấp độ | Biểu hiện của từng cấp độ như nào?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Bệnh trĩ có mấy cấp độ? Các giai đoạn của bệnh trĩ? Trĩ là một căn bệnh phổ biến, có ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sức khỏe người bệnh. Do đó, việc tìm hiểu về các cấp độ của bệnh trĩ, dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa/điều trị chưa bao giờ là dư thừa. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một vài thông tin quan trọng, giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

I. Đôi nét về bệnh trĩ

Trước khi tìm hiểu các cấp độ của bệnh trĩ và cách điều trị, chúng ta cần nắm rõ được khái niệm trĩ là gì. Trên thực tế, trĩ (Hemorrhoids) là tình trạng giãn ra của các tĩnh mạch ở trực tràng dưới và hậu môn. Dựa vào đặc điểm giải phẫu, bệnh trĩ được chia thành 2 loại, đó là: Trĩ nộitrĩ ngoại.

Bệnh trĩ có mấy cấp độ
Tìm hiểu về bệnh trĩ

Cụ thể, trĩ nội (Internal Hemorrhoids) là tình trạng búi trĩ xuất hiện từ phía trên đường lược, được bao phủ bởi niêm mạc và các lớp biểu mô chuyển tiếp (Transitional Epithelium). Trĩ ngoại (External Hemorrhoids) là tình trạng búi trĩ xuất hiện phía dưới đường lược, được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm dưới vùng da xung quanh hậu môn.

1.1 Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ

Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh trĩ hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, trĩ thường được phát hiện ở những bệnh nhân có các biểu hiện như: căng tĩnh mạch xung quanh hậu môn, gia tăng áp lực trực tràng hoặc cản trở tĩnh máu tĩnh mạch trở về. Từ đó, máu tĩnh mạch dần đọng lại, tĩnh mạch giãn ra rồi tạo thành búi trĩ.

Trong sinh hoạt thường ngày, búi trĩ có thể phát triển do các thói quen như: rặn khi đi vệ sinh; ăn uống nhiều dầu mỡ, cay nóng; ngồi lâu trên bồn cầu; quan hệ qua đường hậu môn; ăn ít chất xơ; ít vận động; ngồi nhiều; mang/vác nặng,…

Ngoài ra, trĩ thường xảy ra ở các đối tượng đang béo phì, thừa cân hoặc có khối u vùng tiểu (ví dụ: u tử cung, u đại trực tràng,…).

1.2 Dấu hiệu của bệnh trĩ

Người mắc bệnh trĩ thường có những dấu hiệu tương đối rõ ràng như:

II. Các cấp độ của bệnh trĩ

2.1 Các cấp độ của bệnh trĩ nội

các cấp độ của bệnh trĩ nội
4 cấp độ của bệnh trĩ nội tương ứng với các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ nội
  • Trĩ nội độ 1: Trĩ nội cấp độ 1, búi trĩ mới được hình thành nên chưa thể lòi ra ngoài hậu môn. Do đó, trong giai đoạn này, người bệnh gần như không bị đau rát mà chỉ cảm thấy ngứa ngáy nhẹ ở hậu môn, một số ít trường hợp đại tiện kèm máu.
  • Trĩ nội độ 2: Lúc này, mức độ chảy máu do trĩ dần trở nên trầm trọng hơn. Kích thước búi trĩ trong cấp độ này đã phát triển, có thể lòi ra ngoài hậu môn nhưng vẫn có thể tự co vào trong. Khi nội soi, ta sẽ thấy niêm mạc hậu môn dày hơn, búi trĩ chuyển dần sang màu đỏ tím và bắt đầu tiết dịch.
  • Trĩ nội độ 3: Vì kích thước búi trĩ đã tăng đáng kể, nên chỉ cần vận động nhẹ, búi trĩ đã có thể lòi ra ngoài và không có khả năng tự co lại vị trí cũ. Do đó, người bị trĩ nội độ 3 sẽ thấy đau rát, ngứa ngáy và khó chịu hơn các cấp độ trước rất nhiều. 
  • Trĩ nội độ 4: Trĩ nội độ 4 là cấp độ nặng nhất của trĩ nội, búi trĩ bị sưng phồng, lòi hẳn ra ngoài khiến cản trở đường lưu thông máu. Thế nên, trong giai đoạn này, người bệnh sẽ không còn hiện tượng chảy máu nhưng thay vào đó là dịch nhầy tiết ra nhiều, gây viêm loét, ẩm ướt và thậm chí là hoại tử búi trĩ.

>>>||Xem thêm: Bệnh trĩ giai đoạn đầu: Dấu hiệu và 8 cách chữa hiệu quả

2.2 Các cấp độ của bệnh trĩ ngoại

Tương tự các cấp độ của bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại cũng được chia thành 4 cấp độ, đó là:

trĩ có mấy cấp độ
Các cấp độ của bệnh trĩ ngoại
  • Trĩ ngoại độ 1: Trong giai đoạn trĩ ngoại độ 1, người bệnh chỉ cảm thấy hơi cộm, ngứa rát ở hậu môn do búi trĩ mới hình thành, chưa có triệu chứng rõ rệt.
  • Trĩ ngoại độ 2: Lúc này, búi trĩ bắt đầu lòi ra khỏi hậu môn. Do đó, khi đi đại tiện, người bệnh thường xuyên cảm thấy khó chịu, đau đớn. Đặc biệt, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, trình trạng viêm nhiễm hậu môn rất dễ xảy ra.
  • Trĩ ngoại độ 3: Đây là thời kỳ xuất hiện máu khi đi đại tiện vì búi trĩ bị tắc nghẹt. Cũng vì thế mà người bị trĩ ngoại độ 3 sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, trường hợp nặng còn bị nứt kẽ hậu môn và thiếu máu.
  • Trĩ ngoại độ 4: Khi bước vào giai đoạn này, quá trình đi đứng, vệ sinh của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp bị nhiễm trùng nặng, gây đau đớn và ảnh hưởng đến mọi hoạt động của người bệnh.

III. Biến chứng của bệnh trĩ

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân và cách nhận biết các cấp độ của bệnh trĩ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về biến chứng mà bệnh trĩ có thể mang lại.

Cụ thể, khi ở thời kỳ hoặc các cấp độ cuối của bệnh trĩ, người bệnh có thể bị thiếu máu do mất máu mãn tính. Lúc này, cơ thể người bệnh sẽ không đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện quá trình trao đổi Oxy cho tế bào.

các cấp độ của bệnh trĩ
Bệnh trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

Nếu búi trĩ nội bị sa, người bệnh sẽ có cảm giác lộm cộm dưới hậu môn do có cục máu đông hình thành. Mặt khác, khi búi trĩ ngoại gây tắc mạch máu thì vùng rìa của hậu môn sẽ có những khối phồng nhỏ màu xanh, kèm theo cảm giác đau rát khi sờ.

Đặc biệt, khi bị trĩ, người bệnh cũng có thể gặp các biến chứng như trĩ sa nghẹt, bội nhiễm vi khuẩn, vỡ búi trĩ, viêm da quanh hậu môn, viêm khe hoặc viêm nhú khi da giữa các búi trĩ bị loét, gây nóng rát, ngứa ngáy.

||Xem chi tiết: Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào? Độ tuổi nào dễ mắc trĩ

IV. 6 cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả nhất

Mặc dù là một căn bệnh phổ biến, ít nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Thế nhưng, bệnh trĩ lại gây cho người bệnh không ít đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, tốt hơn hết chúng ta nên có áp những các biện pháp phòng ngừa trĩ như:

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ (ví dụ, hoa quả, rau, củ, các loại hạt, yến mạch,…)
  • Uống nhiều nước (từ 1.5 – 3 lít nước/ngày).
  • Không rặn mạnh khi đi vệ sinh vì khi bạn càng cố gắng rặn, các tĩnh mạch ở trực tràng dưới sẽ phải chịu nhiều áp lực lớn khiến búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
  • Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, bởi nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi vệ sinh, niêm mạc trực tràng sẽ hấp thu nước trong phân, khiến phân trở nên khô, cứng và khó khăn trong việc đi vệ sinh hơn.
  • Tập thể dục/duy trì vận động mỗi ngày để ngăn ngừa táo bón, giảm áp lực lên tĩnh mạch.
  • Tránh ngồi quá lâu, đặc biệt là ngồi trên bồn cầu.

V. 2 cách điều trị bệnh trĩ an toàn, phổ biến

Có 2 cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả, phổ biến nhất hiện nay, đó là:

5.1 Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa được áp dụng cho trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2. Theo đó, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn nhiều chất xơ, ít cay nhằm điều trị tình trạng trĩ xuất huyết. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích, tránh hoạt động quá mạnh, ngồi quá nhiều, đứng quá lâu. 

Ngoài ra, người bệnh nên rèn luyện thói quen uống nhiều nước và tránh rặn khi đi vệ sinh nhằm hạn chế sự sa trĩ. Ngay khi phát hiện các triệu chứng của trĩ, người bệnh có thể sử dụng một số loại sản phẩm hỗ trợ săn se búi trĩ, tăng sức bền thành mạch và làm dịu mát da khi bị đau, tiêu biểu nhất phải kể đến viên uống CotriProCotriPro Gel.

Bệnh trĩ có mấy cấp độ
Viên uống CotriPro và CotriPro Gel là 2 sản phẩm được nhiều người tin dùng khi bị trĩ

5.2 Điều trị ngoại khoa

Khi điều trị ngoại khoa, tùy vào các cấp độ của bệnh trĩ mà người bệnh có thể điều trị bằng cách:

  • Thắt dây chun: Đây là phương pháp an toàn, tiết kiệm nhất cho trĩ nội độ 2 và 3 (không dùng cho trĩ ngoại). Tuy nhiên, trước khi trĩ rụng (từ ngày 6 – 10), người bệnh có thể bị chảy máu nhẹ tại vùng hậu môn. Nếu quá đau, bí tiểu hoặc sốt, người bệnh có thể tái khám lại để chẩn đoán và loại trừ hội chứng nhiễm trùng của đáy chậu.
  • Tiêm xơ búi trĩ: Bác sĩ sẽ bơm từ 1 – 2ml chất làm xơ, bao gồm: phenol 5%, quinine, urea hydrochloride, polidocanol hay natri tetradecyl sulfate vào dưới lớp niêm mạc của búi trĩ. Phương pháp này chỉ được áp dụng cho những bệnh nhân trong cấp độ 1 và 2, nhất là người bị suy giảm miễn dịch hoặc chứng máu đông. 
  • Quang đông hồng ngoại (HCPT): Là phương pháp áp dụng cho trĩ độ 1 và 2, sử dụng trực tiếp ánh sáng hồng ngoại vào các mô trĩ để triệt tiêu chúng. 
  • Đốt laser: Phương pháp này được chỉ định cho trĩ độ 2, sử dụng tia laser để cắt trĩ mà không cần dùng đến dao điện, dao mổ hay các thiết bị tác động trực tiếp khác.
Bệnh trĩ có mấy cấp độ
Thủ thuật quang đông hồng ngoại (HCPT) điều trị trĩ độ 1 và 2

Lưu ý: Các biện pháp can thiệp bằng thủ thuật cần được thực hiện tại những cơ sở y tế uy tín và cần được thực hiện bằng các bác sĩ chuyên khoa.

Đối với các trường hợp trĩ ngoại hoặc trĩ nội cấp độ 3 và 4, người bệnh có thể được chỉ định bằng biện pháp can thiệp phẫu. Chẳng hạn như:

  • Longo: Đây là phương pháp phẫu thuật trĩ thịnh hành nhất hiện nay, được tiến hành bởi nguyên lý gián đoạn các mạch máu trĩ trên và giữa, sau đó khâu niêm mạc hậu môn, đưa các búi trĩ về đúng vị trí và làm teo mô trĩ.
  • THD (Transanal Hemorrhoidal Dearterilization): Phương pháp khâu triệt mạch cung cấp máu cho hậu môn, từ đó làm giảm sự phình của búi trĩ.
  • Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể được chỉ định cắt trĩ bằng các phương pháp kinh điển như: Milligan Morgan, Ferguson, White Head,…

5.3 3 lưu ý quan trọng khi điều trị trĩ

  • Bệnh trĩ nên được khám sớm và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng.
  • Nếu để càng lâu hoặc không được điều trị dứt điểm, bệnh trĩ có thể tái phát nhiều lần kèm theo những biến chứng như: chảy máu, bí tiểu, nhiễm trùng,…
  • Người bệnh không nên ngại/tự ti vì trĩ là bệnh ở vùng kín mà tự điều trị ở nhà, bởi nếu không phải người có chuyên môn hoặc kinh nghiệm lâu năm, khả năng xảy ra rủi ro là rất cao, khiến bệnh tình ngày một khó kiểm soát.

Tóm lại, trĩ là một căn bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái đến chất lượng cuộc sống nên cần được điều trị sớm. Tùy vào nguyên nhân và các cấp độ của bệnh trĩ mà bạn có thể lựa chọn cách điều trị trĩ phù hợp.

Nếu bạn đang bị trĩ nội/trĩ ngoại với các biểu hiện như: sa búi trĩ, chảy máu, táo bón, nứt hoặc đau rát hậu môn và có nhu cầu mua các sản phẩm hỗ trợ điều trị trĩ an toàn, lành tính, vui lòng truy cập website cotripro.vn hoặc liên hệ đến 1800 6293 để được tư vấn, đặt mua CotriPro Gel hoặc viên uống CotriPro.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 24/02/2024

Bệnh trĩ có mấy cấp độ | Biểu hiện của từng cấp độ như nào?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Quỳnh Như

Chuyên khoa: Dược lâm sàng

Bệnh trĩ có mấy cấp độ? Các giai đoạn của bệnh trĩ? Trĩ là một căn bệnh phổ biến, có ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sức khỏe người bệnh. Do đó, việc tìm hiểu về các cấp độ của bệnh trĩ, dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa/điều trị chưa bao giờ là dư thừa. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một vài thông tin quan trọng, giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

I. Đôi nét về bệnh trĩ

Trước khi tìm hiểu các cấp độ của bệnh trĩ và cách điều trị, chúng ta cần nắm rõ được khái niệm trĩ là gì. Trên thực tế, trĩ (Hemorrhoids) là tình trạng giãn ra của các tĩnh mạch ở trực tràng dưới và hậu môn. Dựa vào đặc điểm giải phẫu, bệnh trĩ được chia thành 2 loại, đó là: Trĩ nộitrĩ ngoại.

Bệnh trĩ có mấy cấp độ
Tìm hiểu về bệnh trĩ

Cụ thể, trĩ nội (Internal Hemorrhoids) là tình trạng búi trĩ xuất hiện từ phía trên đường lược, được bao phủ bởi niêm mạc và các lớp biểu mô chuyển tiếp (Transitional Epithelium). Trĩ ngoại (External Hemorrhoids) là tình trạng búi trĩ xuất hiện phía dưới đường lược, được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm dưới vùng da xung quanh hậu môn.

1.1 Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ

Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh trĩ hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, trĩ thường được phát hiện ở những bệnh nhân có các biểu hiện như: căng tĩnh mạch xung quanh hậu môn, gia tăng áp lực trực tràng hoặc cản trở tĩnh máu tĩnh mạch trở về. Từ đó, máu tĩnh mạch dần đọng lại, tĩnh mạch giãn ra rồi tạo thành búi trĩ.

Trong sinh hoạt thường ngày, búi trĩ có thể phát triển do các thói quen như: rặn khi đi vệ sinh; ăn uống nhiều dầu mỡ, cay nóng; ngồi lâu trên bồn cầu; quan hệ qua đường hậu môn; ăn ít chất xơ; ít vận động; ngồi nhiều; mang/vác nặng,…

Ngoài ra, trĩ thường xảy ra ở các đối tượng đang béo phì, thừa cân hoặc có khối u vùng tiểu (ví dụ: u tử cung, u đại trực tràng,…).

1.2 Dấu hiệu của bệnh trĩ

Người mắc bệnh trĩ thường có những dấu hiệu tương đối rõ ràng như:

II. Các cấp độ của bệnh trĩ

2.1 Các cấp độ của bệnh trĩ nội

các cấp độ của bệnh trĩ nội
4 cấp độ của bệnh trĩ nội tương ứng với các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ nội
  • Trĩ nội độ 1: Trĩ nội cấp độ 1, búi trĩ mới được hình thành nên chưa thể lòi ra ngoài hậu môn. Do đó, trong giai đoạn này, người bệnh gần như không bị đau rát mà chỉ cảm thấy ngứa ngáy nhẹ ở hậu môn, một số ít trường hợp đại tiện kèm máu.
  • Trĩ nội độ 2: Lúc này, mức độ chảy máu do trĩ dần trở nên trầm trọng hơn. Kích thước búi trĩ trong cấp độ này đã phát triển, có thể lòi ra ngoài hậu môn nhưng vẫn có thể tự co vào trong. Khi nội soi, ta sẽ thấy niêm mạc hậu môn dày hơn, búi trĩ chuyển dần sang màu đỏ tím và bắt đầu tiết dịch.
  • Trĩ nội độ 3: Vì kích thước búi trĩ đã tăng đáng kể, nên chỉ cần vận động nhẹ, búi trĩ đã có thể lòi ra ngoài và không có khả năng tự co lại vị trí cũ. Do đó, người bị trĩ nội độ 3 sẽ thấy đau rát, ngứa ngáy và khó chịu hơn các cấp độ trước rất nhiều. 
  • Trĩ nội độ 4: Trĩ nội độ 4 là cấp độ nặng nhất của trĩ nội, búi trĩ bị sưng phồng, lòi hẳn ra ngoài khiến cản trở đường lưu thông máu. Thế nên, trong giai đoạn này, người bệnh sẽ không còn hiện tượng chảy máu nhưng thay vào đó là dịch nhầy tiết ra nhiều, gây viêm loét, ẩm ướt và thậm chí là hoại tử búi trĩ.

>>>||Xem thêm: Bệnh trĩ giai đoạn đầu: Dấu hiệu và 8 cách chữa hiệu quả

2.2 Các cấp độ của bệnh trĩ ngoại

Tương tự các cấp độ của bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại cũng được chia thành 4 cấp độ, đó là:

trĩ có mấy cấp độ
Các cấp độ của bệnh trĩ ngoại
  • Trĩ ngoại độ 1: Trong giai đoạn trĩ ngoại độ 1, người bệnh chỉ cảm thấy hơi cộm, ngứa rát ở hậu môn do búi trĩ mới hình thành, chưa có triệu chứng rõ rệt.
  • Trĩ ngoại độ 2: Lúc này, búi trĩ bắt đầu lòi ra khỏi hậu môn. Do đó, khi đi đại tiện, người bệnh thường xuyên cảm thấy khó chịu, đau đớn. Đặc biệt, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, trình trạng viêm nhiễm hậu môn rất dễ xảy ra.
  • Trĩ ngoại độ 3: Đây là thời kỳ xuất hiện máu khi đi đại tiện vì búi trĩ bị tắc nghẹt. Cũng vì thế mà người bị trĩ ngoại độ 3 sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, trường hợp nặng còn bị nứt kẽ hậu môn và thiếu máu.
  • Trĩ ngoại độ 4: Khi bước vào giai đoạn này, quá trình đi đứng, vệ sinh của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp bị nhiễm trùng nặng, gây đau đớn và ảnh hưởng đến mọi hoạt động của người bệnh.

III. Biến chứng của bệnh trĩ

Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân và cách nhận biết các cấp độ của bệnh trĩ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về biến chứng mà bệnh trĩ có thể mang lại.

Cụ thể, khi ở thời kỳ hoặc các cấp độ cuối của bệnh trĩ, người bệnh có thể bị thiếu máu do mất máu mãn tính. Lúc này, cơ thể người bệnh sẽ không đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện quá trình trao đổi Oxy cho tế bào.

các cấp độ của bệnh trĩ
Bệnh trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

Nếu búi trĩ nội bị sa, người bệnh sẽ có cảm giác lộm cộm dưới hậu môn do có cục máu đông hình thành. Mặt khác, khi búi trĩ ngoại gây tắc mạch máu thì vùng rìa của hậu môn sẽ có những khối phồng nhỏ màu xanh, kèm theo cảm giác đau rát khi sờ.

Đặc biệt, khi bị trĩ, người bệnh cũng có thể gặp các biến chứng như trĩ sa nghẹt, bội nhiễm vi khuẩn, vỡ búi trĩ, viêm da quanh hậu môn, viêm khe hoặc viêm nhú khi da giữa các búi trĩ bị loét, gây nóng rát, ngứa ngáy.

||Xem chi tiết: Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào? Độ tuổi nào dễ mắc trĩ

IV. 6 cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả nhất

Mặc dù là một căn bệnh phổ biến, ít nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Thế nhưng, bệnh trĩ lại gây cho người bệnh không ít đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, tốt hơn hết chúng ta nên có áp những các biện pháp phòng ngừa trĩ như:

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ (ví dụ, hoa quả, rau, củ, các loại hạt, yến mạch,…)
  • Uống nhiều nước (từ 1.5 – 3 lít nước/ngày).
  • Không rặn mạnh khi đi vệ sinh vì khi bạn càng cố gắng rặn, các tĩnh mạch ở trực tràng dưới sẽ phải chịu nhiều áp lực lớn khiến búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
  • Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, bởi nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi vệ sinh, niêm mạc trực tràng sẽ hấp thu nước trong phân, khiến phân trở nên khô, cứng và khó khăn trong việc đi vệ sinh hơn.
  • Tập thể dục/duy trì vận động mỗi ngày để ngăn ngừa táo bón, giảm áp lực lên tĩnh mạch.
  • Tránh ngồi quá lâu, đặc biệt là ngồi trên bồn cầu.

V. 2 cách điều trị bệnh trĩ an toàn, phổ biến

Có 2 cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả, phổ biến nhất hiện nay, đó là:

5.1 Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa được áp dụng cho trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2. Theo đó, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn nhiều chất xơ, ít cay nhằm điều trị tình trạng trĩ xuất huyết. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích, tránh hoạt động quá mạnh, ngồi quá nhiều, đứng quá lâu. 

Ngoài ra, người bệnh nên rèn luyện thói quen uống nhiều nước và tránh rặn khi đi vệ sinh nhằm hạn chế sự sa trĩ. Ngay khi phát hiện các triệu chứng của trĩ, người bệnh có thể sử dụng một số loại sản phẩm hỗ trợ săn se búi trĩ, tăng sức bền thành mạch và làm dịu mát da khi bị đau, tiêu biểu nhất phải kể đến viên uống CotriProCotriPro Gel.

Bệnh trĩ có mấy cấp độ
Viên uống CotriPro và CotriPro Gel là 2 sản phẩm được nhiều người tin dùng khi bị trĩ

5.2 Điều trị ngoại khoa

Khi điều trị ngoại khoa, tùy vào các cấp độ của bệnh trĩ mà người bệnh có thể điều trị bằng cách:

  • Thắt dây chun: Đây là phương pháp an toàn, tiết kiệm nhất cho trĩ nội độ 2 và 3 (không dùng cho trĩ ngoại). Tuy nhiên, trước khi trĩ rụng (từ ngày 6 – 10), người bệnh có thể bị chảy máu nhẹ tại vùng hậu môn. Nếu quá đau, bí tiểu hoặc sốt, người bệnh có thể tái khám lại để chẩn đoán và loại trừ hội chứng nhiễm trùng của đáy chậu.
  • Tiêm xơ búi trĩ: Bác sĩ sẽ bơm từ 1 – 2ml chất làm xơ, bao gồm: phenol 5%, quinine, urea hydrochloride, polidocanol hay natri tetradecyl sulfate vào dưới lớp niêm mạc của búi trĩ. Phương pháp này chỉ được áp dụng cho những bệnh nhân trong cấp độ 1 và 2, nhất là người bị suy giảm miễn dịch hoặc chứng máu đông. 
  • Quang đông hồng ngoại (HCPT): Là phương pháp áp dụng cho trĩ độ 1 và 2, sử dụng trực tiếp ánh sáng hồng ngoại vào các mô trĩ để triệt tiêu chúng. 
  • Đốt laser: Phương pháp này được chỉ định cho trĩ độ 2, sử dụng tia laser để cắt trĩ mà không cần dùng đến dao điện, dao mổ hay các thiết bị tác động trực tiếp khác.
Bệnh trĩ có mấy cấp độ
Thủ thuật quang đông hồng ngoại (HCPT) điều trị trĩ độ 1 và 2

Lưu ý: Các biện pháp can thiệp bằng thủ thuật cần được thực hiện tại những cơ sở y tế uy tín và cần được thực hiện bằng các bác sĩ chuyên khoa.

Đối với các trường hợp trĩ ngoại hoặc trĩ nội cấp độ 3 và 4, người bệnh có thể được chỉ định bằng biện pháp can thiệp phẫu. Chẳng hạn như:

  • Longo: Đây là phương pháp phẫu thuật trĩ thịnh hành nhất hiện nay, được tiến hành bởi nguyên lý gián đoạn các mạch máu trĩ trên và giữa, sau đó khâu niêm mạc hậu môn, đưa các búi trĩ về đúng vị trí và làm teo mô trĩ.
  • THD (Transanal Hemorrhoidal Dearterilization): Phương pháp khâu triệt mạch cung cấp máu cho hậu môn, từ đó làm giảm sự phình của búi trĩ.
  • Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể được chỉ định cắt trĩ bằng các phương pháp kinh điển như: Milligan Morgan, Ferguson, White Head,…

5.3 3 lưu ý quan trọng khi điều trị trĩ

  • Bệnh trĩ nên được khám sớm và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng.
  • Nếu để càng lâu hoặc không được điều trị dứt điểm, bệnh trĩ có thể tái phát nhiều lần kèm theo những biến chứng như: chảy máu, bí tiểu, nhiễm trùng,…
  • Người bệnh không nên ngại/tự ti vì trĩ là bệnh ở vùng kín mà tự điều trị ở nhà, bởi nếu không phải người có chuyên môn hoặc kinh nghiệm lâu năm, khả năng xảy ra rủi ro là rất cao, khiến bệnh tình ngày một khó kiểm soát.

Tóm lại, trĩ là một căn bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái đến chất lượng cuộc sống nên cần được điều trị sớm. Tùy vào nguyên nhân và các cấp độ của bệnh trĩ mà bạn có thể lựa chọn cách điều trị trĩ phù hợp.

Nếu bạn đang bị trĩ nội/trĩ ngoại với các biểu hiện như: sa búi trĩ, chảy máu, táo bón, nứt hoặc đau rát hậu môn và có nhu cầu mua các sản phẩm hỗ trợ điều trị trĩ an toàn, lành tính, vui lòng truy cập website cotripro.vn hoặc liên hệ đến 1800 6293 để được tư vấn, đặt mua CotriPro Gel hoặc viên uống CotriPro.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 24/02/2024

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
Loading...